Thành viên:TUIBAJAVE/Trung tâm nghiên cứu lịch sử quan hệ cộng đồng Wikipedia/Chu kỳ quyền lực trên Wikipedia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tương quan ảnh hưởng giữa các thành viên sẽ thay đổi theo thời gian

Chu kỳ quyền lực trên Wikipedia là một khái niệm chính trị dành cho dự án Wikipedia, được tạo ra ngày 18 tháng 12 năm 2022 bởi Khả Vân nhằm cung cấp một lăng kính đánh giá đối với lịch sử phát triển quan hệ cộng đồng, và nhằm phân tích các thời kỳ chuyên quyền của các bảo quản viên.

Chu kỳ quyền lực của một bảo quản viên mang nhiều đặc điểm nổi bật của riêng bảo quản viên đó, được xem là yếu tố vượt trội khi so với nhiều bảo quản viên tại nhiệm nhưng mờ nhạt. Chu kỳ quyền lực của một bảo quản viên như một dấu ấn sâu sắc cho lịch sử phát triển Wikipedia dù tốt hay xấu. Thông thường bao gồm cả hai, đóng góp lẫn hủy hoại. Sau khi quyền lực sụp đổ, chu kỳ chấm dứt, quyền lực chuyển sang một bảo quản viên khác và cộng đồng chứng kiến sự khởi đầu của một chu kỳ quyền lực mới.

Bối cảnh hình thành khái niệm[sửa | sửa mã nguồn]

Vai trò Bảo quản viên là một vai trò trách nhiệm, người nắm công cụ này được cộng đồng tin tưởng, ủy thác công cụ để thực hiện công việc bảo vệ và góp phần phát triển dự án Wikipedia. Bảo quản viên bình đẳng với mọi thành viên, không thể hiện bất kỳ cấp bậc cao thấp nào cả. Bảo quản viên chỉ có vai trò, chức năng chứ không có địa vị, không có ý niệm đẳng cấp, không có bất kỳ hình thức giai tầng. Bảo quản viên được cung cấp quyền lực sử dụng công cụ với khả năng cho phép họ chống phá hoại, giữ gìn trật tự chứ không phải loại quyền lực thao túng.[1][2]

Tuy vậy, lịch sử Wikipedia trong nhiều năm qua chứng kiến rất nhiều bảo quản viên chuyên quyền, độc tài.[3][4][5] Đã ảnh hưởng nặng nề lên quan hệ cộng đồng và chi phối sự phát triển dự án theo cách có hại.[6] Do đó, sự chuyên quyền của họ cần được lên tiếng từ phía các thành viên khác.[7][8][9]

Dự án Wikipedia là môi trường học thuật, một nơi xây dựng và cung cấp tri thức, không phải là nơi phù hợp cho các hoạt động chính trị, không phải là nơi phù hợp thể hiện hay thử nghiệm dân chủ.[10] Nhưng sự chuyên quyền bạo ngược sẽ trực tiếp tác động lên tâm lý thành viên, khiến họ rời bỏ hay phản bội Wikipedia, dần dần làm suy thoái nguồn nhân lực phát triển.[11][12] Do đó cũng cần nghiên cứu đầy đủ để ngăn chặn việc chuyên quyền hóa.[12][13]

Chu kỳ quyền lực[sửa | sửa mã nguồn]

Phân khúc thời gian[sửa | sửa mã nguồn]

Chu kỳ quyền lực của một bảo quản viên thể hiện từ khi lên chấp chính vai trò bảo quản viên, gia tăng hoạt động và ảnh hưởng trên Wikipedia. Quyền lực đạt đến đỉnh cao, sau đó dần suy thoái. Các biểu hiện suy thoái rõ nét là cách mà bảo quản viên đó ứng xử với các thành viên, khiến họ bất bình, gia tăng bất mãn sâu rộng. Wikipedia rơi vào thời kỳ suy thoái với các cuộc nổi dậy và cuối cùng là bất tín nhiệm dẫn đến sụp đổ quyền lực bảo quản viên đó.

