Thảo luận:Vụ hạ giàn khoan Hải Dương 981

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Độ nổi bật[sửa mã nguồn]

Bài này có đủ nổi bật không á, chỉ là tranh chấp thôi mà?  Wikipedia Expert  Talk - Help 13:40, ngày 8 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Bài này đủ nổi bật vì vụ tranh chấp này sẽ có ảnh hưởng lâu dài. Nếu Trung Quốc mà thành công trong việc cắm giàn khoan khủng này, thì sẽ không bao giờ dời đi, vì chi phí rất cao, và Việt Nam có thể mất hẳn Hoàng Sa, cũng như phải nhượng bộ Trung Quốc để chấp nhận "hòa bình và cùng khai thác biển Đông" như ý TQ muốn, nói trắng ra là tôm cá biển Đông bị TQ độc quyền xưa nay và cấm cả người VN khai thác, nay sẽ chia cả lợi nhuận từ dầu khí. Tuy nhiên, dù có mang tự tình dân tộc, nhưng bài viết cần trung lập hơn, tên bài "Vụ Trung Quốc đưa dàn thăm dò HD-981 vào vùng biển Việt Nam" là không chính xác, vì HD-981 không chỉ là dàn thăm dò, mà là giàn khoan nước sâu lớn nhất thế giới; và "vùng biển Việt Nam" cũng không trung lập. Đề nghị: "Vụ tranh chấp Trung Quốc khai thác dầu khí tại vùng biển Đông đang tranh cãi" (không biết ai có ý kiến khá hơn không ?). Cách viết bài cũng cần thông minh hơn, như Thành viên:Doãn Hiệu vừa sửa bài "Khu vực tranh chấp cách phía Nam đảo Tri Tôn (quần đảo Hoàng Sa) 17 hải lý – tức khoảng 30km, cách phía Đông đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý (nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo luật biển 1982 của Việt Nam). Đảo Tri Tôn, mà Trung Quốc gọi là Trung Kiến đảo là đảo đang do Trung Quốc kiểm soát. ", thêm câu "(nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của VN"[1] trong đoạn này thì thật là vừa...không khéo vừa không trung lập, vì vùng tranh chấp cách VN đến 120 hải lý, trong khi chỉ cách Tri Tôn (do TQ quản lý) có 13 hải lý, tôi vừa sửa lại và ghi rõ là vùng này, kể cả đảo Tri Tôn (Trung Kiến) có tranh chấp. --37.24.144.59 (thảo luận) 14:37, ngày 8 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Nếu cho Wiki Việt là một trang mạng quốc tế thì bài vở nội dung phải có tính trung lập như bạn IP trên nói. Vì vùng biển này thuộc vùng tranh cãi, nên xin đổi tên là Việt Trung đối đầu vụ giàn khoan HD-981. xin các bạn cho ý kiến! DanGong (thảo luận) 15:14, ngày 8 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

"đối đầu" nghe không ổn, theo tôi nên đặt tên Sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam. Mà "giàn khoan" và "dàn khoan", cái nào mới đúng chính tả nhỉ?Jspeed1310 (thảo luận) 15:21, ngày 8 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Tôi không bàn về "Tiêu đề" hay "Tên trang"; còn về việc có đủ độ nổi bật để đưa và wp hay không, thì quan điểm của tôi là đủ. Vì đây là sự kiện mang tính đánh dấu - một cột mốc, thể hiện rõ ở mức độ can thiệp của cả 2 bên và chưa có tiền lệ.Nguyenthephuc (thảo luận) 15:25, ngày 8 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Ý kiến của bạn DanGong khi chủ trương trung laaph tại một bài viết tôi hoàn toàn đồng ý nhưng việc bạn cho rằng vùng biển Việt Nam là chủ quan thì hoàn toàn sai và thiếu hiểu biết. Việt Nam có đủ bằng chứng để chứng minh với quốc tế rằng vùng biển đó thuộc địa phận của Việt Nam chứ không phải vung biển tranh chấp như một số nguồn tin thiếu chính xác cung cấp. Bình Iu (thảo luận) 12:58, ngày 27 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Mình đồng ý vs ý kiến của bạn Jspeed1310. Sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam. Dù mình rất bất bình trước việc làm bên phía Trung Quốc nhưng mà wk nên thể hiện tính trung lập, còn bạn nào bất bình ra fb thể hiện, tớ ủng hộ luôn.zzmk 15:38, ngày 8 tháng 5 năm 2014 (UTC)

Tôi không bàn về tính nổi bật đã đủ chưa, mà muốn nói rằng những chủ đề này không mang tính kiến thức bách khoa mà chỉ là tin tức. Cũng như các bài tương tự nhan đề Vụ Trung Quốc tấn công ngư dân Việt Nam 2005, Việc Trung Quốc bắt ngư dân Việt Nam năm 2009 đều chỉ mang tính chất tin tức. Tất cả những bài loại đó nên gộp lại trong 1 bài nào đó có tên đại loại như "Tranh chấp Việt Trung trên biển Đông", "Tranh chấp Việt Trung trong vịnh Bắc Bộ", v.v., trong đó có nêu nguyên nhân, lịch sử tranh chấp và mỗi lần có sự kiện mới sẽ bổ sung sự việc mới. Nguyễn Việt Long (thảo luận) 15:42, ngày 8 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Thưa bạn Nguyễn Việt Long, chỉ nên gộp lại khi bài quá ngắn. Vấn đề xung đột ở xảy ra 6 ngày liền, từ 02.05 cho tới 07.05, 8 tàu của Việt Nam bị đâm húc nhiều lần, 6 người bị thương, mà các bạn còn cho là chưa nổi bật. DanGong (thảo luận) 16:31, ngày 8 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Cùng bạn Jspeed1310 và bạn zzmk, Sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam nghe không trung lập. Xin đổi lại thành Sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển tranh chấp, các bạn thấy thế nào? DanGong (thảo luận) 16:35, ngày 8 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Tôi đề nghị đặt tên là Vụ va chạm tàu Việt Nam và Trung Quốc 2014. Đại ý là thế. Có thể chỉnh lý thêm câu chữ.--Namnguyenvn (thảo luận) 18:45, ngày 8 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Bên Trung Quốc lại cho là không có "va chạm" gì cả bạn Namnguyenvn à! DanGong (thảo luận) 19:13, ngày 8 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
NamNguyen chắc là có máu khôi hài hay là chưa nghĩ thấu đáo, vì "va chạm" chỉ là hệ quả của sự việc, chỉ là 1 phần, và sau này biết đâu còn nhiều việc leo thang hơn nữa. Chưa kể là chữ va chạm chỉ là một từ mông lung dùng trong ngoại giao, chứ không bách khoa, vì không cụ thể, va chạm như thế nào: đâm, húc, bắn giết, hay là chạm nhẹ hay rờ,.... Cũng may là NamNguyen chưa đề nghị đặt tên bài là Vụ tàu Trung Quốc phun nước tàu Việt Nam 2014;). Mong các bạn cho ý kiến nghiêm túc hơn.--37.24.150.243 (thảo luận) 19:46, ngày 8 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Tại sao phải dùng tên rườm rà và không trung lập ("vùng biển Việt Nam"). Theo tôi nên gọi ngắn gọn là "Vụ dàn dầu HD-981" hay "Vụ HD-981". NHD (thảo luận) 22:21, ngày 8 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Rồi nay mai, họ kéo giàn khoan này đi nơi khác thì sao, nếu không vì tranh chấp vùng biển thì có gì để nói ? (Theo như TQ nói thì họ chỉ thăm dò trong 3 tháng thôi, nếu mà tin được). Thật ra dùng chữ "vùng biển VN" cũng không hẳn là không trung lập, vì rõ ràng vùng biển này nằm trong đặc quyền 200 hải lý của VN (và xa TQ, ngoại trừ Hoàng Sa do TQ đang quãn lý và cho là có chủ quyền), nhưng nếu tránh được từ ngữ tranh cãi cũng vẫn tốt hơn.--37.24.150.243 (thảo luận) 22:30, ngày 8 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Chúng ta không cần bàn luận về tính pháp lý quốc tế ở đây, theo tinh thần trung lập thì hiện do 1 bên liên quan là TQ không thừa nhận nơi này thuộc vùng biển VN (thế nên mới đơn phương thăm dò), nên ta đặt tên bài là Vụ giàn khoan HD-981 là ổn.--CNBH (thảo luận) 22:42, ngày 8 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
@CNBH: Tôi đồng ý tên bài cần ngắn gọn như NHD đề xuất, nhưng tôi không đồng ý về cái mà được gọi là ... không cần bàn luận về tính pháp lý quốc tế ở đây. Cái này là quan điểm không trung lập của một phía Trung Quốc trước nhiều phía Việt Nam và Philippin trong vấn đề biển Đông luôn luôn lập lờ không rõ ràng về tính pháp lý quốc tế. Cái tính pháp lý quốc tế cần được làm rõ trong nội dung bài. Đây cũng chính là yếu tố đem lại độ nổi bật của chủ đề này.--Doãn Hiệu (thảo luận) 02:17, ngày 9 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Ý tôi là cần trích dẫn từ các nguồn chứ không phải biến thảo luận ở đây thành diễn đàn.--CNBH (thảo luận) 02:25, ngày 9 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Người biến thảo luận này thành diễn dàn trước không phải tôi, mà là người nói đoạn pháp lý trên không liên quan đến đề mục thảo luận.--Doãn Hiệu (thảo luận) 02:34, ngày 9 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Chúng ta đang thảo luận về tính trung lập của tên bài, còn pháp lý thì liên quan gì đến trung lập, vậy bàn để làm gì, Wikipedia đâu phải nơi phân xử đúng sai.--CNBH (thảo luận) 02:47, ngày 9 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Chữ Giàn khoan mới đúng (xem Giàn khoan nửa chìm nửa nổi), đây là vùng đặc quyền kinh tế của VN thì cứ thế mà đặt sao chỉ ghi vùng biển Việt Nam. Có nếu muốn gọn nữa thì như DHN đề xuất bên dưới. Mai này họ đem cái giàn khoan này sang Senkaku thì tính sau.--Cheers! (thảo luận) 00:56, ngày 9 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Thành viên Cheers nói chính xác. "Biển VN" là cách dùng từ bình dân thiếu chính xác. VN chỉ có quyền chủ quyền và quyền tài phán ở vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) chứ không có chủ quyền tuyệt đối đối với vùng này. 123.20.39.78 (thảo luận) 01:04, ngày 9 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Hiện nay tôi thấy các báo chí thường dùng "Vụ giàn khoan HD-891". NHD (thảo luận) 01:33, ngày 9 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Đồng ý với DHN về tên bài, chỉ cần là Sự kiện giàn khoan HD-981 (hay Sự kiện giàn thăm dò HD-981 tùy tên kỹ thuật chính xác của giàn này). Tên bài luôn cần ngắn gọn.--Paris (thảo luận) 01:40, ngày 9 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Đây là một giàn khoan nên nó có cả chức năng khoan thăm dò.--Cheers! (thảo luận) 03:00, ngày 9 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy "vụ" hợp hơn là "sự kiện" vì đây là việc xảy ra trong thời gian lâu ngày chứ không phải chỉ một sự kiện rồi xong. NHD (thảo luận) 15:56, ngày 9 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Bài viết nhiều vấn đề[sửa mã nguồn]

  • "Dàn thăm dò" là sai chính tả. "Dàn" là một thứ gì đó trải ra, như "dàn karaoke", "dàn quân" còn "giàn" là một kết cầu đan xen các thanh ngang dọc, chẳng hạn "giàn mướp", "giàn giáo".
  • "Vùng biển Việt Nam" là khái niệm phi khoa học. Chỉ có nội thủy mới có quyền được gọi là biển của VN, còn ở EEZ và thềm lục địa, VN chỉ có quyền chủ quyền, chẳng hạn khai thác tài nguyên. Tàu của TQ có quyền tự do đi qua EEZ của VN mà không xin nước này cấp phép, chỉ khi khai thác tài nguyên thì mới cần. "Quyền chủ quyền" hẹp hơn "chủ quyền", bởi thế nói "biển Việt Nam" hay "lãnh hải Việt Nam" hay "hải phận Việt Nam" đối với EEZ và thềm lục địa đều là những cách dùng từ sai lầm không đúng với luật pháp quốc tế và phi khoa học, khó chấp nhận trên một thứ gọi là "Bách khoa toàn thư".
  • Vị trí này đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982, của cả hai quốc gia. Với Việt Nam là đường cơ sở tính từ đảo Lý Sơn (lãnh thổ hoàn toàn không tranh chấp với nước khác). Với Trung Quốc tính từ đảo tranh chấp Trung Kiến (Tri Tôn) mà họ đang kiểm soát, nhưng nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc tính đường cơ sở từ đảo Hải Nam (lãnh thổ hoàn toàn không tranh chấp với nước khác)

