Thảo luận:Tiếng Việt tại Hoa Kỳ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thảo luận Thành viên:DHN/Nháp/Tiếng Việt tại Hoa Kỳ)
Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi MeigyokuThmn trong đề tài Hỏi nguồn của một đoạn văn

"Diễn hành"[sửa mã nguồn]

This word sounds weird to me. Did you mean "diễu hành"? –  Băng Tỏa  14:15, ngày 19 tháng 6 năm 2022 (UTC)Trả lời

@Băng Tỏa: Đây là một từ đặc trưng của tiếng Việt tại Hoa Kỳ, nên tôi cố ý sử dụng thay vì "diễu hành". Nếu bạn tìm từ này thì sẽ thấy hầu hết các trang web sử dụng nằm ngoài Việt Nam. NHD (thảo luận) 16:35, ngày 19 tháng 6 năm 2022 (UTC)Trả lời
Nguồn này có so sánh cách sử dụng từ này trong một số từ điển xuất bản tại Việt Nam sau 1975. NHD (thảo luận) 16:39, ngày 19 tháng 6 năm 2022 (UTC)Trả lời

Ứng cử[sửa mã nguồn]

Cái này tiến tới Bài viết chọn lọc là OK, nó đã vượt qua mức Bài viết tốt rồi. quá tuyệt - "Mạc ngôn thanh tu" (thảo luận) 16:21, ngày 11 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

@Khả Vân Đại Hãn: Cảm ơn bạn. Tôi cũng có ý định sẽ ứng cử bài này, nhưng chắc phải đợi nội dung bài được ổn định đã. Nhờ bạn và các thành viên khác hiệu đính bài. Tôi dự tính sẽ bổ sung thêm phần "Đặc điểm" với một số thông tin cô đọng lại từ một số nguồn tìm được. NHD (thảo luận) 01:47, ngày 12 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

Mục con "hành chính"[sửa mã nguồn]

@DHN: Ở câu Là một ngôn ngữ nhập cư chính, tiếng Việt được sử dụng trong hệ thống hành chính Hoa Kỳ, không rõ ý của anh là như thế nào, vì do là nguồn tiếng Anh nên tôi cũng không mặn mà lắm trong việc truy cập nguồn nên cũng không dám sửa bừa, không rõ ý có phải là "là một ngôn ngữ chính của dân nhập cư" hay không? ✠ Tân-Vương  16:03, ngày 14 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

@ThiênĐế98 Đúng vậy. NHD (thảo luận) 16:04, ngày 14 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đặt tên[sửa mã nguồn]

Bài này có thể có phần nói về thói quen đặt tên của người Mỹ gốc Việt. Chắc có nhiều nguồn nói về chủ đề này. – Nguyễn Xuân Minh 💬 04:03, ngày 22 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tạo mục mới[sửa mã nguồn]

@MxnBăng Tỏa: Tôi định tách ra một mục mới nói về các vấn đề/thử thách đối với tiếng Việt tại Hoa Kỳ, rồi đưa một số nội dung đã có trong bài vào mục đó cũng như mở rộng nội dung:

  • Các tranh cãi về việc sử dụng tiếng Việt tại nơi công cộng (controversies about its use in the public sphere)
  • Việc dịch thuật bằng từ vựng trong nước gây phản cảm đối với người tị nạn (translations using vocabularies from Vietnam is triggering for refugees)
  • Giảng dạy bằng phương ngữ miền Bắc ở bậc đại học có thể làm phản tác dụng việc duy trì tiếng Việt đối với các thế hệ mới (teaching using the Northern dialect at the college level being counter-productive to the goal of maintaining Vietnamese as a heritage language)
  • Các vấn đề pháp lý về giáo dục song ngữ tại lớp học (prohibitions on dual language instruction in classrooms)
  • ?

Tôi chưa biết nên chọn tên nào ("Các thử thách"?). Các bạn nghĩ sao? NHD (thảo luận) 16:21, ngày 22 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

"Thách thức", một suy nghĩ thoáng qua.--Nacdanh (thảo luận) 16:45, ngày 22 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời
Các trở ngại? – Nguyễn Xuân Minh 💬 00:55, ngày 23 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

VALAA và nhà văn người Mỹ gốc Việt[sửa mã nguồn]

@DHN: Em nghĩ là nên dời 2 đoạn thông tin này sang bài Người Mỹ gốc Việt vì hội và các nhà văn này hoạt động bằng tiếng Anh chứ đâu phải tiếng Việt. –  Băng Tỏa  13:59, ngày 27 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

@Băng Tỏa Tôi cũng đã cân nhắc khi đưa hai đoạn này vào. Dù các nhà văn sáng tác bằng tiếng Anh, nhưng họ vẫn sử dụng một số từ vựng tiếng Việt và nhấn mạnh tiếng Việt trong các tác phẩm của mình, góp phần gây chú ý đến ngôn ngữ này. Tôi đã thêm ý đó vào cho rõ hơn. Còn về VAALA, tuy không trực tiếp hoạt động để phát huy tiếng Việt, tôn chỉ của tổ chức là phát huy văn hóa Việt (trong đó có tiếng Việt), các hoạt động của tổ chức này ít nhiều cũng liên quan đến việc phát huy tiếng Việt tại Mỹ - ví dụ Đại hội Điện ảnh Việt Nam quốc tế do hội này tổ chức đã hội tụ nhiều phim ảnh (trong đó có phần đông là bằng tiếng Việt). NHD (thảo luận) 15:24, ngày 27 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

Sách giáo khoa Tiếng Việt ở Hải ngoại[sửa mã nguồn]

Tôi vừa lên trang báo Người Việt sáng nay thì thấy có tin tức "Liên Hiệp Các Trường Việt Ngữ Hải Ngoại và Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt vừa tổ chức buổi ra mắt bộ sách Giáo Khoa Việt Ngữ". Không rõ anh DHN có thể xem xét cho vào bài được không? Cảm ơn anh! ✠ Tân-Vương  20:30, ngày 5 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

@ThiênĐế98 Trong bài hiện đã có nhắc đến vai trò của TAVIET trong việc soạn sách giáo khoa Việt ngữ (ở mục Trường Việt ngữ cộng đồng). Chúng ta có thể cập nhật đoạn đó để nói về tên mới của tổ chức này và nói cụ thể hơn về các sách giáo khoa do tổ chức phát hành. NHD (thảo luận) 22:19, ngày 5 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Hỏi nguồn của một đoạn văn[sửa mã nguồn]

Trong bài có câu: "Phương ngữ miền Nam (Sài Gòn) vẫn là phương ngữ tiêu chuẩn và áp đảo trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, trong khi tại Việt Nam thì phương ngữ miền Bắc (Hà Nội) được chính quyền đưa vào địa vị tiêu chuẩn." Cho tôi hỏi trong nguồn đi kèm là "Tiếng Việt trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ" thì cụ thể câu nào trong đó là nguồn cho đoạn này nhỉ? Vì ở Việt Nam thực sự không có quy định bảo giọng miền nào là giọng tiêu chuẩn cả, còn phát âm được giảng dạy cho trẻ em ở VN thì tuy nó dựa nhiều trên phương ngữ miền Bắc nhưng vẫn có rất nhiều yếu tố không nằm trong phương ngữ miền Bắc. –  Meigyoku Thmn (💬🧩) 07:50, ngày 26 tháng 12 năm 2022 (UTC)Trả lời