Cường độ hoạt động lớn[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc điểm thường thấy là cường độ hoạt động rất lớn và sự hiện diện thường xuyên của một bảo quản viên. Trong thời kỳ Tuanminh01 chứng kiến bảo quản viên này hoạt động gần như 24/24. Mức độ bao phủ và cường độ hoạt động của bảo quản viên là đặc điểm đầu tiên cho thấy sức mạnh và ảnh hưởng của bảo quản viên đó. Thông qua biểu hiện này, các bảo quản viên này nổi bật hơn các bảo quản viên khác khi thể hiện hầu hết vai trò cấm, khóa.[14][15]

Tương tác cộng đồng cao[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc điểm thường thấy thứ hai là vấn đề giao tiếp với cộng đồng, cách nói chuyện thông qua ngôn ngữ, thái độ, cử chỉ và cả hành động. Bảo quản viên xử lý tốt vấn đề giao tiếp sẽ thúc đẩy sự phát triển dự án, làm hài hòa quan hệ cộng đồng một cách tốt đẹp. Nhưng nếu dụng ngôn từ lỗ mãn, trịch thượng sẽ có nhiều tác hại. Cựu BQV Tuanminh01 nổi tiếng nhất là khi thành viên hỏi thì thường im lặng, không trả lời. BQV TuanUt thì ăn nói không cẩn trọng, bất lịch sự làm mất lòng không ít thành viên. BQV Nguyentrongphu thì ăn nói sỗ sàng, mạnh bạo với thành viên cũ lẫn mới. Cựu BQV Alphama thì may mắn thay mang đủ các đặc điểm này. Cựu BQV Thusinhviet và cựu BQV Hugopako thì mất chức vì vấn đề giao tiếp. Chính vấn đề giao tiếp đã ấn định rõ nét thành công trong sự nghiệp một bảo quản viên, nhưng Wikipedia đã trải qua nhiều thời kỳ bất bình dành cho các bảo quản viên cũng xoay quanh điều này. Ứng xử có vấn đề là một đặc điểm nghiêm trọng của các bảo quản viên bạo ngược khi quyền lực thể hiện thông qua giao tiếp.

Ảnh hưởng dự án mạnh[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc điểm thứ ba xác nhận yếu tố quyền lực bảo quản viên là ảnh hưởng của họ trong công tác bảo trì như cấm và xóa. Đồng thời thể hiện ảnh hưởng của họ trong các vấn đề nghị sự, như các cuộc thi, phong trào, hoạt động thay đổi quy định dự án. Nhiều bảo quản viên đã thể hiện quyền lực theo cách tiêu cực thông qua cấm nặng tay thành viên, IP, dải IP; xóa trang và khóa trang tùy tiện, chuyển hướng trang tùy tiện. Tất cả đều không thông qua hoặc phớt lờ cộng đồng.

Nhận định[sửa | sửa mã nguồn]

Các đặc điểm này xác nhận chính thức và rõ ràng một chu kỳ quyền lực của một bảo quản viên, từ lúc quyền lực nổi lên đến ngày sụp đổ. Bao gồm những đóng góp tốt đẹp lẫn nguy hoại, tất cả đều ở mức nổi bật hơn bất kỳ bảo quản viên nào khác. Cuối cùng khi bất tín nhiệm xảy ra, quyền lực chấm dứt và tầm ảnh hưởng chấm dứt theo. Cộng đồng dần chuyển sang ảnh hưởng của một bảo quản viên khác đang nổi lên.

