Bước tới nội dung

Thảo luận:Hồ Chí Minh/2016-2020

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi Tuanminh01 trong đề tài Chỉnh sửa lại phần About

Bài hát Hồ Chí Minh nghe trước khi chết[sửa mã nguồn]

Tôi tìm được tư liệu có thể đưa vào trong bài viết phủ nhận câu chuyện hư cấu trước khi chết Hồ Chí Minh muốn được nghe một dân ca. Báo Quân đội nhân dân năm 2010 có đăng một bài viết với tiêu đề là Ba lần Bác cười trước lúc đi xa thuật lại hồi ức của bà 王星明 (Vương Tinh Minh) về những ngày bà ở Việt Nam chăm sóc sức khỏe cho Hồ Chí Minh. Trong bài có đoạn nói chiều ngày 31 tháng 8 năm 1969 Hồ Chí Minh muốn được nghe một bài hát Trung Quốc. Bà 王星明 đã hát cho Hồ Chí Minh nghe bài 大海航行靠舵手 (Ra khơi nhờ tay lái vững). Tôi còn nhớ chương trình thời sự phát trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam từng phát một đoạn phỏng vấn bà 王星明, trong đó bà 王星明 cũng nói bà đã hát 大海航行靠舵手 cho Hồ Chí Minh nghe. Theo bài Em gái nhỏ hát dâng Bác trước lúc Người đi xa của báo Công an nhân dân thì Ngô Thị Oanh được Hồ Chí Minh yêu cầu hát cho nghe khi bà Oanh đang cắt móng tay cho Hồ Chí Minh. Bà Oanh đã hát cho Hồ Chí Minh nghe hai bài, trong đó có bài Người ơi người ở đừng về. Ighosheide (thảo luận) 09:07, ngày 10 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tên người trong bài viết.[sửa mã nguồn]

Trong bài viết có đoạn "Tại Vương quốc Anh, hay tin Hồ Chí Minh qua đời, vào ngày 12 tháng 9 năm 1969 Pet-ghi Đap-phơ - nhà báo tờ "Báo Diễn đàn", đã viết một bài báo, trong đó ông được xem như: "Hồ Chí Minh, một người vừa là G. Oasinhtơn, vừa là A. Linhcôn của đất nước mình".Cho tôi hỏi tên gốc tiếng anh của "Pet-ghi Đap-phơ" là gì vậy? N.Q.Nhan (thảo luận) 05:05, ngày 19 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Sau khi đào bới các trang dữ liệu lưu trữ báo Mĩ và Anh vào khung thời gian 2/9/1969 đến 12/9/1969 thì mình nhận thấy rằng không có trang báo nào có câu nói trên cả. (nguồn: http://www.britishnewspaperarchive.co.uk/ http://chroniclingamerica.loc.gov/search/titles/). Liên kết nguồn trong trang HCM trên cũng đã hỏng nên mình nghĩ rằng phần đó nên bỏ đi đến khi tìm được nguồn mới, xác thực hơn. ViktorVektov (thảo luận) 12:51, ngày 26 tháng 9 năm 2016 (UTC)Trả lời

Đề nghị sửa phần Danh hiệu[sửa mã nguồn]

Đề nghị sửa phần Danh hiệu vì trên thực tế ông đúng là ông Hồ Chí Minh được tôn vinh tôn vinh ông là "Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa" nhưng chỉ là "tôn vinh" chứ không hề được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới vì ngay khi nghị quyết vừa được thông qua thì cộng đồng người Việt tại Paris liền lập tức họp nhau để phán đối nghị quyết của UNESCO bằng những dẫn chứng như sau:

-Từ khi nắm chính quyền ở Hà nội và của chế độ qua các biến cố cụ thể như vụ Nhân văn Giai phẩm, cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, vụ thảm sát Mậu Thân ở Huế và ở miền Nam sau 1975, việc tập trung cải tạo, đánh tư sản mại bản, đày dân đi kinh tế mới, tổ chức vượt biển thu vàng, thảm nạn vượt biển…

-Thân phụ của Hồ Chí Minh say rượu phạt đòn làm chết oan một tội nhơn nên bị mất chức chứ hoàn toàn không vì chống Pháp mà từ quan. Không còn nguồn lợi tức để sanh sống và học hành, HCM bỏ vào Phan Thiết nhờ Hội Liên Thành nhận cho dạy học sanh sống qua ngày. Nhưng số học sanh của một tỉnh lẽ lúc bấy giờ không đủ bảo đảm cho y một mức sống ổn định nên năm sau đó y rời Phan thiết vào Sài gòn để xuống tàu Pháp xin làm phụ bếp cho có đồng lương đêù đặn và khá giả hơn.

-Hồ Chí Minh xuống tàu Pháp tại bến Nhà Rồng ở Sài gòn hoàn toàn chỉ nhằm tìm kế sanh nhai cho bàn thân và gởi tiền về nước giúp phụ thân thôi.

-Vì cha y thuộc diện hành chính của chính quyền thuộc địa nên Hồ Chí Minh làm đơn xin ban học bổng để mong sau này “giúp ích Nhà nước Pháp”. Đơn xin bị từ chối. Qua các văn kiện do HCM viết và khai báo ghi nhận: HCM có nhiều ngày sanh khác nhau. Ngày chết của y cũng bị Đảng Cộng sản thay đổi: ngày 2 tháng 9 năm 1969 biến thành ngày 3 tháng 9.


Câu sau đây trong bài viết là không chính xác:

Trong Khóa họp Đại hội đồng lần thứ 24 tại Paris (20/10 - 20/11/1987), UNESCO đã tôn vinh ông là "Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa" (nguyên văn: Hero of national liberation and Great man of culture)

Tôi đã đọc văn bản gốc của UNESCO về khóa họp 24 này, link bản dịch tiếng Anh từ bản gốc tiếng Pháp: http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000769/076995E.pdf

Mục 18.6 phải được hiểu là: UNESCO kêu gọi các nước thành viên (VN lúc đó là thành viên) đề cử việc kỷ niệm ngày sinh của cá nhân có ảnh hưởng lớn để đưa ngày kỷ niệm vào lịch in 2 năm 1 lần. Dựa theo điều 18 C/Resolution 4.351, văn bản họp ngày 17 - 23 tháng 10 năm 1974. Hồ Chí Minh được đề cử ở mục 18.65

Điều này không thể được hiểu là UNESCO tôn vinh Hồ Chí Minh với danh hiệu như đã nêu. Mà chỉ có thể hiểu là, ngày sinh lần thứ 100 của Hồ Chí Minh được đề cử đưa vào lịch kỷ niệm ngày sinh in 2 năm 1 lần của UNESCO, không có ý nghĩa tôn vinh hay tặng danh hiệu cho nhân vật được đề cử. Đó là chưa kể từ ngữ được sử dụng là từ văn bản đề cử của nước Việt Nam.

Đề cử này đã không được chấp thuận, lịch kỷ niệm ngày sinh năm 1990 - 1991 của UNESCO đã không in tên Hồ Chí Minh, link gốc: http://unesdoc.unesco.org/images/0008/000844/084401EB.pdf

Tất cả các nguồn tôi dẫn ở trên, đều từ Database dữ liệu chính thức của UNESCO: http://www.unesco.org/new/en/unesco/resources/online-materials/publications/unesdoc-database/

Đề nghị sửa lại bài viết cho chính xác.

