Thảo luận:Hồ Chí Minh/2008

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi 118.71.128.84 trong đề tài "Thần tượng hóa"

Danh nhân văn hóa?[sửa mã nguồn]

An ninh thế giới số 177 có bài viết nói rằng do bị bon phản động người việt hải ngoại chống đối, UNESCO đã không đứng ra tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh, tôn vinh HCM là anh hùng dân tôc, danh nhân văn hóa thế giới. Đại sứ quán Viêt nam đã tự tổ chức kỷ niệm thành công... Đề nghị tìm đọc số báo trên để đồng thuận rồi đưa vào bài. Trên mạng cũng đang nói về số báo này [1].88.115.97.252 03:51, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

...và đọc thêm các thảo luận cũ tại UNESCO và 100 năm ngày sinh HCM, Tài liệu của UNESCO về Hồ Chí MinhCần xem xét lại việc danh nhân văn hóa của UNESCO. Mekong Bluesman 13:52, ngày 3 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
...rồi xem tin tổng hợp mới nhất của RFA nhân ngày 19-5-2008. Avia (thảo luận) 08:24, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Cám ơn Avia đã tìm ra trang web trên. Đó cũng là kết luận của tôi (hãy đọc lại các thảo luận tôi viết bên trên): họ (UESCO) đồng ý với đề nghị nhưng lại yêu cấu người chủ tịch cuộc họp không nên làm dễ như vậy trong tương lai (cái tài liệu của UNESCO trong dạng PDF đó dài lắm, phải đọc đến cuối mới thấy), khi họ đồng ý thì họ chỉ đồng ý với "đề nghị các quốc gia thành viên làm" nhưng không bắt buộc phải làm, và cuối cùng thì chính họ cũng không làm. Như tôi đã viết nhiều lần về đề tài này ... như vậy là hiểu sao cũng được -- một phương pháp ngoại giao để họ (UNESCO) làm hài lòng cả Việt Nam và các người khác. Mekong Bluesman (thảo luận) 15:29, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Augusta đã xóa thảo luận này của Ngocvpbl vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 03:34, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời
Mekong Bluesman đã xóa thảo luận này của EA vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 00:37, ngày 22 tháng 11 năm 2007 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Tôi xem trong bài Danh nhân văn hóa thì không thấy nói đến ông Hồ ("Việt Nam có 2 người được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới; đó là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du"). Không hiểu tại sao trong bài này lại nói ông Hồ là danh nhân văn hóa thế giới rồi lại dẫn đến bài viết không có tên ông Hồ, như vậy là mâu thuẫn và thiếu dẫn chứng. Hieu239 (thảo luận) 06:55, ngày 25 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nội dung trong bài đã chú thích từ nguồn uy tín (UNESCO) nghĩa là đã có dẫn chứng nguồn. Bài kia có hay không, nội dung thế nào không liên quan đến bài này. Tmct (thảo luận) 13:45, ngày 25 tháng 2 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cần xem lại mục đích bài viết này![sửa mã nguồn]

Augusta đã xóa thảo luận này của Sorrow 13th vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 03:21, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời
Augusta đã xóa thảo luận này của 84.16.233.47 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 03:21, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời
Nếu bạn thấy bài viết có vấn đề, xin hãy chỉ ra cụ thể. Như chỗ nào bình luận bôi nhọ, chỗ nào chưa có cơ sở cụ thể, tài liệu nào là "phản động" không đáng tin cậy... Như vậy mọi người sẽ cùng hoàn chỉnh, bài viết sẽ tốt hơn.--Sparrow 15:33, ngày 14 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi hoàn toàn đồng ý với Sparrow. Thành viên Sorrow 13th đã viết ra những ý kiến chủ quan của mình nhưng không nói là những điểm nào, phần nào của bài là "bôi nhọ", tài liệu nào là "phản động" và vì các lý do nào để khóa bài này.
Tất cả mọi người đều có quyền có ý kiến nhưng, như ngay tại đầu của trang thảo luận này nói, đừng dùng trang này làm một diễn đàn cho niềm tin chính trị của mình.
Mekong Bluesman

Tôi thử viết một câu giống hệt giọng điệu khuyến cáo "chân lý phẳng" của Mekong Bluesman, để phản bác ý kiến của Bluesman với chứng cớ không cải vào đâu được. Tôi nói về xây dựng Wiki không nói về con người ấy , được gọi là HCM . Một lẩn nửa khuyến cáo Wiki không thể chỉ dựa vào tài liệu chính thức do CSVN công bố mà có được sự thật! Tôi đã chán Wiki tiếng Việt bởi nhiều tài liệu khoa học không được chú ý giúp dịch mà chỉ là nơi tuyên truyền các nhân vật Cộng Sản đã bị hư cấu tên tuổi lẫn thành tích ! Wiki nên là nguồn "dân sử" thu thập các thông tin như You tube và để người dùng Wiki chọn lựa phán xét. Tiểu sử người chưa xác định tên họ vợ con này có vẻ được chú ý 24 giờ mỗi ngày. Vừa viết ra là xoá ! Các trường Đại học ra khuyến cáo không dùng sử liệu của Wiki đấy ! 203.162.3.153 (thảo luận) 23:51, ngày 2 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Người dùng IP 203.162.3.153 viết "Tôi thử viết một câu [...] để phản bác ý kiến của Bluesman"; ý kiến nào của tôi "để phản bác"? Tôi chỉ viết là tại đấu trang này nói đừng dùng trang này làm một diễn đàn và nó được viết đậm rất to, đâu phải chỉ là ý kiến của tôi! Mekong Bluesman (thảo luận) 14:22, ngày 4 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Viethavvh đã xóa thảo luận này của Dung005 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 07:52, ngày 4 tháng 12 năm 2008 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời
Viethavvh đã xóa thảo luận này của 203.162.3.153 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 07:52, ngày 4 tháng 12 năm 2008 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời
Thảo luận này của 203.162.3.153 đã bị xoá bỏ vì người xoá nó, Et3rnal Drag^o^n cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xoá bỏ đã được diễn ra vào lúc 07:11, ngày 4 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nếu bạn muốn xem lại xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.
203.162.3.153 đã xóa thảo luận này của 203.162.3.153 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 14:06, ngày 2 tháng 12 năm 2008 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời
Thaisk đã xóa thảo luận này của EA vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 23:33, ngày 21 tháng 11 năm 2007 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Phát biểu này của EA nhằm cải thiện cụ thể phần nào trong bài? Nếu có, xin bạn chỉ cụ thể để chúng ta cùng thực hiện. Thân mến Thaisk (thảo luận, đóng góp) 23:33, ngày 21 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đặt nền móng công cuộc đấu tranh giành độc lập?[sửa mã nguồn]

Hồ Chí Minh là một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, dẫn đến việc thống nhất nước Việt Nam.

Tôi không hiểu nhận định rất quan trọng trên. Mong các bạn giải thích giúp.