Các vấn đề chấm dứt của chu kỳ quyền lực[sửa | sửa mã nguồn]

Khoảng trống[sửa | sửa mã nguồn]

Ý niệm về "khoảng trống" đầu tiên liên quan Tuanminh01, trong một thời gian dài cả cộng đồng đã đặt ra câu hỏi, nếu Tuanminh01 không còn tại nhiệm thì vai trò hoạt động gần như tuyệt đối với Wikipedia trong hầu hết hoạt động bảo trì sẽ do ai gánh vác. Nỗi sợ hãi về khoảng trống không ai lấp đầy đã góp phần kéo dài chu kỳ quyền lực của Tuanminh01 bất chấp đã bị nhiều thành viên xem là thối nát. Do đó, việc chuyển giao quyền lực giữa các chu kỳ buộc phải xem xét yếu tố thay thế phù hợp.[14]

Trái ngược với Tuanminh01, BQV Alphama thường xuyên vắng mặt hoạt động bởi các chuỗi wikibreak dài hạn,[16] do đó không tạo áp lực sợ hãi lên nhu cầu thay thế của cộng đồng, vì vậy quyết định bất tín nhiệm dễ dàng hơn.

Lộ trình thay thế[sửa | sửa mã nguồn]

Một bảo quản viên sẽ không dễ dàng từ nhiệm khi đã không còn được cộng đồng ủng hộ. Việc chấm dứt quyền lực đó không bao giờ là dễ dàng. Do đó, cộng đồng tiến hành thu thập và tích lũy dần bằng chứng để tiến tới truất quyền qua biểu quyết bất tín nhiệm. Điều này cần thời gian và sự chuẩn bị. Việc này được thực hiện không chỉ thành viên thường mà cả bảo trì viên. Hoạt động này là chính đáng và hợp lý.

Các bảo quản viên thất sủng trong tầm nhắm loại bỏ vẫn còn thời gian để sửa chữa lỗi lầm, sai phạm. Điều này sẽ giúp nếu bất tín nhiệm xảy ra, sự nóng bỏng của sự kiện sẽ ít nhiệt hơn, nhiều thành viên sẽ có động thái ủng hộ việc tiếp tục nắm quyền hơn. Tuy vậy, cộng đồng cũng chứng kiến hai nỗi thất vọng. Một là, Tuanminh01, sau 3 lần bất tín nhiệm vẫn không chịu sửa chữa lỗi lầm là giải ngân, khắc phục hậu quả liên quan bài viết kém chất lượng liên quan mình,[17]...Hai là, Alphama đã được nhắc khéo nên làm hòa, thay vì gây gổ với từng thành viên từng người một.[18] Đáng tiếc rằng cả hai trường hợp đã không có cái kết hậu.

Mối đe dọa và cảnh cáo về bất tín nhiệm như tín hiệu được lặp đi lặp lại rất nhiều lần nhưng một số BQV như Alphama vẫn phớt lờ, cho thấy lộ trình an bày không thể tránh khỏi.

Sự kiện chuyển giao[sửa | sửa mã nguồn]

Bất tín nhiệm như một phiên tòa luận tội tổng thống.

Sự kiện bất tín nhiệm là cột mốc chấm dứt quyền lực của một bảo quản viên, chấm dứt chu kỳ quyền lực của bảo quản viên đó. Tất cả là hậu quả của việc tích lũy xung đột, bất bình đến đỉnh điểm. Bất tín nhiệm thông qua biểu quyết cộng đồng là sự bùng phát cuối cùng. Đây là sự kiện cay đắng cho một người khi cả cộng đồng đã không còn cần nữa.

Trường hợp TuanUt đã có một lời xin lỗi công khai về sai phạm, do đó đã không bị bất tín nhiệm.[19] Trong khi 2 bảo quản viên trước đó và 2 bảo quản viên sau đó không bao giờ biết nói lời: "xin lỗi". Việc phát ngôn ra hai từ tuy giản đơn nhưng lại có vẻ nặng nề với nhiều bảo quản viên. Chỉ hai từ thôi hoàn toàn có thể thay đổi kết cục cho họ, nhưng không phải ai trong số bảo quản viên thất sủng sẵn sàng bắt lấy.