Mrducnguyen (thảo luận) 02:36, ngày 20 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Câu nói nổi tiếng[sửa mã nguồn]

Đề nghị @Xuantoc: giải thích lý do xóa đi câu nói nổi tiếng của Hồ Chí Minh:

Vẫn còn trong bài.KingPika (thảo luận) 17:27, ngày 23 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Bạn @Xuantoc: di chuyển xuống dưới thôi, nhưng thêm một vài đoạn nữa. Thực ra, việc này cần xem lại có cần thiết hay không, vì đoạn này đã ghi rất rõ là một bài báo và viết năm 1920, tức nó không phải nói chuyện hiện tại, không phải nói về một chân lý luôn luôn đúng. Năm 1920, tất nhiên là đầu thế kỷ 20, và dưới ác thống trị của Pháp ở Đông Dương như đã đề cập. :) --Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 08:33, ngày 24 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Câu này ít người biết hơn hẳn các câu nổi tiếng (tên đề mục) nên tôi đưa xuống mục dưới (phát ngôn theo từng giai đoạn). ngoài ra, tôi dẫn đủ cả đoạn hơn để người đọc được tổng quát hơnXuantoc (thảo luận) 10:01, ngày 24 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời
OK, nhưng tôi format chút xíu cho đúng văn phong khi trích dẫn (thêm [...] thay vì chỉ ...). Với lại, tôi nghĩ nếu đã trích thì nên trích hết một câu (đến dấu chấm luôn), như thế sẽ làm tốt hơn mong muốn "người đọc được tổng quát" của bạn. Thanks. --Nguyễn Kim Kha (thảo luận) 01:37, ngày 28 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tham khảo

  1. ^ Đây công lý của thực dân Pháp ở Đông Dương (Một số bài viết trong những năm từ 1921 đến 1926, Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1962,tr.81

Nguồn báo mạng[sửa mã nguồn]

Thành viên Dangong sử dụng nguồn báo mạng. Đây là chủ đề dễ gây tranh cãi và đã có quy định là KHÔNG DÙNG NGUỒN BÁO MẠNG cho những nội dung thế này vì đây là loại nguồn yếu nhất, đã vậy đây lại còn là bài trong mục "đàm luận" (tức là ai đó viết ra rồi gửi cho tờ báo để đăng, một dạng diễn đàn của tờ bào), tức là nguồn này còn yếu hơn cả báo mạng. Ngoài ra, bài viết chủ yếu nói về tư tưởng Phật giáo của HCM (nên mới có những từ như "bồ tát"), không có một chữ nào là "sùng bái cá nhân" nhưng Dangong lại tự thêm thắt vào ý đó và chỉ trích dẫn mỗi 1 câu trong bài, một dạng tự suy diễn nhằm bóp méo ý bài biết, do đó tôi bỏ khỏi bài như quy địnhXuantoc (thảo luận) 10:33, ngày 26 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tôi thấy bình thường mà. Trong nhiều đền chùa ông Hồ được thờ như Phật. Đây là chuyện bình thường. Biết bao nhiêu nhân vật lịch sử được dân gian thờ chứ có phải mình ông ấy đâu. Có gì là xấu ? Xixaxixup (thảo luận) 11:08, ngày 26 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Mình tuân thủ theo quy định của các TV và BQV, nhưng cần một BQV xác nhận. Bạn Xuantoc đồng ý không? DanGong (thảo luận) 11:09, ngày 26 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Về mặt nhân cách lẫn chính trị nếu đánh giá công bằng thì ông ấy tốt chứ có xấu chỗ nào đâu. Đàn em của ông ấy làm bậy chứ có phải ông ấy đâu. Xixaxixup (thảo luận) 11:10, ngày 26 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Dịch bóp méo[sửa mã nguồn]

Nguồn dẫn trong bài là website của Unesco (http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000769/076995E.pdf) chứ không phải là "Có nhiều thông tin trong nước cho là...", đó là sự thêm thắt thứ nhất.

Nguồn thứ 2 là http://unesdoc.unesco.org/images/0011/001140/114040E.pdf - tôi không hề thấy câu nào trong nguồn ghi là "Unesco không có danh hiệu này". Câu này rõ ràng là ai đó tự thêm thắt vào theo ý hiểu của mình, chứ nguồn dẫn không hề có câu đó.

Tôi loại bỏ 2 câu thêm thắt này trong bài, mong các bảo quản viên giám sát bài viếtQuangthoai (thảo luận) 06:51, ngày 23 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời


Nếu như đã đọc văn kiện của UNESCO, cần phải hiểu là đã không có bất kỳ sự "phong tặng" danh hiệu nào cả. Cái gọi là "phong tặng danh hiệu" chỉ là thông tin được tuyên truyền trong nước.

Mục 18.6 của văn kiện kỳ họp 24, chỉ với mục đích in lịch kỷ niệm 2 năm 1 lần của UNESCO. KHÔNG THỂ được hiểu là UNESCO phong tặng danh hiệu.

Lý do vì sao khẳng định UNESCO không có danh hiệu nào gọi là "Danh nhân văn hóa", xin mời Quangthoai dùng chức năng tìm kiếm trên UNESCO database tại đây: http://www.unesco.org/new/en/unesco/resources/online-materials/publications/unesdoc-database/

Việc dẫn nguồn báo mạng RFA và baomoi.com cũng đi ngược lại quy định của bài viết này.

Nếu như đã đọc toàn mục 18.6 văn kiện kỳ họp 24, và mục 4.351 văn kiện kỳ họp thứ 18, có lẽ việc "bóp méo" ở đây chính là việc tìm cách gán ghép là UNESCO đã tôn vinh ông Hồ Chí Minh, một việc đã không diễn ra, bằng một danh hiệu không tồn tại.

Việc cố tình dịch sai, ví dụ như, National Commission = Liên Hiệp Quốc; hoặc đưa ra ý không có cơ sở, như cho là UNESCO đã "phong tặng danh hiệu"; cần được loại bỏ. Sự thật cần được phải trả lại cho vấn đề danh hiệu này của ông Hồ Chí Minh. Mrducnguyen (thảo luận) 09:03, ngày 23 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Vấn đề là nguồn UNESCO không hề có câu nào ghi chú hoặc giải thích rằng "danh hiệu này không tồn tại" như những gì bạn viết, mà đó là bạn tự hiểu như vậy. Tóm lại, nếu bạn muốn chứng minh "đó là thông tin tuyên truyền trong nước", "danh hiệu này không tồn tại" thì bạn hãy dẫn nguồn nào đó ghi đích xác câu đó, còn nếu không thì không được tự nhét thêm câu chữ vào nguồn. Quangthoai (thảo luận) 09:30, ngày 23 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
UNESCO không hề có danh hiệu nào gọi là: "Danh nhân văn hóa", cụm từ này xuất hiện duy nhất một lần trong văn bản của nước Việt Nam, tại kỳ họp 24. Như vậy đã đủ chứng mình là nó không tồn tại chưa?! UNESCO đã KHÔNG phong tặng "danh hiệu" gì cả, mời bạn đọc toàn văn 18.65, kỳ họp 24. Thông tin "phong tặng danh hiệu" chỉ xuất hiện trong nước Việt Nam. Lưu ý, tôi nói là "do tuyên truyền" khi thảo luận với bạn thôi, chứ hoàn toàn không đưa vào bài viết. Mrducnguyen (thảo luận) 09:38, ngày 23 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tôi nhắc lại, câu nói "UNESCO đã không phong tặng danh hiệu gì cả" chỉ là suy luận của cá nhân bạn, nghị quyết Unesco không hề có câu nào như thế. Nếu bạn dẫn ra nguồn nào đó ghi đích xác câu này thì tôi vui vẻ chấp nhận và tranh cãi chấm dứt, còn nếu không thì nguồn có sao dịch vậy, không được thêm bớt theo ý hiểu của bản thânQuangthoai (thảo luận) 09:44, ngày 23 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tôi thấy ý kiến các bạn tại tin nhắn cho BQV nên vào đây. Tôi coi văn kiện của UNESCO như đường dẫn thì thấy câu văn đang tranh luận ở trang 135: "Noting that the year 1990 will mark the centenary of the birth of President Ho Chi Minh, Vietnamese hero of national liberation and great man of culture,"