Đoạn văn này theo Lịch sử đóng góp là do thành viên Doãn Hiệu viết vào. Sau đó, thành viên DanGong thêm 1 nguồn BBC hoàn toàn không viết các câu trên vào cuối đoạn văn này. Đoạn văn là một sự suy diễn cá nhân hết sức sai lầm:
  • Vị trí này đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982: ai nói câu này? Vùng đó nằm trong EEZ của VN nhưng nằm ngoài EEZ tính từ đường cơ sở đất liền của TQ, làm gì có chuyện đều nằm trong EEZ của cả hai nước? Bản đồ trong nguồn BBC đã thể hiện rõ. Theo quan điểm Trung Quốc, nước này vẽ một thứ gọi là "đường cơ sở quần đảo" quanh Tây Sa quần đảo nhằm mục đích mở rộng EEZ, khi đó có thể EEZ Tây Sa này sẽ trùm lên khu vực đang xung đột. Tuy nhiên, UNCLOS 1982 không công nhận cách vẽ "đường cơ sở quần đảo" đó bởi TQ không phải là quốc gia mà phần lớn lãnh thổ là quần đảo. Như vậy, việc suy diễn "Vị trí này đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982" là rất bậy, tựa như một câu văn diễn đàn không đáng tin cậy.
  • Với Việt Nam là đường cơ sở tính từ đảo Lý Sơn (lãnh thổ hoàn toàn không tranh chấp với nước khác).: câu này chứng tỏ người viết chưa cẩn trọng trong cách dùng từ. Đường này nối các điểm cơ sở rồi từ đó tính ra EEZ chứ không thể nói nó được tính từ đảo Lý Sơn.
  • Với Trung Quốc tính từ đảo tranh chấp Trung Kiến (Tri Tôn) mà họ đang kiểm soát: tương tự như trên.
Nếu không có nguồn nói như trên thì hãy xóa ngay các câu văn suy diễn, mà suy diễn lại sai trầm trọng như trên.
  • Ngoài ra, bài viết này còn nguyên cách viết báo chí, nhiều câu chưa được viết lại do các thành viên bê vào, chẳng hạn: "Đây là giàn khoan biển sâu “khủng” đầu tiên do Trung Quốc...", đọc nghe hết sức thô thiển và thiếu tính khoa học. Có vẻ người viết (cũng toàn là thành viên lâu năm) nên đọc lại quy định về đạo văn và văn phong của Wikipedia để sửa chữa sai lầm. 123.20.39.78 (thảo luận) 00:46, ngày 9 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
@123.20.39.78 đừng vu khống, người viết đoạn ngữ "của cả hai quốc gia" không phải là tôi mà là IP 37.24.xxx.xxx đã thêm vào, khi mà cho rằng tôi viết không trung lập theo hướng nói vị trí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và đã chỉ trích tôi trong phần thảo luận độ nổi bật ở trên. Và nguồn BBC không phải do DanGong mà do tôi đưa vào theo hướng chứng minh độ trung lập của vấn đề.--Doãn Hiệu (thảo luận) 02:03, ngày 9 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Tôi đã gắn fact vào đoạn 1 của IP phân tích ở trên.--Cheers! (thảo luận) 01:08, ngày 9 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng chờ người viết đoạn này trả lời các ý trên, nhưng gần như chắc chắn tôi tin là sẽ không có nguồn uy tín nói câu trên, vì hiển nhiên nó không đúng, bởi EEZ tính từ đất liền của TQ không tài nào bao hàm vùng đang xung đột được. 123.20.39.78 (thảo luận) 01:15, ngày 9 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Tôi đã thế đoạn trên bằng đoạn đơn giản hơn về ý nghĩa có kèm nguồn đầy đủ. Tuy nhiên bài viết sẽ hay hơn nếu có nguồn Tân Hoa xã hay Nhân dân Nhật báo cho tuyên bố của Trung Quốc rằng "vùng biển giàn khoan hoạt động là thuộc quần đảo Tây Sa, không liên quan đến EEZ và thềm lục địa VN", nếu không bài viết sẽ quá nhiều nguồn VN, dẫn tới cảm giác thiếu trung lập. 123.20.39.78 (thảo luận) 03:31, ngày 9 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

CNOOC 981, HD981, Hải Dương Thạch Du 981[sửa mã nguồn]

Tên gọi[sửa mã nguồn]

HD-981 là tên do VN chế ra từ cách viết tắt của Hải Dương 981. Tên Hán-Việt đầy đủ là Hải Dương Thạch Du 981, tiếng Anh là CNOOC 981 (nguồn Tân Hoa xã ghi ở đây CNOOC 981 begins operations in South China Sea - Xinhua). Nếu viết tắt từ bính âm Hán ngữ thì không thể ra là HD981 được mà phải là HYSY981. Như vậy, liệu cách dùng tên HD981 có chính xác? Do WPTV không có truyền thống dùng bính âm để gọi tên riêng, tôi đề nghị dùng tên viết tắt bằng tiếng Anh hoặc dùng tên đầy đủ bằng Hán-Việt thì mới phù hợp và trung lập. Tôi chọn cách dùng Hán-Việt: Hải Dương Thạch Du 981. Ngoài ra nếu dùng tên viết tắt thì phải xác định có dấu gạch ngang không. 123.20.39.78 (thảo luận) 03:51, ngày 9 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Đây là Wikipedia tiếng Việt, nên sử dụng tên phổ biến trong tiếng Việt. Tên HD-981 tôi không thấy có vấn đề gì. Nếu phải dùng tên "quốc tế" thì lại phải đổi "Hoàng Sa" thành "Paracels" và "Biển Đông" thành "South China Sea". NHD (thảo luận) 04:04, ngày 9 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ dùng tên gọi tiếng Việt trên Wikipedia tiếng Việt như NHD nói vậy là đúng. Nhưng, thực chất nếu viết HD-981 thì vô tình khiến người ta hiểu đó ký hiệu của cấu kiện này chứ không phải tên đầy đủ của nó. Cho nên, tôi đồng ý với cách viết tiếng Việt nhưng đầy đủ, hoặc là viết ký hiệu nhưng đúng với tên gốc của nó (chứ không phải viết tắt bằng tiếng Việt).-- Trình Thế Vânthảo luận 13:53, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Cách trình bày[sửa mã nguồn]

Như thường thấy trong các bài chuẩn mực của WPTAnh, tên riêng của tàu bè, giàn khoan được in nghiêng. Bởi vậy, tôi thấy cần trình bày là Hải Dương Thạch Du 981 cho đúng chuẩn của Wikipedia. 123.20.39.78 (thảo luận) 03:51, ngày 9 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Chú thích[sửa mã nguồn]

Mình thấy nhiều đoạn đăng không có chú thích. Vì đây là một đề tài gây nhiều tranh cãi, đề nghị các bạn có sửa chữa, thêm bớt, đừng quên ghi nguồn. DanGong (thảo luận) 07:20, ngày 9 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Tiếng Anh[sửa mã nguồn]

Bác nào có thời gian, dịch bài viết ra tiếng Anh dùm nhe.--Cheers! (thảo luận) 23:13, ngày 9 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Bây giờ có tử vong rồi nên tôi sẽ phải viết bài bên tiếng Anh. Trước hết phải tìm một cái tựa. NHD (thảo luận) 03:38, ngày 15 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
@NHD HD-981 oil drilling rig standoff, South China Sea standoff (2014), HD-981 oil drilling rig incident, Sino-Vietnam naval standoff (2014)...--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 03:50, ngày 15 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
"Oil platform" thôi, sao lại "oil drilling rig"? HD-981 cũng không phải tên quốc tế, phải là Haiyang Shiyou 981. Vì liên quan trực tiếp đến giàn khoan nên trong tựa bài cần có tên của nó thì mới hợp lí. 123.20.55.143 (thảo luận) 03:19, ngày 16 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Tôi vừa viết xong đoạn mở đầu và đã thêm interwiki vào. NHD (thảo luận) 08:09, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Viết tùm lum[sửa mã nguồn]

Bài này có vẻ đang được đẩy theo hướng thể hiện tình cảm dân tộc. Những cuộc biểu tình vụn vặt như biểu tình ở Berlin có gì nổi bật mà cũng đưa vào bài? Tầm ảnh hưởng của cuộc biểu tình đó có lớn đến mức được báo Đức, đài Đức nhắc tới không? Bild, Der Spiegel, Deutsche Welle có đưa tin không hay chỉ có 1 cái video Youtube? Bài viết không bị treo biển Độ trung lập cũng là mềm mỏng lắm rồi.

Nó không có ảnh hưởng lớn nhưng là bằng chứng rằng người Việt ở nước ngoài có quan tâm đến tình hình đất nước. Nếu có sự kiện khác lớn hơn thì có thể bỏ nó đi cũng được. Vả lại dựa vào tiêu chuẩn nào của Wikipedia nói rằng phải lên báo thì mới được ghi một dòng về nó? --ngọcminh.oss (thảo luận) 09:53, ngày 10 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Nguồn BBC Việt ngữ và báo VN[sửa mã nguồn]

Có thành viên quá chuộng nguồn này mà lười tìm nguồn gốc các tin tức mà trang BBCVN đăng, ví dụ tìm bài gốc của Wall Street Journal, AP, AFP, Reuteurs. Cho quý vị hay, trang BBCVN đăng nhiều tin chủ quan đã có truyền thống rồi, kì rồi còn bị quan công an VN đòi kiện, vậy mà các vị quá lạm dụng trang này! Rồi nữa, các tuyên bố của Trung Quốc mà lấy từ nguồn VN thì ai dám chắc không bị biên tập, chẳng hạn báo VN hôm qua chính tôi thấy đăng lý lẽ của TQ là: "Khu vực giàn khoan thuộc quần đảo Tây Sa, không thuộc vùng ĐQKT và thềm lục địa của VN". Trong khi đó, nguồn bằng tiếng TQ chỉ ghi phần ý đầu, báo VN chế đâu ra đoạn sau vậy? Do đó tôi phải thay bằng nguồn ifeng của Hồng Kông. Nguồn toàn một chiều và do nước đang tranh chấp viết, làm sao mà trung lập cho được. Dùng nguồn tiếng Anh thì còn may ra. 123.20.125.232 (thảo luận) 02:21, ngày 10 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Tôi tình cờ đọc được đoạn này: "Vì đây là Wikipedia tiếng Việt, để tiện cho người đọc, người soạn nên ưu tiên sử dụng các nguồn tài liệu tiếng Việt hơn các nguồn ngôn ngữ khác, với giả thuyết có nguồn tiếng Việt chất lượng tương đương, để người đọc có thể dễ dàng kiểm chứng là tài liệu nguồn đã được sử dụng một cách đúng đắn. Khi sử dụng một nguồn không phải tiếng Việt để hỗ trợ một nội dung có thể bị nghi ngờ, hoặc khi dịch một trích dẫn trực tiếp bất kỳ, người soạn cần trích dẫn nguyên văn phần có liên quan từ văn bản gốc tại một cước chú hoặc ngay trong bài, như vậy người đọc có thể kiểm tra xem đoạn đó có thống nhất với nội dung trong bài hay không. Các đoạn dịch đã được xuất bản bởi nguồn đáng tin cậy được ưu tiên hơn các cách dịch của thành viên Wikipedia." (Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được#Nguồn không phải tiếng Việt) Cũng đáng cân nhắc! --ngọcminh.oss (thảo luận) 13:08, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Bài này cần bổ sung nguồn của TQ để bảo đảm tính trung lập. Thật ra đây là vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn giữa 2 quốc gia chứ không phải chỉ nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Tranh chấp là khó tránh khỏi. Motoro (thảo luận) 07:19, ngày 10 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Bạn hơi nhầm, vì nó nằm trong EEZ của riêng VN chứ không nằm trong EEZ của TQ. TQ dùng lí lẽ là nó nằm trong "vùng biển" của quần đảo Tây Sa. Quý vị tưởng mình là yêu nước khi viết bài này, nhưng việc gọi vùng biển này là vùng tranh chấp rõ ràng là đã thừa nhận 50% lí lẽ của TQ. Tôi không nói lí lẽ của nước nào đúng mà chỉ nói cách dùng từ như vậy đã thể hiện sự phi trung lập rõ ràng. Để đúng đắn, chỉ nên viết chung chung là "vùng biển nơi đặt giàn khoan" hoặc "vùng biển đang diễn ra xung đột" chứ không phải là "khu vực tranh chấp". Tôi cũng không đồng ý lạm dụng nguồn BBC Việt ngữ mà lười biếng không tìm nguồn nguyên thủy bằng tiếng Anh. BBC tiếng Anh thì khác nhé, tôi chỉ nói BBC Việt ngữ mà thôi. 123.20.125.232 (thảo luận) 07:32, ngày 10 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Bạn thấy chỗ nào chưa trung lập thì cứ sửa. Đúng là nơi đặt dàn khoan cách khá xa đường cơ sở của TQ nên không thuộc vùng đặc quyền kinh tế. Tôi nhầm.Motoro (thảo luận) 07:35, ngày 10 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Nó phải xuất phát từ nhận thức của người viết, chứ sửa cái này thì phát sinh chỗ khác, như chỗ báo VN viết thêm về nội dung tuyên bố của bà Hoa Xuân Oánh mà tôi đã nói ở trên ấy: hôm qua tôi thay thành nguồn TQ thì hôm nay trong bài ở khúc dưới xuất hiện đoạn văn chép từ báo VN cùng nội dung như thế và không ghi nguồn (tiểu mục Luận điểm Trung Quốc, mục Nguyên nhân và động cơ), làm sao mà kiểm soát nổi một bài viết liên tục thay đổi thế này. Bài đều do các thành viên lâu năm viết mà không dùng nguồn nguyên thủy bằng tiếng Anh, toàn dùng nguồn chép lại (BBCVN) và nguồn VN để viết về TQ. 123.20.125.232 (thảo luận) 07:42, ngày 10 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Về chuyện "xuất hiện đoạn văn chép lại", tôi nghĩ đó là chuyện không tránh khỏi ở Wikipedia. Bạn có thể thảo luận trực tiếp với thành viên đó để giải quyết. --ngọcminh.oss (thảo luận) 10:29, ngày 10 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Xung đột lợi ích giữa các nước láng giềng là chuyện rất bình thường. Các Wikipedian không nên vì tình cảm hay thành kiến dân tộc mà làm mất tính trung lập của Wiki. Motoro (thảo luận) 10:18, ngày 10 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Giữa VN và TQ chưa có tranh chấp chủ quyền tại vùng biển tại vị trí đặt giàn khoan. Các bạn đừng đưa cụm từ "tranh chấp chủ quyền" vào bài. Motoro (thảo luận) 16:17, ngày 10 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Ơ hay, Trung Quốc nói rằng "Vùng biển này của tôi, không có tranh chấp" còn Việt Nam nói rằng "Vùng biển này thuộc EEZ của tôi, không có tranh chấp." Bạn kết luận rằng "không có tranh chấp"?! Cốt lõi của vụ việc này là về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông chứ là gì?! NHD (thảo luận) 18:16, ngày 10 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Tôi không ủng hộ ý kiến nào cả nhưng lý luận của NHD chưa thuyết phục. Ví dụ, nếu bây giờ TQ tuyên bố tỉnh Lai Châu là của TQ, VN (đuơng nhiên) tuyên bố tỉnh Lai Châu là của VN. Như thế tỉnh Lai Châu có biến thành vùng đất có "tranh chấp chủ quyền" không? Rõ ràng cụm từ "tranh chấp chủ quyền" có thêm ý nghĩa gì đó ngoài lời tuyên bố của hai bên. --ngọcminh.oss (thảo luận) 20:47, ngày 10 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Nếu Trung Quốc đem quân vào chiếm Lai Châu rồi tuyên bố là lãnh thổ của họ, thì rõ ràng là tranh chấp chủ quyền chứ còn gì nữa? Hai bên cứ nói rằng là "không có tranh chấp" nhưng tranh chấp cứ rành rành ở đó. NHD (thảo luận) 07:28, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Không, nếu TQ đưa quân vào chiếm thì phải gọi là "xâm lược" chứ? Anh cứ thử hỏi 10 người bất kỳ xem? Ít ra là có một số người sẽ không đồng ý với từ "tranh chấp" trong những trường hợp như thế này nên Wikipedia nên giữ trung lập, chỉ ghi lại quan điểm của các bên thôi. Chúng ta không cần phải tranh cãi nhiều làm gì cho mất công. --ngọcminh.oss (thảo luận) 18:11, ngày 12 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Tôi hiểu chữ "tranh chấp" theo nghĩa "có bất đồng quan điểm". Rõ ràng hai bên đang có bất đồng quan điểm về việc ai sở hữu vùng biển đó. NHD (thảo luận) 18:32, ngày 12 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Tôi xin phép không bàn tiếp về ý nghĩa của từ này. Nói vui, lớp chúng tôi học hết cả một kỳ vẫn chưa thống nhất được "the" trong tiếng Anh nghĩa là gì:D Người thì đồng ý với Frege người lại bảo Russell mới đúng:D --ngọcminh.oss (thảo luận) 18:53, ngày 12 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Hai bên, chẳng bên nào thừa nhận có tranh chấp. Tại sao Wiki chúng ta lại cầm đèn chạy trước ô tô nói rằng có tranh chấp. Muốn viết vào bài rằng có tranh chấp thì phải dẫn nguồn.Motoro (thảo luận) 03:03, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Cả hai bên đều nói "không có tranh chấp" vì họ không thừa nhận quan điểm của phía kia là chính đáng. Rõ ràng một bên thứ ba (như Wikipedia) đều thấy rõ ràng là có tranh chấp nếu dùng logic (cả hai đều cho rằng vùng biển đó thuộc chủ quyền của mình). NHD (thảo luận) 06:20, ngày 12 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Nguồn cho ý "vùng biển đang tranh chấp"[sửa mã nguồn]

"After using water cannons on Vietnamese ships in disputed waters, Beijing demanded Thursday that they withdraw"
Tensions between the communist neighbours have risen sharply since Beijing unilaterally announced last week it would move a drilling rig into disputed waters.
With the ships jostling each other since China deployed the rig last weekend in disputed South China Sea waters, the United States warned both sides to de-escalate tensions and urged China to clarify its claims to the territory.

Bao nhiêu đây nguồn đã đủ chứng minh chưa nhỉ?--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 03:20, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Vậy phải nói rõ ràng là báo chí quốc tế gọi đây là vùng biển tranh chấp giữa VN và TQ nhưng 2 nước này không xem đây là vùng biển tranh chấp. Motoro (thảo luận) 03:25, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Mời bạn.--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 03:28, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Phía Việt Nam cũng thừa nhận có tranh chấp:

  • [2]
    Trong khi đó, phía Trung Quốc cho rằng “hoạt động của giàn khoan HD-981 là hoạt động dầu khí bình thường của Trung Quốc ở khu vực phía Nam đảo “Trung Kiến” (tức đảo Tri Tôn) thuộc quần đảo “Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), không liên quan gì đến thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc cũng cho rằng đây là “khu vực thuộc vùng biển của quần đảo “Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và hoạt động lần này là hoạt động thăm dò dầu khí bình thường trong vùng biển do Trung Quốc quản lý, không có tranh chấp”. Phía Việt Nam đã hoàn toàn bác bỏ và kiên quyết không chấp nhận quan điểm sai trái này của phía Trung Quốc.
    Việt Nam cũng đề nghị Trung Quốc giải quyết tranh chấp liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán tại Biển Đông thông qua đàm phán và các biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

NHD (thảo luận) 19:12, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

VN nói "tranh chấp liên quan" có thể là tranh chấp khác chứ không hàm ý 100% là tranh chấp tại vùng biển hiện tại. Nói theo Motoro là hợp lí nhất. 123.20.16.32 (thảo luận) 07:53, ngày 12 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng thấy thế, ở đây nói "tại Biển Đông" chứ không phải đích xác tại vùng biển đặt HD 981. --ngọcminh.oss (thảo luận) 18:11, ngày 12 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Nghiên cứu chưa công bố[sửa mã nguồn]

Thể theo WP:TTH, đoạn bài viết: Họ cũng tố cáo chính phủ đàn áp và ngăn cản người bất đồng chính kiến chống Trung Quốc bằng việc bắt giữ blogger Nguyễn Hữu Vinh. Tuy có dẫn nguồn đầy đủ nhưng là nghiên cứu chưa công bố vì vụ bắt giữ blogger Nguyễn Hữu Vinh không được nguồn khẳng định hay ám chỉ có liên quan tới vụ giàn khoan. Wikipedia không chấp nhận kiểu nguồn có ý A + nguồn có ý B để chú cho ý AB mà cái nguồn phải khẳng định chính cái ý AB (xin xem kỹ tại đây có ví dụ rất cụ thể). Xin tìm nguồn khác chứng minh rằng vụ NHV có liên quan tới giàn khoan, nếu không xin hãy xóa ra khỏi bài.--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 03:27, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Cụm từ "vào thời điểm này" có thể được coi là ám chỉ đến vụ giàn khoan không? Thời điểm này không có vụ gì khác ngoài vụ này cả. --ngọcminh.oss (thảo luận) 11:28, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Tôi cho rằng là không. Do nó quá ám chỉ tới mức không biết nó chỉ cái gì, ví dụ tôi có thể nói nó ám chỉ vụ kỷ niệm Điện Biên Phủ. Ta không thể tự suy ra vậy được.--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 11:30, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Rất logic:D Tôi sẽ tìm lại xem có nguồn nào cụ thể hơn. --ngọcminh.oss (thảo luận) 11:36, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Viết về thế giới blogger mà lại hạn chế cho dùng nguồn từ blog (kể cả những blog nổi tiếng như bauxite, mạng lưới Blogger, anh ba sàm, dân làm báo) thì coi như bịt miệng. Lâu lâu tin về các bloggers mới được vài báo chính thống như BBC Tiếng Việt đăng tin, RFA, (thường là khi họ dã bị bắt, bị giết), trong khi 800 tờ báo ở VN có thể thoải mái đăng tin tố cáo chê trách họ, và đều có thể dủng làm nguồn, dù họ không có cách phản biện. Bởi thế cũng không lạ, khi tướng hay quan, hay báo trong nước tìm cách nói xấu BBC tiếng Việt là phải rồi, cố bịt miệng thông tin cuối cùng --72.15.59.172 (thảo luận) 08:03, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Hình như chỉ trích của bạn không liên quan gì tới cái tôi đang nói? Vì vậy tôi xin từ chối phản hồi và giải thích gì thêm.--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 11:10, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy một số bài có trích dẫn từ bauxite nên có vẻ như đây được coi là một nguồn chấp nhận được? Không biết vấn đề này đã được thảo luận ở đâu không? --ngọcminh.oss (thảo luận) 11:16, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Bauxite hình như chưa từng được thảo luận qua. Bạn đi hỏi BQV thử xem.--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 11:24, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Đối với bài viết bình thường, không quan trọng trích nguồn bô xít cũng tạm gọi là OK. Tuy nhiên, bài này nếu ai đó tranh luận thì có thể coi bô xít là nguồn không đủ chất lượng, sức nặng, uy tín, hơn nữa là không thiếu nguồn với bài viết dạng này. Nói gọn, nếu ai đó ý kiến thì có thể gỡ boxit ra thay nguồn uy tín mạnh, cá nhân tôi thích nguồn hàn lâm. Nếu nguồn bô xit bị gỡ rùi ai có vị nào tranh luận bô xít uy tín thì quá dễ, đặt nhãn mâu thuẫn hẹn 2 ngày 2 nguồn hàn lâm, không thì gỡ ra. Đơn giản!  Wikipedia Expert  Talk - Help 12:50, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Thật lạ là Wikipedia tiếng Việt hoạt động đã lâu mà trang Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy/Bảng tin (được trỏ đến từ Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy) vẫn chưa có. Nếu cần thiết phải bàn bạc về nguồn nào đó, tôi đề nghị bàn ở đó để sau này đỡ mất thời gian bàn lại. Tôi đã hỏi bảo quản viên DHN về một danh sách cách nguồn tin cậy nhưng chưa có câu trả lời. --ngọcminh.oss (thảo luận) 13:15, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Không thể có một danh sách của "tất cả" các nguồn đáng tin cậy vì danh sách đó sẽ luôn thay đổi. Việc có nên sử dụng nguồn nào sẽ tùy thuộc vào thông tin đang được nhắc đến và phải cân nhắc từng cái. Dĩ nhiên các nguồn hàn lâm và báo chí dòng chính (ý ở đây là báo có ban biên tập rõ ràng, có trụ sở, và có một số lượng độc giả nhất định, và được các nguồn khác xem là báo dòng chính) sẽ luôn được chấp nhận. Về cá blog và diễn đàn và nguồn tự xuất bản thì thường không chấp nhận, trừ khi thông tin đang nói về các tuyên bố của chính nguồn đó. Ví dụ trong bài viết về nhân vật A, và đã có nguồn khác xác nhận trang blog của A và trang YouTube kia là của chính nhân vật đó, vậy thì trang blog đó và trang YouTube đó có thể chấp nhận làm nguồn cho các tuyên bố của chính A. NHD (thảo luận) 18:48, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Tuy nhiên vẫn có một số thứ có thể chốt được. Chẳng hạn như trang bauxite có bị coi là "tự xuất bản" không? (Cá nhân tôi thấy từ này rất tối nghĩa - chẳng lẽ có báo nào nhờ người khác xuất bản hộ?) Trang Dân luận có phải được coi là "có một số lượng độc giả nhất định" không? (Có trang nào mà không có một số lượng độc giả nhất định?) Việc phải tranh luận lại mỗi lần sử dụng sẽ làm nản chí nhiều người. Hậu quả là một số trang tin "không chính thống" sẽ rất khó có cơ hội được trích dẫn. Wikipedia tiếng Anh họ tập trung được những cuộc tranh luận này lại một chỗ (en:Wikipedia:Reliable_sources/Noticeboard), tại sao tiếng Việt không làm được? --ngọcminh.oss (thảo luận) 19:17, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Cả Dân luận và Bauxite đều là nguồn tự xuất bản vì không có ban biên tập và trụ sở rõ ràng. NHD (thảo luận) 20:01, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Về mục "nhận xét"[sửa mã nguồn]

Mục này không phải nội dung chính của sự kiện, có lẽ nên chuyển xuống dưới, trước "Ảnh hưởng liên quan"? --ngọcminh.oss (thảo luận) 12:16, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

VNCH 1972: thiếu nguồn[sửa mã nguồn]

Về tiềm năng dầu khí, chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước đây đã hợp tác với một hãng dầu khí của Mỹ nghiên cứu, và đến năm 1972 đã khảo sát địa chấn nhưng chưa rõ kết quả khảo sát ra sao.

Câu này không nói rõ khảo sát ở tọa độ nào, liệu có liên quan gì đến bài này không? 123.20.22.33 (thảo luận) 04:28, ngày 13 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Tổng hợp "theo trí nhớ"[sửa mã nguồn]

Tôi đề nghị thành viên nào viết câu sau cần xem lại cẩn thận, tránh việc tổng hợp ý từ nguồn rồi viết theo trí nhớ!

Câu đó đây:

Theo Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chính Dân đã triệu Đại sứ Việt Nam Nguyễn Văn Thơ lên trao công hàm phản đối.[cần dẫn nguồn]

Câu trên người nào đó đã lấy từ trang BBC Việt ngữ song lại viết "theo trí nhớ" rất tùy tiện: tên của ông Lưu Chấn Dân thì chế thành Lưu Chính Dân, "nguồn Tân Hoa xã" thì chế thành "Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc". 123.20.49.64 (thảo luận) 02:00, ngày 14 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

UNDUE ở phần phản ứng.[sửa mã nguồn]

Thì bạn tìm và thêm vào cho phần người Trung Quốc đi. Nếu chính họ không biết nói gì thì tại sao wiki phải nói thay họ?117.6.64.175 (thảo luận) 03:52, ngày 15 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Sự việc đang diễn ra, nên mỗi ngày đều có thông tin mới, nên cũng khó đợi chờ sự sắp xếp cân đối hay tương ứng với sự việc, vì cũng chưa rõ tác động sự việc đó đi về đâu. Nhưng sau vài ngày, có thể thu gọn, chắt lọc ý từ những tin không có tiềm năng khai triển hay xóa bốt những tin không quan trọng đi. Nếu không có thông tin về phản ứng của Người TQ thì thôi, chứ không cần phải cố tìm hay sáng chế, chỉ vì muốn cân bằng. Nếu quá dài, thì có thể tách riêng phần phản ứng ra, như bài Phản ứng về việc thành lập thành phố Tam Sa.--37.24.144.33 (thảo luận) 19:17, ngày 14 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Cũng có thể không quan tâm thật hay ít ra là không quan tâm bằng VN. Tôi biết một số bạn Tàu ở Đức đã nói là chuyện này là "chuyện của chính phủ, không phải chuyện của tôi". Dù sao thì cũng cứ chờ thêm xem sao. --ngọcminh.oss (thảo luận) 19:25, ngày 14 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Theo tôi được biết thì trên weibo dân chúng nó chửi bới, đòi ném bom hạt nhân Việt Nam kinh khủng lắm. Các bạn nên cố tìm nguồn thêm để viết, vụ này không chỉ có Việt Nam quan tâm đâu.--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 03:51, ngày 15 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
"Cư dân mạng" thì là ai? Weibo cũng như Facebook chỉ là những mạng xã hội bàn luận vô thưởng vô phạt. Nếu chỉ có Weibo hay Facebook nói thì không có giá trị đưa vào bài.123.20.77.22 (thảo luận) 04:01, ngày 15 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Cư dân mạng chính là đại diện cho dư luận hay còn gọi "người Trung Quốc"; và tôi dám chắc nhà báo dẫn nguồn "cư dân mạng" bên Trung Quốc cũng không phải là ít. Vì vậy chúng ta nên cho họ một tiếng nói cho nó cân bằng. Tôi được biệt ngoài những ý kiến cực đoan cũng có những ý kiến phản đối chính phủ Trung Quốc. Tôi không đủ trình tiếng Trung nên không lục lọi báo chí của họ được.--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 04:22, ngày 15 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Có vài bài báo trích lời "cư dân mạng" TQ đấy. Bằng tiếng Việt và tất nhiên chỉ nói tốt về VN. Nhưng tôi không muốn đưa vào vì những bài kiểu này ít giá trị lắm. Đúng là "cư dân mạng" là đại diện cho dư luận thật nhưng việc lấy mẫu phải rộng, không thiên kiến, nguồn đáng tin cậy thì mới có ý nghĩa. Mấy bài báo mà trích lời cư dân mạng chỉ nhặt ra vài người, lại chọn những người hợp ý mình nên chẳng nói lên cái gì cả. --ngọcminh.oss (thảo luận) 17:14, ngày 15 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Ngocminh.oss nói khoa học đấy. Mấy bài đó hẳn nhiên ý đồ ủng hộ phe mình thì họ cherry-picking vài cái ý kiến có lợi cho họ từ bình luận vô thưởng vô phạt của cư dân mạng ẩn danh. Nếu bám theo những bài báo đó và cố đưa vào bài thì sẽ làm giảm giá trị bài viết. 123.20.55.75 (thảo luận) 02:56, ngày 16 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Phần bạo động, tạm thời tôi đã viết ngắn lại, bỏ những chi tiết thừa. Phần Ngoại giao/Phía Việt Nam, "Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 14 tháng 5 ra thông báo Hội nghị TW 9..." quá dài và nội dung không có gì đặc biệt lắm, có cách gì viết ngắn lại không ? Cả phần "Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki tuyên bố:...." cũng nên thu gọn lại, chỉ lấy 1 ý chính thôi. #Phần bình luận của thế giới hiện nay cũng quá dài, ý kiến cũng trùng nhau, chỉ nên giữ những báo chí và nhân vật uy tín nhất, còn lại thì nên bõ bớt. --37.24.144.33 (thảo luận) 09:53, ngày 15 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Đúng đó, nên rút lời Jen Psaki lại đi. Không có gì phải bợ đỡ Mỹ như thế. 123.20.55.75 (thảo luận) 02:41, ngày 16 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Tách phần bạo động ra bài con[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ chúng ta nên tách phần bạo động ra bài con vì:

  1. Lần đầu tiên bạo động vài chục ngàn người từ sau 1975.
  2. Sự việc có sức ảnh hưởng lớn như: giờ một số đông người Đài Loan cũng nhảy vào "Nam Sa là của Đài Loan", báo chí nước ngoài viết cực kỳ dài hơi về vụ này (tin không quan trọng họ viết ngắn)...
  3. Việt Nam bị giảm uy thế về mặt ngoại giao trong cuộc đối đầu với Trung Quốc
  4. Ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam

Sự vụ này có đủ các yếu tố đứng riêng, vừa có tính cột mốc của vụ dàn khoan, vừa là sự kiện nội địa tiêu điểm của nước ta năm nay, nên tôi e có ráng xóa bớt thông tin cũng sẽ đầy lên. Mà xóa bớt hoài thì uổng công sức mọi người. Rất mong các bác nhiều kinh nghiệm xét qua đề nghị của tôi.--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 19:19, ngày 15 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Vụ bạo động này sẽ ảnh hưởng lớn đến hình ảnh VN ngay cả sau khi vụ giàn khoan kết thúc. Tôi nghĩ nên tách ra thành 1 bài. Motoro (thảo luận) 05:25, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Thường thì những phản ứng của người dân đều bị kiểm soát chặc chẽ của chính quyền. Kỳ này ta thấy hiện nay nhà nước nới lỏng cho tự do hơn, đến độ quá trớn. Mình đề nghị làm một bài chung về phản ứng của người Việt trong cũng như ngoài nước, từ việc giới trí thức xuống đường biểu tình ủng hành động của chính phủ, đến các nhóm tổ chức dân sự biểu tình kêu gọi nhà nước thả những blogger, ca sĩ bị tù vì trước đó chống Trung quốc nhưng chưa được cho phép. Đến việc biểu tình với số người nhiều chưa từng thấy lên tới cả gần 2 chục ngàn ở Bình Dương, hoặc 6 ngàn ở Hà Tĩnh. Từ ôn hòa cho đến bạo động có tính toán của một phe nhóm đưa đến số nhà máy Đài Loan bị thiệt hại là 500 cơ xưởng. DanGong (thảo luận) 13:04, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Tôi khấy phần bạo động hiện nay vẫn cũng chưa dài, và nó vẫn gắn liền với vụ này. Nếu bạo động tiếp diễn triền miên thì lúc đó có thể tách ra chứ đến giờ thì tôi thấy chưa cần thiết. NHD (thảo luận) 15:44, ngày 17 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Về những vụ tấn công trên mạng[sửa mã nguồn]

Hiện giờ chưa xác định được hung thủ tấn công (mà khả năng là sẽ chẳng bao giờ xác định được) nên có lẽ không nên xếp vào mục phản ứng của người Trung Quốc (nhỡ không phải thì sao?) Tôi nghĩ có lẽ chỉ nên để ở mục sự việc liên quan thôi. --ngọcminh.oss (thảo luận) 17:14, ngày 15 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Theo nguồn Vietnamnet mà tôi bổ sung thì thực chất đó chỉ là vài vụ lẻ tẻ tấn công vào một vài máy chủ gần nhau, giống như tấn công vào một rổ 100 trứng thì 100 trứng trong rổ đó bể hết, nghe thật nhiều, nhưng phạm vi tác động không lớn. Hôm trước nghe đâu VN khiêu khích hacker TQ trước mà, không biết nhớ đúng không. 123.20.55.75 (thảo luận) 02:43, ngày 16 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Một số người tự nhận là người Việt tấn công trước, vào trang của TQ và Đài Loan [3]. Nhưng cũng chẳng ai biết chắc có phải người Việt thật không. --ngọcminh.oss (thảo luận) 13:40, ngày 16 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Bác nào kéo Inter với zh thế, bài bên zh nói về giàn khoan là chính mà?  Wikipedia Expert  Talk - Help 07:28, ngày 15 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Nhờ ai canh chừng gỡ bỏ interwiki đó ra, hai bài đâu có tương đồng gì nhiều. Cứ có ai thêm vào hoài. 123.20.55.75 (thảo luận) 02:45, ngày 16 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

BCHTU là cơ quan có quyền lực cao nhất, phát ngôn thể hiện quan điểm chính thức của Đ và NN VN, vậy có gì mà dài. Nếu các bạn ko rành tiếng Trung thì nên vào trang cri đài phát thanh TQ tiếng Việt để biết quan điểm chính thống của TQ. Tôi cũng đồng ý là ko nên trích dẫn nhiều các quan điểm cá nhân, ko phải của các cơ quan CP, hay của tổ chức quốc tế. Tránh sa đà vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan khi viếtTuantintuc17 (thảo luận) 06:36, ngày 16 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Người trồng khoai nè, https://www.wikidata.org/w/index.php?title=Q15901778&action=history  Wikipedia Expert  Talk - Help 17:13, ngày 16 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]


Vùng chồng lấn hay không chồng lấn[sửa mã nguồn]

Có điều này tôi chưa rõ, mong các bạn thảo luận. Vị trí giàn khoan cách đảo Lý Sơn khoảng 120 hải lí và cách Đảo Hải Nam 180 hải lí. Đây là 2 điểm gần đất liền nhất của VN và trung quốc mà không có tranh chấp, có thể lấy làm đường cơ sở. Như vậy, nếu theo công ước UNCLOS thì vị trí này nằm trong phạm vi 200 hải lí EEZ của cả VN và trung quốc, tức là vùng chồng lấn. Nếu loại bỏ các lập luận liên quan đến Hoàng Sa từ phía trung quốc thì liệu trung quốc dựa vào vị trí của đảo Hải Nam mà khẳng định giàn khoan vẫn nằm trong đặc quyền kinh tế của trung quốc thì có đúng không? Xin các bác cho ý kiến? (từ trước đến giờ, chữ trung quốc tôi không bao giờ cần viết hoa) Theduong (thảo luận) 11:58, ngày 6 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Nếu dữ liệu bạn đưa ra là chính xác thì đúng là vùng chồng lấn (overlapping area) và các quốc gia có chung vùng chồng lấn phải khai thác chung trong overlapping area. Trong trường hợp quần đảo Hoàng Sa đang do Việt Nam kiểm soát thì VN được 12 hải lý xung quanh các đá này.113.184.161.9 (thảo luận) 12:25, ngày 6 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Theo phân tích của CSIS, "As such, it not only sits on Vietnam’s claimed extended continental shelf, but also well on the Vietnamese side of any median line that might be negotiated between the two shelves from the Chinese and Vietnamese coasts, as indicated by the white lines in the map below." Khi có chồng lấn thì có thể vẽ dường phân chia đứng giữa, như đã làm ở vịnh Bắc Bộ. Theo CSIS thì nếu có vẽ đường phân chia thì vị trí của giàn khoan vẫn ở phía Việt Nam. CSIS cũng phân tích thêm, nếu chấp nhận lập luận TQ rằng Hoàng Sa là của TQ đi nữa, thì việc đánh đồng một đảo nhỏ không người ở như đảo Tri Tôn với cả một bờ biển đông người của Việt Nam là "a proposition that borders on the absurd" (một đề xuất đụng chạm đến ngu xuẩn). NHD (thảo luận) 14:51, ngày 6 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Cần đưa thông tin về vấn đề chồng lấn thềm lục địa giữa VN và TQ vào bài. Motoro (thảo luận) 16:02, ngày 6 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy báo chí Việt Nam hiện giờ chủ yếu dùng tên Hải Dương 981 thay vì HD-981. Vì thế tôi đề nghị đổi tên bài.--Paris (thảo luận) 19:24, ngày 9 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Đồng ý. Google cho thấy số lượng trang dùng "Hải Dương 981" cao hơn 10 lần số lượng sử dụng "HD-981". NHD (thảo luận) 19:40, ngày 9 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Đồng ý.HD chỉ là tên viết tắt của Hải Dương.--Namnguyenvn (thảo luận) 05:37, ngày 10 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Sự kiện quân sự?[sửa mã nguồn]

Sự kiện này có thể coi là quân sự được không mà dùng Bản mẫu:Thông tin chiến tranh?--Paris (thảo luận) 18:49, ngày 11 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Đây không phải là xung đột quân sự. Motoro (thảo luận) 19:31, ngày 11 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Thượng Viện Mỹ[sửa mã nguồn]

Thượng viện Mỹ yêu cầu TQ rút giàn khoan [4], nhờ các bạn thêm vào.--Cheers! (thảo luận) 09:46, ngày 12 tháng 7 năm 2014 (UTC)[trả lời]