Nỗ lực thay đổi[sửa | sửa mã nguồn]

Vấn đề chấm dứt quyền lực một bảo quản viên cần sự thực hiện của nhiều thành viên, hoặc ít nhất một thành viên, nhưng điểm chính yếu là tại trang bất tín nhiệm các bằng chứng cần trình bày thuyết phục. Sự hợp lý sẽ lôi kéo số đông ra quyết định, và quyết định của số đông sẽ dẫn đến hợp pháp loại bỏ quyền lực bảo quản viên.[12]

Tháng 7 năm 2021, Kill-Vearn phát động chiến tranh nhằm loại bỏ quyền lực Alphama thông qua Học thuyết Chiến tranh áp lực, với 24 tài khoản chiến đấu bị loại bỏ, một tháng tấn công và với công suất tính bằng nội dung tương được 2,5 triệu Bit tranh luận đã không thành công. Điều này chứng minh, chiến tranh áp lực bằng hoạt động phá hoại không chỉ không hợp pháp mà còn không đủ sức lật đổ. Do đó, đường lối pháp lý là con đường chính đáng và hiệu quả duy nhất để có thể thay thế quyền lực bảo quản viên.

Ở chiều ngược lại, bảo quản viên thất sủng cũng thực thi nỗ lực chống chế theo cách riêng mình. Cuối năm 2018, tại trang bất tín nhiệm của mình, cựu BQV Thusinhviet hứa hẹn sẽ không làm mọi người thất vọng nếu quyền lực được giữ.[20] Đây là cách phản ứng "nước tới chân mới nhảy". Cựu BQV Alphama thì cực đoan hơn nhiều, năm 2022 cùng lúc gây gổ 4 thành viên trong 10 ngày qua chiến lược dàn trải, vài tháng sau chuyển sang chiến lược tập trung, chỉ nhắm vào một thành viên bảo trì, tất cả nhằm vào động cơ lật ngược tình thế của chính mình.

Các vấn đề khác[sửa | sửa mã nguồn]

Cân bằng[sửa | sửa mã nguồn]

Cân bằng quyền lực là trạng thái gồm hai hay nhiều hơn hai bảo quản viên trong các vấn đề quản lý và gây ảnh hưởng trên Wikipedia.[12] Tất nhiên, yếu tố cân bằng ở đây không đề cập sự cân bằng quyền lực hai cực đối lập, hay sự cân bằng quyền lực đa cực. Bởi vì quan hệ cộng đồng Wikipedia, bao gồm quan hệ bảo quản viên không nên tồn tại và duy trì yếu tố đối đầu như thế, càng không nên thù địch. Nhưng yếu tố cân bằng thể hiện trạng thái giám sát lẫn nhau, đây là điều tốt cho dự án.[21]

Chu kỳ quyền lực đã thể hiện thời kỳ riêng đầy cá tính và tầm ảnh hưởng vượt trội của một bảo quản viên duy nhất trên Wikipedia, do đó gần như làm lưu mờ khái niệm cân bằng quyền lực. Các bảo quản viên khác là mờ nhạt. Chu kỳ quyền lực không phải là trạng thái tốt, vì nó dễ nuôi dưỡng sự phát triển của chuyên quyền bạo ngược. Môi trường quản lý cộng đồng cần duy trì sự cân bằng giữa các bảo quản viên.[21] Cân bằng giữa các bảo quản viên cũng có phần hữu ích, vì tập trung vai trò vào một người thường quá sức cho họ, dẫn đến mất cân bằng cuộc sống đời thực.

