Thảo luận:Hồng Kông

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tôi biết tất cả các bài viết, bất cứ chủ đề gì, đều có thể trở thành bài chọn lọc. Nhưng hiện nay một vài thể loại đã có khá nhiều bài được chọn lọc, như thể loại ngôn ngữ, các quốc gia. Vì vậy theo tôi, nếu có thể, chúng ta nên hướng tới các thể loại khác, tất nhiên tiêu chí chất lượng vẫn là hàng đầu. Ví dụ thể loại huyện Việt Nam, xã Việt Nam, trường đại học Việt Nam rất cần có một bài chọn lọc để làm mẫu cho các bài khác. Những thể loại này hiện nay chủ yếu được viết bởi những người ở huyện, xã, hay sinh viên của nó, thường ít nhiều không trung lập. Đây là ý kiến cá nhân, mong các thành viên khác góp ý.--Sparrow 12:10, ngày 30 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đồng ý với ý kiến của Sparrow, có thể chọn hoặc đề nghị cải tiến một bài thuộc thể loại nào đó để làm mẫu (địa danh, nhân danh Việt Nam, sự kiện Việt Nam, thực vật, động vật...). Nguyễn Thanh Quang 12:17, ngày 30 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Một điều nữa, chúng ta có thể "lợi dụng" các bài chọn lọc bằng các đưa liên kết bài đó vào tiêu bản sơ khai của thể loại. Ví dụ, tạo tiêu bản sơ khai cho các thành phố, trong đó nêu bài Berlin là bài chọn lọc, các thành viên có thể dựa vào đó để viết.--Sparrow 12:23, ngày 30 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tên trong infobox[sửa mã nguồn]

Tên địa danh Trung Quốc trong infoxbox có tiền lệ phiên âm theo trình tự Hán, ví dụ "Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc Hương Cảng Đặc biệt Hành chính khu", hay "Hồ Nam tỉnh", hay "Tân cương Duy ngô nhĩ Tự trị khu". Nếu đổi lại theo trình tự gọi trong tiếng Việt thì theo tôi phải đổi lại hết cho nhất quán. Nguyễn Thanh Quang 09:39, ngày 3 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đồng ý. Tôi sẽ sửa đổi dần các địa danh khác.Genghiskhan 09:42, ngày 3 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

155 và 10[sửa mã nguồn]

Hồng Công có 155 năm là thuộc địa (1842 -1997) và 10 năm thuộc về Trung Quốc, song hai mục "Chính trị và chính quyền" & "Hệ thống pháp luật và tư pháp" trong bài quá chú trọng đến nội dung "Đặc khu Hồng Kong" mới chỉ có 10 năm. Nếu tách bài ra thành hai bài "Nhượng địa Hồng Kông" và "Đặc khu Hồng Kông" thì hay hơn. Vì đây sẽ là hai thực thể khác nhau, giúp người đọc phân biệt được "Hồng Kông" của quá khứ hoa lệ lẫy lừng và một Hồng Kong mới dù rằng nó cũng dựa trên cơ sở của Hồng Công cũ để phát triển về nhiều mặt. Vai trò của Hồng Kông cũ và Hồng Kông mới với kinh tế lục địa là khác nhau. "Hình như" địa giới lãnh thổ cũng có khác vì có thêm lãnh thổ mới được sát nhập vào Hồng Kông mới.Bánh Ướt (thảo luận) 09:47, ngày 17 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Theo tôi thì bài "Đặc khu Hồng Kông" không cần vì nó là Hồng Kông hiện tại, chính là bài này (lãnh thổ thì không thay đổi). Còn làm bài riêng về Nhượng địa Hồng Kông thì tôi tán thành. Trong bài "Hồng Kông" này chỉ cần tóm tắt về thời kỳ đó. Avia (thảo luận) 10:03, ngày 17 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

"Việc xây dựng Shek Kip Mei Estate năm 1953 đánh dấu sự bắt đầu của chương trình public housing estate. " dốt tiếng Anh đọc túi thui, không hiểu gì? Bánh Ướt (thảo luận) 10:00, ngày 17 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]


Giải thích sai[sửa mã nguồn]

Trong bài này có đoạn sau: "Tên gọi 'Hồng Kông' (xuất phát từ tiếng Quảng Đông đọc là Hướng Coỏng, có nghĩa là "cảng thơm", lấy từ khu vực ngày nay là Aberdeen nằm trên đảo Hồng Kông, nơi các sản phẩm từ gỗ hương và nhang một thời được buôn bán. Vùng nước hẹp tách Đảo Hồng Kông và Bán đảo Cửu Long là bến cảng Victoria, một trong những hải cảng tự nhiên sâu nhất thế giới."

Thực tế không phải như vậy. Ở Hương Cảng có một cái đảo tên là Hồng Công. Năm 1842 sau chiến tranh nha phiến thực dân Anh được cắt cho đảo Hồng Công. Sau đó dần dà họ chiếm luôn cả đảo Cửu Long và Hương Cảng. Họ dùng từ Hongkong để gọi toàn bộ vùng đất mình chiếm được ở đó. Người Trung Quốc thì vẫn cứ gọi là Hương Cảng, gọi tắt là Cảng. Hongkong không hề là tên tiếng Quảng Châu của Hương Cảng.

Tên Hồng Kông[sửa mã nguồn]

Tôi không biết nguồn gốc và lí do chọn tiêu đề tên Hồng Kông. Hồng Kông có 2 ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Nếu theo tiếng Anh là Hongkong hoặc Hong Kong, theo tiếng Trung Quốc là Hương Cảng. Còn theo tiếng Việt thì phải là Hồng Công như trong các sách giáo khoa hay Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Hồng Công và Ma Cao cũng dùng Hồng Công ngay trên tên gọi. Tôi không phản đối cách dùng chữ Hồng Kông nhưng rất muốn biết nguồn và lí do chọn chữ Hồng Kông này. Bởi vì cá nhân thấy tên Hồng Kông là kiểu nửa nạc nửa mỡ và chưa biết có qui định chính thức hay không? Treluong (thảo luận) 21:39, ngày 12 tháng 9 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Tôi đồng ý với ý kiến này. Tuy nhiên vẫn muốn nhấn mạnh là tiếng tiếng Trung và tiếng Anh vẫn là hai ngôn ngữ chính thức của Hong Kong, tuy nhiên theo chương 3 của Pháp lệnh Ngôn ngữ Chính thức (wikipedia tiếng Anh) lại không quy định tiếng Trung loại nào, tuy nhiên việc viết bao gồm cả tiếng Quảng Đông và Quan Thoại có lẽ không đúng, do Pháp lệnh không đề cập đến chuyện này. A member of the Anime Brigade - My2ndAngelic 13:34, ngày 1 tháng 11 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng đồng ý với ý kiến này, trang này dành cho người Việt, chúng ta cần xem xét lại Hoàng Long (thảo luận) 21:06, ngày 28 tháng 12 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Mặc dù cả ba thành viên đều tán thành với việc không sử dụng tên hiện tại, nhưng các bạn vẫn chưa trình bày rõ là muốn đổi tên bài thành thế nào, nên yêu cầu đổi tên này vẫn tạm treo ở đây dù về cơ bản đã có được đồng thuận bước đầu. --minhhuy (thảo luận) 02:40, ngày 9 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Về danh từ riêng Hồng Kông[sửa mã nguồn]

Tôi không đồng ý BQT sửa bài của tôi bằng cách biến chữ Hồng Công thành Hồng Kông, Trước hết tôi nhắc lại, trong từ điển Việt ngữ, không tồn tại chữ Kông. Về việc vay mượn từ nước ngoài tôi lưu ý BQT Wikipedia phải bảo tồn toàn vẹn chữ Việt Nam là một phần trong trong văn hoá Việt Nam, không bị tạp lai có khuynh hướng sính ngoại. Tôi chỉ đưa ra 2 từ gợi ý mang đặc thù chữ Việt Nam mà tôi cho đó là phù hợp khi vay mượn từ Hong Kong mà quốc tế sử dụng là Hồng Công hoặc Hương Cảng. Liujing92 (thảo luận) 11:00, ngày 23 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn sự quan tâm của bạn tới dự án Wikipedia. Tài khoản mới mở nhưng bạn đã cho ra đời bài viết Phe kiến chế (Hồng Kông) đầu tay, thật đáng hoan nghênh ! Chính tôi là người đã sửa các từ "Hồng Công" và đồng loạt thay vào đó là "Hồng Kông". Tôi nghĩ, mình thật thiếu trách nhiệm nếu không có một phản hồi đầy đủ và rõ ràng cho bạn.
Từ "Hong Kong" mà Tây phương dùng để gọi vùng đất cựu tô giới Anh Quốc xuất phát từ việc phiên âm tiếng Quảng Đông của chữ Hương Cảng 香港. Và như thế, đúng như bạn gợi ý, địa danh này rất nên, và xứng đáng được chúng ta gọi là "Hương Cảng", theo lối phiên âm Hán-Việt, như đã làm với 99,99% trường hợp địa danh, nhân danh có nguồn gốc tiếng Tàu.
Về chữ "Hồng Công", như bạn khuyến nghị, hay "Hồng Kông" như đã được chọn sử dụng trên Wikipedia, về bản chất thì hai từ này đồng âm, chỉ khác về chính tả.
Trước hết, tôi xin bàn về âm mà 2 từ "Hồng Công" hay "Hồng Kông" biểu diễn mà không bàn về chính tả của nó. Âm đọc của chữ "Hồng Kông"/"Hồng Công" hình thành một cách ngộ nghĩnh, không theo bất cứ một nguyên tắc hàn lâm nào cả, mà chỉ dựa trên nguyên tắc bình dân. Thực vậy, chữ Hương Cảng 香港, nếu đọc bằng tiếng Quảng Đông, ngôn ngữ mà dân xứ Cảng Thơm xài hằng ngày thì được phiên âm Việt bính thành /Hoeng1 Gong2/ (đọc như Hướng Coỏng trong tiếng Việt, với chữ Hướng kéo dài và hàm dưới đưa ra từ từ khi tạo âm), theo tiếng Quan thoại, thì đúng ra nó phải đọc thành /Xiāng Gǎng/ (hay như Xiang Càng, theo tiếng Việt). Người Anh khi chiếm nơi này, nghe theo âm Quảng Đông của chữ 香港 và viết nó lại thành Hong Kong. Có lẽ người Việt chúng ta thấy chữ "Hong Kong" nhìn không thuận mắt lắm, đọc không thuận miệng lắm, nghe không thuận tai lắm nên mới thêm dấu vào để cho nó gần giống tiếng Việt, nhìn nó thân thuộc hơn.
Còn về chính tả, nên viết "Hồng Kông" hay "Hồng Công" trên Wikipedia, tôi không thể giải thích tường tận cho bạn được, bởi tôi không phải là một trong những người đưa ra quyết định chọn tên bài cho thực thể địa lý này. Cũng xin bạn lưu ý rằng, như đã giải thích ở trên, "Hồng Kông" hay "Hồng Công" là những tên gọi ngộ nghĩnh, được hình thành mà không dựa trên quy tắc nào. Đặc biệt, đó chỉ là một lối phiên âm trọ trẹ, có chế biến lại từ tiếng Anh, mà tiếng Anh đó lại dùng để phiên âm tiếng Quảng Đông, của một danh từ riêng, nên việc ép nó vào khuôn khổ tiếng Việt thì hơi quá cứng nhắc. Bạn có nhớ giai đoạn học phổ thông, chúng ta toàn học những tên phiên âm tiếng nước ngoài không ? Lối phiên âm ấy chẳng dựa trên nguyên tắc Quốc ngữ gì cả.
Cuối cùng, một tên đẹp và chính xác cho đặc khu này, theo tôi nên là "Hương Cảng", đúng như gợi ý của bạn. Nhưng biết sao được, ngoài đời có ai gọi thế đâu ? Mà theo nguyên tắc đặt tên bài, tên lựa chọn không phải là tên chính xác nhất, mà nên là tên được sử dụng nhiều nhất. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:36, ngày 23 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tiếng việt đã từ bỏ chữ Trung Hoa có nghĩa là nó đã từ bỏ cái cách mà người Trung Hoa sử dụng để phân biệt các từ đồng âm 扭 妞 忸 狃 沑 吜 杻 炄 㺲 䏔 䂇 䖡 紐(纽) 衄 粈 䚼 鈕(钮) 靵 䶊 羞 峱 䛝 侴 橻, tất cả các kí tự này đều phiên âm ra tiếng việt là sửu hay nữu. Các chữ trên hầu hết phát âm giống nhau nhưng khác nhau về bộ thủ, ví dụ chữ đầu 扭 có bộ thủ là cái tay, 妞 có bộ thủ là nữ, nghĩa là cô gái (kiểu như girl/gal), 狃 có bộ thủ là trư, đọc là sửu nghĩa là trâu. Tiếng việt giàu âm tiết hơn tiếng trung nên có thể gán nhiều cách phát âm khác nhau hơn cho các từ trên nhưng cuối cùng sẽ đi đến một giới hạn vì nhiều âm rất khó đọc đặc biệt là thời đại hiện đại ngày nay cần trao đổi nhanh. Đôi khi việc trao đổi chủ yếu bằng chữ viết nên nhiều khi cách phát âm không quan trọng nữa. Trong khi đó khi tiếng việt đã nhận chữ latin để làm chữ cái của mình thì cũng nên áp dụng các quy tắc của latin để phân biệt từ đồng âm. Ví dụ như viết 2 từ liền nhau: sidewalk thay vì side walk, homesick thay vì home sick, countryman thay vì country man. Sử dụng các phụ âm đồng âm f/ph, c/k, y/i, x/sh/s tráo đổi nhau, thêm phụ âm câm h, sử dụng thay thế nguyên âm bằng phụ âm: w/u (ví dụ: mark twain, twitter), u/v (ví dụ: latin populovs) và nhiều cách khác nữa. Nhưng sự lựa chọn này phải có chọn lọc và hợp ý dân vì như người ý họ cũng không chấp nhận j trong bảng chữ cái của họ: ví dụ (Giovanni, không phải Jovanny). Còn chữ C là người Kinh dùng để viết lại tiếng của mình, trong khi các địa danh Bắc Kạn thì nó không phải xuất phát từ tiếng Kinh nó cũng không bao hàm nghĩa cạn của tiếng Kinh nên không thể viết giống nhau được. Thonn141 (thảo luận) 03:59, ngày 9 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Có chọn lọc ở đây có nghĩa là phải hợp ý dân nữa chứ không phải dễ đọc dễ hiểu dễ phân biệt là được vì cách viết liền nhau của tiếng anh đối với các từ bản địa là xuất phát từ tiếng đức, tiếng được cho là thuỷ tổ của họ ngôn ngữ đó. Ví dụ: Handschuhe (găng tay, Hand: tay, Schuhe: giầy), Fernseher (Ti vi, Fern: xa, seher: đồ xem, bằng với television), vorlegen (vor: đằng trước, legen: đặt, vorlegen: đặt ra, bằng với propose nghĩa là đưa ra hoặc đề xuất). Tiếng anh cũng sử dụng phương pháp ấy: ví dụ (handsome: nghĩa là đẹp, tách ra vô nghĩa, songtext). Nhưng người anh không nhiệt tình vs cách ấy lắm (trong ngôn ngữ học cách đó gọi là unproductive) vì người anh bị đô hộ bởi người pháp họ đem tiếng latin vào nên người anh có xu hướng sử dụng nó hơn là ghép như kiểu tiếng đức. (Ví dụ insomnia nghĩa là mất ngủ, tiếng đức là: schlaflosigkeit: schlaf: ngủ, losig: mất, keit: danh từ hoá). Nếu người anh theo cách này họ sẽ có từ sleeplessness Thonn141 (thảo luận) 04:19, ngày 9 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Hồng Kông[sửa mã nguồn]

Yêu phim TVB quá rồi Nguyennamhung1286 (thảo luận) 01:11, ngày 17 tháng 11 năm 2021 (UTC)[trả lời]