Theo suy nghĩ của tôi, phong trào đấu tranh giành độc lập do rất nhiều người góp sức qua nhiều thế hệ khác nhau, Hồ Chí Minh chỉ là một nhân vật trong thời kỳ cuối mà thôi. Nếu bảo HCM đặt nền móng thì tôi không thấy rõ nghĩa lắm. Xin cảm ơn

linhbach 23:20, ngày 21 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thế nên mới có chữ "một trong", ít nhất là của chính thời kì cuối đó - thời kì quan trọng nhất vì nó thành công. Tmct 13:43, ngày 22 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đoạn giới thiệu bây giờ có hai ý lặp lại về đấu tranh giành độc lập, nhờ diễn đạt lại. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 07:17, ngày 30 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

tôi đồng ý nhiều thế hệ trước HỒ CHÍ MINH đã có rất nhiều chí sỹ yêu nước đã đấu tranh vì độc lập dân tộc . Nhưng đến HỒ CHÍ MINH mới tìm ra con đường chủ nghĩa xã hội tập hợp lãnh đạo mọi tầng lớp của việt NAM để dành được độc lập dân tộcTamgiacvang (thảo luận) 14:52, ngày 27 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Quá nhiều đề mục[sửa mã nguồn]

Hiện giờ bài đang được chia thành rất nhiều mục, bài dài trong khi mỗi mục nhiều khi chỉ có vài ba dòng. Nếu không ai phản đối thì tôi sẽ phân chia lại thành ít mục hơn để bài đọc liền mạch và trông cân xứng hơn. Tmct (thảo luận) 11:52, ngày 28 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mekong Bluesman đã xóa thảo luận này của 207.233.85.202 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 05:38, ngày 9 tháng 5 năm 2008 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời
Nếu bạn 207.233.85.202 không đồng ý với phần nào, nội dung nào hay bạn muốn bổ sung thông tin gì, mời bạn cho ý kiến cụ thể. Trang thảo luận của một bài viết không phải là chỗ để phát biểu cảm tưởng, hy vọng bạn thông cảm với những quy định của Wikipedia. Để thuận tiện hơn trong việc trao đổi về cách tham gia, mời bạn đăng kí tài khoản tại đây. Nếu có gì chưa hiểu, bạn hãy hỏi tôi tại trang thảo luận của tôi. Thân mến. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 19:22, ngày 29 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

sao không del hoàn toàn mà gạch là sao, vậy xin phép đọc 1 ít "Không hiểu tại sao cái mạng wiki này cứ mang tiểu sử của Hồ Chủ Tịch ra đây để bôi bác..."

Sao bác nói vậy nhỉ, tôi thấy nội dung wiki viết về Bác Hồ đọc cứ y như một bài về Bác trên các website đảng hay báo đảng và tôi không phát hiện một chỗ nhỏ nào nói 1 lời không hay vể Bác, rõ ràng wiki không hề thiếu niềm kính trọng tôn phục Bác, toàn những điều thăng hoa ca ngợi cả ...

Dzuynlong (thảo luận) 01:53, ngày 9 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đã xóa nó. Và tôi cũng đề nghị Dzuynlong chú ý vào cách làm tăng chất lượng của bài hơn là thảo luận không liên quan đến bài. Mekong Bluesman (thảo luận) 05:38, ngày 9 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chỉnh phần Hình ảnh công cộng[sửa mã nguồn]

Tôi thấy tên "hình ảnh công cộng" không đủ bao quát. Bắt chước bài en:George Washington, tôi sửa thành "di sản" và sắp xếp lại thông tin bên trong. Ngoài ra có thêm và sửa một chút. Mời mọi người xem lại. Tmct (thảo luận) 21:17, ngày 29 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

tôi có cảm giác bác hay lấy Washington ra để sánh bì với bác Hồ của chúng ta. Tôi thấy bác không cần phải nêu, viện là "bắt chước" bài Washington làm gì, mỗi bài có cái riêng độc của nó chứ và đời Washington cũng làm sao giống đời bác Hồ oanh liệt của ta được. ta cần phải sáng tạo hơn là "copy" bác ạ. Thế mới làm cho trang Bác Hồ này long trọng và độc đáo chứ, và đừng có mang danh nhân Mỹ ra mà sanh bì nữa kẻo những người Mỹ gốc Việt sẽ chê ta là hơn thua nhỏ nhặt. Vài lời thật lòng đóng góp cùng bác Dzuynlong (thảo luận) 04:22, ngày 9 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

"Thần tượng hóa"[sửa mã nguồn]

Tôi có thắc mắc về phần "Thần tượng hóa". Tại sao nội dung "Chủ tịch Hồ Chí Minh được ca ngợi như một người toàn đức toàn tài mà ai cũng cần noi theo" nằm trong "thần tượng hóa".

Trong khi viết về Washington, câu "Washington manifested himself as the exemplar of republican virtue in America. More than any American he was extolled for his great personal integrity, and a deeply held sense of duty, honor and patriotism. He is seen more as a character model than war hero or founding father." (Washington thể hiện bản thân như là một tấm gương về đạo đức cộng hòa ở Mỹ. Hơn bất kì người Mỹ nào khác, ông được ca ngợi về tính ngay thẳng và một ý thức trách nhiệm sâu sắc, danh dự và lòng yêu nước. Ông được coi như là một hình mẫu về tính cách nhiều hơn là một anh hùng hay một người cha sáng lập quốc gia)

Lời ca ngợi này còn cao hơn nhiều, nhưng nó không được liệt vào dạng "thần tượng hóa", hoặc chí ít cũng không bị xếp vào một mục có tên tương tự.

Thêm nữa, xét cho trắng ra, trong mục "thần tượng hóa" có thông tin gì thực sự là "thần tượng hóa"? Tôi không hiểu. Đề nghị mọi người viết thêm cho mục này hoặc xem xét việc xóa bỏ nó trong khi chưa ai có thể viết nó một cách chất lượng.

Tmct (thảo luận) 21:17, ngày 29 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cái này thì mình rất nhất trí với tmct đấy. Thần tượng hóa nghĩa là cái gì không có mà nói cho ra có, chứ còn cái có rồi mà người ta viết lại hay kể lại thì đó là sự thật.
Mekong Bluesman đã xóa thảo luận này của Truong Son Tay vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 18:00, ngày 27 tháng 5 năm 2008 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời
Truong Son Tay (thảo luận) 17:38, ngày 10 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời
Truong Son Tay chú ý, chỉ bàn cụ thể phần nào trong bài cần xóa, sửa hay bổ sung. Wikipedia không phải là nơi thích hợp cho việc phát biểu cảm tưởng. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 21:37, ngày 10 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi đã che đoạn thảo luận không liên quan đến mục đề hay không làm tăng chất lượng bài. Mekong Bluesman (thảo luận) 18:00, ngày 27 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Anh Trường Sơn Tây không nên phát biểu cảm tưởng như vậy, làm như thế là anh viết theo kiểu diễn đàn, cái ấy thì trang mạng này không chấp nhận. Đành rằng Bác là cha già của dân tộc, bác đã hy sinh cả cuộc đời mình cho tổ quốc, và có nhiều tình cảm của Bác đối với quần chúng nó sâu đậm đến nỗi không ai có thể diễn tả nổi; nhưng mình viết để cho việt kiều ở nước ngoài họ đọc thì phải viết chính quy vào những sự kiện cụ thể và dễ hiểu, có như vậy thì người ta mới tin những điều mình viết. Cụ thể là việc bác Hồ thương yêu trẻ con, điều đó nó dễ hiểu là vì Bác không có vợ con nên Bác thích các em thiếu nhi. Có nhiều người cứ nói rằng Bác có vợ, và có cả con nữa; vậy ai nói như thế thì xin đưa ra những bằng chứng cụ thể để cho người ta tin.

Mekong Bluesman đã xóa thảo luận này của Thehe HCM vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 14:22, ngày 4 tháng 12 năm 2008 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Thehe HCM (thảo luận) 19:36, ngày 11 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Truong Son Tay đã dùng trang thảo luận này như một diễn đàn, Thehe HCM lại lạm dụng trang này như một lời khuyên cho Truong Son Tay nhưng thật sự lại viết dài về ý kiến của mình. Yêu cầu Thehe HCM chấm dứt sự lạm dụng này trước khi tôi đề nghị khóa tài khoản. Mekong Bluesman (thảo luận) 19:51, ngày 11 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hồ Chí Minh đã đưa chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam thành công,cái mà người ta gọi là ông ta linh hoạt,sáng tạo trong nội dung cương lĩnh của đảng CSVN là để cho việc thực hiện mưu đồ nhuộm đỏ Việt Nam của ông ta được dễ dàng hơn.Như trong cương lĩnh của ông ta là trong lực lượng cánh mạng có thể bao gồm cả địa chủ ,nhưng rốt cuôc thì sao? những người đại chủ có công với cách mạng đã bị giết hại trong cải cách ruộng đất 1954-1956 ở miền Bắc Việ Nam.

Sholokhov Tôi có y kiến nho nhỏ thế này về cái đoạn văn viết phía trên đoạn của tôi:

  • Ai viết vậy ? Không ghi tên họ làm sao mà biết tác giả. Đây là diễn đàn thảo luận công khai dân chủ, không cần phải giấu tên đâu.
  • Tác giả đoạn văn trên chịu khó xem lại các chỉ thị của Quốc tế cộng sản về cách mạng Việt nam trong giai đoạn 1925-45, và xem lại luận cương của Trần Phú, các chỉ thị của Đảng trong từng giai đoạn 1930-31, 1936-39 và 1939-45 rồi so sánh với Cương lĩnh đầu tiên của NAQuốc.
  • Rõ ràng là Nguyễn Ái Quốc không hề dập khuôn máy móc theo chỉ thị của QTCS-rất sáng tạo-và các chỉ thị sau này chỉ là nhìn nhận lại cương lĩnh NAQ sau một thời gian bác bỏ.
  • Đường lối cách mạng của NAQ đã tranh thủ được được đại bộ phận dân chúng Việt Nam-> quá tốt.
  • Thực tế việc "tấn công" địa chủ tương đối dè dặt và thực hiện từng bước, vì nể nang các địa chủ yêu nước.->tôn trọng lực lượng cách mạng địa chủ.
  • Cải cách 56-58 rõ đúng là sai lầm thảm hại. Nhưng tác giả thử nghĩ coi: khi làm thí nghiệm, dù có hướng dẫn cặn kẽ mà học sinh còn sai lên sai xuống, huống chi cải cách ruộng đất. Và Hồ chủ tịch đã xin lỗi dân chúng và chỉ đạo sửa sai rồi mà.
  • Đừng dùng chữ "ông ta". Bạn đang xúc phạm Danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh đó.
Giobao111 (thảo luận) 09:00, ngày 1 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thiển ý tôi cũng thấy cái tiểu đề "Thần Tượng Hóa" vô hình chung, dù muốn không, đã hàm chứa ẩn ý là "những cái nói quá sự thật", như bạn nào ở trên đã đem Washington ra phân bì, Washington có quyền gì mà được nói toàn tốt, để hợp lẽ công bằng thì Bác cũng phải được nói toàn tốt và đừng có những đầu đề "ỡm ờ" như "Thần Tượng Hóa", là hạ bệ Bác cách kín đáo. Bác là niềm tự hào duy nhất của VN ta và không nên, không được quyền nêu, nại ra 1 tì vít gì về Bác, vì con người thật của Bác quả là 1 tấm gương trong suốt, không tì vít. Dzuynlong (thảo luận) 02:14, ngày 9 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Mục "thần tượng hoá" đã bị sửa cho khác quá nhiều so với ý của Quycuocthat khi đặt ra mục này. Xiaoao (thảo luận) 06:44, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi không hiểu: việc trẻ em đến trường học "5 điều Bác Hồ dạy" thực ra là một mục tiêu tốt để phấn đấu, chứ đâu phải dạy các em coi Bác như thần tượng? Cũng như ông bà dạy con cháu hiếu thảo, thầy cô dạy học sinh lễ phép. Vì vậy, tôi đề nghị bỏ chi tiết này khỏi mục "thần tượng hóa". BS2010 (thảo luận) 14:33, ngày 1 tháng 2 năm 2009 (UTC)BS2010Trả lời

"5 điều Bác Hồ dạy" - là điều tốt cho trẻ em và ở Việt Nam có tác dụng tốt và có sức lan tỏa.118.71.128.84 (thảo luận) 14:42, ngày 16 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nội dung chưa có trong bài[sửa mã nguồn]

Cứ thấy tên Đào Công Khai trong những "đề tài nhậy cảm" này thì bài của DCK sẽ bị xóa, biết như thế nhưng tôi vẫn viết. Nếu họ không thích tôi viết thì hãy block IP đi luôn cho rồi, để làm chi? Họ còn để thì tôi còn viết...

Tôi muốn bổ xung vài sự kiện mà HCM đã làm nhưng không được nhắc tới trong đề tài này:

1) Hiệp Định Sơ Bộ mà Hồ Chí Minh ký với Thực Dân Pháp năm 1946, thừa nhận việc Pháp đóng quân ở miền Bắc.

2) Chính phủ Liên Hiệp do Hồ Chí Minh làm chủ tịch dưới sự bảo trợ của Pháp, nhà văn Nhất Linh (của VNQDĐ) làm bộ trưởng bộ ngoại giao (thành lập năm 1946)

3) Vụ Cải Cách Ruộng Đất do Hồ Chí Minh phát động, giết hại hàng trăm ngàn nông dân (chủ ruộng) ở Bắc Việt. Mời quý vị vào Youtube.com, search phim "CHÚNG TÔI MUỐN SỐNG" chia ra làm 3 tập chiếu trong đó; nó mô tả lại cảnh đấu tố người dân ở Bắc Việt trong giai đoạn HCM vừa lên cầm quyền đó.

Vinhtantran đã xóa thảo luận này của Đào Công Khai IP 72.130.82.88 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 09:08, ngày 1 tháng 3 năm 2008 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Đào Công Khai72.130.82.88 (thảo luận) 17:23, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi không biết ông Đào Công Khai có quen biết người Việt Nam nào "đổ lỗi cho ngoại bang" về cuộc cải cách ruộng đất. Bản thân tôi ở Việt Nam, các tài liệu về lịch sử cũng như những người Việt Nam đều thừa nhận giai đoạn đó là sai lầm. Chính cụ Hồ lúc sinh thời cũng đã xin lỗi trước toàn dân về chính sách đó. Lịch sử luôn có những khúc quanh, con người không ai không có sai lầm. Bác đã nhận ra và sửa chữa sai lầm, quốc dân Việt Nam đã đặt trọn niềm tin vào Bác, không có gì phải "đấm ngực oán trách" ở đây cả ông Đào Công Khai ạ. Cumeo (thảo luận) 03:39, ngày 31 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bác Cumeo lưu ý một chút là sai lầm trong cải cách ruộng đất không phải do Hồ Chí Minh, mà là Trường Chinh. Từ xưa đến nay, cách mạng Việt Nam có sai lầm gì đều là do không làm đúng theo tư tưởng của Cụ Hồ. Vì vậy, đề nghị các bác phát biểu cho chính xác Thierry Courtin (thảo luận) 05:11, ngày 20 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đoạn văn khó hiểu[sửa mã nguồn]

"Ngày 31 tháng 5 năm 1946, ông lên đường sang Pháp theo lời mời của chính phủ nước này; cùng ngày, phái đoàn chính phủ do Phạm Văn Đồng dẫn đầu cũng khởi hành. Trước khi đi, ông bàn giao quyền lãnh đạo đất nước cho Huỳnh Thúc Kháng[38] với lời dặn "Dĩ bất biến, ứng vạn biến"[39]. Tại Việt Nam, ông dự đoán thời gian ở Pháp là "...có khi một tháng, có khi hơn"[40] nhưng cuối cùng ông ở Pháp 4 tháng (Hội nghị Fontainebleau diễn ra từ 6 tháng 7 tới 10 tháng 9 năm 1946) mà không tránh khỏi thất bại chung cuộc.

Ngày 14 tháng 9 năm 1946, ông ký với đại diện chính phủ Pháp, bộ trưởng Thuộc địa Marius Moutet, bản Tạm ước (Modus vivendi), quy định đình chỉ chiến sự tại miền Nam, và thời gian tiếp tục đàm phán vào đầu năm 1947.

Thế nhưng những nhân nhượng đó cũng không tránh nổi chiến tranh. Sau khi nhận được liên tiếp 3 tối hậu thư của Pháp trong vòng chưa đầy một ngày, ông kí lệnh kháng chiến. Tối ngày 19 tháng 12 năm 1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến do ông chấp bút được phát trên đài phát thanh. 20h tối cùng ngày, kháng chiến bùng nổ."

Trong bài Quốc Gia Việt Nam thì trang mạng này nói rằng Hội Nghị Fontainebleau đó đã kết quả tốt đẹp và Bảo Đại được cử làm Quốc Trưởng và về nước thành lập Quốc Gia Việt Nam. Nhưng trong bài này thì trang mạng lại nói rằng hội nghị đó thất bại.

Ở trong nước tôi chưa từng nghe tới những sự kiện này, bây giờ sang đây thấy có nhiều sự kiện mâu thuẫn nhau quá, ai biết rõ sự thật lịch sử xin giải thích dùm. Vì sao mà phe Hồ Chí Minh và Phạm văn Đồng lại bỏ hội nghị về nước chống Pháp, còn phe Bảo Đại lại được làm lãnh tụ của Quốc Gia Việt Nam?

Du Học Sinh ở Mỹ207.233.76.38 (thảo luận) 01:05, ngày 17 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bài Quốc Gia Việt Nam không nói đến hội nghị Fontainebleau. Chắc bạn nhầm.
Bảo Đại làm lãnh tụ quốc gia là vào năm 48 (sau khi chiến tranh Đông Dương đã nổ ra được 2 năm), khi Pháp hết hy vọng dẹp Việt Minh một cách gọn nhẹ nên muốn tìm một giải pháp chính trị cho chiến tranh trong khi không muốn phải chấp nhận Việt Minh. Thời điểm này không có liên quan đến hội nghị Fontainebleau (diễn ra trước chiến tranh Đông Dương)
Hội nghị này thất bại đối với đoàn Việt Nam vì họ không đạt được thỏa thuận với Pháp về việc công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và để tránh chiến tranh. Không đạt được gì nên đoàn của Phạm Văn Đồng về, Hồ Chí Minh nán lại cố kí lấy bản Tạm ước để có hy vọng rằng mọi chuyện chưa hoàn toàn đổ vỡ.
Đoạn bạn chỉ ra đúng là khó hiểu vì không giải thích rõ Hội nghị đó để làm gì nên thất bại như thế nào. Tôi sẽ tìm tài liệu rồi chú thích thêm.
Tmct (thảo luận) 22:22, ngày 17 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bậy!!! Muốn đàm phán để được độc lập với thực dân à, mỡ đâu nhiều thế. Toàn bộ Hội nghị Fontainebleau chỉ để câu giờ cho trong nước có thời gian chuẩn bị kháng chiến thôi. Đề nghị chịu khó nghiên cứu lịch sử trước khi phát biểu Kenshin top (thảo luận) 12:04, ngày 25 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nội dung trên là tôi đọc từ Ho Chi Minh - A life của William Duiker, không ít phim tài liệu của VN cũng có ý tương tự. Nếu bạn nghiên cứu nhiều hơn thì xin mời dẫn nguồn cho thông tin "Việt Nam câu giờ". Đừng vội bảo người khác là "bậy". Tmct (thảo luận) 12:26, ngày 25 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Những thông tin khác từ wikipedia khác[sửa mã nguồn]

Tôi đọc được đoạn này từ wikipedia tiếng Đức: "Đầu thập niên 20 Bác Hồ có kết hôn cùng 1 nữ cộng sản người pháp Marie Briere. Năm 1926 kết hôn cùng bà đỡ đẻ Tăng Minh Tuyết ở Quảng Châu Trung Quốc. Cả 2 người vợ này của Bác đều được chính quyền cộng sản VN giữ bí mật vì 1 hình ảnh Người Cha dân tộc" (nguyên văn tiếng Đức: "Anfang der 1920er Jahre heiratete Ho die französische Sozialistin Marie Briere, 1926 im chinesischen Guangzhou die vietnamesische Hebamme Tang Minh Tuyet. Die beiden Ehen werden von den vietnamesischen Kommunisten allerdings geheim gehalten, da sie nur schlecht in das idealisierte Bild ihres "Vaters der Nation" passen.")

Theo dõi phần lịch sử của trang đó thì tôi thấy ý đó đã đc viết rất lâu rồi và không bị sửa đổi nhiều. Mong những người hiểu biết có thể xác nhận và kiểm chứng lai thông tin này. Và nếu điều đó là sự thật thì tôi tự hỏi không biết có nên cho lên wiki tiếng Việt không. Vì đã là bách khoa thì cần trung thực và chính xác chứ chúng ta không nên vì 1 hình ảnh và mục đích nào khác( thần thánh cũng phải biết yêu và có vợ chứ.Tôi không hiểu tại sao Cha Già dân tộc lại không được phép có vợ trong mắt mọi người?)

Pmt0107 13:12, ngày 14 tháng 2 năm 2008 02:27, ngày 9 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trước khi cho lên thì bạn cần đưa ra nguồn dẫn chứng đã chứ?Lecoeurl (thảo luận) 06:49, ngày 5 tháng 3 năm 2008 (UTC)lecoeurlTrả lời

À, hóa ra wiki tiếng Đức viết vậy sao? Tôi không tin, wiki nào thì cũng 1 lò wiki nhất quán, làm sao lại thò ra những tình tiết về cuộc đời Bác thế kia, tôi sẽ vào đó đề nghị họ nên dịch lại từ wiki Việt, Bác không thể có vợ được, làm sao mà có vợ được? Chính Bác còn khuyên thanh niên không nên bắt chước 2 thói xấu của Bác là 1)hút thuốc, 2)không vợ. Ta làm người Việt ta phải tin Bác chứ, sao lại tin những lời vu vơ của bọn tây toàn tính chuyện "rạch tì vào viên ngọc sáng ngời"Dzuynlong (thảo luận)

Mekong Bluesman đã xóa thảo luận này của Tamgiacvang vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 18:00, ngày 27 tháng 5 năm 2008 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Đề nghị sửa màu tiêu bản[sửa mã nguồn]

Bd có thảo luận tại Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên#Hồ Chí Minh đề nghị sửa màu các tiêu bản trong Hồ Chí Minh, tôi đưa sang trang này phù hợp hơn.

Phía dưới cùng, có mấy dải nền màu đỏ trông xấu quá, nên sửa lại chỉ cần để màu xẫm hơi khác nền một tý thì sẽ trông đẹp và trang nhã hơn--Bd (thảo luận) 03:21, ngày 30 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đã sửa, mời bạn xem lại. RBD (thảo luận) 08:39, ngày 30 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bổ sung phần di sản[sửa mã nguồn]

Bài này nhắc đến việc ông được ông thờ phượng, nhiều người đặt tên họ theo ông, v.v., nhưng lại không nhắc đến việc hình ảnh ông bị phỉ báng tại các cộng đồng người Việt ở nước ngoài, cụ thể là khi hàng chục ngàn người biểu tình phản đối việc hình ảnh ông được treo lên. NHD (thảo luận) 15:38, ngày 2 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chắc ở Mỹ? Vì ở Pháp không có chuyện đấy rồi, còn ở các chỗ khác thì tập trung kiểu gì cho được nổi vài chục nghìn người. RBD (thảo luận) 15:43, ngày 2 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đề nghị thêm:

Tuy nhiên, tại một số cộng đồng người Việt tại hải ngoại, đặc biệt là Hoa Kỳ, hình ảnh của ông bị phản đối mãnh liệt; năm 1999 khi một người cho thuê băng đĩa treo chân dung Hồ Chí Minh trước cửa tiệm mình tại Little Saigon, hàng chục nghìn người Mỹ gốc Việt và cựu chiến binh Hoa Kỳ tại Việt Nam đã tham gia biểu tình phản đối, gây ra nhiều tranh cãi về vấn đề tự do ngôn luận tại Hoa Kỳ [2][3] [4].

NHD (thảo luận) 15:47, ngày 2 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ừ cũng dễ hiểu. RBD (thảo luận) 16:02, ngày 2 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
DHN cứ đưa thẳng vào bài, việc này không có gì phải thảo luận cả đâu. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 16:04, ngày 2 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi cũng nghĩ là không cần viết vào trang thảo luận vì có các dẫn chứng có thể kiểm chứng được ... nhưng ... với một bài gây nhiều tranh cãi như bài này thì sự thảo luận trước khi viết của NHD là được tôi hoan nghênh. Mekong Bluesman (thảo luận) 18:09, ngày 2 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Suy luận và sai lệch[sửa mã nguồn]

bài viết đã nêu ra điều chưa chính xác, vì xét thấy vào tháng 12 năm 1967 Bác đã đọc bài thơ chúc Tết trên đài phát thanh, và đã có những lần họp với bộ chính trị để bàn chi tiết cho cuộc tổng tiến công năm 1968. vì vậy tôi cho rằng Bác đã biết kế hoạch tổng tiến công nổi dậy mùa xuân năm 68. và tôi cũng cho rằng bài viết đã thông tin sai lệch về việc Lê Duẩn đã cô lập Bác và đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các Đảng viên khác. bàn luận không ký tên vừa rồi là của 118.68.220.51 (thảo luận • đóng góp)

Điều mà bạn nhắc đến Bác có biết công tổng tiến công 1968 hay không nếu không chính xác thì là nguồn tham khảo đó chưa chính xác, và hiện nay không có tác phẩm nào phản bác lại nên không đưa được vào Wikipedia. Và đừng suy luận dù nó logic, Wikipedia không khuyến khích điều đó tại bài viết, và không khuyến khích biến Wikipedia thành diễn đàn. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 06:48, ngày 18 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

...được nhiều người...[sửa mã nguồn]

"Là nhà lãnh đạo được nhiều người ..."

"Là vị lãnh tụ được nhiều người ...."

"Là nhà cách mạng được nhiều người ..."

"Là vị chủ tịch được nhiều người ..."

Các bạn nghĩ từ nào dùng thì thích hợp nhất?

Tmp (thảo luận) 06:01, ngày 22 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ "nhà lãnh đạo" là trung lập nhất. NHD (thảo luận) 08:21, ngày 22 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi thấy 1 phần rất quan trọng khi nói về chủ tịch HCM bị thiếu nơi đây, đó là "những mẫu chuyện về Bác" rất nhiều và phong phú, thiết nghĩ ta nên chọn 4,5 mẫu chuyện tiêu biểu đưa vào. Ví dụ chuyện bác nhịn ăn cho bộ đội no lòng, chuyện bác gởi viên gạch ở bếp khách sạn để tối về lấy lên phòng ôm sưởi cả đêm. Giữa Paris giá lạnh không tiền ở phòng có lò sưởi bác đã phải gian khó ngần ấy, thật đáng là tấm gương cho chúng ta!Nên có, nên có mục như vầyDzuynlong (thảo luận) 01:40, ngày 9 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đừng dùng trang thảo luận này như một diễn đàn[sửa mã nguồn]

Tại phần đầu tiên của trang này có câu "Đây không phải là một diễn đàn để bàn luận chung chung ...", hãy đọc nó và đừng làm trang này thành một diễn đàn. Các thảo luận không liên quan đến sự tăng chất lượng của bài sẽ được xóa. Mekong Bluesman (thảo luận) 05:30, ngày 9 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Kịch và truyện ngắn[sửa mã nguồn]

Có lẽ nên nhắc tới những tác phẩm Bác đã viết khi ở Pháp: Con rồng tre (kịch, 1922), Pari, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Con người biết mùi hun khói, Vi hành, Đoàn kết giai cấp, Con rùa, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu [5]. Adia (thảo luận) 04:17, ngày 21 tháng 5 năm 2008 (UTC) Nếu không ai làm tôi sẽ đưa vào bài. Những tác phẩm này khá nổi tiếng, ít nhất hai truyện ngắn đã được đưa vào SGK. Adia (thảo luận) 16:41, ngày 21 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thể loại[sửa mã nguồn]

Nên xếp Hồ Chí Minh vào những thể loại nào nữa?: Nhà thơ Việt Nam, Nhà báo Việt Nam, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Thủ tướng Việt Nam, Chủ tịch nước Việt Nam, Nhà cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, Học sinh Quốc học Huế, Người Nghệ An... ? Adia (thảo luận) 04:17, ngày 21 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đề nghị thêm dòng "vẫn còn đang tranh cãi" về việc Hồ Chí Minh đã kết hôn[sửa mã nguồn]

Đề nghị thêm dòng "vẫn còn đang tranh cãi" về việc Hồ Chí Minh đã kết hôn. Vì điều này , thực sự cần chứng thực rất nhiều, vì đây là một trong các vấn đề hiện vẫn còn tranh cãi nóng bỏng về Hồ Chí Minh, tôn trọng sự trung lập của tài liệu này, tôi đề nghị thêm dòng "vẫn còn đang tranh cãi, chưa có tài liệu xác thực và được công nhận rộng rãi" vào đoạn về việc Hồ Chí Minh kết hôn với Lý Tuyết Minh, cám ơn Bảo Quản Viên. Butmaymuctim (thảo luận) 14:02, ngày 6 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đã ghi rõ "có tài liệu cho rằng". RBD (thảo luận) 14:12, ngày 6 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Xin cho biết tài liệu nghiên cứu nào về ông phủ nhận hay tranh cãi việc ông kết hôn với Tăng Tuyết Minh. Nếu vậy, họ giải thích sao về các bức thư mật thám Pháp nhận được? Các quyển tiểu sử tôi xem qua: Duiker, Quinn-Judge, và Brocheux đều khẳng định ông đã kết hôn với TTM. Việc này không phải "có tài liệu ghi rằng" mà là có thống nhất trong các nhà sử học (ít nhất là ngoài Việt Nam). NHD (thảo luận) 15:45, ngày 6 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Duiker có khẳng định không hay chỉ trích dẫn nguồn từ sách khác về việc có khả năng. RBD (thảo luận) 15:51, ngày 6 tháng 6 năm 2008 (UTC)?Trả lời
Duiker (143) khẳng định họ kết hôn. Ông chỉ dẫn nguồn khác về việc hai người có thể có con với nhau. NHD (thảo luận) 15:57, ngày 6 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Sử gia William J. Duiker trong cuốn tiểu sử Ho Chi Minh: A Life đã nhắc đến tin đồn rằng hai người đã có một người con gái; ông dẫn thông tin này từ cuốn Vision Accomplished? của tác giả Nguyễn Khắc Huyên. Xem chú thích 5 của bài WILLIAM J. DUIKER và Ho Chi Minh, a lifeghi ghi Theo Duiker, chính vợ Lâm Đức Thụ giới thiệu Tăng Tuyết Minh cho ông Hồ tại nhà Borodin để sau đó Tăng Tuyết Minh trở thành vợ ông Hồ. Xem bài NGUYỄN KHẮC HUYÊN và Vision accomplished ? ghi chú thích 5 Harold Isaacs phóng viên báo Newsweek cho biết trong cuộc gặp gỡ với Hồ Chí Minh tại nhà một giáo sư Việt Nam ở Hà Nội năm 1945, đã được nghe Hồ Chí Minh tâm sự rằng từng có vợ. Isaacs ghi lại chuyện này nơi trang 164 của tác phẩm "Không có hòa bình cho Á châu". Vậy nguồn sơ cấp có lẽ là của Harold Isaacs phóng viên báo Newsweek. Vậy ai có thông tin gì về Harold Isaacs và bài Không có hòa bình cho Á châu không? Lưu Ly (thảo luận) 15:58, ngày 10 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi cầm trong tay quyển No Peace for Asia của Harold R. Isaacs, xuất bản năm 1947. Trang 164 có đoạn viết như sau:
Later, we [HCM and Isaacs] sat in the home of our host, a soft-spoken Annamite professor. Around us crowded the professor's children, ranging from three to the teens. Old Ho Chi-minh was akwardly embarrassed when a six-year-old brought him a packet of his drawings, covered in an elaborately designed dedicatory page addressed to him. "I'm all alone," he said afterward. "No family, nothing...I did have a wife once..." but he left it at that.
Dịch: Sau này, chúng tôi [HCM và Isaacs] ngồi trong nhà của chủ nhà, một giáo sư Trung kỳ có lời nói nhẹ nhàng. Xung quanh chúng tôi là các đứa con của vị giáo sư, từ ba tuổi đến mười mấy tuổi. Cụ già Hồ Chí Minh tỏ ra lúng túng khi một đứa trẻ sáu tuổi đưa ông một gói hình nó vẽ, với một trang đề tặng cho ông được trang trí tỉ mỉ. "Tôi chỉ có một mình," ông nói sau này. "Không gia đình, không có gì cả...Tôi đã từng có một người vợ..." nhưng ông dừng lại tại đó.
NHD (thảo luận) 06:34, ngày 16 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nếu không có tài liệu nào phủ nhận hoặc nghi ngờ, nghĩa là không có chiều thông tin thứ hai, thì tôi đề nghị bỏ "có tài liệu cho rằng", nếu không tất cả các thông tin trong bài đều phải viết theo kiểu "có tài liệu cho rằng". Tmct (thảo luận) 20:36, ngày 6 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đã bỏ "có tài liệu cho rằng" vì chưa ai cung cấp nguồn khẳng định ngược lại hoặc nguồn nghi ngờ. Tmct (thảo luận) 12:26, ngày 10 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nếu không có, cũng có thể ghi "các tác giả trên dựa vào Harold Isaacs phóng viên báo Newsweek, ghi lại chuyện này nơi trang 164 của tác phẩm "Không có hòa bình cho Á châu"cần chú thích???Lưu Ly (thảo luận) 15:58, ngày 10 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Brocheux lấy nguồn sơ cấp chính từ các bức thư được nhắc đến. Isaacs không phải là nguồn duy nhất (hay quan trọng lắm). Đồng thời, Brocheux cũng có nhắc đến Isaacs, trong một cuộc phỏng vấn HCM đã nói với Isaacs: "Tôi không có gia đình...tôi đã từng có vợ...". Tôi đang mượn quyển No Peace for Asia để tìm nguồn đó luôn. NHD (thảo luận) 16:21, ngày 10 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nguồn sơ cấp - thứ cấp[sửa mã nguồn]

Đoạn trên và một phần trong bài Tăng Tuyết Minh, theo tôi cần bổ sung nguồn sơ cấp cho những thông tin trên. Mọi người cùng giúp tôi tý, bắt đầu từ chú thích trong bài, dẫn nguồn Pierre Brocheux, Claire Duiker:

  • Từ trang web Ho Chi Minh: A Biography- By Pierre Brocheux, Claire Duiker, Xem lại trang 39 của sách, mục “I Am a Normal Man” ghi “” kèm chú thích số 46, xem phần chú thích 46 (trang gần cuối) có dẫn nguồn sơ cấp: “According to Hoang Van Hoan…Giot Nuoc Trong Bien Ca”.
  • Tôi tìm trong "Giot Nuoc Trong Bien Ca" thì chưa thấy thông tin này. Có lẽ mắt tôi kém :D.
  • Đang cố xem bên talawas nhưng chưa vào được.

Ai đã xem “Giọt nước trong biển cả”, cho tôi xin cái link chính xác đề cập vấn đề trên để bổ sung ạ. Xin cám ơn.

Lưu Ly (thảo luận) 15:26, ngày 10 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chú thích số 46 ở trang 238 là cho trang 171-173. Chú thích cho trang 39 là ở trang 217. Brocheux lấy nguồn từ chính bức thư được nhắc đến, tại CAOM, văn thư lưu trữ của chính phủ Pháp. NHD (thảo luận) 16:00, ngày 10 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Cám ơn NHD. Hèn gì toét mắt vẫn không tìm ra. Lưu Ly (thảo luận) 16:10, ngày 10 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nhưng tôi hỏi thêm tý, tại sao trang 217 lại "ẩn" đối với tôi, trong khi 216 thì hiện? Hay tại tôi buồn ngủ nhỉ :D Lưu Ly (thảo luận) 16:30, ngày 10 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Quyển này đang được bảo vệ bởi bản quyền. Google scan sách nhưng chỉ được phép cho người ta đọc thử một số trang hạn chế. Hạn chế này tùy thuộc vào nhà xuất bản và địa điểm của người đọc. Có thể Lưu Ly đã xem quá giới hạn số trang được phép cho quyển này rồi. NHD (thảo luận) 16:36, ngày 10 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bác Hồ kết hôn (!)[sửa mã nguồn]

Mekong Bluesman đã xóa thảo luận này của 115.76.190.69 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 09:52, ngày 24 tháng 12 năm 2008 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Lại UNESCO[sửa mã nguồn]

Tôi không có chu& ý gì nhung đe nghi hãy ghi chú lại V/d công nhân cua UNESCO -- Hay nên tìm cho ra các tài lieu tu UNESCO --- neu khong cac thong tin nay hoàn toàn thieu "du lieu chung minh".

Xin xemn them: http://www.rfa.org/vietnamese/people_stories/Has_UNESCO_honored_HoChiMinh_NAn-05192008110454.html

Chuc may man 70.254.5.157 (thảo luận) 06:28, ngày 15 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

118.68.67.186 đã xóa thảo luận này của Tee26 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 13:21, ngày 15 tháng 06 năm 2008 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Mối tình đầu của Hồ Chí Minh[sửa mã nguồn]

Có ai có thông tin gì thêm về bà Lê Thị Huệ, người bạn tình đầu đời của ông Hồ không? Hình như đã có phim nói về đề tài này rồi?

