Thảo luận:Tuổi Trẻ (báo)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi Nguyễn M. Đức trong đề tài Tên gọi đúng của cơ quan chủ quản báo

Câu hỏi về báo Tuổi Trẻ[sửa mã nguồn]

Câu "báo Tuổi Trẻ hiện là một trong những tờ báo lớn nhất tại Việt Nam" tôi thấy không có gì sai với tình hình thực tế của báo chí Việt Nam hiện nay. Tại sao nó không được sử dụng? Tôi xin phép được sửa lại đúng với câu đó. 210.245.31.15 03:45, ngày 18 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Không rõ câu "Báo Tuổi Trẻ cạnh tranh sát với báo Thanh Niên" có nguồn gốc từ đâu? Xin cho được biết rõ thêm vì tôi thấy câu này không có cơ sở. Xoai 01:33, ngày 26 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cám ơn bạn đã đưa lý do dời văn bản ở trang này, nhưng từ này nếu bỏ lý do vào trang thảo luận thì xin bạn viết "Xem thảo luận" vào ô "Tóm lược sửa đổi" để những người kiểm tra Thay đổi gần đây sẽ biết được. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 01:57, ngày 26 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Ngoài ra, bạn có thể gắn tiêu bản {{Cần chú thích}} vào cuối câu không có cơ sở. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 01:59, ngày 26 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đúng là câu này tối nghĩa và nên bỏ đi.--An Apple of Newton 02:10, ngày 26 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

'"Báo phát hành trên toàn quốc với số lượng hơn 400.000 bản/ngày, là nhật báo có số lượng phát hành lớn nhất Việt Nam"'

Số liệu này có dẫn chứng không? Thống kê theo số liệu cơ quan nào tuyên bố? Newone 04:24, 21 tháng 10 2006 (UTC)

Đã có nguồn dẫn chứng cho số liệu phát hành tới gần 500000 bản mỗi ngày. (Như vậy cứ khoảng 170 người cả lớn bé, già trẻ, có một người mua báo tuổi trẻ trong ngày) Hung oanh (thảo luận) 05:47, ngày 23 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi từng là thành viên Tuổi trẻ, năm cao điểm 2007-2008, SLPH bình quân hơn 400.000 bản/ngày, ngày cao điểm tuyển sinh có ngày cao nhất lên đến 540.000 bản/ngày, sau đó rơi vào thời kỳ khủng hoảng, SLPH tuột xuống dưới 400.000 bản/ngày kéo dài nay.thảo luận quên ký tên này là của Tuoitre oi laTuoitre (thảo luận • đóng góp).

Tên bài[sửa mã nguồn]

Tôi đề nghị đổi tên bài thành "Tuổi Trẻ (báo)" vì tên chính thức của báo Tuổi Trẻ không có chữ báo. RBD (thảo luận) 05:54, ngày 23 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

"Tuổi trẻ(báo)" chính là "Báo Tuổi trẻ" chứ có khác gì đâu, chỉ có khác là tên bài viết được đặt một cách máy móc.Hung oanh (thảo luận) 06:06, ngày 23 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi ủng hộ để tên là Tuổi Trẻ (báo), vì đấy là cách đặt tên của wikipedia: Tên chính thức (ghi chú).Tran Quoc123 (thảo luận) 05:54, ngày 20 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Wikia không bịa ra tên một mục từ. Và nếu tên bài là Báo Tuổi Trẻ không tranh chấp tên gọi, không gây nhầm lẫn cho người đọc, không phạm huý ai?!? thì cứ gọi là Báo Tuổi Trẻ.

Trong trường hợp "đấy là cách đặt tên của wikipedia" như Tran Quoc123 viết trên đã cụ thể hoá thành quy định chung trong wikipedia thì vẫn nên giữ là Tuổi Trẻ (báo). Nhưng cần nhất quán trong cách đặt, theo đó cần di chuyển hết những bài trong thể loại: Báo chí Việt Nam về cùng kiểu đặt tên. Như vậy thì:

Hàng loạt các tên bài khác có cấu tạo từ động-tính-danh từ ghép lại cũng cần đổi theo kiểu này ?!

Nên hay không nên? Mục đích cuối cùng cũng phải là thống nhất- ai sẽ làm thường xuyên việc này? Có cần thiết không? Hay cứ để tự nhiên như cách gọi hàng ngày:

   Hỏi: Anh mua gì? (hay anh mua báo gì?)

   Đáp: Báo Tuổi Trẻ.

Người lên Internet tìm thông tin về tờ báo này, kể cả địa chỉ báo để đọc và những trang đã sử dụng lại nguồn từ báo này, người ta thường nhập "báo tuổi trẻ" hơn là "tuổi trẻ (báo). Kết quả (số hit) hay nội dung kết quả tìm được sẽ khác nhau.

Vậy các anh nên thảo luận với cách viết nào trong sáng hơn- trong wikipedia và ngoài thực tế- để gần gũi với người đọc hơn. Đành rằng, thông tin như nhau (Tuổi Trẻ (báo) hay Báo Tuổi Trẻ) vì chẳng qua là phép di chuyển (redirect), nhưng hãy nhìn cái tên bài dưới mắt người đọc chứ đừng nhìn với mắt nhà soạn thảo (viết) cho wikipedia, các anh thấy tên bài nào đẹpthiện cảm hơn nhé(mạn phép phóng to chút):

Báo Tuổi Trẻ              Tuổi Trẻ (báo)

Trân trọng. 222.254.130.203 (thảo luận) 08:02, ngày 20 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Theo tôi, vấn đề không phải đẹp hay thiện cảm mà là tính nhất quán, khoa học nhất có thể của cách đặt tên mục từ của từ điển. Thông thường hiện nay lấy theo tên chính thức của đối tượng, rồi thêm hậu tố trong ngoặc nếu cần phân biệt, ví dụ An Nam tạp chí hay Gia Định báo là tên chính thức in trên mặt báo của nó thì để như vậy chứ không phải An Nam (tạp chí) hay Gia Định (báo), nhưng nếu báo Tuổi Trẻ có tên chính thức là Tuổi Trẻ thì để như vậy (rồi thêm hậu tố báo để phân biệt với các đối tượng cùng tên). Tương tự Thông tấn xã Việt Nam là mục từ chính chứ không phải Việt Nam (thông tấn xã), hay Sài Gòn Giải Phóng (báo) là tên chính thức chứ không phải báo Sài Gòn Giải Phóng. Cũng như Quốc sử quán là tên khai sinh chính thức, thì nên để là Quốc sử quán (triều Nguyễn) là tên mục từ chính, chứ không phải Quốc sử quán triều Nguyễn. Hoặc như Sông Bé (sông), Sông Bé (tỉnh), Sông Bé (quận)... Đây là cách xây dựng lemma của một từ điển chuẩn. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 06:05, ngày 23 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nội dung, chất lượng[sửa mã nguồn]

Magicknight94 đã xóa thảo luận này của 203.160.1.75 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 01:02, ngày 2 tháng 11 năm 2009 (UTC)~. Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Nguồn[sửa mã nguồn]

Đoạn "Các thăng trầm" chỉ có 2 loại nguồn:

  • Là blog của một người có biệt danh là Osin, thứ nhất, chẳng có gì để kiểm chứng đó là một người của báo Tuổi trẻ, và thứ hai, cho dù có đúng như vậy thì người này cũng không phải là một nhà nghiên cứu hoặc tác giả nào có uy tín cả. Và nó là nguồn tự xuất bản.
  • Từ trang web diendan.org, tôi xin lỗi vì không thèm đọc nó, ngay cái tên cũng cho thấy nó không phải là nơi uy tín để làm nguồn rồi.

Tân (trả lời) 05:49, ngày 23 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Osin là blog của một nhà báo cũng từng làm việc ở báo Tuổi trẻ và hiện đang là phóng viên cho một tờ báo khác, cũng có tên trong đoạn dẫn chứng chảy máu chất xám của Tuổi trẻ. Blog này cũng được khá nhiều người quan tâm. 210.86.225.146 (thảo luận) 06:54, ngày 23 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chúng ta cần nguồn uy tín để kiểm chứng thông tin. Về cơ bản các nguồn tự xuất bản (blog, forum) đều không được chấp nhận trên không gian Wikipedia. Xin vui lòng xem thêm: Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được. Việt Hà (thảo luận) 10:44, ngày 23 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tư liệu[sửa mã nguồn]

Cái này có trên internet, nhưng nếu theo quy định nguồn của Wiki thì chắc khó xài: Tiễn Đưa Tổng Biên Tập. Đành chuyển qua đây các bác cho ý kiến vậy:

"Tiễn Đưa Tổng Biên Tập

Chưa chắc chắn ai sẽ làm tổng biên tập hai tờ báo chính trị có độc giả lớn nhất nước: Tuổi Trẻ, Thanh Niên. Nhưng, cả ông Lê Hoàng và Nguyễn Công Khế đều phải hoàn tất việc bàn giao trước ngày 31-12. Ông Đặng Thanh Tịnh, phó tổng biên tập (TBT) tờ Thanh Niên và ông Bảy Sơn (Vũ Văn Bình), phó TBT tờ Tuổi Trẻ, sẽ là phó TBT phụ trách hai tờ báo này trong khi chờ nhân sự mới. Như vậy, hiện thời ở Thanh Niên và Tuổi Trẻ không có một phó TBT phụ trách nội dung nào được trên tin cậy.

Cùng phụ trách trị sự như ông Bảy Sơn, nhưng ông Tịnh thực sự là một nhà báo. Bao nhiêu năm qua, ông giấu mình phía sau nên ít ai biết, ở Thanh Niên, ông là người bản lĩnh và am hiểu trên nhiều lĩnh vực. Nếu như, ông Tịnh tham dự vào nội dung nhiều, Thanh Niên sẽ là một tờ báo tử tế.

Ông Bảy Sơn được ông Lê Văn Nuôi đưa từ Thành Đoàn về báo Tuổi Trẻ đã hơn 10 năm, nhưng sẽ là quá sức nếu bây giờ bắt ông phải quyết định bài nào đăng, bài nào gác. Hình ảnh ấn tượng nhất mà tôi nhớ về Bảy Sơn khi ông mới làm Chánh Văn phòng là một người đàn ông ngồi trước một cái laptop hiện đại nhất Tuổi Trẻ, cắm cúi chơi game, nhưng vẫn giữ mặt nghiêm trọng như là đang làm việc. Có lẽ Bảy Sơn sẽ cảm thấy yên ổn hơn nhiều nếu cứ để cho ông tiếp tục đi ký hợp đồng mua giấy.

Chắc chắn có rất nhiều trắc ẩn trong lòng Lê Hoàng, 5 năm trước, ông đã miễn cưỡng khi bị điều từ NXB Trẻ về thay Lê Văn Nuôi. Ông đang được mọi người ở NXB Trẻ yêu mến và bản tính ông cũng không muốn “xông pha lửa đạn”. Tất nhiên, ông biết, dù ngạch trật hành chính ngang nhau, làm TBT Tuổi Trẻ là “lên” so với khi làm Giám đốc NXB Trẻ.

Nếu như, trước đây, ông Lê Văn Nuôi chủ yếu “trị” Tuổi Trẻ bằng cách “tọa sơn quan…” Vĩnh- Phước. Thì Lê Hoàng áp dụng nguyên tắc đồng thuận trong Ban Biên tập. Nguyên tắc này, đôi khi khiến ông gặp khó khăn, vì nhiều ý kiến của ông gặp phải sự bất đồng của một số thành viên, đặc biệt là Quang Vĩnh, một người rất kinh nghiệm tạo ra bất ổn. Cũng không may, ông làm Tuổi Trẻ ở thời điểm mà cơ quan chủ quản đánh giá được tiềm lực kinh tế của tờ báo cũng như của các cơ quan khác như NXB Trẻ, nhà in Lê Quang Lộc… nên đã can thiệp rất sâu. Bản tính mềm mỏng của ông đã không đủ cương quyết để cưỡng lại những can thiệp thô bạo. Và, một vài thành viên trong tờ báo đã khai thác điểm yếu đó để thách thức uy tín ông. Chỉ từ khi, đưa được Quang Vĩnh ra khỏi Tuổi Trẻ, ông Lê Hoàng mới có đủ điều kiện để gây ảnh hưởng lên tờ báo. Nhưng, nhanh quá!

Tuy không xuất thân từ một nhà báo chuyên nghiệp, Lê Hoàng ý thức rất rõ vai trò công luận của một tờ như Tuổi Trẻ và sứ mạng thông tin không thể tránh được của một người làm báo. Ông không thể không đăng những bài viết trong vụ PMU 18. Và đặc biệt gần đây, ông được đánh giá cao khi, đúng ngày Thủ tướng ra trước Quốc hội, cho đăng tin phiên tòa ở Nhật xử vụ PCI có nêu đích danh Huỳnh Ngọc Sỹ (tờ Thanh Niên hôm ấy không đăng). Cho dù ông biết đăng tin này là “đụng”. Khi phóng viên Nguyễn Văn Hải bị bắt, không tìm cho mình một thế “ngoại phạm”, ông trực tiếp ký duyệt tất cả những bài báo gai góc liên quan tới vụ này. Trong những lúc khó khăn nhất, ông luôn có mặt bên Nguyễn Văn Hải. Đặc biệt, giới quan sát, rất cảm kích khi thấy Lê Hoàng đã giữ được tư cách một nhà báo khi trong suốt thời gian chiếc ghế của ông bị lung lay, ông đã không hề “chạy chọt”. Hiện ông Hoàng cũng tỏ ra thanh thản khi được lệnh bàn giao. Có lẽ, nếu như ngay sau khi kết thúc phiên tòa xử hai nhà báo, Lê Hoàng tuyên bố từ chức thì ông đã có được một sự ra đi trọn vẹn.

Tôi không có ý định viết về ông Nguyễn Công Khế trong entry này. Và, vẫn đang rất cân nhắc khi đưa ra bài viết về ông tướng Nguyễn Việt Thành. Nếu những khuất tất trong vụ Năm Cam được phân tích, thì chúng ta sẽ thấy phương thức sử dụng báo chí “làm án” mà tướng Quắc sử dụng trong vụ PMU vẫn chưa đáng là học trò so với những gì mà tướng Thành đã làm trước đó.

Tuesday December 30, 2008 - 04:40pm (ICT)"

Tên gọi đúng của cơ quan chủ quản báo[sửa mã nguồn]

Có một sự nhầm lẫn thường hay xảy ra là có nhiều người hiểu nhầm về cách gọi tên của các tổ chức mà tôi hay gặp. 1. ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH - tên tổ chức 2. HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM - tên tổ chức. Khi gắn với đơn vị theo tên địa lý hành chính: HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 3. HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM - tên tổ chức. Khi gắn với đơn vị theo tên địa lý hành chính: HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Nhưng nhiều đồng chí lại nghĩ HỘI "..." VIỆT NAM là ở cấp Trung ương. Còn khi ở địa phương thì ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH mới đúng?! Tức là theo các vị ấy lược bỏ chữ Việt Nam mới đúng khi ở địa phương. Suy nghĩ ấy theo tôi là sai và trong trường hợp này nên để THÀNH ĐOÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH giúp rõ ràng hơn. Xin ý kiến User:Alphama Prof. Nguyễn Đức 11:02, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời