Thảo luận:Nho giáo/Lưu 2

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

- Nho giáo đề cao trinh tiết, giúp giảm mại dâm: nhảm nhí

Thứ nhất, chính tên Dinhcao ở trên đã ca tụng Hán Vũ Đế “Không phải tự nhiên mà Hán Vũ Đế "bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật"”.

Thế có ai nói với mi rằng Hán Vũ Đế - kẻ bắt đầu chính sách độc tôn Nho giáo = chính là 1 trong những tên TQ đầu tiên đề xướng hệ thống “doanh kỹ”, thứ mà ngày nay Tàu, Hàn và vô số nước Đông Nam Á đều nổi điên khi nhắc đến giặc Nhật: “úy an phụ”.

“Chính tự thông dẫn lại Hán Vũ đế ngoại sử nói "Hán Vũ bắt đầu đặt doanh kỹ, để tiếp đãi những tướng sĩ không có vợ". ”(Lịch Sử Kỹ Nữ, tác giả: Từ Quân, Dương Hải)

Cái tên hoàng đến muôn vàn đáng kính của mi còn kinh tởm hơn 100 tên tú bà nhà thổ nữa. Nó mở “úy an phụ” chứ ko thèm mở nhà thổ bình thường.

- Phụ nữ giữ gìn trinh tiết thì mại dâm sẽ ít: nói không biết ngượng.

Trong xã hội TQ cổ, chờ phụ nữ tự nguyện bán dâm (dù là vì miếng cơm manh áo, hoặc vì thích làm cái nghề đó) thì có mà sạt nghiệp.

Kẻ đầu tiên chính thức thành lập nhà thổ là Tề Hoàn Công đời Xuân Thu, do Quảng Trọng gợi ý, cốt để kiếm tiền chi dùng cho quân đội:

“Chiến quốc sách, Đông Chu sách chép Quản tử làm tướng nước Tề, từng đặt "Nữ lư bảy trăm người" để giúp quân phí (15). Lại như Hàn Phi tử, Nan nhị nói "Ngày xưa trong cung Hoàn công có hai chợ, nữ lư hai trăm, là phụ nữ bị phế làm kỹ nữ".

Ở TQ cổ, gái điếm chủ yếu được cung cấp từ 3 nguồn lớn là: tù nhân chiến tranh, thân nhân người phạm tội; con gái bị gia đình/chồng/cha bán đi.

“Tam phong thập khiển ký, Ký sắc hoang nói "Nhà Minh diệt nhà Nguyên, phàm những con cháu của bộ lạc Mông cổ trôi dạt ở Trung Quốc đều sai các địa phương điều tra hộ tịch. Số ở tỉnh thành gọi là Nhạc hộ, ở châu quận gọi là Cái hộ". (số phận các bà tổ của chúng ta cũng từng bị giặc Minh và Nho Tàu nó đối xử như vậy)

“Chu lễ, Thu quan nói "Nô tỳ thì đàn ông xếp vào hạng tù nhân sai phái, phụ nữ đưa vào làm việc xay lúa giã gạo". Luật thời Hán quy định vợ và con gái tội phạm bị sung làm quan tỳ, làm công việc lao dịch ở các nha môn. Hán cựu nghi nói "Quan nô tỳ trong phủ Thừa tướng canh đêm báo thức. Nhũ mẫu trong cung lấy từ quan tỳ. Các quan lang trong cung đều dùng quan nô tỳ đưa tin. Thái quan Thang quan đều có ba ngàn nô tỳ". Lại nói "Thái bộc mục súy có ba mươi sáu sở, chia ra ở biên giới và phía bắc và phía tây, lấy quan lang làm Uyển giám, quan nô tỳ chia nhau nuôi ba mươi vạn ngựa". Hán luật còn quy định "Vợ của tội nhân làm nô tỳ phải thích chữ vào mặt, tổ tiên của nô tỳ có tội, tuy qua trăm đời vẫn phải thích chữ vào mặt để hầu hạ quan". Đó tức nói không xóa tên trong sổ nô tịch, phải làm nô tỳ trọn đời. … Từ thời Hán trở đi hiện tượng vợ con tội nhân bị sung làm kỹ nữ lại càng phổ biến. Xuyết canh lục nói "Nay lấy kỹ nữ làm quan nô, tức quan tỳ thời cổ". Cựu Đường thư, Lâm Uẩn truyện nói "Ra làm Thứ sử Thiều Châu, từng đánh chết mạc khách là Đào Nguyên Chi, ném xác xuống sông, bắt người vợ sung làm xướng kỹ".

Thời Minh cũng thế, Chúc Minh Doãn trong Ôi đàm nói "Phụng Hóa có cái gọi là Cái hộ, tục gọi là Đại bần, tập trung cư ngụ ngoài thành, ăn ở với nhau, dân thường không thèm đi lại, được quan cấp lương thực quần áo. Phụ nữ ở đó hơi có sắc đẹp, làm việc hầu hạ chăn gối, lúc đầu đều là con nhà quan, phạm tội nên chồng bị giết mà vợ bị sung công. Quan giết chồng mà thu họ hầu hạ, đến mãi hiện nay.”

“kẻ thống trị còn chế định ra "luật bán mình"…. có một số trường hợp "tự bán" hoàn toàn không phải vì lý do kinh tế mà có quan hệ với quan niệm phong kiến nam tôn nữ ty trong dân gian. Dương Cốc mạn lục của Hồng Tốn thời Nam Tống chép "Những nhà nghèo ở kinh sư không trọng việc sinh con trai, mỗi khi sinh được con gái thì nâng niu như châu ngọc. Nuôi đến lớn ắt tùy theo tư chất mà dạy cho đàn hát, chuẩn bị bán cho các sĩ đại phu mua vui. Tên gọi khác nhau, có Người hầu cận (Thân biên nhân), Người của mình (Bản thân nhân), Người hầu (Cung quá nhân), Người may vá (Châm tuyến nhân), Người dưới thềm (Đường tiền nhân), Người diễn trò (Kịch tạp nhân), Hầu đàn (Cầm đồng), Hầu cờ (Kỳ đồng), Nhà bếp (Trù tử) rất phân minh. Trong đó Trù nương là hạng kém nhất nhưng nếu không phải nhà thật giàu thì không thể dùng được". Rất rõ ràng là "nhà nghèo" bán con gái cho "sĩ đại phu mua vui" hoàn toàn không phải vì không nuôi được mà vì bị ảnh hưởng bởi quan niệm nam tôn nữ ty truyền thống. Đối với họ toàn bộ giá trị của phụ nữ chỉ là công cụ sinh con nối dõi và đối tượng để đàn ông thỏa mãn xác thịt.”