Newone 06:06, ngày 16 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Lại Tăng Tuyết Minh[sửa mã nguồn]

Không rõ nguồn nào nói Tăng Tuyết Minh là đảng viên ĐCSTQ. Theo Duiker (143):

Tôi sẽ xóa đoạn nói về bà là đảng viên ĐCSTQ nếu không có nguồn dẫn. NHD (thảo luận) 20:50, ngày 19 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Viên chức[sửa mã nguồn]

Tại sao các viên chức khác như các thủ tướng của VNDCCH và VNCH đều có infobox Viên chức mà Hồ Chí Minh lại không? Tôi đề nghị thêm vào.Tran Quoc123 (thảo luận) 05:47, ngày 3 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đã có lần định thêm, nhưng ngặt nỗi Hồ Chí Minh có nhiều tên, không tiêu bản nào chứa nổi, chưa kể tên tiếng Hán các loại, ... Nếu mọi người thống nhất bỏ bớt các tên ra khỏi infobox thì có thể làm được. Tân (trả lời) 03:46, ngày 4 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ hoàn toàn có thể tạo một mục cấp 1 khác về tên của Hồ Chí Minh, vì nói chung Cụ Hồ cũng có nhiều tên, mấy tên trong bảng kia cũng chả đủ. Cứ nên thêm tiêu bản viên chức vào cho nó công bằng và trung lập. Tran Quoc123 (thảo luận) 13:02, ngày 11 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi đồng ý, infobox chỉ để tên khai sinh cộng thêm Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc là đủ, còn lại đã có phần riêng rồi. RBD (thảo luận) 13:09, ngày 11 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nếu các bảo quản viên đã đồng ý thế này thì ta cứ tiến hành thôi chứ nhỉ? :D. Tran Quoc123 (thảo luận) 05:15, ngày 18 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Cứ việc thêm, không thấy ai phản đối. NHD (thảo luận) 17:57, ngày 18 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Cụ Hồ còn một chức vụ nữa, Chủ tịch Đảng Cộng sản Việt Nam, thỉnh thoảng nghe nhắc đến không biết vị trí này có chính thức không. Tân (trả lời) 15:49, ngày 30 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Ông làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN từ 1951-1969, được coi là cấp cao hơn cấp Tổng bí thư, nhưng ông là người duy nhất giữ chức vụ này. NHD (thảo luận) 15:57, ngày 30 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đã thêm chức vụ Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam. RBD (thảo luận) 15:59, ngày 30 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Chủ tịch một đảng đâu phải là viên chức nhà nước ạ. :|.Tran Quoc123 (thảo luận) 16:48, ngày 30 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Viên chức đâu chỉ có nghĩa gắn với nhà nước, chỉ là người giữ chức vụ gì đó thôi Tran Quoc123 à, đừng quan trọng cái tên tiêu bản quá. Tân (trả lời) 16:53, ngày 30 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời
Theo Hiến pháp Việt Nam dân chủ cộng hòa (1959) và các Hiến pháp CHXHCN Việt Nam (1980 và 1992), Nhà nước Việt Nam chỉ có một Đảng (Cộng sản Việt Nam) lãnh đạo. Theo các Sắc lệnh, Pháp lệnh, Luật về công chức của Việt Nam dân chủ cộng hòa và CHXHCN Việt Nam, viên chức là thành viên có chức vụ của các tổ chức không thuộc bộ máy Nhà nước. Công chức là thành viên của bộ máy Nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp). Người giữ chức vụ hoặc làm việc chuyên trách trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam (và 5 tổ cức chính trị xã hội) được hưởng chế độ do Luật Công chức quy định nhưng không thuộc vào một trong ba cơ quan chủ chốt của bộ máy nhà nước (không kể trường hợp kiêm chức vụ công chức). Vì vậy, không thể coi chức vụ "Chủ tịch Ban chấp hành trung ương Đảng" là viên chức và cũng không thể coi chức vụ này là chức vụ công chức mặc dù người giữ chức vụ này được hưởng chế độ như công chức. Sam-2MT 05:07, ngày 16 tháng 5 năm 2009 (UTC)
Thiếu chức bộ trưởng bộ ngoại giao thì phải. :-? Tran Quoc123 (thảo luận) 23:45, ngày 4 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đúng như vậy! Hồ Chí Minh làm Chủ tịch chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao từ tháng 11 năm 1946 (trước đó, chức vụ này do Nguyễn Tường Tam giữ) đến năm 1947. Những người đuwojc bổ nhiệm chức vụ này sau đó là các ông: Hoàng Minh Giám (1947), Phạm Văn Đồng (4-1954) Ung Văn Khiêm (1959), Nguyễn Duy Trinh (1965)... Sam-2MT 05:07, ngày 16 tháng 5 năm 2009 (UTC)

Thần tượng hóa[sửa mã nguồn]

Mục thần tượng hóa và nội dung của nó ko ăn nhập với nhau.5 điều Bác Hồ dạy nên cho vào mục những câu nói nổi tiếng thì hơn.HS cap ba (thảo luận) 08:57, ngày 30 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hình ảnh Hồ Chí Minh[sửa mã nguồn]

Tấm hình Hồ Chí Minh phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay (trên các tờ tiền mặt) đã bị xóa khỏi Commons vì lý do thiếu nguồn gốc, thiếu giấy phép,... Thỉnh cầu thành viên nào chứng minh được tấm hình chụp chính diện Bác được chụp từ năm 1958 trở về trước hoặc tấm hình chân dung nào có thể chứng minh được chụp trong thời gian đó để tải lại lên Commons, sử dụng giấy phép {{PD-Vietnam}}, bài viết thế này mà không có một tấm hình chân dung tự do thì quá tiếc. Tân (trả lời) 03:38, ngày 4 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bút danh[sửa mã nguồn]

Nguyễn Tất Thành không phải là tên do cha mẹ ông đặt như trong bài đã viết. Tên do cha mẹ ông đặt là Nguyễn Sinh Cung. --Truongsa7 (thảo luận) 15:58, ngày 27 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đâu có ai bảo Nguyễn Tất Thành là tên chính do cha mẹ Cụ Hồ đặt cho Cụ đâu nhỉ?Tran Quoc123 (thảo luận) 16:50, ngày 27 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời
Trong bài viết mới sửa lại Nguyễn Tất Thành là tên tự. Tên tự là tên chữ dùng để gọi thể hiện sự trân trọng, thời xưa trong các văn bản khai báo với cơ quan công quyền thì tên tự nếu có viết cũng chỉ được viết sau tên thật, (mà không phải ai cũng được phép khai tên tự, ví dụ cu Tèo vào công đường mà khai báo tên tự với quan thì chắc chắn quan cho ăn vài hèo). Nguyễn Tất Thành là tên mà HCM đã sử dụng làm tên chính thức trong việc đi học ngay khi nhỏ, và sau đó là dạy học thì Nguyễn Tất Thành không thể được xem là tên tự, chỉ là một tên khác (có thể do đổi tên khi đi học mà thôi, hoặc là tên tự thì cũng đã được đổi thành tên chính thức, giai đoạn về sau không có tên tự là Nguyễn Tất Thành nữa, không lẽ tên NTT, tự cũng Nguyễn Tất Thành luôn???).Hongvinhphong (thảo luận) 19:02, ngày 27 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi thấy trong cuốn "Vừa đi dường vừa kể chuyện" do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh là tác giả (với bút danh Trần Dân Tiên) thì cả tên khai sinh "Nguyễn Sinh Cung" lẫn tên tự "Nguyễn Tất Thành" của Người đều không phải do cha mẹ đặt cho mà do chính ông nội của Người đặt trong dịp "Lễ thôi nôi" của Người. Điều này cũng được phản ánh dúng như vậy trong cuốn "Búp sen xanh" của nhà văn Sơn Tùng và bộ phim "Hẹn gặp lại Sài Gòn" của Hãng phim truyện Viẹt Nam. Sam-2MT 04:35, ngày 16 tháng 5 năm 2009 (UTC) (tên nguyên bản: Minh Tâm-T41-BCA (thảo luận)

Thông tin còn thiếu[sửa mã nguồn]

Hiện trong bài thiếu các thông tin khác có đủ uy tín nói rằng ông không phải là người viết yêu sách 8 điểm của nhân dân annam. Xem Nguyễn Ái Quốc (bút hiệu).

Cũng thiếu thông tin có nguồn cho biết ông là người gốc họ Hồ: Theo "Lời truyền miệng dân gian về Hồ Chí Minh" (tác giả: Giáo sư Trần Quốc Vượng) thì ông Nguyễn Sinh Sắc là con của ông Hồ Sĩ Tạo và bà Hà Thị Hi [6]) .(Truy cập được 28/8/2008 ). Và nguồn thông tin từ dòng họ Hồ [7](Truy cập được 28/8/2008), họ Hồ đã cho cháu nội dòng bà vợ kế của ông Nguyễn Sinh Sắc về nhà thờ họ ở Quỳnh Lưu nhận họ [8] Xem Video: Cháu ruột gọi Hồ Chí Minh bằng bác về quê nhận họ. (Truy cập được 28/8/2008).. Hongvinhphong (thảo luận) 19:48, ngày 27 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

  • Điểm "yêu sách" đã được đưa vào bài.
  • Thông tin về thân sinh của cụ Nguyễn Sinh Sắc thì đưa vào bài Nguyễn Sinh Sắc
  • Thông tin 'vợ kế' chưa dùng được vì talawas (kèm ông tác giả không tiếng tăm) và youtube không phải nguồn uy tín
Tmct (thảo luận) 20:29, ngày 27 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời
Ai có sách của Duiker xin kiểm tra giúp việc đưa yêu sách ở Versailles là Nguyễn Tất Thành nhân danh (in the name of) hay thay mặt (on behalf of) hội bút danh Nguyễn Ái Quốc. 217.128.111.74 (thảo luận) 20:46, ngày 27 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời
Cuốn đó không ghi cụ thể là gì. Không biết nguyên bản tiếng PHáp của bản yêu sách như thế nào, nhưng bản tiếng Anh[9] là:
[For the Group of Annamite Patriots
[Signed] Nguyen Ai Quoc
56, rue Monsieur le Prince-Paris
Tmct (thảo luận) 21:02, ngày 27 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nguồn youtube không uy tín, nhưng trường hợp này dòng họ tự giới thiệu về mình trên youtube, quay cảnh nhà thờ hoành tráng với các đại diện trong họ phát biểu trước đông đảo nhân dân và con cháu trong họ thì lại được xem là nguồn uy tín chứ sao lại không uy tín?.
Sao nói Talawas và bài viết trên đó thì không uy tín?? Lạ?Hongvinhphong (thảo luận) 20:52, ngày 27 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời
Mời Hongvinhphong đọc WP:Nguồn để biết như thế nào là nguồn đáng tin cậy.Tmct (thảo luận) 21:02, ngày 27 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đã tham khảo rồi, cũng giống như được phép dẫn nguồn từ blog nếu như bài viết nói về chủ của blog đó. Youtube trong tường hợp này cũng vậy.Hongvinhphong (thảo luận) 21:11, ngày 27 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ai chứng minh người gửi clip đó lên Youtube là người của họ Hồ? Tmct (thảo luận) 21:16, ngày 27 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời
Hình ảnh và không gian đó không thể nói là không phải họ hồ, bạn có đọc hoặc nhờ người đọc các dòng chữ hán trong đó chưa. Bài trên talawas cũng nói sự kiện này. Tại sao lại nói youtube trường hợp này không uy tín.Hongvinhphong (thảo luận) 21:26, ngày 27 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời
Ai nói dòng chữ Hán đó là căn cứ chứng tỏ đó là nhà họ Hồ? và cảnh đó không phải là "đóng phim"? Hongvinhphong cần đọc lại Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được. Tmct (thảo luận) 22:24, ngày 27 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tờ L'Humanité số ra ngày 9 tháng 8 năm 1932 đưa tin Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá nhà tù tại Hồng Kông đồng thời tố cáo đây là âm mưu của thực dân Pháp câu kết với thực dân Anh nhằm ám sát người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương[1].
Xin thêm giúp dòng phía trên vào trước câu "Nhờ sự biện hộ và giúp đỡ tận tình..." (phần Những năm 1931 - 1933) và thay chữ "Nhờ..." bằng "Nhưng thực tế thì nhờ..." để đoạn văn trôi chảy. Cảm ơn. 217.128.111.74 (thảo luận) 21:56, ngày 27 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời
Không cần phải nói "thực tế" vì câu này không phản lại câu trước. Bạn mở tài khoản đi thôi. Tmct (thảo luận) 22:29, ngày 27 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Phan Châu Trinh[sửa mã nguồn]

Tôi lùi thông tin "lãnh đạo" của Phan Châu Trinh vì:

  • không được nói đến trong nguồn được chú thích cuối câu
  • không quan trọng do tranh cãi về tác giả là xung quanh Phan Văn Trường hay Nguyễn Tất Thành chứ không phải Phan Châu Trinh. thông tin về "lãnh đạo" nên đưa vào bài có liên quan trực tiếp hơn, bài này còn thiếu nhiều thông tin quan trọng hơn nữa tôi không/chưa đưa vào vì không muốn làm bài dài, chẳng hạn "Nguyễn Tất Thành là người thảo, còn Phan Văn Trường là người chỉnh" (nguồn Duiker)

Tmct (thảo luận) 22:38, ngày 27 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Biểu tình[sửa mã nguồn]

Tuy nhiên, tại một số cộng đồng người Việt tại hải ngoại, đặc biệt là Hoa Kỳ, hình ảnh của ông bị phản đối mãnh liệt; năm 1999 khi một người cho thuê băng đĩa treo chân dung Hồ Chí Minh trước cửa tiệm mình tại Little Saigon, hàng chục nghìn người Mỹ gốc Việt và cựu chiến binh Hoa Kỳ tại Việt Nam đã tham gia biểu tình phản đối, gây ra nhiều tranh cãi về vấn đề tự do ngôn luận tại Hoa Kỳ [63][64][65]. Một cuộc triển lãm nghệ thuật về ông tại Oakland, California năm 2000 cũng bị hàng nghìn người biểu tình phản đối[66].

Tôi đề nghị xem lại số người tham gia biểu tình chống lại hai sự kiện này. Các nguồn dẫn chứng cho thấy chỉ có vài chục người tham gia mỗi cuộc thôi. Hơn nữa, hàng chục nghìn người là mấy chục phần trăm dân Việt ở Orange County rồi, toàn người đi làm chứ không phải chỉ dân ăn welfare nữa. Đi làm mà nghỉ việc đi biểu tình vậy chủ nó fired ngay 203.162.3.163 (thảo luận) 01:05, ngày 13 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đoạn viết đó đã có nguồn gốc rõ ràng (đến 3 nguồn), trong đó nguồn BBC có tựa đề "Thousands of Vietnamese protest in California at Ho Chi Minh portrait", và ngay câu đầu tiên đã viết "hơn 10 ngàn người". Tân (trả lời) 02:48, ngày 13 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời
Họ đi biểu tình vào ban đêm chứ không phải ban ngày, cho nên không sợ bị đuổi việc. NHD (thảo luận) 10:11, ngày 13 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời
  1. ^ “Nguyen Ai Quoc, le vaillant fondateur du P.C. indochinois est mort emprisonné”. L'Humanité. 9 tháng 8 năm 1932. Không cho phép mã đánh dấu trong: |publisher= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)