Thảo luận:Pháp Luân Công tại Việt Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thảo luận về chủ đề này có khả năng làm bạn nổi nóng. Xin hãy giữ bình tĩnh và có một cái đầu lạnh khi nêu ý kiến của mình tại đây.

Mời đóng góp[sửa mã nguồn]

@Daothanhviet:, @Sptuanvu:, @Doyuu: Mời các bạn vào đóng góp cho bài viết được phong phú. Xin cảm ơn. Tuanminh01 (thảo luận) 08:16, ngày 22 tháng 11 năm 2016 (UTC)[trả lời]


Mình nghĩ bài viết này nên xóa đi, không nên thành 1 đề mục trên wiki, do nó không có tính hàn lâm và bao quát mà chỉ là của Pháp Luân Công tại 1 quốc gia riêng biệt. Thông tin này trên các mục Pháp Luân Công và Cuộc đàn áp Pháp Luân Công cũng đã đề cập rồi. Thêm mục này khá thừa mà chỉ là tổng hợp các báo dịch lại. Không cung cấp thông tin hàn lâm bổ ích nào thêm.

Cách viết bài theo kiểu một chiều quá thiếu trung lập[sửa mã nguồn]

Ví dụ: Công An Gia Lai thu hồi tài liệu truyền bá Pháp Luân Công cho Pháp Luân Công là tà đạo, bài báo viết như vậy chứ không nói rằng là tà đạo theo Trung Quốc tại sao lại tổ lái theo tuyên truyền của Trung Quốc trước đó? https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ph%C3%A1p_Lu%C3%A2n_C%C3%B4ng_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam&type=revision&diff=35739015&oldid=35734692

Ví dụ: Tín đồ Pháp Luân Công hàng ngày theo lệnh của Chí phát chính niệm tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng Sản bốn lần, việc tụ tập đông người để khuếch trương thanh thế, và không có đăng ký gì cả. Một số cơ quan quản lý người ta giải tán thì quy cho người ta "Sách nhiễu". Thiên vị quá mức. http://vn.minghui.org/news/1013-yeu-linh-phat-chinh-niem-va-thoi-gian-phat-chinh-niem-dong-bo-toan-cau.html

Tập tin:Phat chinh niem phap luan cong.png
Hàng ngày tín đồ Pháp Luân Công bốn lần phát niệm tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng Sản. Tụ tập đông người, không có đăng ký, đơn vị chức năng giải tán thì quy chụp sách nhiễu

Ví dụ: Tên Nguyễn Doãn Kiên tự xưng vương là theo những tuyên truyền của Pháp Luân Công. Cũng tương tự một trường hợp tự xưng vương đăng trên Minh Huệ. Đến khi Nguyễn Doãn Kiên bị bắt thì lại tuyên bố rằng không phải học viên Pháp Luân Công? Ai là học viên Pháp Luân Công? Là học viên pháp Luân công khi được Lý Hồng Chí gắn Pháp Luân vào bụng. Ai công nhận điều đó? Vì không ai công nhận điều đó lên toàn bộ những tín đồ của Pháp Luân Công vi phạm pháp luật đều sẽ bị chính tổ chức này phủi tay rằng đó không phải là học viên Pháp Luân Công. http://vn.minghui.org/news/78746-the-ngo-ve-cung-sang-the-chu-dong-lam-vuong-1000-nam.html

Tập tin:Cung sang the chu lam vuong mot nghin nam.png
Học viên Pháp Luân Công nghĩ sẽ làm vương một nghìn năm cùng Sáng Thế Chủ (Lý Hồng Chí), Nguyễn Doãn Kiên tự xưng vương cũng là một trường hợp tương tự

Phản hồi và Thảo luận về "Thái độ trung lập"[sửa mã nguồn]

Xin chào!

Tôi sẽ xóa phần đề cập đến Trung Quốc trong đoạn nói về Báo Gia Lai tại đề mục "Truyền Thông"

Hiện tại chưa rõ ngoài đoạn đề cập đến Trung Quốc thì bạn muốn nói điều gì, tôi thấy bạn đưa ra khá nhiều ví dụ.

1, Về "Sách nhiễu": đây là thông tin được đưa ra bởi Đài Á Châu Tự Do và BBC (2 hãng truyền thông dòng chính và có thị trường lớn). Thông tin từ 2 nguồn này được xem là "nguồn đáng tin cậy" theo các quy định về "Nguồn đáng tin cậy" của Wikipedia.

Nếu bạn cho rằng tin tức từ nguồn này không đảm bảo "Thái độ trung lập", vậy chiếu theo hướng dẫn của Wikipedia về "Thái độ trung lập", đề xuất bạn bổ sung thêm thông tin từ những nguồn đáng tin cậy khác nói rằng đó là một vụ "giải tán đám đông". Và chúng ta sẽ trình bày 2 quan điểm theo hướng dẫn dưới đây:

Câu hỏi: Qui định về thái độ trung lập đôi khi được dùng làm lý do để xoá bỏ các đoạn văn bị cho là thiên vị. Đấy có phải là một vấn đề không?

Trả lời: Trong nhiều trường hợp, có. Nhiều biên tập viên tin rằng bản thân sự thiên vị không phải là lý do để xoá nội dung, vì trong một số bài, mọi nội dung bổ sung đều dễ có khả năng thể hiện sự thiên vị. Thay vì xóa, ta nên bổ sung các nội dung làm cân bằng bài viết, và các nguồn sử dụng phải tuân theo quy định Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được. Các nội dung là nghiên cứu chưa công bố phải bị xóa bỏ.

(Trích từ: https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Th%C3%A1i_%C4%91%E1%BB%99_trung_l%E1%BA%ADp/C%C3%A2u_th%C6%B0%E1%BB%9Dng_h%E1%BB%8Fi#X.C3.B3a_n.E1.BB.99i_dung_v.C3.AC_l.C3.BD_do_.22thi.E1.BA.BFu_trung_l.E1.BA.ADp.22)

Vì vậy, cho đến khi quan điểm về "giải tán đám đông" được trích dẫn từ một nguồn đáng tin cậy, quan điểm này sẽ không được đưa vào bài.

2, Về việc những người tập Pháp Luân Công tập trung ở công viên để tập luyện và bị sách nhiễu mà theo bạn là do họ chưa đăng ký thì bạn cũng cần phải có một nguồn như vậy. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của cá nhân thì Luật Việt Nam không có điều nào yêu cầu việc đăng ký như vậy, cho nên không biết bạn có tìm được nguồn hay không (?)

Duy chỉ có các hoạt động tập trung đông người để biểu tình theo hướng dẫn của Thông tư Số: 09/2005/TT-BCA này thì mới phải đăng ký:

Ảnh chụp màn hình Thông tư số 09-2005-TT-BCA

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Thong-tu-09-2005-TT-BCA-bien-phap-bao-dam-trat-tu-cong-cong-huong-dan-thi-hanh-Nghi-dinh-38-2005-ND-CP-17573.aspx

Các hoạt động rèn luyện sức khỏe thì chắc chắn không được xem là hoạt động biểu tình rồi. Nhưng bạn có thể thử tìm từ một nguồn đáng tin cậy (nếu có).

3, Chưa rõ bạn trích dẫn các bài viết từ trang vn.minghui.org để làm gì? có sự liên quan nào đến "Thái độ trung lập" và "Thiên vị" ?

Về "Thái độ trung lập" tôi đã hướng dẫn bạn ở bên trên.

Trân trọng, Hoàng Linh 19:46, ngày 6 tháng 12 năm 2017 (UTC)

Trả lời, thứ nhất RFA và BBC đều là hai hãng tin lớn, tuy nhiên rõ ràng trên RFA có nhiều bài mang tính chống cộng rõ rệt. Họ đưa ra rất nhiều các thông tin mang tính bôi nhọ chính quyền Việt Nam. Nên các bài trên RFA về Pháp Luân Công nói đến việc giải tán Pháp Luân Công tại một số điểm của Việt Nam mà liên quan đến chính quyền chắc chắn là thiếu trung lập. Thiếu trung lập ngay từ việc viết tiêu đề.

Thứ hai, ai khẳng định được rằng đám đông tập Pháp Luân Công kia không theo lệnh của Lý Hồng Chí tụ tập rồi phát chính niệm tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng Sản theo lệnh của Lý Hồng Chí http://vn.minghui.org/news/1013-yeu-linh-phat-chinh-niem-va-thoi-gian-phat-chinh-niem-dong-bo-toan-cau.html. Việc chính quyền Việt Nam có một số biện pháp giải tán đám đông này rõ ràng là có lý do của họ, không thể coi là Sách Nhiễu. Nên các thông tin mang tính một chiều như vậy chưa được kiểm chứng hoàn toàn không thể tin cậy 100%. Bạn viết không được TỔ LÁI. Eightcirclestheorem 03:42, ngày 7 tháng 12 năm 2017 (UTC)

Chào Eightcirclestheorem, tôi trao đổi cùng bạn:

Như bên trên đã chia sẻ:

Về "Sách nhiễu": đây là thông tin được đưa ra bởi Đài Á Châu Tự Do và BBC (2 hãng truyền thông dòng chính và có thị trường lớn). Thông tin từ 2 nguồn này được xem là "nguồn đáng tin cậy" theo các quy định về "Nguồn đáng tin cậy" của Wikipedia.

Nếu bạn cho rằng tin tức từ nguồn này không đảm bảo "Thái độ trung lập", vậy chiếu theo hướng dẫn của Wikipedia về "Thái độ trung lập", đề xuất bạn bổ sung thêm thông tin từ những nguồn đáng tin cậy khác nói rằng đó là một vụ "giải tán đám đông". Và chúng ta sẽ trình bày 2 quan điểm theo hướng dẫn dưới đây:

Câu hỏi: Qui định về thái độ trung lập đôi khi được dùng làm lý do để xoá bỏ các đoạn văn bị cho là thiên vị. Đấy có phải là một vấn đề không?

Trả lời: Trong nhiều trường hợp, có. Nhiều biên tập viên tin rằng bản thân sự thiên vị không phải là lý do để xoá nội dung, vì trong một số bài, mọi nội dung bổ sung đều dễ có khả năng thể hiện sự thiên vị. Thay vì xóa, ta nên bổ sung các nội dung làm cân bằng bài viết, và các nguồn sử dụng phải tuân theo quy định Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được. Các nội dung là nghiên cứu chưa công bố phải bị xóa bỏ.

(Trích từ: https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Th%C3%A1i_%C4%91%E1%BB%99_trung_l%E1%BA%ADp/C%C3%A2u_th%C6%B0%E1%BB%9Dng_h%E1%BB%8Fi#X.C3.B3a_n.E1.BB.99i_dung_v.C3.AC_l.C3.BD_do_.22thi.E1.BA.BFu_trung_l.E1.BA.ADp.22)

Vì vậy, cho đến khi quan điểm về "giải tán đám đông" được trích dẫn từ một nguồn đáng tin cậy, quan điểm này sẽ không được đưa vào bài.

Hoàng Linh 03:47, ngày 7 tháng 12 năm 2017 (UTC)

P/s: nhân tiện cho tôi hỏi hình như bạn đang sử dụng tài khoản "con rối" để sửa đổi bài viết này ? Hoàng Linh 03:47, ngày 7 tháng 12 năm 2017 (UTC)

Tôi rất bức xúc khi bạn cho rằng tôi sử dụng tài khoản con rối để sửa bài viết này! Lúc tôi đăng nhập lúc tôi chưa đăng nhập. Không có quy định nào về việc đã có tại khoản đều phải đăng nhập để sửa bài. Và tôi xác nhận IP gần đây là của tôi: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%B7c_bi%E1%BB%87t:%C4%90%C3%B3ng_g%C3%B3p/2405:4800:1496:F030:AD40:F513:E241:E33F , Eightcirclestheorem 06:00, ngày 7 tháng 12 năm 2017 (UTC)

Ngày 08/12/2017, tài khoản Bảo quản viên Alphama bất ngờ thực hiện lệnh cấm lên tài khoản thành viên (Rakhoi 8x) mà không dựa trên bất kỳ quy định nào của Wikipedia. Tôi lo lắng rằng đây là một hành động lạm dụng quyền quản lý để dẫn lái quan điểm người đọc theo hướng có lợi cho chế độ cộng sản. Vì vậy tôi sẽ trình bày lại đơn chống án cấm đã được chấp thuận của tôi tại đây để mọi người lưu tâm các hoạt động bảo quản không nằm trong QUY ĐỊNH CỦA WIKIPEDIA TIẾNG VIỆT.

Kính gửi Hội đồng Trọng tài Wikipedia tiếng Việt,

Tôi tên là: Phan Hoàng Linh, tài khoản sử dụng để biên tập trên Wikipedia: Rakhoi 8x. Thông tin của tôi là như sau:

Địa chỉ IP: vi.wikipedia.org/wiki/User_talk:45.35.119.115 Bảo quản viên đã cấm: Alphama Lý do cấm: Phá hoại: vào Wikipedia chỉ 1 mục đích tuyền truyền PLC, liên tục sao chép copy vi phạm bản quyền Ban đầu là cấm áp dụng cho: Rakhoi 8x Tên tài khoản của bạn (nếu có): Giải thích tại sao lần cấm là không công bằng:

Tôi là một người mới sử dụng Wikipedia mặc dù đã tạo tài khoản cách đây khoảng 8 tháng. Gần đây, trong quá trình biên tập bài viết 'Pháp Luân Công tại Việt Nam' tài khoản của tôi đột nhiên bị tài khoản Alphama cấm vĩnh viễn vô thời hạn vì lý do: "Phá hoại: vào Wikipedia chỉ 1 mục đích tuyền truyền PLC, liên tục sao chép copy vi phạm bản quyền".

Vì vậy, tôi xin đưa ra lời giải thích vì sao các lý do được sử dụng để cấm tài khoản của tôi là không đúng:

Lý do thứ nhất: "Phá hoại: vào Wikipedia chỉ 1 mục đích tuyền truyền PLC"

Hiện tại tôi chưa rõ như thế nào là "không tuyên truyền Pháp Luân Công" ?

- Trong quá trình biên tập bài viết 'Pháp Luân Công tại Việt Nam', các tin tức và dữ kiện do tôi đưa vào bài đều được sử dụng từ những nguồn đáng tin cậy từ cơ quan thông tấn báo chí dòng chính theo hướng dẫn của Wikipedia, và đều được chú thích nguồn gốc kèm trích dẫn rõ ràng.

- Trước khi bị cấm tài khoản, có một ý kiến trong phần "Thảo luận" của bài viết nói rằng việc tôi dùng từ "Sách nhiễu" để nói về những vụ sách nhiễu của Công an Việt Nam đối với một số nhóm tập Pháp Luân Công ở Việt Nam là một chiều không trung lập. Tại phần "Thảo luận" tôi đã trả lời rằng từ "sách nhiễu" được dùng trong bài không phải là quan điểm của tôi mà là thông tin được đưa bởi 2 nguồn đáng tin cậy là BBC và RFA, đồng thời tôi cũng có nói rõ nếu họ cảm thấy "không trung lập" và không đồng ý thì có thể trình bày một quan điểm ngược lại, bằng cách thể hiện cả 2 quan điểm, từ một nguồn đáng tin cậy tương tự theo hướng dẫn tại Wikipedia:Thái độ trung lập/Câu thường hỏi. Cho đến khi quan điểm của họ có thể được kiểm chứng từ một nguồn đáng tin cậy, thì quan điểm ấy sẽ không được đưa vào bài và tôi đã lùi sửa các thay đổi không có căn cứ.

Mời xem cụ thể những thảo luận tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:Ph%C3%A1p_Lu%C3%A2n_C%C3%B4ng_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam

Tuy nhiên, tôi đã bị tài khoản Alphama gán là "vào Wikipedia chỉ 1 mục đích tuyền truyền PLC" song công việc của tôi chỉ là đưa thông tin từ những nguồn đáng tin vậy vào bài viết. Vì vậy, việc cấm tôi vì lý do này là không đúng!

- Bên cạnh đó, tôi đã tìm hiểu cẩn thận Wikipedia:Quy định cấm thành viên và lý do "vào Wikipedia chỉ 1 mục đích tuyền truyền PLC" không thuộc bất kỳ lý do nào của Wikipedia cho phép Alphama cấm thành viên.

Lý do thứ hai: "liên tục sao chép copy vi phạm bản quyền"

1/ Sau khi bị cấm vì lý do trên vào lúc 12:19 ngày 8 tháng 12 năm 2017, tại trang 'Xem lịch sử' sửa đổi tôi quan sát thấy tài khoản Alphama ngay lập tức tiến hành một loạt sửa đổi quan trọng ngay sau đó. Trong số rất nhiều các sửa đổi, có một sửa đổi vì bài viết trước đó "vi phạm bản quyền". Song, sau khi kiểm tra những sửa đổi này của Alphama, tôi phát hiện 5 đoạn bị cho là sao chép copy vi phạm bản quyền và bị Alphama xóa bỏ đều là những đoạn trích dẫn được đặt cẩn thận trong các thẻ Chú thích nguồn gốc.

Có nghĩa là, không hề có sự vi phạm bản quyền trong sửa đổi này.

Xin vui lòng xem các sửa đổi bị cho là "vi phạm bản quyền":

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ph%C3%A1p_Lu%C3%A2n_C%C3%B4ng_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam&diff=35789874&oldid=35789872

2/ Theo những tìm hiểu của tôi tại Wikipedia:Quy định cấm thành viên, một trong những trường hợp để một tài khoản bị cấm là: LIÊN TỤC vi phạm bản quyền;

Song, đây là bài viết đầu tiên mà tôi bị cáo buộc là 'vi phạm bản quyền'.


3/ Theo hướng dẫn tại Wikipedia:Vi phạm bản quyền, mục Biện pháp với người đăng nội dung vi phạm bản quyền có nói rằng:

"Nếu bạn xác định được người đã đăng lên nội dung vi phạm bản quyền, xin vui lòng thông báo cho họ biết về Điều khoản Sử dụng và các chính sách về quyền tác giả của Wikipedia. Khi một bài viết bị gắn thẻ đề nghị xóa do vi phạm bản quyền hoặc nghi ngờ có sự vi phạm bản quyền, bạn có thể báo cho người viết bài biết bằng cách thêm cú pháp {{thế:tnvpbq|chèn tên bài viết Wikipedia bị đề nghị xóa}} vào trang thảo luận cá nhân của họ.

Nếu người viết bài hoặc đóng góp phần nội dung vi phạm bản quyền đã được nhắc nhở rõ ràng về hành vi của mình mà vẫn tiếp tục tái phạm, họ cần được báo cáo lại trong trang nhắn tin cho bảo quản viên.

Những người đóng góp nào nhiều lần đăng lên các tài liệu vi phạm bản quyền bất chấp việc đã được cảnh báo, nhắc nhở một cách thích hợp có thể sẽ bị một bảo quản viên bất kỳ cấm không cho sửa đổi Wikipedia nữa để ngăn ngừa các vấn đề phát sinh sau đó. (...)"

Trong khi đó, đây là lần đầu tiên tôi bị cáo buộc vi phạm bản quyền vì những trích dẫn được đặt trong thẻ Chú thích nguồn gốc và không có ai cảnh báo hay nhắc nhở tôi. Tôi đã bị cấm tài khoản vĩnh viễn vô thời hạn!

Nếu người viết bài hoặc đóng góp phần nội dung vi phạm bản quyền đã được nhắc nhở rõ ràng về hành vi của mình mà vẫn tiếp tục tái phạm, họ cần được báo cáo lại trong trang nhắn tin cho bảo quản viên.

Những người đóng góp nào nhiều lần đăng lên các tài liệu vi phạm bản quyền bất chấp việc đã được cảnh báo, nhắc nhở một cách thích hợp có thể sẽ bị một bảo quản viên bất kỳ cấm không cho sửa đổi Wikipedia nữa để ngăn ngừa các vấn đề phát sinh sau đó. (...)"

Trong khi đó, đây là lần đầu tiên tôi bị cáo buộc vi phạm bản quyền vì những trích dẫn được đặt trong thẻ Chú thích nguồn gốc và không có ai cảnh báo hay nhắc nhở tôi. Tôi đã bị cấm tài khoản vĩnh viễn vô thời hạn!

Điều đó làm tôi lo lắng rằng đã có một sự lạm dụng các quyền của quản lý để bảo vệ cho các quan điểm và thông tin có lợi cho chế độ Cộng sản. Tôi không phải là người chống cộng sản nhưng tôi tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng các quy định của Wikipedia cần phải được tôn trọng để bảo vệ sự toàn vẹn và trung lập của Wikipedia.

Bài chi tiết 'Pháp Luân Công tại Việt Nam' này có dấu hiệu đang là một bài phạm vào quy định về POV_forks (rẽ nhánh quan điểm cá nhân) là một cố gắng lách qua quy định Thái độ trung lập bằng cách tạo một bài mới về một chủ đề đã có bài từ trước đó ('Pháp Luân Công'), được sử dụng để tránh hoặc để nhấn mạnh các quan điểm hoặc dữ kiện tiêu cực hay tích cực.

Tôi đã trình bày vì sao 2 lý do được sử dụng để cấm tài khoản của tôi là không hợp lý, vì vậy kính đề nghị Hội đồng Trọng tài nhanh chóng đứng ra xem xét, phân xử trường hợp này của và phục hồi tài khoản để tôi tiếp tục đóng góp kiến thức của bản thân vào Wikipedia.

Trân trọng,

Phan Hoàng Linh (Rakhoi 8x) Hoàng Linh (Rakhoi 8x) 01:34, ngày 22 tháng 12 năm 2017 (UTC)

Đề nghị bổ sung nguồn về quan điểm: Giải tán đám đông[sửa mã nguồn]

Chào bạn AlphamaEightcirclestheorem, dựa trên những sửa đổi gần nhất tôi thấy hai bạn nói rằng các vụ sách nhiễu người tập Pháp Luân Công tại Việt Nam là "Giải tán đám đông". Trong khi đó, quan điểm từ 2 nguồn quốc tế là BBC và RFA xuyên suốt trong nhiều bài viết họ cho rằng đó là "Sách nhiễu" và 2 bạn đang cố gắng loại bỏ quan điểm của 2 nguồn này thông qua việc xóa mà không cung cấp được nguồn đủ tiêu chuẩn để thể hiện trên bài viết.

Vì vậy, tôi đề nghị 2 bạn bổ sung nguồn cho quan điểm "Giải tán đám đông" này.

Trân trọng,

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 10:21, ngày 25 tháng 12 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Phản đối, sách nhiễu là từ không trung lập theo quy định.  A l p h a m a  Talk 16:47, ngày 27 tháng 12 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Chào bạn Alphama,

Như tôi đã trình bày, hiện tại tạm chưa bàn về việc có sử dụng từ "sách nhiễu"(?) Tôi đề nghị bạn cung cấp nguồn chứng minh cho quan điểm đó là những vụ "giải tán đám đông"

Mời bạn cung cấp.

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 16:39, ngày 28 tháng 12 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Chào 2 bạn AlphamaEightcirclestheorem!

Tôi đã đề nghị 2 bạn về việc cung cấp nguồn theo quy định của Wikipedia nhưng đã 5 ngày rồi mà chưa thấy 2 bạn dẫn nguồn có thể sử dụng được. Vì vậy, sau khoảng 2 ngày nữa nếu vẫn không có nguồn tôi xin phép xóa quan điểm "giải tán đám đông" của 2 bạn vì không dẫn được nguồn.

Và các bạn cũng không nên tiếp tục viện dẫn lý do "Trung lập" để dẫn lái bài viết theo quan điểm của các bạn. Một điều ai cũng thấy là search trên google khi đưa tin về những sự kiện người tập Pháp Luân Công bị phá rối, tấn công, hành hung,... được nhắc đến trong bài viết thì các báo đều nói rằng đó là "sách nhiễu", các bạn muốn nói tránh đi thì các bạn phải có nguồn rõ ràng theo quy định của Wikipedia và chúng ta sẽ thảo luận tiếp về những nguồn này.

Trân trọng,

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 10:32, ngày 1 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Chiếu theo quy định, giọng văn không thiên vị.  A l p h a m a  Talk 11:59, ngày 1 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Chào Alphama,

Quy định giọng văn không thiên vị được bạn trích dẫn có nội dung như sau:

"Wikipedia miêu tả các tranh cãi. Wikipedia không tham gia tranh cãi. Để miêu tả một cách trung lập các đặc điểm của các cuộc tranh cãi, ta cần trình bày các quan điểm bằng một giọng văn luôn luôn không thiên vị, nếu không, các bài viết sẽ trở thành các bình luận có tính chất phe phái trong khi vẫn trình bày tất cả các quan điểm có liên quan. Ngay cả khi một chủ đề được trình bày bằng các dữ kiện thay vì các quan niệm, người ta vẫn có thể tạo ra giọng văn không phù hợp qua cách chọn, trình bày, hoặc tổ chức các dữ kiện. Các bài viết trung lập cần được viết bằng giọng văn cung cấp một trình bày chính xác, cân xứng, và không thiên vị về tất cả các quan điểm nói đến trong bài. Giọng văn của các bài viết Wikipedia cần không thiên vị, không ủng hộ cũng như phủ nhận một quan điểm nào."

Tìm kiếm thông tin trên google về việc Pháp Luân Công bị sách nhiễu, các nguồn đáng tin cậy khi đưa tin đều thống nhất đó là những vụ "sách nhiễu" (không có một quan điểm thứ 2). Do đó, không tìm thấy được thêm nguồn nào đưa ra một quan điểm khác để tạo thành một "CUỘC TRANH CÃI" khác biệt với quan điểm "sách nhiễu", bao gồm cả nguồn từ báo trong nước, không một tờ báo nào đưa ra một quan điểm khác quan điểm: "sách nhiễu"

Như vậy không tồn tại vấn đề cần phải miêu tả "các cuộc tranh cãi""trung lập" ở đây. Từ đó cho thấy, việc bạn viện dẫn quy định "Giọng văn không thiên vị" trong trường hợp này là không phù hợp.

Theo tôi, nếu Alphama muốn nói tránh đi, vậy tôi xin nhắc lại lời đề nghị bên trên, Alphama cần cung cấp thêm nguồn để chúng ta xem xét.

Xin lưu ý, Wikipedia không phải là một nơi để các thành viên thể hiện quan điểm cá nhân.

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 03:50, ngày 2 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tóm lại, khi có 2 nguồn tranh cãi với nhau thì chúng ta mới cần quy chiếu đến quy định "Giọng văn không thiên vị" chứ các nguồn đều thống nhất 1 quan điểm thì Alphama viện dẫn quy định ấy để làm gì nhỉ?

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 04:10, ngày 2 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Cấu trúc bài không trung lập[sửa mã nguồn]

Nhìn sơ, tôi thấy cấu trúc bài bị lệch, thiên về phần nội dung các hoạt động PLC bị chính quyền làm việc vì vậy tôi đặt biển POV.  A l p h a m a  Talk 16:51, ngày 27 tháng 12 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Thay đổi bài viết vì không dẫn được nguồn theo quy định của Wikipedia[sửa mã nguồn]

Chào 2 bạn AlphamaEightcirclestheorem,

Tôi đã đề nghị 2 bạn về việc cung cấp nguồn theo quy định của Wikipedia nhưng đã qua khoảng 3 tháng kể từ lần đầu tiên tôi đề nghị các bạn dẫn nguồn cho quan điểm "Giải tán đám đông" rồi mà chưa thấy 2 bạn dẫn nguồn có thể sử dụng được. Vì vậy, tôi xin phép xóa quan điểm "giải tán đám đông" của 2 bạn vì không dẫn được nguồn.

Đồng thời, tôi đã cập nhật thông tin theo quan điểm từ các nguồn đáng tin cậy theo quy định.

Trân trọng,  Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 17:15, ngày 11 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Đoạn mới thêm[sửa mã nguồn]

Tôi lùi sửa đoạn mới thêm [1] do thông tin này mang tính lá cải "FA cho biết qua lời kể của những người tập Pháp Luân Công có mặt ngày hôm đó, nhóm 16 người tập đã bị đánh đập bằng giày, dùi cui điện và xịt hơi cay bên trong trụ sở công an phường Lộc Thọ. Đến tầm 3 giờ". Wikipedia không phải nơi viết báo qua lời kể chuyện, đây là bách khoa toàn thư.  A l p h a m a  Talk 04:16, ngày 12 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]


Về "Đoạn mới thêm" của Alphama: Có dấu hiệu viện dẫn lý do về văn phong để xóa bỏ các thông tin trung lập bất lợi cho phía Công an[sửa mã nguồn]

Dear Alphama,

Theo như tôi thấy những nội dung Alphama lùi sửa đã xóa đi rất nhiều thông tin từ nguồn trung lập đáng tin cậy. Nếu là lỗi về văn phong vậy tại sao bạn không hỗ trợ sửa văn phong, điều chỉnh lại cách hành văn mà xóa bỏ nhiều thông tin như vậy?

Chẳng hạn Alphama lùi sửa thông tin của nguồn đáng tin cậy là "Sách nhiễu" về "Giải tán đám đông"

--> Như bên trên tôi đã trình bày tại phần Thảo luận này của bài viết, tôi đã yêu cầu Alphama cung cấp nguồn đáng tin cậy cho quan điểm "Giải tán đám đông" nhưng sau 3 tháng bạn đã không dẫn ra được nguồn theo quy định về viết bài của Wikipedia. Ở vị trí bảo quản viên, thật khó để nói rằng bạn bảo quản viên Alphama không am hiểu về các quy định phổ quát của Wikipedia.

Wikipedia là trang Bách khoa toàn thư, nơi để cộng đồng chia sẻ kiến thức dựa trên những nguồn trung lập đáng tin cậy chứ không phải nơi dành cho các hoạt động tuyên truyền.

Một thông tin khác rất quan trọng bị Alphama xóa bỏ là chi tiết về nhóm tập Pháp Luân Công tại Thành phố Nha Trang bị đánh đập gồm có 9 nam và 7 nữ, trong đó CÓ 1 PHỤ NỮ ĐANG MANG THAI cũng bị bạn xóa luôn.

Nếu bạn Alphama muốn xóa bỏ những thông tin này thì đề nghị bạn đưa ra những lý do thuyết phục hơn, trong trường hợp theo như bạn nói là có lỗi văn phong thì đề nghị bạn hỗ trợ diễn đạt lại phần nội dung mang tính kể chuyện thành văn phong mà theo bạn là "văn phong của Wikipedia".

Tạm thời tôi sẽ đưa những thông tin cần thiết của nguồn trở lại vào bài viết theo quy định của Wikipedia để các độc giả khi đọc bài này có thể nắm trọn kiến thức về các vụ việc liên quan.

Trân trọng,  Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 17:04, ngày 12 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

RFA cho biết qua lời kể của những người tập Pháp Luân Công có mặt ngày hôm đó, nhóm 16 người tập đã bị đánh đập bằng giày, dùi cui điện và xịt hơi cay bạn viết Wikipedia như kể chuyện, đây là bách khoa toàn thư cơ mà?  A l p h a m a  Talk 12:23, ngày 16 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Dear Alphama,

Tôi thấy bạn gắn biển có nội dung như sau: "Bài hay đoạn này cần người am hiểu về chủ đề văn phong kể chuyện báo chí để trợ giúp biên tập và mở rộng bài viết."

Trong khi đó bạn sử dụng lý do vì bài này kể chuyện như báo chí để xóa bỏ các thông tin gây bất lợi phía CA. Tôi thấy dường như bạn đang mâu thuẫn với chính mình?

Trong khi đó, tôi muốn được xem quy định về "văn phong" của Wikipedia mà bạn đang dự tính sử dụng.

Xin cảm ơn!

Trân trọng,  Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 18:09, ngày 17 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Đây là lời mời kêu gọi thêm người tham gia đóng góp cho bài viết chứ không phải như bạn nghĩ, bạn đang dùng văn phong báo chí đóng góp cho bài.  A l p h a m a  Talk 19:54, ngày 17 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Dear Alphama,

Như bên trên tôi có đề nghị, rằng tôi muốn được Alphama trích dẫn cho xem những quy định về "văn phong" của Wikipedia nhưng hình như bạn Alphama đang bỏ qua nó.

Vậy tôi xin gửi đến bạn "Cẩm nang biên soạn về nội dung" Wikipedia có nội dung hướng dẫn như sau để chúng ta cùng đối chiếu:

Wikipedia không cấm bất kỳ từ ngữ nào, tuy nhiên một số cách biểu đạt nào đó cần được cẩn trọng khi sử dụng, bởi vì nó có thể khai mào cho sự thiên vị, thành kiến. Cần cố gắng loại bỏ các kiểu biểu đạt như tâng bốc, miệt thị, mập mờ, sáo mòn, hoặc tán đồng với một quan điểm nào đó.

Những lời khuyên trong hướng dẫn này không bị giới hạn trong từng ví dụ đưa ra và cũng không nên áp dụng nó một cách cứng nhắc. Vấn đề mà hướng dẫn này nhắm tới, đó là giúp các bài viết được trình bày tốt hơn và phù hợp với những cột trụ cốt lõi, đó là: Thái độ trung lập, Không đăng nghiên cứu chưa được công bốThông tin kiểm chứng được. Hướng dẫn này cũng không áp dụng đối với những câu trích dẫn nguyên văn từ các tài liệu gốc.

Những ngôn từ có thể tạo nên sự thiên vị / thành kiến

Trò tâng bốc trơ trẽn

... huyền thoại, vĩ đại, tôn kính, có tầm nhìn xa trông rộng, xuất sắc, chủ đạo, hàng đầu, lừng danh, tân tiến nhất, hiện đại nhất, lỗi lạc, trứ danh, nổi tiếng, phi thường, có uy tín, đẳng cấp thế giới, có danh vọng, bậc thầy...

Những từ như thế này thường được sử dụng một cách khơi khơi để quảng cáo cho chủ đề của một bài viết mà cũng chẳng có chú thích nguồn gốc bằng thông tin kiểm chứng được. Những từ ngữ như thế được cộng đồng Wikipedia gọi là "ngôn ngữ của loài công". Thay vì chỉ đưa ra những tuyên bố không kiểm chứng được về tầm quan trọng của đối tượng, hãy sử dụng các sự kiện và thành tích để chứng minh tầm quan trọng đó.[1]

  • Ví dụ khen kiểu con công:
  • Bob Dylan là một nhân vật nổi trội của nền văn hóa ly khai trong thập niên 1960 và là một nhạc sĩ lỗi lạc.
  • Chỉ cần những sự kiện:
  • Dylan được tạp chí Time bầu chọn là một trong 100 người quan trọng nhất của thế kỷ, và tạp chí này cũng đánh giá ông là "nhà thơ bậc thầy, nhà phê bình xã hội một cách châm biếm và gan dạ, lãnh tụ tinh thần của một thế hệ phản văn hóa".[2] Vào giữa thập niên 1970, những bài hát của ông đã được hàng trăm ca sĩ hát lại.[3]

Những bài được viết bằng những ngôn từ như vậy cần được viết lại để khắc phục hoặc có thể gắn bản mẫu {{Peacock}}.

(...)

(Tìm hiểu thêm: https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Wikipedia:C%E1%BA%A9m_nang_bi%C3%AAn_so%E1%BA%A1n/C%E1%BA%A9n_tr%E1%BB%8Dng_khi_d%C3%B9ng_t%E1%BB%AB&action=edit)

=> Như vậy, về đoạn dữ kiện mà bạn cho là văn phong báo chí mà bạn từng xóa bỏ và bạn đang muốn sửa đổi: "RFA cho biết qua lời kể của những người tập Pháp Luân Công có mặt ngày hôm đó, nhóm 16 người tập đã bị đánh đập bằng giày, dùi cui điện và xịt hơi cay" thật ra lại phù hợp với những hướng dẫn về biên soạn của Wikipedia khi nó là những Sự Kiện.

Trong khi đó, lý do "văn phong báo chí" lại không phải là điều có thể vi phạm những hướng dẫn về "biên soạn và văn phong không thích hợp" của Wikipedia. Tôi thấy dường như bạn đang có vấn đề với những thông tin, dữ kiện của đoạn thông tin về 16 người tập Pháp Luân Công bị CA hành hung ở bên trên.

Tôi xin đề nghị bạn Alphama đọc thêm hướng dẫn trong Trang "Thể loại:Văn phong không thích hợp" để hiểu hơn những hướng dẫn về văn phong của Wikipedia

https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%83_lo%E1%BA%A1i:V%C4%83n_phong_kh%C3%B4ng_th%C3%ADch_h%E1%BB%A3p

Trân trọng,

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 03:33, ngày 19 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Về tranh cãi xung quanh nghi án "giết người đổ bê tông"[sửa mã nguồn]

11:39 ngày 23/05/2019 giờ Việt nam

Dear Tuanminh01,

Mình thấy nội dung bạn đang viết là như sau:

"Theo lời khai chưa được xác minh đăng trên báo Công an Tp. Hồ Chí Minh, nghi can Phạm Thị Thiên Hà (31 tuổi, ngụ Q.Tân Phú, Tp.HCM) và Lê Ngọc Phương Thảo (29 tuổi, quê Tiền Giang) đã ra tay giết Trần Trí Thành (ngụ Q. Phú Nhuận, TP.HCM) do mâu thuẫn khi cả nhóm tu luyện Pháp luân công vào thời điểm tháng 12/2018"

=> Tuy nhiên theo đường link bạn dẫn từ Báo Công an Tp. HCM thì họ cho biết tháng 12/2018 là thời điểm cả nhóm đi Bà Rịa - Vũng Tàu và là thời điểm ông Trần Đức Linh tự sát. Về thời điểm Trần Trí Thành chết không có thông tin rõ ràng, vì vậy tôi gỡ thời điểm này nhé?

Cũng theo Báo Công an Tp. HCM bạn dẫn thì nguyên nhân là do 2 nghi can nữ mâu thuẫn với Thành chứ không phải cả nhóm mâu thuẫn với nhau nên tôi thể hiện lại cho rõ để mọi người dễ theo dõi theo đường link bạn dẫn nguồn.

Về ý kiến của bạn là "ko nói sách tân ước trong nguồn" thì bạn xem video thứ 2 trong link của Báo Người Lao Động, phút 1:04 quay cảnh cơ quan công an khám xét chiếc xe ô tô 7 chỗ của nhóm nghi can phát hiện 2 cuốn sách Tân ước

https://nld.com.vn/phap-luat/clip-phat-hien-nhieu-tien-vang-trong-o-to-nhom-nghi-pham-vu-be-tong-xac-nguoi-2019051912124429.htm

Theo những thông tin mới nhất trên báo chí (VOA tiếng Việt và Báo Người Việt) thì những người tập Pháp Luân Công đã lên tiếng phản bác trước cáo buộc của báo Công an đối với môn tu luyện của họ. Vì vậy tôi đã cập nhật thông tin này và sửa lại đề mục của Trang này thành: "Tranh cãi xung quanh nghi án "Giết người đổ bê tông" liên quan đến tu luyện Pháp Luân Công"

 Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 17:44, ngày 23 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Cảnh báo: tài khoản Kotankien vi phạm quy định 3 lần hồi sửa[sửa mã nguồn]

Tôi xin trích dẫn lại quy định để chúng ta cùng đối chiếu:

Quy định ba lần hồi sửa (viết tắt 3HS, hay 3RR từ tiếng Anh three-revert rule) là một quy định chính thức áp dụng cho tất cả các thành viên Wikipedia. Các vi phạm quy định này được ghi nhận tại đây.

Nội dung quy định: không được thực hiện nhiều hơn ba lần hồi sửa một phần hoặc toàn bộ nội dung của một bài Wikipedia trong vòng 24 giờ. Điều này không có nghĩa rằng hồi sửa ba lần hoặc ít hơn là chấp nhận được. Trong những trường hợp quá đáng, người ta có thể bị cấm vì lý do bàn phím chiến hoặc gây rối ngay cả khi không thực hiện quá ba hồi sửa mỗi ngày.

Việc sử dụng tài khoản con rối (nhiều tài khoản) để tránh giới hạn này là một vi phạm đối với quy định WP:SOCK, và quy định ba lần hồi sửa không áp dụng cho các nhóm. Khi vượt quá giới hạn này, hồi sửa nên được thực hiện bởi một người mới, nhằm thể hiện mục đích quan trọng rằng số đông cộng đồng chấp thuận phiên bản nào trong số các phiên bản đang cạnh tranh.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Quy_%C4%91%E1%BB%8Bnh_ba_l%E1%BA%A7n_h%E1%BB%93i_s%E1%BB%ADa#H%E1%BB%93i_s%E1%BB%ADa_kh%C3%B4ng_c%C3%B3_b%C3%A0n_ph%C3%ADm_chi%E1%BA%BFn

Trong bức ảnh trên mình thấy tài khoản Kotankien đã thực hiện 13 hồi sửa trong vòng chưa đầy 24 giờ. Vì vậy tôi đã lùi về phiên bản trước khi Kotankien thực hiện sửa đổi.

Trân trọng,

Thành viên này không phân biệt được HỒI SỬACHỈNH SỬA thì phải. Hồi sửa là hành vi lùi bài lặp đi lặp lại về 1 phiên bản cũ, còn việc bổ sung, viết thêm thông tin vào bài như tôi làm thì đó là CHỈNH SỬA, không phải HỒI SỬA.Kotankien (thảo luận) 07:45, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Xin lỗi, tôi nhầm lẫn. Nhờ bạn lùi sửa lại phiên bản của bạn để chúng ta tiếp tục chỉnh sửa bài viết.

Thân mến,  Hoang Linh (R a k h o i 8 x)  Talk with me 07:49, ngày 26 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Bài viết này có khả năng bị kiện vì lợi dụng báo BBC để bào chế nội dung trái ngược[sửa mã nguồn]

Tôi là đọc giả trường kì của đài báo BBC tiếng anh, và tôi biết rất rõ báo BBC luôn lên tiếng ủng hộ nhân quyền, các bài viết của họ luôn mang tính chất ủng hộ, không có ý phản đối hoặc cho rằng việc Pháp Luân Công bị cấm hoặc bài xích là đúng đắn như cách mà bài wikipedia này cố tình ngầm tuyên truyền. Đây là hành động có thể bị kiện ra toà! Nếu đây chỉ là bài viết về ý kiến cá nhân thì không sao, nhưng lại là bài viết thông tin cho người dùng Việt Nam, nhất định người viết phải có trách nhiệm với cộng đồng.

Người Việt Nam văn minh đã luôn biết rõ các thủ đoạn làm việc xấu mà đổ đầu cho người khác của chính phủ Trung Quốc, đã có quá nhiều kinh nghiệm về việc bị cướp đảo Trường Sa, Hoàng Sa, đường lưỡi bò, vậy mà bây giờ đi hạ mình quay lưng với các nạn nhân bị đàn áp cướp mổ nội tạng và tuyên truyền bịa đặt này?

Lương tâm của người viết đặt ở đâu mà dám lợi dụng ngôn ngữ việt nam để làm hành động ấu trĩ này? Và tôi xin phép khẳng định chính quyền Việt Nam không cấm Pháp Luân Công. Tại sao không mạnh dạn cập nhật thông tin các cường quốc văn minh bao gồm Mỹ, Canada, và các nước Đông Âu trong nhiều năm nay đã liên tục phản đối đàn áp nhân quyền tại Trung Quốc và lên tiếng công đạo cho người tu luyện môn Pháp Luân Công?

Riêng năm 2021 này rất nhiều quang chức cấp cao tại các nước phương tây đã ra sắc lệnh trừng phạt Trung Quốc vì nạn diệt chủng của họ, người viết bài cớ gì phải viết những lời cổ lỗ sĩ của quá khứ khi mà chưa ai biết gì về Pháp Luân Công và sự đối xử tàn bạo mà họ phải nhận? Lại còn tán tận lương tâm tới mức viết những lời bình lợi dụng báo BBC một cách chủ đích để giả dối, ngầm ám chỉ việc Pháp Luân Công bị đàn áp là có lí do? Trong khi chính BBC họ đã luôn đưa ra bằng chứng xác thực các "lí do" để đàn áp của chính quyền Trung Quốc đều chỉ là lừa gạt để che lấp hành động ghê rợn của họ. Tôi hỏi thêm một lần nữa, lương tâm của người viết đặt ở đâu?

Nếu là người Việt Nam chân chính nhất định sẽ biết thừa các "lí do" để bao biện cho hành động xấu của chính phủ nước này, không thể nào quay lưng với người bị hại trong khi chính mình cũng là người bị hại thế này được!

https://www.youtube.com/watch?v=DoMRbRB88WI -> Đây là một BÁO CÁNH TẢ đưa tin việc ông Anthony Blinken muốn trừng phạt quan chức Trung Quốc vì các hoạt động vi phạm nhân quyền tại nước của họ. Dù nói về người Duy Ngô Nhĩ, ông cũng có nhắc đến các nạn nhân của "tín ngưỡng khác".

Người xem nhất định phải văn minh và tỉnh táo! Vì đây là vấn đề liên quan đến đạo đức bản thân!


Maidiem (thảo luận) 12:14, ngày 21 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Mình chấp nhận câu nói của bạn cho đến đoạn "thủ đoạn làm việc xấu mà đổ đầu cho người khác của chính phủ Trung Quốc" mình đã thấy sử dụng từ ngữ "không trung lập". Nên mình sẽ không tranh cãi về vấn đề này. (Không có dẫn chứng cụ thể cho câu nói của bạn). "Hạ mình quay lưng với các nạn nhân bị đàn áp cướp mổ nội tạng và tuyên truyền bịa đặt". Nạn nhân bị đàn áp cướp mổ nội tạng cũng chỉ là thông tin một phía tính tới thời điểm hiện tại và vẫn chưa ghi nhận báo chí truyền thông quốc tế nhận xét hay nhắc đến về việc "mổ nội tạng" trừ các trang báo trực thuộc Pháp Luân Công (bao gồm ở tất cả các ngôn ngữ mà cơ quan này tuyên truyền, quảng bá). Mình có tìm hiểu thì trong một bài viết của Pháp Luân Công có dẫn nguồn về minh chứng mình bị đàn áp nhưng khi mình truy cập thì thông tin đã không còn tồn tại -> mâu thuẫn với bài viết.[2][3] Thông qua vụ liên quan đến bầu cử ở Mỹ hay đại dịch Covid-19 thì có lẽ bạn cũng biết về "sự tung tin thất thiệt" của các trang báo này như "Chống tiêm vaccine" hay các thuyết âm mưu khác. Gọi bản thân là "tự do" nhưng phản đối các phong trào nữ quyền và đồng tính luyến ái. (Trích: báo cáo của Tạp chí Los Angeles vào năm 2020).
Trích đoạn, Chính quyền Việt Nam không cấm Pháp Luân Công nhưng có hạn chế sự giáo phái này.[4][5]
"Riêng năm 2021 này rất nhiều quang chức cấp cao tại các nước phương tây đã ra sắc lệnh trừng phạt Trung Quốc vì nạn diệt chủng của họ". Đây là tung tin thất thiệt, thứ mà bạn đang nhắc đến là sự "trừng phạt Trung Quốc" do vấn đề không cho các chuyên gia đến để điều tra nguồn gốc của đại dịch Covid-19 hay vấn đề ở Tây Tạng và Tân Cương.[6][7]
"cho hành động xấu của chính phủ", hành động xấu nhất định sẽ phơi bày chứ không cần bất kỳ ai phải bao che, ngay cả Wikipedia khi trên tất cả các bài viết của Wikipedia đều giữ thái độ trung lập, có cả vụ Thiên An Môn chứ không phải giấu bất cứ điều gì như phát ngôn của bạn. –  𝕜𝕙𝕒𝕟𝕘𝕕𝕠𝕣𝕒𝟚𝟠𝟘𝟡  20:55, ngày 16 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]

[4]

Pháp Luân Đại Pháp là tốt[sửa mã nguồn]

Pháp Luân Công dạy người hướng thiện. Trang đăng tin chưa chính xác. Mong bạn tìm hiểu thêm thông tin. – 2402:800:6345:B3A6:FC8C:DB89:2AA8:3D95 (thảo luận) 04:28, ngày 6 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

  1. ^ The template {{Peacock term}} is available for inline notation of such language where used inappropriately.
  2. ^ Cocks, Jay (14 tháng 6 năm 1999). “The Time 100: Bob Dylan”. Time. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2008.
  3. ^ Grossman, Loyd. A Social History of Rock Music: From the Greasers to Glitter Rock (McKay: 1976), p. 66.
  4. ^ https://www.bbc.co.uk/programmes/p059s1pt