Ngay cái Truyện Kiều bản gốc của Tàu do người Minh - Thanh viết, nếu đọc kỹ sẽ dễ dàng nhận ra bọn sai nha và quan phủ thực chất đã câu kết bọn buôn người Mã Giám Sinh vu họa để dồn con gái lương thiện phải bán mình từ đầu. Hoàn toàn không phải chuyện ngẫu nhiên.

Như vậy, muốn chống mại dâm thì phải chứng minh được Nho giáo đã: - chống buôn người - coi nam nữ bình đẳng - chống lại quốc sách mở nhà thổ và nhà thổ quân đội của triều đình.

Còn bảo “coi trọng trinh tiết là giúp ngăn chặn mại dâm” thì chỉ là lời nói láo, 2 thứ này gần như không liên quan ảnh hưởng gì nhau trong thời cổ.

Trần Nguyễn Minh Huy đã xóa thảo luận này của 176.192.254.222 vì cho rằng nó vi phạm thái độ văn minh và/hoặc là tấn công cá nhân.
Việc xóa bỏ diễn ra vào lúc 15:21, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, hãy tra mốc thời gian đó ở lịch sử trang.[trả lời]

Bài viết lố bịch như vậy, ĐỂ LÀM GÌ?

176.192.254.222 (thảo luận) 13:00, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC) Yevon[trả lời]

Khách quan mà nói bài viết nay đang dựa quá nhiều vào nguồn "Tứ thư, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003." Bạn hoàn toàn có thể tự tay viết lại các thông tin bằng cách trích dẫn đa chiều nguồn thông tin hơn, nhớ chú thích nguồn gốc rõ ràng. -- minhhuy (thảo luận) 15:04, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Tôi đã gắn các bản mẫu cảnh báo cần thiết vào bài, như tranh cãi về thái độ trung lập (POV) và dựa dẫm phần lớn vào một nguồn (cũng là POV). Khi trang hết hạn khóa, bạn được khuyến khích sử dụng tài khoản đã đăng nhập để cải thiện bài viết này và tiếp tục thảo luận tranh luận với các thành viên. Dinhcao (thảo luận · đóng góp) là một tài khoản con rối đã bị cấm sửa đổi vô hạn nên không thể tranh luận với bạn được. Xin chú ý đến việc giữ thiện ý cũng như tác phong thảo luận. Thân. -- minhhuy (thảo luận) 15:10, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Toàn thấy IP nói về những chuyện thời trung cổ, có thấy nói về Nho giáo đâu mà tranh luận với IP. Nếu IP thấy Nho giáo thế này thế kia thì cứ đưa thông tin vào bài, la làng ở đây làm gì. Khi nào Nho giáo khuyến khích những chuyện IP nói thì hãy la làng. Người ta làm ngược với Nho giáo thì la làng ích gì? Chúa dạy yêu thương con người mà con chiên giết người thì đó là lỗi của Chúa sao? Bài viết sử dụng rất nhiều nguồn chứ không phải 1 nguồn duy nhất "Tứ thư, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003." nha Minh Huy. Bạn thật quá đáng khi lấy lý do này để đặt biển trung lập. Xixaxixup (thảo luận) 15:49, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Vui lòng đọc kỹ thảo luận của tôi và đừng chơi trò luẩn quẩn với hệ thống. -- minhhuy (thảo luận) 16:03, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

"dựa dẫm phần lớn vào một nguồn (cũng là POV)" Bạn viết thế này chứ ai. Bài này đang đẹp, bạn đặt 2 cái biển chình ình xấu không chịu được. Xixaxixup (thảo luận) 16:05, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Nhắc bạn một lần nữa 'đừng chơi trò luẩn quẩn với hệ thống. Nếu các hành vi phá rối này tiếp tục, tài khoản của bạn sẽ bị cấm một lần nữa. -- minhhuy (thảo luận) 16:08, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Bạn phản bác lý lẽ của tôi đi. Cứ chụp mũ "Chơi trò luẩn quẩn với hệ thống" rồi đe dọa cấm làm gì. Xixaxixup (thảo luận) 16:11, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Nếu bạn cố tình không hiểu và giả vờ không hiểu thì tôi thấy không cần thiết phản bác lý lẽ. Còn với việc bạn tách lẻ câu của tôi rồi nói quanh nói quẩn bất chấp bài viết thực sự đang tổng hợp phần lớn thông tin từ một nguồn chính yếu thì cũng không còn lạ gì nữa. Đây cũng là cảnh cáo cuối cùng. --minhhuy (thảo luận) 16:15, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Thật ra cách lập luận của IP cũng khá thú vị. Nó cho thấy nhiều người đánh giá học thuyết không phải qua chính bản thân nó mà qua hành vi của những người xem học thuyết đó là hệ tư tưởng của họ. Nho giáo, chủ nghĩa cộng sản đều chịu chung số phận như vậy. Xixaxixup (thảo luận) 16:14, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Bạn đếm xem trong bài đang sử dụng bao nhiêu nguồn. Nguồn "Tứ thư, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003." được sử dụng nhiều nhất vì đó là kinh điển Nho giáo. Viết về Nho giáo mà không trích kinh điển thì làm sao người ta biết mặt mũi Nho giáo thế nào. Xixaxixup (thảo luận) 16:18, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Bạn trích dẫn nguồn cho bài Nho giáo để trình bày các cơ sở lý lẽ do chính nó tự viết về mình, như vậy khác nào với POV hả bạn? Bạn cũng đang quên đi một bản mẫu khác được gắn trong bài tại đề mục #Nội dung cơ bản. -- minhhuy (thảo luận) 16:20, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Chẳng có gì là POV. Những gì viết bên cạnh kinh điển Nho giáo chỉ là để phân tích, làm sáng tỏ kinh điển chứ chẳng có chỗ nào nâng bi, ca ngợi Nho giáo hết. Xixaxixup (thảo luận) 16:22, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Vậy tôi có thể xem tuyên bố trên là minh chứng rõ ràng nhất cho nội dung bản mẫu như sau: Bài viết (hoặc đoạn) này hiện đang gây tranh cãi về tính trung lập., và chắc là bạn cũng thừa nhận điều này. Vì vậy xin đừng mãi quanh quẩn, ngụy biện wiki với việc gắn biển của tôi nữa, và tôi cũng không còn đủ kiên nhẫn để theo thảo luận này với bạn. Cho đến khi tranh luận này chưa được giải quyết và tình trạng bài viết vẫn đang sử dụng phần lớn thông tin từ một nguồn tham chiếu duy nhất, ba bản mẫu trên vẫn sẽ được gắn nguyên vẹn. -- minhhuy (thảo luận) 16:25, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Quá phi lý! Xixaxixup (thảo luận) 16:27, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)|}[trả lời]