Như vậy phải chăng ta nên viết một cách trung lập hơn, chỉ dựa vào văn bản chứ không suy diễn thêm: "UNESCO công nhận/thừa nhận/cho rằng Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa người Việt Nam". Vậy thôi, không cần giải thích dài dòng nguồn trong nước cho rằng nhưng thực tế không phải (việc phong tặng) vì chỉ dựa vào một câu trong văn kiện thì không thể khẳng định là phong tặng. Phong tặng một danh hiệu phải có văn bản riêng chứ chẳng lẽ chỉ có một câu trong văn kiện? (nếu so sánh đoạn ngay dưới về Nehru thấy câu chữ còn hoành tráng hơn: một trong những nhân vật nổi bật nhất, nhà lãnh đạo thế giới, nhà hoạt động hàng đầu trong phong trào giải phóng và đoàn kết quốc tế, chẳng lẽ đó cũng là những danh hiệu được phong tặng?)

Hai bạn có đồng ý cách viết vậy không? conbo trả lời 10:00, ngày 23 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tôi đề nghị phải hiểu cho chính xác toàn mục 18.6 trong văn kiện. Mục này dựa trên mục 4.351 văn kiện kỳ họp 18 (tôi đã dẫn nguồn). Không thể hiểu mục 18.6 là UNESCO công nhận bất cứ danh hiệu nào, mục 18.65 là nguyên văn đề cử của đoàn Việt Nam. Diễn giải với chủ thể là UNESCO phong tặng danh hiệu là một diễn giải sai lầm.
Câu bạn conbo trích dẫn ở trên, mục 18.65, kỳ họp 24, trang 135, là câu ghi lại văn bản của Việt Nam. Không thể được xem là UNESCO công nhận. Đó cũng là câu duy nhất trong database của UNESCO nhắc đến "Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa." Điều này không thể khẳng định sự tồn tại của cái "danh hiệu" này.
Tôi đã kiểm tra rất kỹ trên trang UNESCO, UNESCO không hề có một danh sách cách danh hiệu nào; và cũng không có dữ liệu phong tặng danh hiệu nào cả. Việc gán ghép UNESCO phong tặng danh hiệu là một gan ghép có chủ ý, và không đúng sự thật. Mời bạn search cụm từ này trên trang UNESCO, bạn có thể dùng google để search xem cụm từ "great man of culture" có bao nhiêu index trên trang của UNESCO: http://bfy.tw/9dbZ
Bạn Quangthoai đang đòi hỏi một việc vô lý, UNESCO HOÀN TOÀN KHÔNG nhắc đến danh hiệu này. Bạn bắt tôi phải dẫn nguồn UNESCO ghi chính xác là danh hiệu này không tồn tại?! Logic này giống như bạn yêu cầu tôi phải chứng minh Tổng Thống Barrack Obama da không trắng vậy đó. Tôi đã dẫn nguồn Database chính thức của UNESCO, tôi đặt câu hỏi ngược lại cho bạn: bạn hãy chứng minh danh hiệu "danh nhân văn hóa" là đã từng tồn tại, danh hiệu này có được trao cho ai khác bao giờ chưa?! Nghị quyết UNESCO kỳ họp 24, mục 18.65 ngay từ đầu được diễn giải là "phong tặng danh hiệu" đã là một diễn giải sai lầm.
Tôi đồng ý cần phải có cách diễn giải khác để trung lập hơn. Không cần đưa ý hiểu của tôi vào, nhưng cần nêu rõ nội dung mục 18.6 chỉ đơn thuần để in lịch kỷ niệm 2 năm 1 lần của UNESCO, và danh hiệu của Hồ Chí Minh là ngôn từ của đoàn Việt Nam đưa vào. Tôi cũng đề nghị hạn chế trích dẫn từ nguồn báo mạng.

Mrducnguyen thảo luận 10:20, ngày 23 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tôi không yêu cầu bạn phải dẫn nguồn từ chính Unesco, tôi chỉ cần bạn dẫn nguồn hàn lâm nào đó (sách, tạp chí khoa học...) nào đó có đích xác câu "Unesco không có danh hiệu danh nhân văn hóa" là được. Đúng là danh hiệu này là ngôn từ của đoàn Việt Nam đề nghị đưa vào, nhưng để vào được Nghị quyết chung thì phải được đại hội đồng thông qua đã chứ không phải là các nước thích vẽ vời ngôn từ ra sao cũng được, và sự thực là nó đã được đại hội đồng khóa 24 của Unesco thông qua (nguồn ghi rõ ràng thế) thì đương nhiên cụm từ này đã được Unesco công nhận. Ngoài ra, bạn đang lầm lẫn đấy, trong bài viết chỉ ghi là "Unesco VINH DANH" (hàm ý là ca ngợi bằng ngôn từ) chứ đâu có ghi "Unesco PHONG TẶNG DANH HIỆU" (giống như trao tặng huân huy chương) như bạn nói đâu, sao bạn cứ phải cố lái việc "vinh danh" thành "trao tặng danh hiệu" vậy. Quangthoai (thảo luận) 10:39, ngày 23 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tôi đồng ý với việc loại bỏ cách dùng từ "phong tặng danh hiệu"; đó là một nhầm lẫn của tôi. Trở lại vấn đề UNESCO có VINH DANH ông Hồ Chí Minh với danh hiệu như đã được đoàn Việt Nam đề cử hay không? Dựa trên nguồn chính thức của UNESCO, tôi khẳng định đây là một việc đã không xảy ra. UNESCO chỉ THÔNG QUA nghị quyết của Việt Nam về ngày sinh nhật ông Hồ Chí Minh, không thể được gán ghép và đánh tráo thành VINH DANH ông Hồ Chí Minh được. Trên thực tế, việc VINH DANH đã KHÔNG được UNESCO thực hiện; xin xem Lịch kỷ niệm của UNESCO năm 1990, không có tên Hồ Chí Minh. Tôi đề nghị viết lại phần Danh hiệu; ghi rõ ràng là UNESCO chỉ thông qua nghị quyết của Việt Nam, và đã không vinh danh ông Hồ Chí Minh. Phần này cần tuân thủ các tiêu chí sau:
  1. Tôn trọng sự thật (facts)
  2. Chỉ sử dụng văn bản chính thức của UNESCO. Không sử dụng thông tin bị nhiễu, ví dụ: báo chí trong nước, báo mạng, kể cả thông tin được cho là "nguồn hàn lâm" từ Việt Nam (vì không có gì đảm bảo là nó không bị nhiễu)...

Mrducnguyen thảo luận 23:59, ngày 23 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

UNESCO đã không vinh danh Hồ Chí Minh[sửa mã nguồn]

Để tránh tranh luận dài dòng mất thời gian, tôi sẽ nêu lại một lần nữa những thông tin chính thức từ cơ sở dữ liệu của UNESCO:

Ngày tháng Sự kiện Nội dung Chú giải Liên kết
17/10 - 23/11/1974 Kỳ họp 18 Đại Hội Đồng UNESCO Lập lịch Kỷ niệm các các nhân cách và sự kiện xuất chúng (sau đây gọi tắt là Lịch kỷ niệm), mục 4.351, trang 72:

(a) Kêu gọi các nước thành viên đưa danh sách cá nhân và sự kiện xuất chúng mà mình sẽ tổ chức

(b) In lịch 2 năm 1 lần và cung cấp cho các nước thành viên, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác

(c) Dựa trên lịch này để xuất bản báo chí, chương trình radio và truyền hình.

Văn bản kỳ họp 18
20/10 - 20/11/1987 Kỳ họp 24 Đại Hội Đồng UNESCO Mục 18.6, dựa trên mục 4.351 ở trên, kêu gọi các nước thành viên đề cử cho Lịch năm 1990 - 1991

Mục 18.65, đoàn Việt Nam đề cử đưa ngày sinh lần thứ 100 của ông Hồ Chí Minh vào lịch kỷ niệm, toàn mục 18.65 là nội dung đoàn Việt Nam cung cấp.

Nguyên văn phần "Lưu ý" (Noting): đây là phần duy nhất trong toàn văn khóa họp nhắc đến cụm từ "danh nhân văn hóa"

Noting that the year 1990 will mark the centenary of the birth of President Ho Chi Minh, Vietnamese hero of national liberation and great man of culture

Nguyên văn phần "Đề cử" (Recommend) và phần "Yêu cầu" (Request):

1. Recommends to Member States that they join in the commemoration of the centenary of the birth of President Ho Chi Minh by organizing various events as a tribute to his memory, in order to spread knowledge of the greatness of his ideals and of his work for national liberation;

2. Requests the Director–General of Unesco to take appropriate steps to celebrate the centenary of the birth of President Ho Chi Minh and to lend his support to commemorative activities organized on that occasion, in particular those taking place in Viet Nam.

Nội dung toàn mục 18.6 để thu thập đề cử cho việc lập Lịch kỷ niệm 1990 - 1991.

Nguyên văn: Anh hùng giải phóng đất nước và danh nhân văn hóa người Việt (Vietnamese hero of national liberation and great man of culture) chỉ xuất hiện trong phần "Lưu ý" trong văn bản đoàn Việt Nam cung cấp.

Cụm từ "danh nhân văn hóa" (great man of culture) xuất hiện tổng cộng 3 lần trong cơ sở dữ liệu của UNESCO từ năm 1974 - nay (2017):

  1. Lần đầu tiên: năm 1987, văn bản kỳ họp đại hội đồng lần thứ 24, mục 18.6 lập Lịch kỷ niệm 1990-1991, trong nội dung 18.65 đoàn Việt Nam đề cử ngày sinh lần thứ 100 của Hồ Chí Minh
  2. Lần thứ hai: năm 1995, văn bản kỳ họp 147 Hội Đồng Điều Hành (Executive Board) ngày 29/09/1995 để lập Lịch kỷ niệm 1996-1997, trong nội dung của đoàn Philippine, có nhắc lại cụm từ này. (Nguồn: The 147th session of Executive Board)
  3. Lần thứ ba: năm 2001, văn bản kỳ họp đại hội đồng lần thứ 31, ông Phạm Văn Khiêm nhắc lại cụm từ này khi nói về Hồ Chí Minh trong phát biểu của mình (Nguồn: The 31st General Conference)
Văn bản kỳ họp 24
18/12/1989 In Lịch kỷ niệm các nhân cách xuất chúng và sự kiện lịch sử năm 1990 - 1991 Tên của Hồ Chí Minh đã không được in trong Lịch kỷ niệm chính thức của UNESCO. Do đó, UNESCO cũng không chính thức có hoạt động kỷ niệm ngày sinh lần thứ 100 của Hồ Chí Minh. UNESCO đã KHÔNG VINH DANH Hồ Chí Minh Lịch Kỷ Niệm UNESCO 1990 - 1991

Mrducnguyen (thảo luận) 04:09, ngày 24 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Đề nghị bảo quản viên giám sát mục Danh Hiệu. Đã có những sửa đổi mang tính thiên vị như: cố tình xóa đi dẫn chứng Lịch kỷ niệm 1990 - 1991; sửa đổi từ ngữ để gây ra những hiểu lầm (văn kiện khóa họp 24 bị cố tình diễn giải sai có chủ đích). Hồ Chí Minh đã không được UNESCO vinh danh là một sự thật hiển nhiên; gắng gượng bóp méo để hiểu theo một ý hoàn toàn khác là một sự thô lỗ với lịch sử.

Mrducnguyen (thảo luận) 10:07, ngày 25 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thành viên MrDucnguyen tiếp tục thêm thắt ý hiểu của cá nhân mình vào bài viết, thể hiện rõ nhất là qua câu "Diễn giải này không chính xác, vì Hồ Chí Minh đã không được vinh danh trong Lịch kỷ niệm 1990 - 1991.". HCM không có tên trên lịch là đúng, nhưng không hề có nguồn nào trong website của Unesco nói rằng "không có tên trên lịch thì coi như hủy việc vinh danh". Bất kỳ ai có chút kiến thức pháp lý đều biết rằng, văn bản pháp lý chỉ mất hiệu lực khi bị văn bản khác thay thế, Unesco muốn hủy bỏ vinh danh HCM thì phải có nghị quyết mới để hủy nội dung này ở nghị quyết gốc, chứ không phải thôi in tên trên lịch là coi như xong. Đây là sự thêm thắt suy diễn cá nhân rất nguy hiểm, đề nghị MrDucnguyen tuân thủ quy tắc đã thống nhất ở trên: nguồn có sao thì ghi vậy, không được thêm thắt 1 câu nào hết nếu câu đó không có trong nguồn
Ngoài ra, chính bạn MrDucnguyen đã nói rằng không được dùng báo mạng ở đoạn này mà chỉ dùng nguồn hàn lâm như sách, vậy tại sao lại cố tình đưa nguồn RFA vào bài?Quangthoai (thảo luận) 12:29, ngày 25 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tôi kêu mời tất cả các bảo quản viên tham gia xác nhận đâu là sự thật. Tôi sẽ không phí thời giờ tranh luận với Quangthoai ở trên, khi bạn đã và đang sử dụng các biện pháp như: không trích dẫn nguồn gốc; cố tình bỏ qua dẫn chứng quan trọng (các nghị quyết về Lịch kỷ niệm của UNESCO từ đại hội 12 đã khẳng định hoạt động của UNESCO sẽ dựa trên lịch này); đưa kết luận ẩu (bất kỳ ai có chút kiến thức pháp lý...); dẫn chứng mập mờ không đầy đủ (1 nửa sự thật) nhằm hiểu theo một hướng khác với văn bản; lên án cá nhân không có cơ sở: cho là tôi suy diễn cá nhân, cho là tôi đưa nguồn RFA vào (nguồn RFA đã được đưa vào từ trước khi tôi tham gia sửa đổi, tôi đã đặt cảnh báo nguồn nhiễu), nguồn sách của Pierre Brocheux do chính Quangthoai đưa vào. Thảo luận của tôi đề nghị sử dụng nguồn trực tiếp từ UNESCO, và tôi đã bám sát tiêu chí đó.

Đây là một logic đơn giản: thông qua, nhưng không thực hiện, tất nhiên phải hiểu là không có.

Tôi lấy thí dụ thế này: 2 năm một lần Tôi phát tiền cho mọi người, mời mọi người viết thư đề nghị cho tiền; anh VN viết thư đề nghị Tôi cho 10 triệu; anh IN viết thư đề nghị tôi cho 15 triệu... Tôi gộp tất cả các thư lại thành một nghị quyết. 2 năm sau Tôi chỉ cho tiền anh IN mà không cho tiền anh VN. Anh VN về thông báo cho tất cả mọi người là Tôi cho anh 10 triệu, rồi anh lên kế hoạch tiêu xài 10 triệu "của Tôi". Cho dù sau đó anh VN có kiếm được ở đâu 10 triệu và dùng cho mục đích tốt đẹp như từ thiện chẳng hạn, và Tôi được "vinh danh" là đã cho tiền làm từ thiện; có nói thế nào đi nữa, sự thật vẫn không thay đổi: Tôi đã không cho anh VN tiền.

Cũng vậy, tên của Hồ Chí Minh không có trong Lịch kỷ niệm UNESCO 1990 - 1991 là sự thật. UNESCO đã không tổ chức hoạt động nào để vinh danh là kết luận hiển nhiên (xin xem: Lịch kỷ niệm các nhân cách vĩ đại và các sự kiện lịch sử của UNESCO) Mrducnguyen (thảo luận) 02:06, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Không cần nói dài dòng làm gì. Đề nghị bạn dẫn ra chỗ nào trong nguồn UNESCO nói đích xác câu đó, hoặc dẫn ra tài liệu khác của Unesco khẳng định rằng họ đã hủy nội dung nghị quyết về HCM, nếu dẫn ra được thì tôi không còn gì để nói, nhưng nếu nguồn không có thì tức là câu đó là do bạn tự suy diễn. Bài viết này không chấp nhận bất kỳ sự tự suy diễn nào hết, thế nhéQuangthoai (thảo luận) 02:58, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tôi cũng không cần thiết phải tranh luận với bạn vì vô ích. Tôi không quan tâm tại sao tên của Hồ Chí Minh không được in, nhưng sự thật đã xảy ra là tên của Hồ Chí Minh không có trong lịch. Tôi bắt buộc phải giữ sự thật là: "tên Hồ Chí Minh đã không được in trong Lịch kỷ niệm 1990 - 1991, và do đó UNESCO đã không có hoạt động gì kỷ niệm ngày sinh lần thứ 100 của Hồ Chí Minh." Hà cớ gì bạn phải xóa đi một sự thật? Mrducnguyen (thảo luận) 05:17, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Nguồn UNESCO chỉ có vế đầu (ko có tên trên lịch), không có vế sau (không có hoạt động...), nguồn có thế nào thì chỉ đc ghi như thếQuangthoai (thảo luận) 07:16, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Mời bạn đọc nghị quyết 24/C, 18.61; nghị quyết 18/C, 4.351, khoản (C) và nghị quyết gốc 12/C, 5.241, khoản (C). Nếu bạn không có khả năng đọc hiểu thì tôi đã dịch ở trang Lịch kỷ niệm các nhân cách vĩ đại và các sự kiện lịch sử của UNESCO. Nguồn gốc từ UNESCO đã rất rõ ràng, tìm cách bào chữa cho một diễn giải sai lầm là vô ích. Tôi chỉ ghi sự thật dựa trên nguồn UNESCO, không tìm cách đưa vào bất cứ diễn giải cá nhân, hay diễn giải theo tuyên truyền nào. Bạn không có khả năng hiểu ngay, hay chính xác là không chấp nhận sự thật, thì cứ từ từ mà đọc, không cần phải vội làm gì. Đừng sợ sự thật, vì chỉ có sự thật mới đem lại giải thoát.
Như đã nói, lịch kỷ niệm ko có tên thì bài viết đã nói rồi, nhưng ko hề có câu nào là "UNESCO không tổ chức...", đây là 2 vấn đề khác nhau, đề nghị không tự suy diễn mà hãy dẫn nguồn đích xác câu đóQuangthoai (thảo luận) 03:55, ngày 27 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời
Một lưu ý cho bạn, tôi đưa ra cảnh báo nguồn nhiễu, một phần là giúp cho bạn và cho bài viết nói chung. Nếu một người nào khác trích dẫn sách "Đèn cù" như là một dẫn chứng đời tư của Hồ Chí Minh, dựa trên cơ sở nào để cho sách này là "đúng" và sách khác là "sai"? Nên nhớ nguồn sách cũng không "mạnh" hơn nguồn báo là bao. Đó là chưa kể sách của Pierre Brocheux được rate khá thấp.
Mrducnguyen (thảo luận) 23:23, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bạn phải biết HCM trong thời gian ở Pháp làm cái gì rồi từ đó bạn suy luận ra sẽ biết tại sao HCM lại chọn 1980, 1981, 1984, 1985 làm năm sinh của mình Hack00769 (thảo luận) 06:21, ngày 22 tháng 3 năm 2020 (UTC)Trả lời

Hồ Chí Minh không phải sinh 19 tháng 5 năm 1890, mà sinh 11 tháng 7 năm 1891[sửa mã nguồn]

Lá số tử vi của Hồ Chí Minh ghi sinh 6 tháng 6 năm Tân Mão tức 11 tháng 7 năm 1891.trong khi ở pháp bác Hồ khai sinh các năm 1890,1891.1894.18958.37.225.74 (thảo luận) 12:40, ngày 1 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Wikipedia lấy các ngày sinh chính thức đã được báo chí/sách vở thừa nhận mà thôi. Tuanminh01 (thảo luận) 13:31, ngày 1 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Vặn nguồn[sửa mã nguồn]

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh&type=revision&diff=26667932&oldid=26653840

Người Mỹ xem ông là một người quốc tế cộng sản, bù nhìn của Moskva vì ông đã ở Moskva nhiều năm nhưng ông không phải là người cộng sản theo nghĩa Mỹ hiểu mà là nhà cách mạng hoạt động độc lập.