Phản ứng[sửa | sửa mã nguồn]

Phản ứng của các bảo quản viên thất sủng trước việc bất bình và quyền lực bị đe dọa khá đa dạng. BQV Hugopako người đầu tiên bị bất tín nhiệm trong lịch sử vào cuối năm 2018 phản ứng vô cùng yếu ớt[22] rồi buông xuôi.[23] BQV Tuanminh01 chống chế tối đa tại trang bất tín nhiệm khi sự kiện xảy ra nhưng trong suốt thời gian trước khi bất tín nhiệm xảy ra gần như không có bất kỳ động thái chấn chỉnh sai phạm cá nhân hay có tính phòng ngự mối đe dọa bất tín nhiệm. Đây là hai trường hợp vô tư lự khi BQV Hugopako đã có 1 lần bất tín nhiệm bất thành trước đó,[22] Tuanminh01 thì có 3 lần. Trong trường hợp BQV Alphama có lẽ là trường hợp bất tín nhiệm xảy ra phản ứng kịch liệt trước thời gian bất tín nhiệm nhưng buông xuôi gần như hoàn toàn khi bất tín nhiệm diễn ra, trái ngược lại với Tuanminh01. Còn BQV Thusinhviet và BQV TuanUt thì bị mang ra bất tín nhiệm bất ngờ đến mức ngơ ngác, ngỡ ngàng và bật ngửa.

Tình cảm cộng đồng và chủ nghĩa thiên vị[sửa | sửa mã nguồn]

Phản ứng của cộng đồng dành cho các bảo quản viên cũng rất đa dạng. Trong trường hợp Hugopako, chỉ có vẻn vẹn 1 phiếu của rối chống truất quyền, còn lại cả cộng đồng đồng thuận không ai bênh vực.[23] Một quyền lực sụp đổ không ai lưu luyến. Điều này làm nổi bật lên một yếu tố của quyền lực có thể khiến chu kỳ quyền lực giữ vững, đó là Tình cảm. Hugopako không bao giờ giao du với ai, không ai bênh cả. Trong trường hợp Thusinhviet có cả sự ủng hộ lẫn bất bình. Trường hợp TuanUt thì nhiều thành viên tiếc công, nhiều bảo trì viên can thiệp mạnh nên chức bảo quản viên không bị mất.[24] Cho thấy yếu tố được lòng các thành viên và các bảo trì viên nếu còn nhiều sẽ có tác dụng gây ảnh hưởng. Tuanminh01 có lẽ là trường hợp nhiều thành viên tiếc công nhất, đóng góp đó là quá lớn, lớn đến nỗi góp phần trụ đỡ 3 lần bị bất tín nhiệm. Như thế các bảo quản viên phải giao thiệp nhiều để có được nhiều tình cảm, tất nhiên sự ủng hộ cũng đặt trên cơ sở có nhiều công trạng, công trạng cùng sự thiên vị sẽ khiến nhiều thành viên ủng hộ bảo quản viên và họ bóp méo kết quả bất tín nhiệm.

Alphama thể hiện vai trò phản ứng tích cực hơn. Hoạt động giao thiệp nhiều, có thời kỳ tiến hành "ngoại giao quà cáp", tặng đồ ăn thức uống, huy chương, ngôi sao cho các thành viên khác, làm quen với người mới, tâm sự với người cũ, nhưng sau đó thì wikibreak thường xuyên dẫn đến một phần sự đứt quãng tình cảm. Do đó một bờ đê bảo vệ tự nhiên cho bản thân mất đi.

Định vị chu kỳ quyền lực[sửa | sửa mã nguồn]

Quyền lực được định vị chung từ khi một bảo quản viên lên nắm quyền cho đến khi mất quyền. Chu kỳ quyền lực không bao hàm toàn thời gian đó. Nó chỉ là một phần trong đó. Cách tính là trong thời gian nắm quyền bảo quản viên, thời gian tập trung nhiều sửa đổi nhất, ít nhất 5.000 sửa đổi/năm. Và phải kéo dài liên tục trong vài năm mà không đứt quãng. Đây là mức cao hoạt động cho thấy sự hiện diện của quyền lực, nghĩa là nó có khả năng gây ảnh hưởng lên đời sống cộng đồng.

Một chu kỳ quyền lực cũng có sự chồng lấn lên cùng một quyền lực khác, vì chu kỳ quyền lực tuyệt đối không tồn tại. Chẳng có thời kỳ nào mà chỉ có duy nhất một bảo quản viên, và cũng chả có bảo quản viên nào lại thích ôm đồm hết mọi việc. Nên giá trị chu kỳ quyền lực chỉ có tính tương đối. Và giá trị đó chủ yếu khi so sánh với phần còn lại của Wikipedia, ngoại trừ một vài bảo quản viên.

Để có thể dễ phân chia, các khung thời gian dự án suốt 20 năm qua được chia thành các thời kỳ. Mỗi thời kỳ kéo dài nhiều năm, gồm Khởi (2005 - 2009), Tiến (2010 - nay), và Hưng.

Danh sách chu kỳ quyền lực[sửa | sửa mã nguồn]

Trước 2018[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Khả Vân phân chia:

Từ 2018 đến nay[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Khả Vân phân chia:

  • Từ [khoảng 2017] đến 2018 là Chu kỳ quyền lực hậu tiến: Chu kỳ quyền lực Thusinhviet-Hugopako, cả hai chấm dứt vào cuối năm 2018, không kịp ăn Tết Tây.
  • Từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 12 năm 2022 là Chu kỳ quyền lực Tuanminh01-Alphama, hay còn gọi là Chu kỳ quyền lực Liên minh đảo Bali.[26]
  • Từ tháng 12 năm 2022 đến nay là Chu kỳ quyền lực của Nguyentrongphu.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Thế kỷ thống trị của Tây Ban Nha chấm dứt, thế kỷ Hà Lan nổi lên, thế kỷ Hà Lan chấm dứt thế kỷ của Pháp nổi lên, thế kỷ của Pháp chấm dứt thế kỷ của Anh nổi lên, thế kỷ của Anh chấm dứt thế kỷ của Mỹ nổi lên.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Wikipedia:Bảo quản viên không phải là, truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ Wikipedia:Bảo quản viên, truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ Đề cập đầu tiên: Thảo luận:Chiến tranh Việt Nam/Lưu 6, Cân tiểu ly, 09:57, ngày 10 tháng 7 năm 2007 (UTC)
  4. ^ Đề cập: Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên/Lưu 2009 1, NapoleonDung05, 14:27, ngày 17 tháng 2 năm 2009 (UTC)
  5. ^ Thảo luận Thành viên:Thangbithit, Prof MK, 16:17, ngày 22 tháng 11 năm 2009 (UTC)
  6. ^ Thành viên:Khả Vân Đại Hãn/Trung tâm nghiên cứu xung đột/Alphama sụp đổ
  7. ^ Đề cập đầu tiên: Thảo luận:Chiến tranh Việt Nam/Lưu 6, Mekong Bluesman: "đây là một vi phạm quy luật quan trọng cho một người quản lý, xin đưa ra các thí dụ để cộng đồng có thể cảnh cáo (hay bãi bỏ) quản lý đó.", 15:01, ngày 10 tháng 7 năm 2007 (UTC)
  8. ^ Thành viên:Nguyentrongphu/lưu trữ/Biện pháp trị rối lâu năm và có thể hack Wikipedia?, trích Nguyentrongphu: "BQV bên họ độc tài độc đoán hơn bên ta gấp 10 lần", 02:27, ngày 18 tháng 9 năm 2022 (UTC)
  9. ^ Đường dẫn bất bình: Thành viên:Đạt Ngọc Lý: "...không được giải thích một cách thỏa đáng chỉ dựa trên nghi ngờ cá nhân của các tuần tra viên và các bảo quản viên độc tài và tàn độc!", truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2022.
  10. ^ Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên, BQV Violetbonmua: "...tuy Wikipedia là nơi không bị kiểm duyệt và có thể có những nội dung gây khó chịu, nhưng Wikipedia cũng không phải là nơi thử nghiệm về về dân chủ và tính tự do..."; 02:31, ngày 19 tháng 7 năm 2020 (UTC)
  11. ^ Thảo luận Bản mẫu:Chất lượng kém, Tmct, 12:50, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)
  12. ^ a b c d Thành viên:Nguyentrongphu/lưu trữ/BQV trên Wikipedia có khả năng dắt mũi dư luận (tăng hai), trích P.T.Đ: "Cách để phát triển cộng đồng bền vững là phải thu hút nhiều người tham gia, khi đó sẽ pha loãng được sự độc tài, quyền lực bị phân tán, muốn làm gì cũng phải ngó trước ngó sau chứ không là ăn hành" 21:12, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC)
  13. ^ Thành viên:Nguyentrongphu/lưu trữ/BQV trên Wikipedia có khả năng dắt mũi dư luận (tăng hai), trích Nguyentrongphu: "Đó có lẽ là vụ nghiêm trọng nhất trong tất cả các phiên bản Wikipedia, thậm chí đã thao túng thành công và thay đổi kết quả cuộc bầu cử steward. Hắn biến Wikipedia thành nơi tuyên truyền chính trị. Tên đó là nhà độc tài chính hiệu. Hắn cấm bất cứ ai chống lại hắn mà không cần lý do suốt nhiều năm trời. Hắn có nhóm BQV và checkuser chống lưng (đa số đã bị cắt quyền)." 20:58, ngày 4 tháng 9 năm 2021 (UTC)
  14. ^ a b Thảo luận Thành viên:Plantaest, BQV Plantaest phát ngôn, 03:38, ngày 6 tháng 12 năm 2022 (UTC), Liên kết thường trực
  15. ^ Thảo luận Thành viên:Nguyenmy2302/Lưu 3, Nacdanh phát ngôn, 04:37, ngày 11 tháng 9 năm 2021 (UTC), Liên kết thường trực
  16. ^ Thảo luận Thành viên:DHN, BQV Nguyentrongphu phát ngôn, 08:41, ngày 10 tháng 11 năm 2022 (UTC), Liên kết thường trực
  17. ^ Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm nhiều vị trí/Tuanminh01, truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2022.
  18. ^ Thành viên:Khả Vân Đại Hãn/Trung tâm nghiên cứu xung đột/Tứ đại chiến dịch của Mặt Nạ đại vương, Kết quả
  19. ^ Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên/TuanUt, 02:14, ngày 21 tháng 7 năm 2020 (UTC)
  20. ^ Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên, Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên Thusinhviet, truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2022.
  21. ^ a b Thành viên:Nguyentrongphu/lưu trữ/BQV trên Wikipedia có khả năng dắt mũi dư luận (tăng hai), trích Nguyentrongphu: "...chính phủ Mỹ có 3 nhánh quyền lực để chống việc độc tài (Quốc hội, Tòa án tối cao và tổng thống)." 02:49, ngày 5 tháng 9 năm 2021 (UTC)
  22. ^ a b Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên, Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên Hugopako, truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2022.
  23. ^ a b Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên, Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên Hugopako lần thứ hai, truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2022.
  24. ^ Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên, Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên TuanUt, truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2022.
  25. ^ Apple trong 2006-2008
  26. ^ Thảo luận Thành viên:Ngọc Anh/Lưu 1, Nguyentrongphu: " ...Tuanminh là độc tài nắm quyền tuyệt đối. Thời đại độc tài đã chấm dứt..."; 06:26, ngày 12 tháng 3 năm 2022 (UTC)

Tài liệu nghiên cứu cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]

  • Khả Vân (2022), chuyên luận (đã lưu), Chu kỳ quyền lực trên Wikipedia, Tp.HCM, tập 20 trang.
Đây là một Bài viết Lớp-A