Người Việt học Nho giáo không đến nơi đến chốn, không hiểu thấu đáo nó rồi biện bạch mình cải biên nó cho phù hợp với Việt Nam. Học hành kiểu đó không bao giờ khá nổi. Hamloi23 (thảo luận) 16:44, ngày 7 tháng 6 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Lùi sửa

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nho_gi%C3%A1o&type=revision&diff=47100857&oldid=47100781

Đề nghị bạn Tuấn Minh giải thích vì sao bạn lùi sửa ở đây. Dimrutu (thảo luận) 05:31, ngày 5 tháng 1 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Không hiểu hay vờ không hiểu?

Có người không hiểu hay giả ngơ không chịu hiểu? ( A. Mà ngày xưa Huỳnh Thúc Kháng cũng giả điếc làm thinh khi bị Phan Khôi chất vấn kia mà)

1/Nho giáo hay bất kỳ học thuyết nào cũng phải xét trên 2 phương diện lý thuyết và thực tế.

Như Nho giáo lý thuyết thì nói điều nhân nghĩa, nhưng Văn Thân thế kỷ 19 thực tế lại cổ động dân chúng đi giết người. Đó là khác biệt giữa lý thuyết và thực tế, qua đó mới làm rõ được những giáo điều Nho gia kỳ thực được áp dụng đến đâu.

2/ Nho giáo không phải chỉ là phần học thuyết do Khổng khởi xướng. Cho nên bài viết lẽ ra phải cho thấy quá trình biến đổi/ phát triển các lý thuyết của Nho qua nhiều người, nhiều thời đại. Nói “nhiều người đánh giá học thuyết không phải qua chính bản thân nó mà qua hành vi của những người xem học thuyết đó là hệ tư tưởng của họ” là nhảm nhí. Vậy hóa ra phải loại luôn Mạnh Tử, Tăng Tử, Chu – Trình khỏi hệ thống Nho giáo à?

3/ Tác giả bài viết khoe khoang, ca tụng chắp vá thậm chí cả những cái vốn không phải từ Nho giáo và cả những thành tích ảo do tự suy diễn ( tiết liệt; “ vì đề cao trinh tiết giúp giảm mại dâm”).

Muốn phản biện, tôi phải dẫn chứng cho thấy những cái “ Nho giáo” kia kỳ thực là cái gì, xuất hiện từ bao giờ, do ai. Hoặc làm rõ mại dâm thời xưa nó được duy trì bởi cái gì, và Nho giáo có động chạm gì đến những thứ đó không.

Thế tôi hỏi ngược lại, nguyên cái bài dài dằng dặc kia, bao nhiêu % là thật sự trích dẫn Nho giáo, còn bao nhiêu % là anh tác giả tự biên tự diễn tự độc thoại tự khẳng định mà không có bất cứ bằng chứng/ dẫn chứng nào cả? Viết về Nho giáo mà không trích dẫn cho biết Nho giáo nói gì, mà toàn là " tôi nói gì về Nho giáo". Bài vở gì thế huh?

Nho giáo trải 2000 năm với bao nhiêu trường phái kế thừa nhau, đâu thể 1-2 năm mà tổng hợp tư liệu viết cho rõ được. Tôi nói thẳng, bài viết hổ lốn và rối/ dài như bây giờ là do (phần nội dung được ẩn do vi phạm thái độ văn minh) và nhiều kẻ khác gây ra. Đáng lẽ việc viết lại cho đạt yêu cầu là việc của những kẻ đó, tôi là culy sao mà bảo tôi hốt dọn? Đạo đức Nho giáo để đâu? Hay Nho giáo không dạy người ta khắc phục hậu quả?


phương pháp chữa cháy trước mắt theo ý tôi: dịch bản English thay vào. Từ từ bổ sung sau. 185.28.193.95 (thảo luận) 16:37, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)Yevon[trả lời]

Một lần nữa tôi cảnh báo bạn về việc giữ Thái độ văn minh và không tấn công cá nhân. Nếu bạn tiếp tục dùng các từ ngữ kích động hay có ý miệt thị người khác, cuộc tranh luận sẽ càng đi vào bế tắc và bạn cũng không được hoan nghênh thảo luận nữa. --minhhuy (thảo luận) 16:41, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Bạn dạy con bạn làm điều hay lẽ phải mà nó trộm cướp đến nỗi bị bắt rồi người ta bỏ tù bạn thì bạn có chịu không ? Ai làm nấy chịu. Ông A, ông B mang danh Nho sĩ làm bậy thì ông ấy tự chịu, sao bắt Nho giáo chịu ? Xixaxixup (thảo luận) 16:42, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Vấn đề là cái đứa con đó dù đi ăn cướp hay ko, nó vẫn chịu 1 phần ảnh hưởng giáo dục từ cậu, ok? Và cậu dám khẳng định hành vi của nó ko có phần nào là kết quả do cậu giáo dục, ngay cả khi nó vừa cướp vừa khoe “ cha tao dạy thế”????

Hừ, vậy thì Tứ Thư, đem đốt hết, chừa Luận Ngữ lại. Mà Luận Ngữ cũng chưa chắc là do Khổng viết ra, đốt luôn?

Ở trên thì bảo “ Nho giáo truyền 2000 năm, tất có cái hay” Ở dưới nói “Ai làm nấy chịu.” Vậy “ 2000 năm” kia là thuộc về Hán Nho, Đường Nho, Minh Nho, Tống Nho, Thanh Nho, dính dáng gì Khổng Nho mà đem vào bài nói? “ Nho giáo ở VN, Hàn Quốc, Nhật” đem vào bàn làm gì khi thực tế các dân tộc đó cũng tiếp thu và vận dụng theo cách riêng?

Nếu những tập thể đó ( đều tự nhận mình là Nho giáo) có thành tựu gì thì nhảy vào bảo “ nhờ học Nho nên vậy”. Nếu họ phát sinh tiêu cực thì lại bảo “ Ai làm nấy chịu”? Đây là kiểu lý luận gì vậy?

Nếu nói như cậu thì bài viết sẽ giản lược rất nhiều ( rất tốt nữa). Chỉ cần xoay quanh Luận Ngữ và Ngũ Kinh thôi, còn lại bỏ hết đi. Từ khi Hán Vũ Đế độc tôn Nho thì đó đã là Hán Nho mất rồi. Khổng Tử thậm chí còn ko hình dung ra được chế độ trung ương tập quyền là thế nào, sao bảo Nho từ Hán về sau dính đến ổng được. 185.28.193.95 (thảo luận) 16:58, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)Yevon[trả lời]

Vậy thì bạn thấy ông Khổng dạy người đời làm bậy chỗ nào cứ đem vào bài cho vừa lòng bạn. Lên đây la làng làm gì ? Xixaxixup (thảo luận) 17:01, ngày 12 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Tinh thần dân chủ tranh luận học thuật trong Nho giáo mà tác giả bài viết rêu rao đâu rồi? Sao đến khi tranh luận thật thì toàn nói bằng cái giọng xẵng thế là thế nào nhỉ? Vậy cái quan niệm " Liệt nữ" kia, Khổng Tử có nhắc đến đâu, sao tác giả tỉnh bơ bê vô bài viết rồi ca tụng????137.74.254.198 (thảo luận) 03:25, ngày 13 tháng 10 năm 2016 (UTC)Yevon[trả lời]

Phát hiện tác giả bài viết copy không ghi nguồn

Cụ thể là tác giả đã copy từ bài…báo ( không phải bài nghiên cứu) trong nguồn sau, sau đó tự ý thêm thắt trộn thêm, nhưng không ghi nguồn:

http://www.daikynguyenvn.com/van-hoa/ban-nghi-minh-da-hieu-dung-ve-2-chu-gia-truong-hay-nghi-lai.html

Nguồn:

“ không ít người hiện nay do hiểu lầm mà đả kích Nho giáo là “chà đạp phụ nữ”. Thật vậy chăng? Thực tế là, Nho giáo đề cao tình nghĩa vợ chồng, không cho phép ngoại tình sau khi kết hôn. Đàn ông không được ngoại tình, đánh mắng vợ vì đó là hành vi “bất nhân, bất nghĩa”, sẽ bị các bậc trưởng thượng và gia tộc phê phán. Mẹ già không lo bị con cái bỏ rơi. Phụ nữ tu dưỡng Công-Dung-Ngôn-Hạnh, khiến cho gia đình được yên ấm. Nho giáo cũng coi trọng trinh tiết, phê phán quan hệ tình dục trước hôn nhân và sống thử, coi đó là hành vi bại hoại đạo đức và gia quy.”


Bài viết: • “ Trong hôn nhân, Nho giáo đề cao tình nghĩa vợ chồng, không cho phép ngoại tình sau khi kết hôn. Người vợ phải biết Tam tòng, tứ đức, ngược lại người chồng cũng không được lạm dụng uy quyền để hành hạ vợ (bởi như thế là hành vi "Bất nhân, bất nghĩa"). • Nho giáo coi trọng trinh tiết, đối với việc quan hệ tình dục trước hôn nhân hoặc sống thử, đạo Nho rất phê phán, xem đó là hành động vô đạo đức, làm nhục gia quy. Nhiều người thời hiện đại phê phán tư tưởng này là "cổ hủ, chà đạp quyền tự do", nhưng nếu suy nghĩ sâu xa thì quy định này đảm bảo sự bền vững của mỗi gia đình cũng như xã hội: con gái biết quý trọng trinh tiết nên không lo bị Sở Khanh lừa gạt, con trai thì có ý thức giữ gìn bản thân không sa đọa vào nữ sắc, nạnmại dâm không thể lan tràn, bệnh hoa liễu và nạo phá thai được giảm thiểu tối đa (điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh y học thời xưa còn lạc hậu). • Trái với cách nghĩ của nhiều người cho rằng Nho giáo "chà đạp phụ nữ", thực sự chính Nho giáo đã bảo vệ quyền lợi vật chất cũng như tinh thần của người phụ nữ trong một xã hội luôn bị thiên tai, dịch bệnh đe dọa (đàn ông không được ngoại tình, đánh mắng vợ vì lo sợ bậc trưởng thượng và gia tộc của anh ta phê phán, người mẹ già không lo bị con cái bỏ rơi, kẻ cưỡng hiếp phụ nữ bị luật pháp trừng trị rất nghiêm khắc). Ngược lại, Nho giáo cho rằng người phụ nữ cũng phải tu dưỡng bản thân, rèn luyện những mỹ đức như Công-Dung-Ngôn-Hạnh, chăm sóc gia đình chu đáo, làm đẹp lòng họ tộc, có như vậy gia đình và dòng tộc mới được yên ấm.”

Cả 3 đoạn của bài viết này thực chất là lặp đi lặp lại cùng 1 nội dung trong link gốc, nhưng tác giả tự thêm mắm muối vài chi tiết bài gốc không hề đề cập như “con gái biết quý trọng trinh tiết nên không lo bị Sở Khanh lừa gạt, con trai thì có ý thức giữ gìn bản thân không sa đọa vào nữ sắc, nạnmại dâm không thể lan tràn, bệnh hoa liễu và nạo phá thai được giảm thiểu tối đa (điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh y học thời xưa còn lạc hậu).” hay “cưỡng hiếp phụ nữ bị luật pháp trừng trị rất nghiêm khắc”, và hiển nhiên, là cũng không hề có chứng minh gì từ kinh điển Nho gia về các đoạn bổ sung đó.

Điều đó giải thích lý do vì sao viết cả 1 đoạn dài mà nội dung cứ lặp đi lặp lại nhưng lại không trích dẫn nguồn của kinh điển Nho gốc. Lý do vì nguồn mà tác giả sử dụng cũng không hề có trích dẫn cho biết những quan niệm này lấy từ câu nào trong sách Nho.

Đây có thể coi là 1 kiểu vi phạm nội quy viết bài không?

Vậy thì cứ xóa đoạn đó đi. Xixaxixup (thảo luận) 03:34, ngày 13 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Dối trá, lập lờ đánh lận con đen

" Khổng giáo bao hàm lời dạy của các bậc hiền nhân Nho gia, mà là những chỉ dẫn về cách sống thuận theo đạo đức để con người được an vui, xã hội được vững mạnh. Những lời dạy này không được xem là những lời của Thượng đế mặc khải như Thánh Kinh của Thiên Chúa giáo hoặc Hồi giáo, tùy hoàn cảnh mỗi nước mà sẽ có những cách diễn giải khác nhau song không hề xung đột với nhau về ý tưởng chung và đều hướng con người đến đạo đức mẫu mực. Do đó, không hề có cuộc chiến tranh nào vì lý do tôn giáo trong lịch sử Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản hay Triều Tiên. Đó là một điều mà các học giả phương Tây rất ca ngợi các quốc gia Đông Á.

... Nhờ Nho giáo, người Trung Quốc không ai không xem trọng giáo dục. Khi nhà Hán lập quốc, chính sách của quốc gia có tám chữ "Dựng nước an dân, giáo dục làm đầu". "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ", hoàn toàn dùng giáo dục."

= > Kẻ viết bài không thèm dẫn chứng, hoàn toàn là tự quy kết dựa trên sự bịa đặt. Lập lờ đánh lận con đen.

1/Dưới danh nghĩa Nho giáo, TQ không phát động " chiến tranh tôn giáo" nhưng lại phát động chiến tranh "khai hóa", chiến tranh "vệ Khổng". Khổng Nho vốn không phải tôn giáo (chỉ là 1 trường phái học thuyết xã hội) nhưng từ lâu đã bị biến thành khuôn vàng thước ngọc - ngay kẻ viết bài cũng đã một mực khẳng định quan niệm đó qua lối lý lẽ " mất Nho thì mất văn hóa, thì thành mọi rợ, dã man".

Ngày trước, tất cả những người nêu ý kiến nghi ngờ Nho giáo liền trị bọn sĩ phu kết hợp với "thiên triều" bịt miệng và tru lục thẳng tay. Nổi tiếng nhất là việc Hồ Quý Ly chất vấn những điều đáng ngờ của Nho giáo, thì liền bị Minh triều kể tội rồi keó quân chinh phạt. Tờ chiếu viết gì?

"khinh Văn vương, Võ vương không đủ làm phép tắc, khinh Chu công, Khổng Tử không đủ làm bậc thầy..."

Đó ko phải là 1 thứ chiến tranh tôn giáo chứ là gì?

2/ Ở trên đã vừa nêu, qua đó ta thấy rõ, thứ giáo dục của Nho giáo không phải là tự do học thuật, trăm nhà đua tiếng. Nó cũng không phải là sự ham học để mở mang kiến thức, ứng dụng vào đời sống, mà chỉ là để mua danh, mua tước vị (Phan Chu Trinh đã nói từ lâu). Nó kỳ thực là 1 thứ giáo dục nhồi sọ, chỉ khép kín trong khuôn khổ Nho giáo và " những gì được thiên triều cho phép". Mọi ý kiến thuộc những trường phái phi Nho đều bị hủy diệt và đàn áp thẳng tay.

3/ " Dân tộc Trung Hoa đã nhiều lần bị ngoại tộc (Mông Cổ, Mãn Thanh...) xâm chiếm, nhưng văn hiến của họ thì không gươm giáo nào hủy hoại được, ngược lại còn đồng hóa luôn những kẻ đã chinh phục họ, ấy là nhờ một phần lớn ở những tư tưởng sâu xa của Nho giáo đã trui rèn nên một tầng lớp Nho sĩ thông thuộc kinh sử và giàu phẩm chất đạo đức.

... Do vậy Trung Hoa trải qua hơn 2.000 năm, dù thịnh suy mỗi lúc khác nhau, nhưng đất nước của họ vẫn không hề lụn bại, trong khi các đế chế khác như La Mã, Ba Tư... cứ lần lượt xuất hiện rồi sụp đổ. Việc này ngay đến người ngoại quốc cũng khen ngợi. Không phải chính trị, không phải vũ lực của Trung Quốc, cũng không phải là kinh tế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc, mà chính văn hiến của Trung Quốc mới là vũ khí mạnh nhất của họ, giúp đất nước họ trường tồn. Mà gây dựng nên nền văn hiến đó, công đầu thuộc về Nho giáo."

= > hoàn toàn dối trá, sặc mùi tuyên truyền theo quan niệm chính thống TQ.

Cho đến nay, văn hóa TQ đã đứt gãy nhiều lần. Ngay cả Nho giáo mà mỗi đời cũng quan niệm và ứng dụng mỗi khác.

Sau khi Ngũ Hồ loạn hoa tấn công nhà Tấn thì chính quyền người Hán đã tan tác rồi. Hết loạn thập lục quốc - nam bắc triều, đến khi nhà Đường lên, cái gọi là "đồng hóa ngược", thực ra là 1 sự trộn lẫn giữa văn hóa Tiên Ti, Hung Nô,... với văn hóa TQ. Nhà Đường là ai? Là 1 chính quyền của những người gốc Tiên Ty. Ngay Võ Tắc Thiên cũng chỉ có 1/2 dòng máu bố là người Hán. Từ văn hóa, kỹ thuật, tổ chức, nhà Đường "dị tộc" đều khác hẳn nhà Hán "thuần chủng". Chẳng qua nhà Đường là triều đại vĩ đại nhất lịch sử TQ - buồn cười rằng đây lại là 1 triều đại phi Hán, y như Mông Cổ, Mãn Châu - nên TQ liền tuyên truyền như thể nhà Đường là do người Hán lãnh đạo.

Lần thứ 2, sau khi nhà Nguyên bị đánh chạy khỏi Trung Quốc, chính Nguyễn Trãi - 1 nhà Nho - khi phụ trách định quy chế phẩm phục cho nhà Lê Sơ, đã tố cáo trang phục nhà Minh hiện tại phần nhiều đã lai tạp với " rợ Hồ" (Mông Cổ), không còn là nhà Đường-Tống ngày xưa nữa. Ông giận dữ gọi thứ trang phục " thiên triều" " đồng hóa ngược" ấy là thứ trang phục lai căng, mất gốc, không phải Hán phục đích thực.

Rồi lần thứ 3, Mãn Thanh thay đổi toàn bộ đầu tóc, phẩm phục người Hán. Chỉ 100 năm sau, bọn con dân thiên triều, mỗi khi nhìn đoàn sứ bộ Triều Tiên và Việt Nam (vốn mặc trang phục phỏng theo nhà Minh) thì lại chỉ trỏ, cười chê, tưởng rằng học mặc trang phục... hát bội. Rõ là dân Tàu đã bị Mãn Thanh hóa rõ rệt, quên cả văn hóa tổ tiên.

3 lần bị xâm lăng, 3 lần văn hóa bị đồng hóa. Vậy mà dám tuyên truyền ngụy biện rằng mình "đồng hóa ngược" người ta chứ không phải họ đồng hóa mình. Thật là chuyện đến trẻ nít nghe còn không lọt tai. Vả trừ kẻ cuồng Tàu nghe riết thành quen tai ra, ai tin nổi lý luận đó?

==

Theo tôi cần phải viết bài có nguồn, cấm đưa ra ý riêng. Cũng là 1 thứ sách giáo dục vậy thôi, đừng tôn sùng nó quá. Nó giỏi như thế, chạy sang Canada, sang Mĩ làm gì ? Các nước dính dáng tới tí đạo Nho này, như Nhật, Hàn thì bị Mĩ nó đóng quân, bảo gì nghe nấy. Triều thì nát rồi, TQ, Vn thì cũng chả hơn gì. 02:08, ngày 9 tháng 10 năm 2017 (UTC)

Xóa thông tin có nguồn

Đề nghị Hugopako không xóa thông tin có nguồn trong bài này. Nếu bạn không có ý kiến gì tôi sẽ hồi phục những thông tin có nguồn hợp lệ mà bạn đã xóa. Siut (thảo luận) 08:38, ngày 16 tháng 8 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Nguồn không liên quan tí gì tới nội dung.Hugopako (thảo luận) 08:43, ngày 16 tháng 8 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Bạn nói rõ hơn đi. Nguồn nào không liên quan đến nội dung nào? Siut (thảo luận) 08:44, ngày 16 tháng 8 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Quý vị nên tự vào lịch sử để tìm hiểu.Hugopako (thảo luận) 08:45, ngày 16 tháng 8 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Vậy là sao? Bạn phải chứng minh lời bạn nói chứ. Siut (thảo luận) 08:46, ngày 16 tháng 8 năm 2017 (UTC)[trả lời]

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nho_gi%C3%A1o&type=revision&diff=27303721&oldid=27303530

Đề nghị Hugopako giải thích vì sao bạn xóa thông tin có nguồn. Nếu bạn không lý giải được hành động của bạn, sau khi bài này hết hạn khóa tôi sẽ phục hồi các thông tin bị bạn xóa. Humonia (thảo luận) 13:40, ngày 12 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Để tránh người khác xóa nguồn, mỗi đoạn bạn viết nên kẹp 2 nguồn hàn lâm dễ kiểm chứng theo, như vậy mọi rắc rối sẽ hết, thân!  A l p h a m a  Talk 14:10, ngày 12 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Nguồn không hợp lệ, các nguồn bạn đưa gồm có:
  • [1] chỉ là những con số để so sánh độ tiết kiệm giữa các nước mà không hề có phân tích hay nhận định. Trong bài, bạn viết "Các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của Nho giáo có tỷ lệ tiết kiệm cao hơn các khu vực khác trên thế giới", phần "Các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của Nho giáo" là do bạn tự thêm vào. Có thể các nước chịu ảnh hưởng Nho giáo có tiết kiệm đấy, nhưng có chắc đó là tại bởi Nho giáo hay không?
  • [2] chỉ là bảng so sánh số giờ làm của người dân Singapore qua các năm khác nhau, mà bạn viết trong bài là "Họ cũng có số giờ làm việc cao hơn các nước khác". Nguồn này không hề có sự so sánh với các nước khác.
  • [3] là bảng so sánh số giờ làm việc giữa các nước. Cũng chỉ là những con số đơn lẻ, không hề có nhận định hay phân tích, nên không thể khẳng định rằng họ siêng năng "bởi họ chịu ảnh hưởng Nho giáo".
  • [4] là một bài viết trên tờ The Wall Street Journal viết về số giờ làm việc của người lao động Trung Quốc, và cũng không hề có so sánh gì để khẳng định "Họ cũng có số giờ làm việc cao hơn các nước khác".
Nếu bạn Hugopako chưa kịp đọc qua để xóa, tôi cũng sẽ xóa. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 17:43, ngày 12 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

https://books.google.com.vn/books?id=gdsCmvacQskC&pg=PA5&lpg=PA5&dq=country%27s+high+saving+rate+as+in+large+part+the+product+of+Confucianism&source=bl&ots=pWE7miUh8c&sig=UQUXCBpLWXf2vvToG1g3j4I7fUg&hl=en&sa=X&redir_esc=y#v=onepage&q=country%27s%20high%20saving%20rate%20as%20in%20large%20part%20the%20product%20of%20Confucianism&f=false

Nguồn đây. Đọc trang 5-6. Humonia (thảo luận) 02:56, ngày 13 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

https://blog.nus.edu.sg/sppcj/files/2016/10/Confucianism-Social-Norms-and-Household-Saving-Rates-in-China_test-rnnafh.pdf

http://m360.sim.edu.sg/article/Pages/The-Economic-Value-of-Confucianism.aspx

Thêm nguồn. Humonia (thảo luận) 03:01, ngày 13 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Bài viết

Viết gì mà toàn KHÔNG NGUỒN GỐC, các ông có thần thánh phương nào cũng đâu đc viết lên đây. Toàn viết tào lao. Tốt nhất là cứ dịch từ wiki tiếng Anh ra cho nhanh. Vẽ hươu vẽ vượn ra làm gì, thêm ngu thêm chứ ko có tác dụng gì cả.

  • Đầu tiên phải giới thiệu cho người ta biết cái từ Nho giáo, nó từ đâu đến, là cái gì đã.
  • Rồi tiếp phải giới thiệu Giáo lý hay các cột trụ về lí luận của ông Khổng Tử là cái gì- ví như Trời, Đạo đức, nhân nghĩa lễ,...
  • Rồi tổ chức
  • Lịch sử...

wiki Tây nó là như thế, cứ viết như các ông, tôi đọc cũng chả hiểu đọc cái gì cả. Rất chung chung, viết thì nghe có vẻ hiểu biết, nhưng thực chất lại chả biết gì cả.

Khoailangvietnam (thảo luận) 15:49, ngày 8 tháng 10 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Bạn nói rất đúng, tôi cũng chẳng hiểu gì cả.  Iulamgiha  nói chuyện 02:28, ngày 1 tháng 6 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Lạm dụng nguồn

Bài viết lạm dụng nguồn từ Việt Nam thái quá, rất lệch. Có thể nên phát triển bài từ các học giả nghiên cứu từ en.wiki nếu không sẽ rất lệch.--118.71.196.248 (thảo luận) 15:04, ngày 10 tháng 1 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Việc này BQV Tuanminh01 đã có quan điểm hỗ trợ thêm. Nguồn tiếng Việt được ưu tiên, nhưng nguồn sơ cấp chép toàn bộ trên wikipedia là trái quy tắc.-- ✠ Tân-Vương  15:07, ngày 10 tháng 1 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Nếu làm đúng cách thì muốn xóa thông tin có nguồn phải thảo luận trước đã rồi mới được xóa. Theo nguyên tắc là thông tin có nguồn thì không được xóa. Ai cũng làm như bạn thì Wiki tan nát. Tôi phản đối vì bạn làm trái nguyên tắc thôi chứ tôi không nói là bài hoàn hảo không cần sửa đổi. Rtyuot (thảo luận) 15:18, ngày 10 tháng 1 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Có những trích dẫn rất quan trọng là nội dung cốt lõi của Nho giáo nhưng bạn xóa mất vì trình của bạn còn yếu như:

Sách Đại Học viết: "Đạo học lớn cốt để phát huy đức sáng, đức tốt đẹp của con người, đổi mới khiến lòng dân bỏ cũ theo mới, bỏ ác theo thiện, khiến mọi người đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất. Có hiểu được phải đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất thì mới kiên định chí hướng. Chí hướng kiên định rồi, tâm mới yên tĩnh. Tâm yên tĩnh rồi, lòng mới ổn định. Lòng ổn định rồi, suy nghĩ sự việc mới có thể chu toàn. Suy nghĩ sự việc chu toàn rồi, mới có thể xử lý, giải quyết công việc được thỏa đáng. Vạn vật đều có đầu có đuôi, có gốc có ngọn. Vạn sự đều có bắt đầu và kết thúc. Biết làm cái gì trước cái gì sau, tức là đã tiếp cận nguyên tắc của đạo rồi.[1]"

Sách Đại học viết "Muốn trị quốc tốt trước hết phải chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình. Người trong gia đình, gia tộc mình mà không giáo dục được thì sao có thể giáo dục được người khác... Một nhà thực hiện nhân ái có thể dấy lên cả nước một phong trào nhân ái. Một nhà thực hiện khiêm nhường, có thể dấy lên cả nước một phong tục khiêm nhường. Còn nếu một người tham lam tàn bạo, tất dấy lên cả nước phạm thượng, làm loạn... Nếu bản thân mình che giấu những hành vi không hợp với đạo trung thứ thì sao có thể giáo dục được người khác làm theo đạo trung thứ. Cho nên muốn trị nước tốt, trước hết phải chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình."[2]

Sách Đại Học (một trong những kinh điển của Nho giáo) thuộc Tứ thư có ghi: "Phàm những thánh nhân muốn phát huy tính thiện của con người đến khắp thiên hạ, trước hết phải lãnh đạo tốt nước mình. Muốn lãnh đạo tốt nước mình, trước hết cần chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình. Muốn chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc thì phải tu dưỡng tốt bản thân mình. Muốn tu dưỡng tốt bản thân mình thì phải làm cho tâm tư mình ngay thẳng, đoan chính. Muốn cho tâm tư mình ngay thẳng, đoan chính thì phải có ý nghĩ thành thật. Muốn có ý nghĩ thành thật thì phải có nhận thức đúng đắn. Mà con đường nhận thức đúng đắn là nghiên cứu đến nơi đến chốn, lĩnh hội được cái nguyên lý của sự vật...[3] Muốn tu dưỡng phẩm cách đạo đức, trước hết phải giữ cho lòng mình ngay thẳng. Một khi lòng mình chẳng được ngay thẳng thì có nhìn cũng không thấy, có nghe cũng không hay, có ăn gì cũng không biết mùi vị. Đạo lý tu dưỡng phẩm đức trước hết cần phải giữ lòng mình ngay thẳng là vậy... Từ thiên tử đến bình dân, ai ai cũng phải lấy tu dưỡng phẩm đức làm gốc. Một cây mà gốc đã mục nát rồi thì ngọn còn tốt tươi là điều không thể có. Ai xem nhẹ cái căn bản quan trọng, lại đi coi trọng cái chi tiết thứ yếu, xưa nay chưa từng thành công bao giờ.".[4]

Tôi lấy vài ví dụ cho bạn thấy. Rtyuot (thảo luận) 15:21, ngày 10 tháng 1 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Xóa ở đây vì rõ ràng là bạn tự thêm vào mấy cái đó, nguồn chỉ là vỏ bọc để bn lí lẽ này nọ thôi, đúng ko?  Dark∞NoName  Nhắn tin 15:24, ngày 10 tháng 1 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Bài này chỉ là nỗ lực của tôi hệ thống hóa Nho giáo để các bạn có thể tiếp cận nó có hệ thống. Những đoạn tôi viết thêm chỉ kết nối giữa các trích dẫn cho bài trơn tru dễ đọc và giúp người đọc hiểu sâu hơn. Nếu các bạn đọc hiểu Tứ thư tốt hơn các bạn sẽ thấy. Đúng là bài còn nhiều hạn chế nhưng nếu một người có trình độ cỡ Việt Hà hay Trungda cắt gọt nó thì sẽ tốt hơn là bạn Thiên Đế. Trình độ cậu ấy chỉ có phá chứ chưa đủ sức hoàn thiện nó.:DRtyuot (thảo luận) 15:28, ngày 10 tháng 1 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Tôi không hoan nghênh bạn tiếp tục đóng góp tại dự án này, các đóng góp gây hại của bạn bất tuân quy tắc trong thời gian dài. Một dây tài khoản của bạn cũng không ngoại lệ. Việc dọn dẹp mớ hỗn loạn do bạn gây nên tôi sẽ tùy nghi xem xét, các trích dẫn chép từ nguồn sơ cấp theo quy tắc trong thời gian tới tôi sẽ xóa đi phần lớn nếu chúng không liên quan mật thiết và thực sự không cần thiết. Wikipedia không phải là nơi trích dẫn Tứ thư, vốn là 1 phần rất nhỏ trong Nho giáo, chiếm lượng lớn bài viết. Tôi cũng mong muốn các BQV kỳ cựu khác tham gia hỗ trợ nhưng chưa được trợ giúp, vậy, đích thân tôi sẽ gọt lại. Chào bạn --  ✠ Tân-Vương  15:35, ngày 10 tháng 1 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Việc này nên đưa ra cộng đồng để mọi người có ý kiến đóng góp cho hoàn thiện hơn. Một mình cậu không đủ sức hoàn thiện bài này đâu. Tôi biết cậu còn chưa học hết đại học. Tạm thời cậu nên dừng lại và tham khảo ý kiến của những BQV khác. Rtyuot (thảo luận) 15:38, ngày 10 tháng 1 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Tôi đã để ý kiến treo trên trang tin nhắn BQV, nhưng các BQV dường như không muốn dính dáng đến "người-mà-ai-cũng biết-là-ai". Các BQV này không có ý kiến, vậy tôi sẽ tự xử lý các nguồn tự phê bình, tự nhận định. Việc xóa hết nguồn sơ cấp trích dẫn nguyên văn tác phẩm vào bài thì chờ các BQV quyết định sau. --  ✠ Tân-Vương  15:41, ngày 10 tháng 1 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Tùy cậu thôi. Ở đời nên biết lượng sức mình. Việc BQV Tuấn Minh khóa bài để cậu tùy nghi sửa đổi theo ý thích không cho ai sửa đổi là cả hai cậu cùng sai rồi. Để cậu sửa xong tôi đem 2 phiên bản lúc chưa sửa với lúc đã sửa ra cho cộng đồng nhận xét xem phiên bản nào hay hơn, sâu sắc hơn, độc đáo hơn. :D Rtyuot (thảo luận) 15:45, ngày 10 tháng 1 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Hoan nghênh ý tưởng này, để "chỉ bảo" cộng đồng cách lắt léo quy định tinh vi cần chú ý của một con rối. Cách phân định và loại bỏ các nhận định điểm xuyến đi kèm với các nguồn sơ cấp, cách quan tâm đến bài viết để tránh wikipedia thành một bản blog phiên bản lớn. --  ✠ Tân-Vương  15:52, ngày 10 tháng 1 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Hiện giờ lượng người đọc thống kê trong 90 ngày là 493 người/ngày. Cậu để ý xem sau khi cậu sửa nó tăng lên hay giảm xuống nhé. :D Rtyuot (thảo luận) 15:54, ngày 10 tháng 1 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Wikipedia không cần câu view, 493 lượt này tôi nghĩ sẽ suy giảm do phong cách viết không lôi cuốn và hấp dẫn, xen lẫn các trích dẫn là đôi lời tự bàn luyện hòa quyện mượt mà như các viết của bạn trong 5-6 năm qua và mong lượng giảm này qua trang blog của bạn để nghiên cứu sâu thêm về nho giáo :D. -- ✠ Tân-Vương  15:58, ngày 10 tháng 1 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Cậu quá khen rồi. Cứ phá tiếp đi. :D Rtyuot (thảo luận) 15:59, ngày 10 tháng 1 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Tên gọi

Nên gọi Triều Tiên ở đầu bài viết này là Bắc Triều Tiên để tránh nhầm Bán đảo Triều Tiên

  1. ^ Tứ thư, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 11
  2. ^ Tứ thư, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 27-29
  3. ^ Tứ thư, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 11-12
  4. ^ Tứ thư, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 24-25