Bị biến thành:

Chỉ huy Archimedes L.A Patti sau này viết sách Why Vietnam có đề cập rằng người Mỹ không muốn giúp vì họ xem ông là một người quốc tế cộng sản, bù nhìn của Moskva vì ông đã ở Moskva nhiều năm, theo quan điểm của Patti thì thực tế ông là một nhà cách mạng hoạt động độc lập.

Bạn Aokiji đã đặt lời của ông Hồ vào miệng Patti. Humonia (thảo luận) 03:28, ngày 1 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Có bản online không bạn nhỉ, kiểm chứng cho dễ.  A l p h a m a  Talk 03:49, ngày 1 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

https://archive.org/stream/bub_gb_e8EpyU3-2zwC#page/n399/mode/2up

Trang 374 bản tiếng Anh viết rất rõ. Đề nghị cấm Aokiji vì tội vặn nguồn. Humonia (thảo luận) 04:00, ngày 1 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Lùi sửa[sửa mã nguồn]

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh&action=historysubmit&type=revision&diff=30721543&oldid=30721534

Sao bạn lùi sửa đổi của tôi vậy Tuấn Minh? Sửa đổi của tôi sát với nguồn mà.

https://archive.org/stream/bub_gb_e8EpyU3-2zwC#page/n399/mode/2up

Humonia (thảo luận) 14:24, ngày 3 tháng 9 năm 2017 (UTC)Trả lời

Lưu ý lại rằng đó là sách của Patti mà. Lời nói của Hồ Chí Minh được ghi lại với cách hiểu của Patti, thì cũng không thể coi đấy là lời của Hồ Chí Minh hoàn toàn được SRV.Vietnamese (thảo luận)

Ứng cử cho bài viết cho lọc[sửa mã nguồn]

Bản mẫu:UCVBVCL Ngochuong1328 (thảo luận) 11:26, ngày 13 tháng 5 năm 2018 (UTC) Ngochuong1328 (thảo luận) 11:26, ngày 13 tháng 5 năm 2018 (UTC)Trả lời

Bài này đến 10 năm nữa cũng chưa chắc thành bài chọn lọc được, bạn khỏi đề cử cho mất công :) Xuân (thảo luận) 18:48, ngày 22 tháng 5 năm 2018 (UTC)Trả lời

Tính trung lập của bài viết[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ rằng Wikipedia tiếng Việt không còn có nội dung trung lập nữa mà toàn là thông tin tuyên truyền dối trá và định hướng thông tin có lợi cho nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Việt Nam. Các thành viên trên trang này đã cố tình che giấu, bóp méo sự thật. Bằng chứng là một số nội dung trên bản tiếng Việt có thì các ngôn ngữ khác lại không có và ngược lại. Ví dụ như bài 16 tấn vàng của Việt Nam Cộng hòa vu khống cho chế độ cũ một cách trơ trẽn và nói rằng ông Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới mà không hề thấy báo quốc tế nào nhắc đến, thông tin ông ta giết hàng triệu người trong quá khứ cũng bị ém nhẹm chỉ đưa một vài thông tin chung chung. Còn bài Nhân quyền tại Việt NamViệt Nam Cộng Hòa nữa, dối trá đến khốn nạn. Tôi cảm thấy rằng Wikipedia tiếng Việt chẳng có gì là "trung lập". Chắc các bạn ở đây toàn là dư luận viên hoạt động theo chỉ đạo của Ban Chuyên láo nhỉ? Nếu các bạn không trung lập thì tôi chẳng có lý do gì để trung lập.

NguyenMinhThien21 (thảo luận) 00:51, ngày 24 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời
@NguyenMinhThien21:, bạn nhầm rồi, xem bài Quần đảo Hoàng Sa sẽ rõ! Nếu là "Định hướng thông tin có lợi cho Đảng Cộng sản Việt Nam" thì mớ gì phải ghi "Quản lý bởi Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa"? Darling (Thảo luận) 03:19, ngày 24 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời

Bạn phải nêu rõ ràng và chi tiết hơn, chứ nói chung chung vậy thì ko ai hiểu gì và không thể bổ sung thông tin cho bài viết. Tuanminh01 (thảo luận) 03:20, ngày 24 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời

@NguyenMinhThien21:, bạn cứ quăng nguồn uy tín vào đây đi đã, xong rồi hãy nói tiếp được chứ? Darling (Thảo luận) 05:42, ngày 24 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời

Có vẻ như bạn không phân biệt được khái niệm Đảng phái Chính trị và Quốc gia? NguyenMinhThien21 (thảo luận) 06:27, ngày 24 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời

@NguyenMinhThien21:, có vẻ bạn đang hiểu sai giữa liên kết và "liên kết". Wikipedia được hoạt động dựa trên các "liên kết" đó, nếu không thì không có ai kiểm chứng cho những gì bạn viết ra được đâu! Darling (Thảo luận) 07:44, ngày 24 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời

sao trong infobox mục Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam tới 2 lần xuất hiện vậy ạ, có phải là có sai sót hay không Lengkeng91 11:27, ngày 21 tháng 9 năm 2018 (UTC)

Về bài Hồ Chí Minh[sửa mã nguồn]

Nguồn: chuyển từ trang thảo luận thành viên A

Sau khi đọc thảo luận của bạn Nguyenhai314, mình thấy khá là buồn. Có thể nói tầm vóc của Bác với người Việt chúng ta thì khỏi phải bàn cãi rồi, nhưng đáng tiếc là bài viết về chính Bác trên trang bách khoa này được xây dựng chẳng hề tương xứng với tầm vóc đó. Trong khi đó bạn biết không, rất nhiều nhân vật chính khách lẫy lừng của thế giới đều có nhiều bản ngôn ngữ đạt bài chất lượng cao, như Margaret Thatcher (GA bên tiếng Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha), nhiều cựu tổng thống Mỹ đều có bài đạt ngưỡng GA trở lên (Bill Clinton, Harry S. Truman – GA tiếng Anh, Abraham Lincoln – GA tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Đan Mạch và FA tiếng Đức, Bồ Đào Nha, Catalan), rồi cả lãnh tụ Liên Xô Vladimir Lenin (FA tiếng Anh, Indo, Bồ Đào Nha, Croatia, GA tiếng Trung), lãnh tụ Cuba Fidel Castro (GA tiếng Anh, FA tiếng Indo, Malaysia)... nếu kể tiếp thì có ngày mai cũng không hết được. Trong khi ở dự án tiếng Việt của chúng ta chẳng có lấy nổi một bài chính khách người Việt nào đạt nổi ngưỡng BVT, chứ đừng nói đến BVCL. :( Mình không có ý định muốn biến wiki tiếng Việt thành wikipedia của Việt Nam, nhưng chẳng lẽ bao nhiêu người từng vào trang bách khoa toàn thư này đọc lại có người chưa từng ghé qua bài Hồ Chí Minh ít nhất một lần ư? Mình nhớ lần đầu mình bước chân vào dự án này và đọc bài Hồ Chí Minh khi nó vừa ứng cử BVT thất bại đã nhiều năm rồi, kể từ đó đến nay mình thấy bài viết gần như chẳng thấy thay đổi gì, trong khi nguồn tài liệu sách vở học thuật, nghiên cứu hàn lâm thì đâu có thiếu, thậm chí không thể đếm xuể được, ấy là còn chưa nói đến các trang báo điện tử của Đảng, chính phủ rồi cả vô số phim tài liệu nữa. Không biết bao giờ mới có người thật sự đủ tâm, đủ tầm để có thể kêu gọi một nhóm thành viên đi đại tu, nâng cấp bài thành BVT/BVCL nhỉ? (mình nghĩ chắc chắn 1 người thì không thể biến cánh én thành mùa xuân được)  L.Lawliet  06:17, ngày 21 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời

P/s: Phải nói thêm là trong nhiều BVT/BVCL mình từng viết cho dự án này, đa số đều là ở mảng âm nhạc, phim ảnh, bóng đá... Lại cộng thêm việc không hiểu cách xây dựng các bài đề tài tiểu sử, lịch sử và không nắm trong tay bất cứ tài liệu đủ mạnh để làm nguồn tham khảo, nên dù rất muốn góp sức đại tu bài, nhưng mình đành lực bất tòng tâm! :(  L.Lawliet  06:22, ngày 21 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Mintu Martin: Hồ Chí Minh là một bài vô cùng khó viết theo chuẩn của Wikipedia bởi vấn đề nguồn tham khảo không đáng tin cậy (như Nguyenhai314 đã chỉ ra, nhiều nguồn mang tính "tô vẽ" cho nhân vật với tác dụng tuyên truyền chứ không có tính hàn lâm, học thuật), và như mọi bài viết về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến Chiến tranh Việt Nam, bài này sẽ không thể sống sót lâu ở dự án này kể cả khi có ai đó can đảm viết lại toàn bộ và đề cử thành công, trừ phi nạn rối chính trị chấm dứt và chúng ta có các tiêu chuẩn về nguồn nâng cao đối với chủ đề này. Mintu Martin dạo quanh enwp, chắc bạn cũng để ý mảng đề tài Chiến tranh Việt Nam ở Wikipedia tiếng Anh có chi chít sao vàng sao bạc, nhưng với tình trạng của dự án này tôi mạn phép nhận định là sẽ chẳng bao giờ chúng ta đạt tới cái tầm đó. Vài chia sẻ cá nhân, thân ái. --minhhuy (thảo luận) 06:37, ngày 21 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
Mintu Martin tôi trân trọng và hoàn toàn hiểu ý nguyện của bạn. Cá nhân tôi nhận định nếu ở nước khác, một người có tầm vóc tương tự như Hồ Chí Minh chắc chắn đã có bài chọn lọc từ rất lâu rồi. Nhưng với Wikipedia tiếng Việt thì lại khác, đây là nơi tranh chấp chính trị giữa các bên mà nguyên nhân mấu chốt có lẽ là do cuộc chiến ý thức hệ vẫn dai dẳng, chưa chấm dứt. Ở nước khác, việc bàn luận về một nhân vật lịch sử là hết sức bình thường, không cần phải tô vẽ, vì chẳng ai có mục đích hay động cơ để làm điều đó cả, mà mục đích động cơ đó là gì thì tôi không tiện nói ra, nhưng chắc bạn cũng hiểu phần nào. Tôi biết những điều mình nói có thể làm bạn cảm thấy khó chịu, nhưng đấy là sự thật, một nhân vật lịch sử thì luôn có hai mặt, một người hâm mộ thì luôn muốn thần tượng của mình thật đẹp trong mắt người đời, còn một kẻ thù ghét, có thành kiến thì luôn nhìn ra điểm đáng ghét nơi nhân vật mà người kia tôn sùng. Vậy nên, khi đánh giá một nhân vật, sự kiện, kể cả đó có phải là điều mình thích hay không thì phải luôn đảm bảo cái nhìn khách quan, gạt đi những tư tưởng cá nhân như khi ta đang nhận định, viết về những nhân vật hết sức bình thường, "chẳng có can hệ gì đến ta" vậy. Một ví dụ đơn giản: khi tôi viết về một phim điện ảnh mà mình yêu thích, tôi có nên gạt đi tất cả những lời nhận xét chê bai về phim hay không? Tương tự, hãy đặt cùng câu hỏi cho các bài viết chất lượng, đang gây tranh cãi hiện nay, nếu câu trả lời là không, thì xin chúc mừng bạn. Và hãy nhớ rằng, nếu ai cũng nhận thức được cái "lẽ thường tình" ấy thì tôi cam đoan ngày những bài Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Thiệu hay Chiến tranh Việt Nam trở thành các bài viết chất lượng thực sự, được gắn sao sẽ không còn xa đâu! thảo luận quên ký tên này là của Nguyenhai314 (thảo luận • đóng góp).
Nguyenhai314 Thật lòng mà nói, dù rất yêu Bác như mọi người dân đang sống trên dải đất chữ S này, có lẽ mong muốn trên của tôi khó lòng thành hiện thực trong tương lai gần, nhất là với bối cảnh của dự án hiện tại như các bạn đã nêu. Vẫn biết chính trị vốn luôn là một đề tài phức tạp và nhạy cảm, tôi vẫn nuôi hi vọng một ngày nào đó cộng đồng chúng ta sẽ phát triển vững mạnh, đủ sức để ngăn chặn bè lũ rối chính trị, đưa các thành viên trong dự án về nhìn cùng một hướng với xây dựng tích cực trang bách khoa này với những tiêu chuẩn cao và khách quan nhất có thể. Có như vậy thì những bài như Hồ Chí Minh mới có cơ hội, dù là khá mong manh, đạt đến ngưỡng bài chất lượng. Xin cảm ơn các bạn đã nhiệt tình góp ý cho thảo luận này của tôi.  L.Lawliet  11:57, ngày 21 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Mintu Martin: Mình thấy bạn Nguyenhai314 chưa ký tên nên đợi xem thử bạn ấy có viết tiếp gì nữa không nên mình chưa trả lời, mà bạn ấy và bạn Minh Huy đã nói hết ý mình muốn nói rồi :D Bản thân mình và mình nghĩ rất nhiều người khác cũng rất muốn xây dựng các bài viết về các nhân vật lịch sử Việt Nam nhưng đáng tiếc phải nói rằng đây là một điều rất khó vì như Nguyenhai314 đã nói thì "mấu chốt có lẽ là do cuộc chiến ý thức hệ vẫn dai dẳng". Đến khi mọi người sẵn sàng nhìn nhận lịch sử giai đoạn này một cách khách quan hơn, cởi mở hơn, mình nghĩ việc có thể tu sửa, nâng cấp thành BVT hay BVCL là điều không khó.--A thảo luận 12:36, ngày 21 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Mintu Martin, Nguyenhai314, Trần Nguyễn Minh Huy, và A: Việc trùng tu và nâng cấp chất lượng bài viết này không phải là dễ nhưng tôi nghĩ có thể thực hiện được. Tôi nghĩ ta có thể dựa theo mô hình bên Wikipedia tiếng Anh trong việc duy trì chất lượng bài Đại dịch COVID-19: cộng đồng trước hết đồng thuận đưa bài này vào danh sách các bài có đặc cách. Ta cũng nên có đồng thuận về những luật lệ được áp dụng cho các bài đó: như đòi hỏi chỉ sử dụng nguồn hàn lâm, các sửa đổi thiếu nguồn hàn lâm sẽ bị lùi sửa ngay, thêm lời cảnh báo về sửa đổi trong trang sửa đổi nội dung, và những ai tái vi phạm sau khi nhắc nhở sẽ bị cấm sửa đổi bài. Làm thế thì mới có thể tăng chất lượng đối với những bài có rất nhiều tranh cãi. NHD (thảo luận) 16:24, ngày 21 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
Mong bạn A thông cảm vì tôi sử dụng điện thoại để nhắn tin nên cứ nghĩ là nó sẽ tự động thêm chữ ký vào. Đúng như DHN nói, việc trùng tu bài này không dễ nhưng nếu cố gắng thì chắc chắn sẽ làm được. Tôi dám cá chắc chắn có rất nhiều người từng nghĩ đến việc xây dựng bài viết này thành một bài chất lượng rồi, vì cơ bản đây là bài viết, theo tôi là một trong những bài viết "bộ mặt" của Wikipedia tiếng Việt. Và cũng như bạn Mintu Martin đã trình bày, với một tầm vóc lịch sử lớn như Hồ Chí Minh mà bài viết vẫn ngổn ngang thì quả là thiếu sót rất lớn cho cộng đồng chúng ta. Tuy nhiên, theo vấn đề mà bạn Trần Nguyễn Minh Huy và tôi đã từng trình bày, đây là một bài viết đặc biệt nhạy cảm, nếu không muốn nói là chứa đựng lợi ích của rất nhiều cá thể, chỉ một đoạn nhỏ thôi cũng có thể khiến cả một nhóm người dậy sóng. Tôi nghĩ đấy là nguyên nhân chính khiến cho những người có lòng muốn xây dựng bài viết cảm thấy chùn bước, để mọi việc "muốn ra sao thì ra", nhưng thiết nghĩ có lẽ vấn đề này nên chấm dứt, chí ít là trong thời điểm này. Tôi thấy đây là thời điểm thích hợp để đưa bài ra trùng tu vì một vài lý lẽ sau: Thứ nhất, đây là thời điểm các BQV, ĐPV hoạt động với công suất cao, nhiều thành viên cũ cũng bắt đầu quay trở lại với dự án và cống hiến những bài viết chất lượng. Hãy nhìn vào con số ứng cử BVT lẫn BVCL, tôi không nắm chắc liệu thời điểm trước kia thế nào, nhưng với lượng bài viết ứng cử lớn như vậy, cộng đồng đã bắt đầu chú ý hơn tới dự án và thực sự muốn "đại tu" nó. Ngoài ra, như bạn Mintu Martin từng nêu ý kiến, số BVCL đã cán mốc 400 bài, còn mục BVT cũng đang có tín hiệu khả quan. Đây là thời điểm không thể hợp lý hơn để xét lại các giá trị cũ, như Mintu Martin đang xét lại các BVCL kém chất lượng. Thứ hai, vấn nạn rối (tôi không biết mức độ khốc liệt trước kia ra sao), nhưng dưới bàn tay của ThiênĐế98, tôi thấy dạo gần đây rối chính trị hoạt động rất ít, chủ yếu là các tài khoản dùng IP và đều bị chặn ngay từ khi còn trong trứng nước. Thêm nữa, các thành viên có tranh chấp quyền lợi trong bài, mà cụ thể là bài Hồ Chí Minh, dường như đều "nghỉ hưu" cả rồi. Hội tụ đủ các yếu tố như vậy, tôi thiết nghĩ đây chắc chắn là thời điểm vô cùng thích hợp để trùng tu lại toàn bài, như nhã ý của DHN. Tôi nghĩ, cộng đồng chúng ta không nên tiếp tục thờ ơ nữa, nếu không là lúc này thì thiết nghĩ, chẳng còn thời điểm nào thích hợp hơn cả. Ý các bạn thế nào? 14 02:21, ngày 22 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tôi khá tâm đắc với Nguyenhai314 nên cũng muốn nói thêm: tôi thấy chẳng có dấu hiệu gì là "rối" đã nghỉ hưu. Bạn xem lịch sử gần nhất của Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 thì rõ, với những sửa đổi kiểu "sneaky" như vậy thì rất tiếc, tôi vẫn giữ quan điểm là bài Hồ Chí Minh sẽ chẳng thể sống được lâu kể cả khi chúng ta đã cố hết sức đóng góp cho nó lên chất lượng cao nhất, mà không có sự chuẩn bị gì về các tiêu chuẩn đưa vào (nếu mức khóa pending changes được áp dụng thì đã khả dĩ, ngặt nỗi lại không được). Như DHN hướng dẫn, cộng đồng cần ngồi lại định hình cách mà chúng ta tiếp cận chủ đề Chiến tranh Lạnh và Chiến tranh Việt Nam trước với một sự cởi mở và thiện ý làm giàu nội dung cho Wikipedia theo cách trung lập nhất, rồi mới tính đến chuyện phát triển chúng (Wikipedia tiếng Anh đã làm được điều này, còn ta thì chưa). Thú thật tôi đã nghĩ "muốn ra sao thì ra" với loạt bài này từ lâu rồi, để mặc cho rối muốn phá bao nhiêu thì phá tôi chẳng thiết nữa, nhưng lâu lâu vẫn phải tặc lưỡi dính líu do dù gì nó cũng là một phần của Wikipedia. Tôi thường khuyên những người tôi quen không nên tra cứu Wikipedia tiếng Việt đối với các bài về Chiến tranh Việt Nam, vì chúng chẳng đáng tin cậy đâu. --minhhuy (thảo luận) 07:03, ngày 22 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời

Nhận định về làng quê của HCM[sửa mã nguồn]

Mongrangvebet đã xóa thảo luận này của 2001:EE0:5204:EF90:C95D:F7C5:7CC1:F0CF vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 10:10, ngày 15 tháng 8 năm 2020 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

phần mở đầu[sửa mã nguồn]

Bài viết phần mở đầu tôi thấy khá yếu, tôi hi vọng sẽ viết lại, và các bạn hỗ trợ. Hiện tại phần mở đầu không tuơng xứng với 1 nhân vật như HCM


2001:EE0:520E:E3D0:75B9:4305:B695:6C76 (thảo luận) 15:28, ngày 28 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời

Bài hiện đang có vấn đề gì vậy bạn? ~ Mai ~ (thảo luận) 07:15, ngày 26 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Chỉnh sửa lại phần About[sửa mã nguồn]

Phần About ở dưới tên Wiki dùng từ ngữ không phù hợp, mong hãy xem xét lại! Mlokoi963 (thảo luận) 07:07, ngày 26 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

@Mlokoi963: bài đang gặp vấn đề gì và tại sao lại dùng từ ngữ không phù hợp, mời bạn nêu chỗ mà bạn đánh giá là không phù hợp. ~ Mai ~ (thảo luận) 07:14, ngày 26 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Đã sửa, lần sau bạn vào đây mà sửa lại nhé. Tuanminh01 (thảo luận) 07:15, ngày 26 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời