Thảo luận Thành viên:John Lee~viwiki

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 13 năm trước bởi John Lee trong đề tài 43 đời tổng thống Hoa Kì

Hoan nghênh[sửa mã nguồn]

Xin chào John Lee~viwiki!

Wikipedia tiếng Việt đến nay đã có 1.293.105 bài, đó là kết quả đóng góp quý báu của rất nhiều thành viên trong Wikipedia, mà mọi người đều bắt đầu như bạn. Bạn đã khởi đầu rất tốt và mong rằng bạn sẽ mang đến những đóng góp có giá trị cho quyển bách khoa toàn thư của chúng ta.

Xin mời bạn giới thiệu về bản thân tại trang thành viên:John Lee~viwiki.
Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã ~~~~!.

Mong bạn nhớ các nguyên tắc:
không viết những gì không bách khoa,
không truyền lên hình ảnh thiếu nguồn gốc,
không vi phạm quyền tác giả.

Bạn có thể mạnh dạn:
Tìm kiếm mọi bài mà bạn muốn,
thử sửa bài thoải mái tại đây,
đề nghị giúp đỡ của bất cứ ai.

Những chỉ dẫn có ích: các câu thường hỏi, cách viết bài mới, soạn thảo bài, trình bày bài, sách hướng dẫn.
Welcome to the Vietnamese Wikipedia, and thank you for registering! If you do not speak Vietnamese, feel free to use our guestbook for non-Vietnamese speakers.

Cuối cùng, mong bạn thử, đọc, hỏi rồi viết. Cảm ơn bạn và chúc bạn thành công!

 --Да или Нет (thảo luận) 16:36, ngày 11 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

43 đời tổng thống Hoa Kì[sửa mã nguồn]

Các đời Tổng Thống Mỹ ________________________________________


1.George Washington, 1789-1797

George Washington (22 tháng 2 năm 173214 tháng 12 năm 1799) là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, được xem là cha đẻ của nước Mỹ và là người lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng giành độc lập Mỹ, nổi bật ít vì tài năng lỗi lạc mà vì phương pháp giải quyết vấn đề sáng suốt và thận trọng. Ông đã góp phần đoàn kết thành một thể thống nhất các yếu tố khác nhau lập nên Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Quốc hội Hoa Kỳ đã nhất trí tuyên bố về ông 5 ngày sau khi mất là: "Đứng đầu trong chiến tranh, đứng đầu trong hòa bình và đứng đầu trong trái tim của nhân dân".

Washington sinh tại Bridges Creek, tiểu bang Virginia ngày 22 tháng 2 năm 1732, là con một trại chủ giàu có, gốc là người Anh, di cư qua Virginia đã được 2 đời. Thuở nhỏ, ông ít được học hành. Năm 15 tuổi, mồ côi cha mẹ, ông phải thôi học và đến sống với người anh cùng cha khác mẹ là Lawrence, người được thừa hưởng tài sản của cha để lại. Tại đây, ông trở thành một nhân viên đo đạc. Trong chiến tranh với Pháp và người thổ dân, ông gia nhập quân đội và cuối cùng trở thành Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Virginia. Năm 1759, ông kết hôn với một goá phụ là Martha Dandrige Custis, và lui về tại điền trang gia đình ở Mount Vernon mà ông đã thừa hưởng lại từ Lawrence năm 1752. Những năm 1759-1774, Washington là thành viên của Viện lập pháp bang Virginia, và năm 1774, ông được cử làm đại biểu tham dự Hội nghị lục địa lần thứ nhất tại Philadelphia. Năm 1775, tại Hội nghị lục địa lần thứ hai, ông được bổ nhiệm là Tổng Tư lệnh Quân đội thuộc địa khi Hội nghị quyết nghị chiến đấu giành độc lập. Ông nhanh chóng tổ chức quân đội và tháng 3 năm 1776 đã đánh đuổi quân Anh ra khỏi Boston. Ngày 4 tháng 7 năm 1776, bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ được long trọng công bố. Nhưng sau đó, tình hình chiến sự kéo dài, Washington không thắng trận đánh quyết định nào cho đến khi cánh quân Anh dưới quyền tướng Charles Cornwallis đầu hàng ông ở Yorktown ngày 19 tháng 10 năm 1781. Đó là do tài lãnh đạo xuất sắc và tài tháo vát to lớn của ông mà nghĩa quân giành được thắng lợi trong chiến tranh. Năm 1783, Anh đã phải ký hiệp ước thừa nhận nền độc lập của Hoa Kỳ.

Năm 1789, Washington lại được cử ra lần nữa để lãnh đạo đất nước, lần này với cương vị là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên và được tái cử năm 1793. Trong 8 năm đứng trên cương vị này, ông cố gắng vạch đường lối chính sách của chính phủ mới. Bị công kích quyết liệt bởi một số phần tử đối lập, như trong vấn đề quan hệ của Hoa Kỳ với nền cộng hòa đầu tiên Pháp, ông giữ vững nhiệm vụ của mình một cách tận tâm, chu đáo. Cuối cùng, ông rút lui khỏi chính trường năm 1797 và về sống ở quê nhà tại Mount Vernon, nơi ông qua đời ngày 14 tháng 12 năm 1799, hưởng thọ 67 tuổi. Ông đã để lại một số bút ký, tiểu luận và nhiều bài diễn văn.


2. John Adams, 1797-1801

John Adams, Jr. (30 tháng 10 năm 17354 tháng 7 năm 1826) là Phó tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (1789–1797) và là Tổng thống thứ 2 của Hoa Kỳ (1797–1801). Ông đã bị thua trong lần tranh cử tổng thống tiếp theo vào năm 1800 bởi Thomas Jefferson- người kế nhiệm ông. Adams cũng là tổng thống đầu tiên được ở tại Nhà Trắng mới xây dựng ở Washington, D.C. và việc xây dựng được hoàn thành vào năm 1800.

Adams là người đỡ đầu cho Cách mạng MỹMassachusetts. Ông là một trong những người dẫn hướng cho sự độc lập năm 1776; Jefferson gọi ông là "Người khổng lồ của Nền độc lập". Ông là đại diện cho Đại hội Liên bangChâu Âu.

John Adams sinh ngày 30 tháng 10 năm 1735 tại Braintree, Massachusetts, là anh cả trong gia đình có 3 anh em. Nơi sinh của ông hiện nay là một phần của Công viên Lịch sử Quốc gia Adams. Cha của ông là một chủ trang trại có cùng tên John (1690-1761), ông là thế hệ thứ 4 của Henry Adams, một người nhập cư từ Somerset Anh tới Massachusetts vào năm 1636. Mẹ của ông là Susanna Boylston Adams[1].

Adams vào Đại học Harvard khi 16 tuổi (năm 1751). Cha ông mong ông trở thành một bộ trưởng nhưng ông không tin như vậy[2]. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1755, ông dạy học một vài năm tại Worcester, khoảng thời gian để ông suy nghĩ về việc chọn nghề. Sau thời gian dài suy nghĩ, ông quyết định trở thành một luật sư, và nghiên cứu về luật trong một văn phòng của James Putnam, một luật sư có tiếng ở Worcester.

Năm 1764, Adams cưới Abigail Smith (1744–1818), họ có sáu người con: Abigail (1765-1813); John Quincy (1767-1848) sau cũng trở thành tổng thống; Susanna (1768–1770); Charles (1770-1800); Thomas Boylston (1772-1832); và Elizabeth (1775) chết sau khi sinh

3. Thomas Jefferson, 1801-1809


Thomas Jefferson (1743–1826) là tổng thống thứ 3 của Hợp chúng quốc Hoa Kì, người sáng lập ra Đảng Dân chủ–Cộng hòa Hoa Kỳ (Democratic-Republican Party: Republican), và là một trong những người theo chủ nghĩa tự do nhiệt thành lớn nhất thời cận đại. Ông sinh ngày 13 tháng 4 năm 1743 tại Shadwell, bang Virginia, lúc đó còn là vùng biên giới hoang vu, trong một gia đình kĩ sư gốc Anh. Thuở nhỏ, ông học ở quê nhà, rồi sau đó vào trường Đại học William & Mary (1760–1762). Năm 23 tuổi, ông trở thành luật sư. Bảy năm sau, ông thôi hành nghề với một tài sản kha khá và với mối ác cảm sâu sắc về giới luật sư, rồi sống cuộc sống của một nhà quý tộc nông thôn độc lập.

Tuy nhiên, sự quan tâm đến các vấn đề xã hội của Jefferson không cho phép ông hưởng thú ẩn dật. Ông được cử làm thành viên Viện đại biểu bang Virginia, và khi các vấn đề thuộc địa trở nên gay gắt, ông đóng vai trò tích cực ngày càng tăng trong phong trào đấu tranh giành độc lập. Những kiến nghị của Jefferson trong đoàn đại biểu Virginia với Hội nghị lục địa được công bố trong quyển sách nhỏ tựa đề "Quan điểm tóm tắt về các quyền của nước Mỹ", đã đưa ông lên vị trí của một trong những nhà lãnh đạo cách mạng hàng đầu. Ông được cử làm công tác đặc biệt ở Anh, và tại Mỹ ông được các cộng sự chọn để dự thảo bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776.

Từ bỏ ghế đại biểu ở Quốc hội, Jefferson quay ra quan tâm đến việc xây dựng một bản hiến pháp cho quê hương Virginia. Nhiều tư tưởng của ông tập trung trong văn kiện đó, và nhiều ý tưởng khác được thể hiện trong các đạo luật ban hành những năm sau đấy. Năm 1779, Jefferson được bầu làm thống đốc bang Virginia và giữ chức vụ này cho đến năm 1781. Năm 1783, trở lại tham gia Quốc hội một lần nữa, ông đứng đầu ủy ban được cử ra để xem xét hiệp ước hòa bình với Anh. Năm kế ông được cử làm công sứ đại diện cho chính phủ Mỹ non trẻ ở Pháp và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này.

Từ năm 1789, với tư cách là ngoại trưởng Mỹ trong nội các của Tổng thống George Washington, ông đã công bố tư tưởng dân chủ mà dựa vào đó Đảng Dân chủ Hoa Kỳ được xây dựng, điều này đã đưa đến việc Jefferson đắc cử Tổng thống Mỹ năm 1800. Sau 2 nhiệm kì, ông rút lui và cống hiến những năm cuối đời cho việc thiết lập trường Đại học Virginia, được ông xem là một trong những công trình quan trọng nhất của mình.

Jefferson mất ngày 4 tháng 7 năm 1826 ở Monticello, gần Charlottesville, tại căn nhà tự ông xây cất, cùng một ngày với John Adams, hưởng thọ 83 tuổi. Trên mộ bia được ông chọn từ trước, có mang dòng chữ: "Đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Thomas Jefferson, tác giả của bản Tuyên ngôn Độc lập Mỹ, của Đạo luật Virginia về tự do tín ngưỡng, và là cha đẻ của trường Đại học Virginia".


4. James Madison, 1809-1817

James Madison (16 tháng 3 năm 1751 - 28 tháng 6 năm 1836) là một chính khách và là tổng thống thứ 4 của Hoa Kỳ. Ông bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống từ năm 1809 cho đến năm 1817 thì rời khỏi cương vị này.


5. James Monroe, 1817-1825

James Monroe (28 tháng 4 năm 1759 - 4 tháng 7 năm 1831) là tổng thống thứ 5 của Hoa Kỳ (1817-1825), và người thứ tư thuộc tiểu bang Virginia giữ nhiệm kỳ tổng thống. Monroe, một đồng minh thân cận của Thomas Jefferson, là một nhà ngoại giao, người ủng hộ cho Cách mạng Pháp. Ông đóng vai trò hàng đầu trong Chiến tranh 1812 với tư cách là bộ trưởng chiến tranhbộ trưởng ngoại giao dưới thời James Madison. Trúng cử năm 1816, nhiệm kỳ của ông được đánh dấu bằng việc dành được tiểu bang Florida (1819); Thỏa hiệp Missouri (1820), trong đó Missouri được tuyên bố là một bang có nô lệ; sự tuyên bố học thuyết Monroe (1823), nêu rõ sự chống đối của Mỹ với sự can thiệp của các nước Châu Âu vào các nước Mỹ Latinh.


6. John Quincy Adams, 1825-1829


John Quincy Adams (1767-1845) là tổng thống Hoa Kỳ thứ 6 (1826-1829) và là con trai đầu và là con thứ hai của vị tổng thống Hoa Kỳ thứ hai John Adams (tại nhiệm 1797-1801) và Abigail Adams. Ông đắc cử tổng thống năm 1826 và là tổng thống cuối cùng của đảng dân chủ cộng hòa Hoa Kỳ cho đến khi ông bị Andrew Jackson đánh bại trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1828 và chỉ phục vụ được 1 nhiệm kỳ.


7. Andrew Jackson, 1829-1837 Andrew Jackson (15 tháng 3 năm 1767 - 8 tháng 6 năm 1845) là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 7(1829-1837) và đã thoát khỏi vụ ám sát năm 1835. Ông là tổng thống đầu tiên của Đảng Dân chủ Hoa Kỳ. Trước khi đắc cử, Jackson từng là 1 nhà lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ ở Florida và đã chỉ huy quân đội Mỹ năm (1815) trong trận chiến New Orleans. Ông đánh bại John. Q. Adams trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1828. Trong nhiệm kỳ tổng thống cuối của Jackson, Chiến tranh Toledo (1835-1836) nổ ra, ông và quốc hội đã ép khiến bang Michigan bị khủng hoảng tài chính và phải đầu hàng bang Ohio (1836).




8. Martin Van Buren, 1837-1841

Nhiệm kỳ 4 tháng 3 năm 1837 – 4 tháng 3 năm 1841 Tiền nhiệm Andrew Jackson Kế nhiệm William Henry Harrison Ngày sinh: 5 tháng 12, 1782(1782-12-05) Nơi sinh Kinderhook, New York Ngày mất 24 tháng 7, 1862 (79 tuổi) Nơi mất Kinderhook, New York

9. William Henry Harrison, 1841 William Henry Harrison (9 tháng 2 năm 1773 – 4 tháng 4 năm 1841) là một nhà lãnh đạo quân đội Mỹ, một nhà chính trị, và là vị Tổng thống Hoa Kỳ thứ 9. Ông là Thống đốc đầu tiên của Lãnh thổ Indiana và sau đó là một dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ và Thượng nghị sỹ từ Ohio. Harrison bắt đầu nổi danh khi ông lãnh đạo các lực lượng Mỹ đánh dân da đỏ tại Trận Tippecanoe năm 1811 và ông đã có biệt hiệu "Tippecanoe" (hay "Old Tippecanoe"). Là một tướng trong cuộc Chiến tranh 1812 tiếp theo đó, đóng góp nổi bật của ông là một chiến thắng tại Trận Thames, một trận mang tới sự chấm dứt thành công cuộc chiến ở khu vực của ông.

When Harrison nhậm chức tổng thống vào năm 1841 với độ tuổi 68, và ông đã là người già nhất trở thành tổng thống - một kỷ lục ông nắm giữ trong 140 năm, cho đến khi Ronald Reagan trở thành tổng thống vào năm 1981 với độ tuổi 69. Harrison đã qua đời 31 ngày sau khi nhậm chức — là người nắm giữ chức tổng thống ngắn nhất trong lịch sử chức vụ này. Ông cũng là vị tổng thống Mỹ đầu tiên qua đời khi đương chức. Cái chết của ông đã đưa Hoa Kỳ vào một cuộc khủng hoảng hiến pháp.

10. John Tyler, 1841-1845


John Tyler (ngày 4 tháng 4 năm 1841 - 4 tháng 3 năm 1945 là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 10. Ông là đảng viên Đảng Dân chủ. Ông sinh ra tại Quận thành phố Charles thuộc bang Virginia. Ông đang là phó tổng thống và lên làm tổng thống sau cái chết của tổng thống William Henry Harrison năm 1841.

11. James Knox Polk, 1845-1849


James Knox Polk (2 tháng 11 năm 1795 - 15 tháng 6 năm 1849) là tổng thống thứ 11 của Hoa Kỳ, tại nhiệm từ 4 tháng 3 năm 1845 đến 4 tháng 3 năm 1849. Polk sinh ra tại Mecklenburg County, North Carolina nhưng phần lớn sống và đại diện cho tiểu bang Tennessee. Một thành viên của Đảng Dân chủ, ông làm phát ngôn viên hạ viện Hoa Kỳ từ 1835–1839, thống đốc tiểu bang Tennessee từ 1839–1841, trước khi trở thành tổng thống.

Là một người ủng hộ tuyệt đối của Andrew Jackson và đức tin của ông ta, Polk được xem là tổng thống quyết đoán cuối cùng trước thời kỳ Nội chiến Hoa Kỳ. Polk được chú ý với những thành công về chính sách đối ngoại. Ông đe dọa chiến tranh với Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland rồi chia đôi quyền lợi vùng Tây Bắc với Anh. Ông thậm chí còn nổi danh hơn với việc dẫn dắt thành công Chiến tranh Mexico-Hoa Kỳ. Polk thực hiện chính sách giảm thuế và thiết lập hệ thống kho bạc kéo dài đến 1913. Ông cũng là tổng thống đầu tiên quyết định nghỉ hưu sau một nhiệm kỳ và không tái tranh cử. Polk mất 3 tháng sau khi nhiệm kỳ của ông kết thúc.

Là một người theo chủ nghĩa bành trướng lãnh thổ, Polk bất chấp những sự phản đối của Đảng Whig và gánh vác trách nhiệm cho cuộc bành trướng lãnh thổ lớn nhất của Hoa Kỳ (vượt qua cả bang mua lại lãnh thổ Louisiana của Pháp). Ông bảo đảm lãnh thổ Oregon (bao gồm Washington, Oregon và Idaho) rồi mua 1,2 triệu dặm vuông (3,1 triệu km²) thông qua Hiệp ước Guadalupe Hidalgo, hiệp ước đã chấm dứt Chiến tranh Mexico-Hoa Kỳ. Cuối cùng, Polk hoàn tất việc thâu tóm hầu như phần lớn 48 bang hiện tại. Chính chủ nghĩa bành trướng lãnh thổ đã mở ra cuộc tranh cãi về vấn đề nô lệ tại một vài lãnh thổ mới, sau đó Thỏa hiệp 1850 được đưa ra nhằm giải quyết các tranh cãi về lãnh thổ và nô lệ nhưng thỏa hiệp này không được coi là thỏa đáng và sau cùng thì vấn đề chỉ được giải quyết trên chiến trường trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ.

12. Zachary Taylor, 1849-1850


Zachary Taylor (24 tháng 11 năm 1784 - 9 tháng 7 năm 1850) là một tướng lĩnh quân sự và là tổng thống thứ 12 của Hoa Kỳ. Được biết đến với biệt danh "Old Rough and Ready", Taylor dành 40 năm sự nghiệp trong quân đội Hoa Kỳ, tham gia Chiến tranh 1812, Chiến tranh Diều hâu Đen (Black Hawk War) và Chiến tranh Seminole lần 2. Ông nổi tiếng qua các chiến thắng thời Chiến tranh Mexico-Hoa Kỳ. Là chủ nô lệ miền Nam, ông phản đối việc giải thể quyền sở hữu nô lệ tại các lãnh thổ.

Taylor không thích làm chính trị nhưng lại được Đảng Whig bổ nhiệm làm ứng cử viên tranh cử tổng thống năm 1848. Trong cuộc bầu cử, Taylor đánh bại ứng cử viên Đảng Dân chủ Lewis Cass, và trở thành vị tổng thống đầu tiên của Mỹ không từng giữ bất kỳ chức vụ hành chính nào trước đó. Taylor cũng là tổng thống đầu tiên và duy nhất từ tiểu bang Louisiana, và là người miền Nam cuối cùng thắng cử tổng thống cho đến tận thời của Woodrow Wilson (Andrew Johnson trở thành tổng thống kế nhiệm). Taylor qua đời do viêm dạ dày cấp tính năm 1850 và chỉ phục vụ được có 16 tháng trong nhiệm kỳ tổng thống. Phó tổng thống Millard Fillmore là người kế nhiệm ông. 13. Millard Fillmore, 1850-1853


Millard Fillmore (7 tháng 1 năm 1800 - 8 tháng 3 năm 1874) là tổng thống thứ 13 của Hoa Kỳ, giữ chức từ 1850 đến 1853, và là thành viên cuối cùng của Đảng Whig giữ cương vị tổng thống. Sau khi Zachary Taylor qua đời vì viêm dạ dày cấp tính, Fillmore, khi đó là phó tổng thống, đã lên kế nhiệm và trở thành tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ phục vụ nhiệm kỳ "tay ngang" kiểu này. Fillmore không bao giờ dành thắng lợi trong bầu cử chính thống, sau khi làm hết nhiệm kỳ dang dở của Taylor, Fillmore thất bại trong việc dành sự đề cử của Đảng Whig cho nhiệm kỳ tổng thống trong cuộc bầu cử năm 1852; bốn năm sau, trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1856, trên cương vị là chủ tịch Đảng Know Nothing và ứng cử viên Đảng Whig, ông lại lần nữa thất bại trong cuộc bầu cử.


14. Franklin Pierce, 1853-1857


Franklin Pierce (1804-1869) là một chính khách và là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 14 từ năm 1853 đến 1857. Ông là vị tổng thống duy nhất đến từ New Hampshire và là tổng thống thứ hai sinh vào thế kỉ 19.

15. James Buchanan, 1857-1861

Chữ ký

James Buchanan (23 tháng 4 năm 1791 - 1 tháng 6 năm 1868) là tổng thống thứ 15 của Hoa Kỳ (1857–1861) và là tổng thống duy nhất trong lịch sử đến từ tiểu bang Pennsylvania, ông cũng là tổng thống duy nhất chưa bao giờ kết hôn. Trên cương vị tổng thống, Buchanan có biệt danh "doughface" (người nhu nhược), ông đấu tranh với Stephen A. Douglas dành quyền kiểm soát Đảng Dân chủ. Các học giả thường xuyên xếp ông là một trong hai hoặc ba tổng thống tồi tệ nhất của Hoa Kỳ; dù Buchanan tuyên bố chiến tranh ly khai là bất hợp pháp, nhưng ông cũng tuyên bố tham gia cuộc chiến để ngăn chặn nó cũng là bất hợp pháp. Sự thụ động này đã đặt nền tảng để tổng thống Abraham Lincoln thực hiện cuộc Nội chiến Hoa Kỳ.

16. Abraham Lincoln, 1861-1865


Abraham Lincoln (12 tháng 2 năm 1809 – 15 tháng 4 năm 1865), thỉnh thoảng được gọi là Abe Lincoln, tên hiệu Honest Abe, Rail Splitter, Người giải phóng vĩ đại, là một chính trị gia Hoa Kỳ, là tổng thống thứ 16 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1861 đến 1865), và là tổng thống đầu tiên thuộc Đảng Cộng hòa. Lincoln phản đối sự mở rộng chế độ nô lệ và điều hành đất nước trong thời gian diễn ra Nội chiến Mỹ. Ông lựa chọn các tướng lĩnh và thông qua chiến lược của họ, lựa chọn các quan chức dân sự cao cấp; giám sát chính sách ngoại giao, điều hành các hoạt động chính phủ; hướng dẫn dư luận quần chúng thông qua các bức thư, bài phát biểu như bài diễn văn Gettysburg nổi tiếng; và nhận trách nhiệm cá nhân về những kế hoạch xoá bỏ chế độ nô lệ và tái thiết đất nước. Ông bị ám sát khi cuộc nội chiến chấm dứt, trở thành một người tử vì đạo và một biểu tượng của chủ nghĩa quốc gia Hoa Kỳ.

Lincoln thuộc mẫu người tự lập. Tự học, ông trở thành một luật sư hàng đầu tại Illinois. Ông là lãnh đạo Đảng Whig (và đã đại diện cho Đảng tại Hạ viện trong một nhiệm kỳ). Khi vấn đề về chế độ nô lệ xảy ra năm 1854, ông góp phần tạo dựng Đảng Cộng hòa mới và trở thành lãnh đạo tại Illinois. Lincoln phản đối lao động nô lệ và kiên quyết khước từ mở rộng chế độ nô lệ ra thêm trong liên bang. Những cuộc tranh luận của ông với lãnh đạo Đảng Dân chủ Stephen Douglas năm 1858 khiến ông được cả nước biết tới, và với tư cách ứng cử viên ôn hòa miền tây ông đã chiến thắng trong cuộc chạy đua vào chân ứng cử viên tổng thống năm 1860. Chiến thắng của ông trong cuộc Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, 1860 là giọt nước làm tràn ly đối với phương Nam, nơi bảy bang quyết định ly khai, thành lập lên Liên hiệp các bang miền Nam, và chiếm quyền kiểm soát các pháo đài cũng như tài sản khác của Hoa Kỳ bên trong biên giới của họ, tạo bước khởi đầu dẫn tới cuộc Nội chiến Mỹ.

Lincoln thường được ca tụng vì tài năng lãnh đạo của ông trong cuộc chiến; những lời phát biểu với dân chúng, nổi tiếng nhất là Diễn văn Gettysburg, đã định nghĩa những vấn đề chiến tranh và giúp tái xác định hình ảnh của chính nước Mỹ. Ông đã chứng minh khả năng khi thay thế các tướng lĩnh kém tài bằng những người giỏi giang hơn, và cuối cùng đã tìm ra vị tướng đích thực Ulysses S. Grant. Khi lãnh đạo Đảng Cộng hòa, ông giữ mọi bè phái liên hiệp với nhau và tìm kiếm những sự ủng hộ mới từ War Democrats, thậm chí khi những kẻ thù chính trị ghê gớm nhất của ông gọi ông là độc tài tàn nhẫn. Lincoln phải đàm phán giữa những lãnh đạo phe Cấp tiến phe Ôn hòa Cộng hoà, những người thường bất đồng quan điểm về các vấn đề nô lệ. Ông đích thân chỉ huy các hoạt động chiến tranh, hợp tác chặt chẽ trong giai đoạn (1864-65) với Tướng Grant, người đã buộc lực lượng quân đội chính của tướng Robert E. Lee chấp nhận đầu hàng vào tháng 4 năm 1865.

Khả năng lãnh đạo của ông được minh chứng rõ rệt khi ông giải quyết khôn khéo vấn đề biên giới các bang nô lệ khi cuộc chiến mới bùng phát, khi đánh bại một nỗ lực vận động nghị viện nhằm tái tổ chức lại chính phủ của ông năm 1862, khi những lời tuyên bố, những bài viết của ông giúp tập hợp và truyền cảm hứng cho dân chúng miền Bắc, khi ông góp phần làm giảm những nỗi đau thời hậu chiến trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1864. Những kẻ thù chính trị chỉ trích ông đã vi phạm Hiến pháp, vượt quá quyền lực hành pháp, từ chối thỏa hiệp về vấn đề nô lệ, tuyên bố thiết quân luật, đình chỉ lệnh đình quyền giam giữ, ra lệnh bắt giữ 18,000 người đối lập gồm cả các quan chức đảng cộng hòa và các nhà xuất bản, giết hại hàng trăm nghìn binh sĩ trẻ trong cuộc chiến. Phe Cấp tiến Cộng hoà chỉ trích ông hành động quá chậm chạp khi xóa bỏ chế độ nô lệ, và không đủ cứng rắn đối với những người miền Nam đã đầu hàng.

Lincoln nổi tiếng nhất với vai trò gìn giữ Hợp chủng quốc và chấm dứt chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ với bản Tuyên ngôn Giải phóng và việc Sửa đổi thứ mười ba Hiến pháp Hoa Kỳ.

Các nhà sử học đã có ý kiến rằng Lincoln có tầm ảnh hưởng lâu dài trên chính trị và các định chế xã hội Hoa Kỳ, đặc biệt đã đặt ra tiền lệ cho việc tập trung hóa quyền lực ở mức độ cao hơn vào tay chính phủ liên bang và giảm bớt quyền lực các cá nhân bên trong chính phủ liên bang.

Lincoln hầu như dồn mọi chú ý của mình vào các vấn đề chính trị và quân sự, nhưng nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ của ông, chính phủ đá thành lập ra hệ thống các ngân hàng quốc gia với Đạo luật Ngân hàng Quốc gia như ngày nay. Chính phủ của ông cũng đã tăng thuế để tăng nguồn thu, đặt ra luật thuế thu nhập đầu tiên, phát hành hàng trăm triệu dollar khế ước và những đồng tiền giấy đầu tiên, khuyến khích người nhập cư từ Châu Âu, khởi động dự án đường sắt liên lục địa, lập ra Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Bộ nông nghiệp, khuyến khích quyền sở hữu trang trại với Đạo luật ấp trại năm 1862, và lập ra hệ thống các trường đại học hiện đại với Đạo luật các trường Đại học Morrill Land-Grant. Trong thời gian chiến tranh, bộ Ngân khố của chính phủ đã quản lý rất hiệu quả mọi hoạt động mua bán bông tại những vùng miền Nam chiếm đóng —công việc quản lý kinh tế hiệu quả nhất của liên bang. Vùng li khai West Virginia và vùng Nevada không dân chúng được chấp nhận thành các bang mới của quốc gia làm nhằm tăng đa số Cộng hòa bên trong Thượng viện Hoa Kỳ.

Lincoln luôn được xếp hạng là một trong số hai hay ba tổng thống vĩ đại nhất. Tầm quan trọng của ông xuất phát từ vai trò trong việc xác định các vấn đề to lớn, tổ chức và giành chiến thắng trong cuộc nội chiến, tiêu diệt chế độ nô lệ, tái định nghĩa quốc gia. Việc ông bị ám sát khiến ông trở thành một người tử vì đạo trong trái tim với hàng triệu người Mỹ.

17. Andrew Johnson, 1865-1869


Andrew Johnson (1808-1875) là tổng thống Hoa Kỳ thứ 17. Ông đang là phó tổng thống và lên làm tổng thống khi tổng thống Abraham Lincoln bị ám sát năm 1865 và trở thành người thứ ba phục vụ kiểu tay ngang này. Trong nhiệm kỳ của ông, ông đã tiếp tục chỉ huy phần cuối của cuộc Nội chiến Hoa Kỳ cho đến khi chiến tranh kết thúc hoàn toàn vào tháng năm, Johnson bị luận tội năm 1868 vì đã cách chức Bộ truởng chiến tranh Edwin Stanton sau khi quốc hội ban luật bảo vệ ông trong chức này và là tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên bị luận tội nhưng đã vượt qua được. Ông bị Ulysses S. Grant đánh bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1868. Ông từng là một chỉ huy quân đội Hoa Kỳ ở Tennessee.

18. Ulysses Simpson Grant, 1869-1877


Ulysses Simpson Grant, tên khai sanh Hiram Ulysses Grant (1822 – 1885), là tướng của quân đội Liên bang miền Bắc trong Nội chiến Hoa Kỳ và là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 18 (từ năm 1869 đến năm 1877).

Danh tiếng của tướng Grant bắt đầu nổi năm 1862 khi ông chỉ huy cuộc tấn công và hạ được hai đồn quân sự, Henry và Donelson, của quân miền Nam. Năm sau, ông chiến thắng vẻ vang tại Vicksburg, tạo thế an toàn dọc sông Mississippi cho quân miền Bắc, lúc bấy giờ cũng đã chiến thắng tại Gettysburg; và đẩy quân miền Nam từ thế thắng sang thế thua. Năm 1864 khi được cử làm chỉ huy trưởng quân đội miền Bắc, tướng Grant mở nhiều cuộc tấn công liên tiếp gây thiệt hại cho quân miền Nam. Cuộc Nội chiến Hoa Kỳ chấm dứt khi tướng Grant chấp nhận tướng Robert E. Lee của quân miền Nam ra đầu hàng tại tòa án vùng Appomattox. Sử gia J.F.C. Fuller mô tả Grant là "tướng giỏi nhất ở lứa tuổi của ông, và là tay chiến thuật giỏi nhất của bất cứ lứa tuổi nào". Kỹ thuật dụng binh của tướng Grant trong trận Vicksburg được nhiều quân sự gia dùng để nghiên cứu và giáo huấn sĩ quan.

Tướng Grant đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 1868. Ông đắc cử và hoạt động đủ hai nhiệm kỳ. Ông dùng kinh nghiệm và thế lực quân sự của mình ra sức củng cố đảng Cộng Hòa ở miền nam. Ông góp phần làm yếu những lực lượng kỳ thị bạo động như Ku Klux Klan. Tuy chính ông là người trong sạch, Grant lại mang tiếng xấu là đã thả lỏng hoặc che chở cho những kẻ tham nhũng hối lộ trong chính giới Hoa Kỳ thời bấy giờ. Do đó mà các sử gia thường liệt kê tổng thống Grant vào hạng tổng thống kém tài. Nhưng sau này, nhiều học giả đã nâng cấp ông lên, đưa chứng cớ những công sức ông đã cống hiến cho phát triển về nhân quyền và dân quyền cho người dân Mỹ gốc Phi. Sau khi thất cử cho nhiệm kỳ thứ ba, Grant bị phá sản vì đầu tư thất bại và bị bệnh ung thư cổ họng. Ông có viết hồi ký đời tư. Sách này rất phổ biến trong giới quân binh, sử gia và bình luận gia.

19. Rutherford Birchard Hayes, 1877-1881


Rutherford Birchard Hayes (4 tháng 10 năm 1822 - 17 tháng 1 năm 1893) là một nhà chính trị, luật sự, nhà lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ và là tổng thống thứ 19 của Hoa Kỳ (1877–1881). Ông thắng cử nhiệm kỳ tổng thống nhờ chỉ hơn có một phiếu trong cuộc bầu cử gây tranh cãi năm 1876.

20. James Abram Garfield, 1881


James Abram Garfield (19 tháng 11 năm 1831 - 19 tháng 9 năm 1881) là một thiếu tướng của Quân đội Liên bang miền Bắc trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, một thành viên của hạ nghị viện Hoa Kỳ và là tổng thống thứ 20 của Hoa Kỳ. Ông là tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ bị ám sát sau Abraham Lincoln. Garfield, một thành viên của Đảng Cộng hòa, có nhiệm kỳ tổng thống ngắn thứ hai trong lịch sử nước Mỹ (sau William Henry Harrison), ông giữ chức tổng thống từ 5 tháng 3 đến khi ông bị Charles Guiteau bắn trọng thương ngày 2 tháng 7 và mất ngày 19 tháng 9 năm 1881, tức là có 6 tháng 15 ngày. 21. Chester Alan Arthur, 1881-1885


Chester Alan Arthur (5 tháng 10 năm 1829 – 18 tháng 11 năm 1886) là một nhà chính trị Mỹ làm Tổng thống thứ 21 của Hoa Kỳ. Arthur là một đảng viên của Đảng Cộng hòa và làm nghề luật sư trước khi thành phó tổng thống thứ 20 dưới thời James Garfield. Khi Garfield bị Charles Guiteau gây trọng thương ngày 2 tháng 7 năm 1881 nhưng không qua đời cho đến ngày 19 tháng 9 và vào thời điểm đó Arthur đã nhậm chức tổng thống và giữ chức này cho đến ngày 4 tháng 3 năm 1885.

Trước khi bước vào nghề chính trị, Arthur là một thành viên của phái Stalwart trong Đảng Cộng hòa và là một người được bảo hộ của Roscoe Conkling, làm cục trưởng hải quan Cảng New York. Tuy được tổng thống Ulysses S. Grant bổ nhiệm ông bị tổng thống kế nhiệm Rutherford B. Hayes cách chức vì nghi vấn hối lộ và tham nhũng.

22. Grover Cleveland, 1885-1889


Stephen Grover Cleveland (18 tháng 3 năm 1837 – 24 tháng 6 năm 1908), là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 22 và 24, và là tổng thống duy nhất phục vụ hai nhiệm kỳ không liên tục nhau (1885–1889 và 1893–1897). Ông đã bị thua trong cuộc tái tranh cử vào năm 1888 trước Benjamin Harrison, người mà ông đã giành chiến thắng để phục vụ nhiệm kỳ thứ hai của mình vào năm 1892. Ông là người thuộc Đảng Dân chủ duy nhất được bầu làm tổng thống Mỹ trong một kỷ nguyên Đảng Cộng hòa chiếm ưu thế chính trị trong giai đoạn 1860 và 1912, sau cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Những người khâm phục ông ca ngợi ông có tính thật thà, tính độc lập, hòa đồng và cam kết với các nguyên tắc chủ nghĩa dân chủ cổ điển. Là lãnh đạo của Những người dân chủ Bourbon, ông phản đối chủ nghĩa đế quốc, tham nhũng, đỡ đầu, trợ cấp và các chính sách lạm phát.

Một trong những hành động của Cleveland gây tranh cãi với các phái chính trị: việc ông can thiệp vào cuộc đình công Pullman năm 1894 ngõ hầu làm cho đường sắt tiếp tục hoạt động đã làm cho các tổ chức nghiệp đoàn giận giữ và việc ông ủng hộc chế độ kim bản vị và chống lại chế độ bạc tự do đã khiến ông mất ủng hộ của phái ủng hộ nông nghiệp trong đảng. Ngoài ra, các phê phán cho rằng ông đã có ít khả năng sáng tạo và dường như trong nhiệm kỳ thứ hai thì Hoa Kỳ chủ yếu chịu các thảm họa kinh tế, suy thoái kinh tế và các cuộc biểu tình. Ông đã mất quyền kiểm soát đảng của mình về tay phe ủng hộ nông nghiệp và phe ủng hộ chế độ bản vị dùng bạc cùng với vàng (tiếng Anh: silverite) bào năm 1896.

23. Benjamin Harrison, 1889-1893


Benjamin Harrison, VI (20 tháng 8 năm 1833 – 13 tháng 3 năm 1901) là tổng thống thứ 23 của Hoa Kỳ, phục vụ một nhiệm kì từ 1889 đến 1893. Trước đó ông là thượng nghị sĩ của tiểu bang Indiana. Giai đoạn lãnh đạo của ông được biết đến nhiều nhất với một loạt những pháp chế bao gồm thuế McKinley và sự chi tiêu của liên bang lên đến một tỉ dollar Mỹ. Những thành viên Đảng Dân chủ tấn công cái gọi là "quốc hội một tỉ đô" và đánh bại Đảng Cộng hòa trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1890, cũng như đánh bại chiến dịch tái cử của Harrison năm 1892. Tới thời điểm này, Harrison vẫn là tổng thống duy nhất của Hoa Kỳ đến từ Indiana.

Là cháu trai của tổng thống William Henry Harrison và là chắt của Benjamin Harrison V, Benjamin sinh ngày 20 tháng 8 năm 1833 tại North Bend, Ohio, là con thứ hai trong gia đình 8 anh em có bố là John Scott Harrison và mẹ là Elizabeth Ramsey Irwin. Ông học trường Đại học Miami tại Oxford, Ohio, và trở thành thành viên của hội học sinh Phi Delta Theta (sau này, ông gia nhập Delta Chi) và tốt nghiệp đại học năm 1852. Harrison học luật ở Cincinnati, Ohio, rồi sau đó chuyển tới Indianapolis, Indiana năm 1854. Ông được nhận vào làm luật sư, và sau đó làm việc tại tòa án tối cao bang Indiana.

Brig. Gen. Benjamin HarrisonNgày 20 tháng 10 năm 1853, Harrison khi đó 20 tuổi, kết hôn với Caroline Lavinia Scott, 21 tuổi, tại Oxford, Ohio. Đám cưới được tổ chức bởi bố ông, Linh mục John W. Scott. Họ sau đó có 2 người con là Russell Benjamin Harrison (12 tháng 8 năm 1854 - 13 tháng 12 năm 1936) và Mary "Mamie" Scott Harrison McKee (3 tháng 4 năm 1858 - 28 tháng 10 năm 1930).

Harrison phục vụ cho đội quân miền Bắc trong Nội chiến Hoa Kỳ và sau đó được phong lên chức đại tá thứ 70 của trung đoàn bộ binh tình nguyện Indiana vào tháng 8 năm 1862. Đội đã phải làm nhiệm vụ do thám và bảo vệ đường tàu xe lửa tại Kentucky và Tennessee cho đến tận chiến dịch Atlanta của William Tecumseh Sherman diễn ra năm 1864. Harrison được phong lên chức tướng lữ đoàn trưởng, chỉ huy một lữ đoàn tại Resaca, Cassville, New Hope Church, Lost Mountain, núi Kennesaw, Marietta, nhánh sông Peachtree và Atlanta. Sau đó ông được chuyển tới quân đội Cumberland và tham gia vào cuộc bao vây Nashville và cuộc duyệt binh lớn tại Washington D.C. trước khi tập hợp năm 1865.

24. Grover Cleveland, 1893-1897

25. William McKinley, 1897-1901


William McKinley, Jr. (sinh 29 tháng 1, 1843 - mất 14 tháng 9, 1901) là tổng thống thứ 25 của hiệp chủng quốc Hoa Kỳ và là quân nhân cuối cùng của cuộc Nội chiến Hoa Kỳ được bầu làm tổng thống. Vào khoảng thập niên 1880, người đàn ông quê Ohio này được biết đến khắp toàn quốc với tư cách là nhà lãnh đạo Đảng cộng hòa. Các chính sách nổi trội của ông là coi việc đánh thuế cao vào hàng nhập khẩu như là một phương châm cho sự thịnh vượng, điển hình là bảng thuế McKinley ra đời năm 1890. Với tư cách là ứng cử viên đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1896, ông nắm giữ tiêu chuẩn vàng và đề xuất Thuyết đa nguyên giữa các nhóm sắc tộc. Chiến dịch tranh cử của McKinley, thiết kế bởi Mark Hanna, giới thiệu những kĩ thuật quảng bá cổ động mới trong tranh cử đồng thời đã tạo nên cuộc cách mạng hóa cho các loại hình quảng cáo cổ động tranh cử, chiến dịch này đã đánh bại chiến dịch của đối thủ của ông là William Jennings Bryan. Cuộc bầu cử năm 1896 là một cuộc bầu cử tái tổ chức (realigning election) đã đánh dấu sự mở đầu của Thời kỳ tiến bộ. McKinley đã lãnh đạo đất nước trở lại thời kỳ thịnh vượng sau cuộc suy thoái kinh tế Panic 1893 và ông tái đắc cử sau một cuộc bầu cử quyết liệt nữa với Bryan năm 1900, lần này là tập trung vào chính sách đối ngoại. Trên cương vị tổng thống, McKinley đã chiến tranh với Tây Ban Nha trong cái gọi là Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ. Trong nhiều tháng ông đã phản đối yêu cầu của cộng đồng cho cuộc chiến, một cuộc chiến bắt nguồn từ các thống tin về sự tàn bạo của Tây Ban Nha tại Cuba, nhưng chính quyền của của McKinley đã không thể ép Tây Ban Nha đồng ý thực hiện cải tổ ngay lập tức. Sau đó ông xâm chiếm Philippines, Puerto Rico, Guam và Hawaii đồng thời thiết lập nên một chế độ bảo hộ với Cuba. McKinley bị một người theo chủ nghĩa vô chính phủ có tên là Leon Czolgosz ám sát năm 1901, Phó tổng thống Theodore Roosevelt là người kế nhiệm ông.

26. Theodore Roosevelt, 1901-1909


Theodore Roosevelt, Jr. (27 tháng 10 năm 1858 – 6 tháng 1 năm 1919), cũng được gọi là T.R. và công chúng gọi là Teddy, là tổng thống thứ 26 của Hoa Kỳ, và là một lãnh đạo của Đảng Cộng hòa và của Phong trào Tiến bộ. Ông đã đảm trách nhiều vai trò, bao gồm: thống đốc tiểu bang New York, nhà sử học, nhà tự nhiên học, nhà khám phá, tác gia và người lính. Roosevelt nổi tiếng nhất bởi tính cách của mình: nghị lực, những mối quan tâm và thành tựu rộng lớn của ông, mẫu người đầy nam tính và người "cao bồi".

Giải Nobel Hòa bình ông nhận vẫn còn gây tranh cãi trong lịch sử vì ông có một vai trò lớn trong cuộc đàn áp đẫm máu các cuộc nổi dậy chống lại sự xâm lược của Mỹ tại Philippines.

27. William Howard Taft, 1909-1913


William Howard Taft (15 tháng 9 năm 1857 – 8 tháng 3 năm 1930) là nhà chính trị, Tổng thống Hoa Kỳ thứ 27 và Chính án tòa Thượng thẩm thứ 10 của Hoa Kỳ. Sinh ra trong gia đình có thế lực chính trị vùng Ohio, Taft là lãnh đạo của cánh bảo thủ tiến bộ của Đảng Cộng hòa đầu thế kỷ 20, một người tiên phong cải tiến bang giao thương mại quốc tế và cực lực kêu gọi cho hòa bình thế giới.

Taft trải qua nhiều chức vụ trong chính quyền Hoa Kỳ, Luật sư tòa thượng thẩm, chính án liên bang, tổng toàn quyền Mỹ tại Philippines và bộ trưởng Bộ chiến tranh Hoa Kỳ trước khi được bạn thân là tổng thống Theodore Roosevelt đề cử ông ra ứng cử tổng thống.

Nhưng đến năm 1911 thì Roosevelt tách rời Taft, cho rằng ông này quá khích. Khi Taft và nhóm bảo thủ thấy Roosevelt đả kích hệ thống tư pháp họ liền tìm cách móc nối trong đảng. Sau đó Taft tranh với Roosevelt và thắng chức lãnh tụ đảng Cộng hoà. Kế đến ông tranh cử và thắng chức tổng thống Hoa Kỳ năm 1912, và sau đó trục xuất Roosevelt khỏi đảng Cộng hoà. Taft từ đó nắm quyền suốt một thập niên.

Năm 1921 Taft kiêm luôn chức chính thẩm tòa tối cao Hoa Kỳ. Với tư cách vừa là tổng thống vừa là chính thẩm, Taft dựng lên các tòa án liên bang, dễ dàng thông qua nhiều chính sách thời bấy giờ.

Trong Thế chiến thứ hai Taft phát động chính sách lao động toàn quốc, cắt giảm các vụ đình công, và kêu gọi các công đoàn ủng hộ mục đích chung của đất nước.

Chính phủ dưới quyền tổng thống Taft được nói đến nhờ công tác phá hệ thống độc quyền và đại diện cổ phần của giới đại tư bản Hoa Kỳ lúc bấy giờ đang nắm chủ quyền kinh tế. Chính phủ này cũng ra sức củng cố liên hệ thương mại giữa các tiểu bang, phát triển dân quyền, tu chỉnh hệ thống bưu điện và kêu gọi hòa bình thế giới

28. Woodrow Wilson, 1913-1921


Thomas Woodrow Wilson (28 tháng 12 năm 1856–3 tháng 2 năm 1924), là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 28. Là một người mộ đạo Giáo hội Trưởng Lão và là nhà trí thức hàng đầu của Thời kỳ tiến bộ, ông đã làm chủ tịch của Đại học Princeton và sau đó là một thống đốc cải tổ của bang New Jersey năm 1910. Với sự kiện Theodore Roosevelt và William Howard Taft chia nhau phiều bầu của Đảng Cộng hòa, Wilson đã được bầu làm tổng thống thuộc Đảng Dân chủ vào năm 1912. Ông đã tỏ ra thành công lớn trong việc lãnh đạo Quốc hội với phe Dân chủ đa số để thông qua các đạo luật và các văn kiện pháp lý quan trọng, bao gồm Ủy ban Thương mại Liên bang, Luật Chống độc quyền Clayton, Luật Underwood, Luật Vay mượn nông trại Liên bang và nổi bật nhất là Hệ thống Dự trữ Liên bang.

Được bầu lại với tỷ lệ sít sao vào năm 1916, nhiệm kỳ thứ hai của ông tập trung vào đệ nhất thế chiến. Ông đã cố gắng thương lượng hòa bình ở Âu châu, nhưng khi Đức bắt đầu chiến tranh tàu ngầm không hạn chế, ông bắt đầu viết nhiều công hàm gởi Đức. Ông đã kêu gọi Quốc hội Mỹ tuyên chiến khi các yếu tố dẫn đến một quyết định có lợi cho việc Mỹ tham chiến đã được tập hợp. Bỏ qua các sự việc quân sự, ông tập trung vào lĩnh vực ngoại giao và tài chính. Ở mặt trận đối nội, ông bắt đầu chế độ quân dịch hiệu quả vào năm 1917, thu được hàng tỷ Mỹ kim thông qua các khoản vay tự do, áp dụng thuế thu nhập, thiết lập Ban các ngành chiến tranh, tăng cường sự phát triển của công đoàn lao động, giám sát nông nghiệp và sản xuất thực phẩm thông qua Luật Lever, kiểm soát đường ray, đàn áp các phong trào phản chiến. Ông ít để ý đến công tác binh bị nhưng đã cung ứng quỹ và lương thực góp phần giúp Đồng Minh giành chiến thắng năm 1918.

Cuối cuộc chiến, ông đã đàm phán riêng với Đức, đặc biệt là Mười bốn điểm và hiệp ước đình chiến. Ông đã đến Paris năm 1919 để thành lập nên Hội Quốc Liên và định hình nên Hiệp ước Versailles, với sự chú ý đặc biệt đến việc thành lập các tân quốc gia từ các đế quốc đã hết tồn tại. Wilson qua đời vì đột quỵ vào năm 1919, và trong nước đã dấy lên các cuộc bạo động chủng tộc và biểu tình hàng loạt và sự thịnh vượng thời chiến tranh trở thành tình trạn đình đốn thời hậu chiến. Ông đã từ chối thỏa hiệp với phe Cộng hòa kiểm soát Quốc hội sau năm 1918, trên thực tế đã hủy bỏ cơ may phê chuẩn Hiệp ước Versailles. Hội Quốc Liên vẫn đi vào hoạt động nhưng Hoa Kỳ chưa bao giờ gia nhập hội này. Chủ nghĩa quốc tế lý tưởng hóa của Wilson trong bối cảnh Hoa Kỳ tham gia vào sân khấu thế giới đấu tranh vì dân chủ, tiến bộ và tự do đã là một quan điểm gây tranh cãi cao trong quan hệ đối ngoại của Mỹ, tạo ra một mô hình cho "nhưữg người lý tưởng hóa" ganh đua với "những người hiện thực hóa" bác bỏ trong thời gian sau.

29. Warren Gamaliel Harding, 1921-1923


Warren Gamaliel Harding (2 tháng 11 năm 1865 – 2 tháng 8 năm 1923) là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 29. Ông là thành viên của Đảng Cộng hòa từ Ohio và là nhà xuất bản báo chí có thế lực với tài nói diễn văn trước công chúng.

Ông phục vụ chính quyền tiểu bang Ohio từ năm 1899 đến 1903 lên đến chức Phó thống đốc. Từ năm 1915 đến năm 1921 ông là Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ. Harding hoạt động chính trị theo xu hướng bảo thủ, trở thành lãnh tụ Đảng Cộng hoà năm 1920. Trong cuộc tranh cử vào năm này, khi Hoa Kỳ đang hồi phục sau Thế chiến thứ nhất, ông tuyên bố sẽ đưa Hoa Kỳ trở lại bình thường, và đắc cử, thắng phe Đảng Dân chủ của James M. Cox, với tỉ số 60,36% với 34,19%.

Khi lên chức tổng thống, Harding lập một nội các trong đó có Charles Evans Hughes, Andrew Mellon và Herbert Hoover. Một vài người ông bổ nhiệm sau này bị tố cáo tham nhũng như bí thư nội vụ Albert B. Fall. Về mặt đối ngoại, Harding ký Hiệp ước Versailles chính thức kết thúc Thế chiến thứ nhất. Ông cũng xung phong trong công cuộc giải thể lực lượng hải quân thế giới trong cuộc hội đàm hải quân tại Washington năm 1921 - 22.

Lúc 57 tuổi Harding chết vì bị nhồi máu cơ tim tại San Francisco, California, 29 tháng sau khi nhậm chức tổng thống. Ông là tổng thống Hoa Kỳ thứ 6 đã chết khi còn tại nhiệm.

Tuy lúc đương thời, Harding rất được mến chuộng, ông bị sử gia xếp vào hạng tổng thống kém tài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Thực ra, Harding cũng từng than phiền "Tôi không đủ sức cho chức vụ này và đúng ra hoàn toàn không nên có mặt ở đây"

30. Calvin Coolidge, 1923-1929


John Calvin Coolidge, Jr. (4 tháng 7 năm 1872 – 5 tháng 1 năm 1933), thường gọi là Calvin Coolidge, là tổng thống Hoa Kỳ thứ 30. Ông còn có biệt hiệu "Cal im lặng". Hành nghề luật sư, Coolidge leo thang chính trị và lên chức Thống đốc tiểu bang Massachusetts. Sau vụ đình công của cảnh sát Boston năm 1919 Coolidge gây tiếng vang trên chính trường Hoa Kỳ. Ông được cử làm phó tổng thống năm 1920 và khi Warren G. Harding qua đời, ông lên chức tổng thống. Năm 1924 ông đắc cử tổng thống. Chính phủ của Coolidge nổi tiếng là bảo thủ.

31. Herbert Clark Hoover, 1929-1933


Herbert Clark Hoover (10 tháng 8 năm 1874 - 20 tháng 10 năm 1964), tổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ (1929 - 1933), là một kĩ sư mỏ nổi tiếng thế giới và là một nhà cầm quyền theo chủ nghĩa nhân đạo. Khi giữ chức Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ dưới thời hai tổng thống Warren Harding và Calvin Coolidge, ông đã xúc tiến sự hiện đại hóa nền kinh tế. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1928, Hoover dễ dàng dành được sự đề cử của Đảng Cộng hòa. Nước Mỹ đang thịnh vượng và lạc quan, dẫn đến sự thắng lợi của Hoover trước thành viên Đảng Dân chủ Al Smith, một tín đồ Công giáo mà tín ngưỡng không dành được niềm tin của nhiều người. Hoover rất tin tưởng vào phong trào năng suất (một phần quan trọng của phong trào tiến bộ), thuyết phục rằng đó là những phương pháp giải quyết hiệu quả với các vấn đề xã hội và kinh tế. Vị trí của ông bị thách thức bởi một sự suy thoái nghiêm trọng bắt đầu năm 1929, năm đầu tiên trong nhiệm kì tổng thống của Hoover. Ông đã cố gắng đấu tranh chống suy thoái bằng những nỗ lực tình nguyện và hành động của chính phủ, tuy nhiên không biện pháp nào tạo nên sự phục hồi kinh tế trong suốt nhiệm kì của ông. Các nhà lịch sử học nhất trí rằng thất bại của Hoover trong cuộc bầu cử năm 1932 phần lớn là do sự thất bại trong việc chấm dứt sự suy thoái trầm trọng đang có chiều hướng gia tăng, thêm vào đó là việc nhiều người phản đối chính sách cấm nấu và bán rượu. Cộng với sự thiếu tin tưởng của cử tri, cũng như kĩ năng nghèo nàn của Hoover khi làm việc với các nhà chính trị.

32. Franklin Delano Roosevelt, 1933-1945



Franklin Delano Roosevelt (30 tháng 1 năm 1882 – 12 tháng 4 năm 1945), thường được nhắc đến bằng những mẫu tự đầu của tên ông FDR, là tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ. Đắc cử bốn lần, Roosevelt phục vụ từ năm 1933 đến năm 1945. Ông là Tổng thống Hoa Kỳ duy nhất từng tại chức hơn hai nhiệm kỳ. Là nhân vật trung tâm của thế kỷ 20, Roosevelt thường được xem là một trong ba tổng thống vĩ đại nhất dựa trên kết quả của các cuộc thăm dò trong giới học thuật (hai người kia là George Washington và Abraham Lincoln).

Trong giai đoạn Đại Suy thoái xảy ra trong thập niên 1930, Roosevelt thiết lập chương trình New Deal nhằm cung ứng cứu trợ cho người thất nghiệp, phục hồi kinh tế, và cải cách hệ thống kinh tế. Trong các di sản của ông, đáng kể nhất là hệ thống an sinh xã hội, và công cuộc chỉnh lý thị trường tài chính Wall Street. Cung cách tận dụng sức mạnh tích cực của chính quyền liên bang đã giúp tái tạo hình ảnh năng động cho Đảng Dân chủ. Liên minh New Deal được kiến tạo bởi Roosevelt đã thống trị chính trường Hoa Kỳ mãi cho đến thập niên 1960.

Sau năm 1938, Roosevelt vận động cho lập trường tái vũ trang và lãnh đạo đất nước tách khỏi chủ trương tự cô lập khi thế giới đang tiến gần đến hiểm họa chiến tranh. Ông đã cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho Winston Churchill và những nỗ lực của nước Anh trong chiến tranh trước khi cuộc tấn công Trân Châu Cảng lôi kéo nước Mỹ vào cuộc chiến. Trong thời kỳ chiến tranh, Roosevelt đưa ra những quyết định quan trọng ở cấp lãnh đạo chống lại Đức Quốc Xã, và biến Hoa Kỳ thành nhân tố mấu chốt trong công cuộc tiếp liệu và cung ứng tài chính cho phe Đồng minh nhằm đánh bại Đức, Ý và Nhật.

Trong nước, thời gian tại chức của Roosevelt chứng kiến sự phát triển của nền công nghiệp, những thành quả về tuyển dụng nhân lực, phục hồi sự thịnh vượng, thiết lập các loại thuế đánh trên mọi nhóm lợi tức, kiểm soát giá cả và định mức, đưa 120.000 người Nhật vào các trại tái định cư, kiến tạo nhiều cơ hội mới cho người Mỹ gốc Phi và cho phụ nữ. Khi Đồng minh gần kề với chiến thắng, Roosevelt thủ giữ vai trò quan trọng dù bị nhiều phê phán trong nỗ lực định hình thế giới sau chiến tranh, đặc biệt là Hội nghị Yalta và tiến trình thành lập Liên Hiệp Quốc. Chính phủ Roosevelt định nghĩa lại chủ nghĩa cấp tiến cho các thế hệ kế tiếp cũng như tái tổ chức Đảng Dân chủ dựa trên Liên minh New Deal gồm có các nghiệp đoàn, nông gia, các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo, giới trí thức, miền Nam, guồng máy chính trị tại các đô thị, người nghèo và công nhân sống bằng trợ cấp.

33. Harry S. Truman, 1945-1953


Harry S. Truman (8 tháng 5 năm 1884 – 26 tháng 12 năm 1972) là Phó tổng thống thứ 34 (1945) và là Tổng thống thứ 33 của Hoa Kỳ (1945–1953), kế nhiệm Nhà Trắng sau cái chết của Franklin D. Roosevelt.

Trong đối nội Truman đối phó với một giai đoạn hỗn loạn của nền kinh tế, được đánh dấu với nhiều thiếu hụt nghiêm trọng, hàng loạt vụ đình công và sự thông qua đạo luật Taft-Hartley vượt qua sự phủ quyết (veto) của ông. Ông tái đắc cử vào năm 1948 nhưng không kiểm soát được Quốc hội và không thể thông qua một chương trình Thỏa thuận Công bằng (Fair Deal) của ông. Ông đã sử dụng quyền hành pháp của mình để bắt đầu sự xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc trong quân đội Hoa Kỳ và bắt đầu cuộc "báo động đỏ" thứ hai để loại bỏ hàng ngàn người thân với cộng sản trong các cơ quan nhà nước. Hàng trăm người được ông bổ nhiệm bị buộc phải từ chức trong hàng loạt các vụ bê bối về tài chính.

Nhiệm kì tổng thống của Truman có nhiều sự kiện xảy ra trong đối ngoại, bắt đầu với chiến thắng Đức quốc xã, vụ thả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, sự đầu hàng của phát xít Nhật và sự kết thúc Thế chiến thứ hai, sự thành lập của Liên Hiệp Quốc, kế hoạch Marshall để tái thiết lại châu Âu, học thuyết Truman để kiểm soát chủ nghĩa cộng sản, sự bắt đầu của Chiến tranh Lạnh, sự thành lập của khối NATO và Chiến tranh Triều Tiên. Sự kiện cuối cùng làm hao tổn 44.000 lính Hoa Kỳ, hy sinh hay mất tích, và làm cho Truman không được tái đắc cử nhiệm kì thứ 3. Vận động chống lại sự thất bại của Truman ("Triều Tiên! Cộng sản! Tham nhũng!"), ứng viên Cộng hòa Dwight D. Eisenhower đã kết thúc 20 năm thống trị của Đảng Dân chủ vào năm 1952.

34. Dwight David Eisenhower 1953-1961


Dwight David "Ike" Eisenhower (14 tháng 10, 1890 – 28 tháng 3, 1969) là một người lính và là một nhà chính trị. Là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa ông đã được bầu để trở thành Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ (1953–1961). Trong suốt Thế chiến thứ 2 ông là Tổng tư lệnh của quân Đồng minh ở châu Âu với quân hàm Thống tướng, và năm 1949 ông trở thành Tổng tư lệnh đầu tiên của NATO.

Thời thơ ấu và gia đình

Eisenhower được sinh ra ở Denison, Texas, là con thứ ba trong bảy người con trai của David Jacob Eisenhower và Ida Elizabeth Stover, và là đứa con duy nhất của họ được sinh ra ở Texas. Cậu bé được đặt tên là David Dwight và được gọi là Dwight. Sau này, trật tự trong tên của cậu được đảo ngược lại. Gia đình Eisenhower là Do Thái gốc Đức (Eisenhauer) và đến từ vùng Forbach ở Đức, Lorraine ở Pháp nhưng đã sinh sống ở Mỹ từ thế kỉ 18. Gia đình di chuyển đến Abilene, Kansas, vào năm 1892. Eisenhower tốt nghiệp Trường Trung học Abilene vào năm 1909.

Eisenhower thành hôn Mamie Geneva Doud (1896–1979), quê ở Denver, Colorado, vào ngày 1 tháng 7, 1916. Họ có hai người con, Doud Dwight Eisenhower (1917–1921), chết lúc còn bé và cái chết luôn ám ảnh hai ông bà, và John Sheldon David Doud Eisenhower (sinh 1922). John Eisenhower phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ, sau đó trở thành nhà văn và phụng sự như là Đại sứ Hoa Kỳ tại Bỉ. Con trai của John, David Eisenhower, người mà theo đó Trại David được đặt tên để ghi nhớ, thành hôn với con gái của Richard Nixon là Julie vào năm 1968.

Chiến tranh Thế giới thứ II


Sau khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor), Eisenhower được phân công về Washington, nơi ông phục vụ cho đến tháng 6 năm 1942 với nhiệm vụ vạch ra những kế hoạch tác chiến để đánh bại phát xít Nhật và Đức Quốc Xã. Ông được bổ nhiệm chức vụ Phó tham mưu trưởng chịu trách nhiệm về việc phòng thủ Thái Bình Dương dưới quyền Tham mưu trưởng Cục Tác chiến, tướng Leonard Gerow, và sau đó kế nhiệm Gerow làm Tham mưu trưởng của Cục Tác chiến. Sau đó ông được bổ nhiệm chức vụ Phó Tham mưu trưởng điều hành Ban Hành quân (Operations Division) dưới quyền Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, tướng George C. Marshall. Sự liên hệ mật thiết với Marshall cuối cùng đã đưa Eisenhower đến những vị trí chỉ huy cao hơn. Marshall nhìn nhận những khả năng tổ chức và hành chính của ông.

Trong năm 1942, Eisenhower được bổ nhiệm Tổng tư lệnh của bộ chỉ huy Chiến dịch châu Âu (European Theater of Operations, ETOUSA) và đóng tại Luân Đôn. Vào tháng 11, ông cũng được bổ nhiệm Tổng tư lệnh quân Đồng minh (Supreme Commander Allied Force) của Chiến dịch hành quân Bắc Phi (North African Theater of Operations, NATOUSA) thông qua Bộ chỉ huy A(E)FHQ vừa mới đi vào hoạt động.

Vào tháng 2 năm 1943, quyền hạn của ông được mở rộng như là tư lệnh của AFHQ trải dọc miền Địa Trung Hải để bao gồm cả Sư đoàn 8 của quân đội Anh, dưới quyền của Tướng Bernard Montgomery.

Vào tháng 12 năm 1943, Eisenhower được công bố là Tổng tư lệnh của quân Đồng minh ở châu Âu. Vào tháng 1 năm 1944, tiếp tục chỉ huy ETOUSA và một tháng sau đó là chính thức Tổng tư lệnh của quân Đồng minh ở châu Âu, phục vụ trong cả hai chức vụ cho đến hết chiến tranh ở châu Âu vào tháng 5 năm 1945. Trong những vị trí đó ông là người chịu trách nhiệm phác thảo và thi hành cuộc tổng tấn công vào bờ biển Normandy của quân Đồng minh vào tháng 6 năm 1944 dưới tên mật mã Chiến dịch Overlord, cuộc giải phóng Tây Âu và xâm lăng Đức quốc xã. Một tháng sau ngày đổ bộ D-Day tại Normandy vào 6 tháng 6 năm 1944, chiến dịch xâm lăng phía nam nước Pháp diễn ra, và quyền chỉ huy quân lực tham gia chiến dịch được chuyển giao từ AFHQ sang SHAEF. Từ đó đến hết Thế chiến thứ 2 ở châu Âu vào ngày 8 tháng 5 năm 1945, Eisenhower thông qua SHAEF đã có quyền tổng chỉ huy tất cả quân Đồng minh, và thông qua vai trò chỉ huy của ông ở ETOUSA, có quyền hành chính trên tất cả các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ trên Mặt trận phía Tây, phía bắc của dãy Alps.

Để công nhận những vị trí chỉ huy của ông trong quân đội Đồng minh, vào ngày 20 tháng 12 năm 1944, ông được phong cấp bậc Thống tướng (General of the Army), một cấp bậc tương đương với Thống chế trong các quân đội châu Âu. Trong vị trí này cũng như các vị trí cao trước đó, Eisenhower đã chứng tỏ tài lãnh đạo cũng như khả năng ngoại giao của ông. Mặc dù chưa bao giờ ra chiến trường, ông đã được kính trọng bởi các tướng lĩnh chiến trường. Ông đã đối phó một cách khéo léo với các cấp dưới khó tính như Omar Bradley và George Patton và đồng minh như Winston Churchill, Thống chế Bernard Montgomery và Tướng Charles de Gaulle. Ông cho những bất đồng về cơ bản với Churchill và Montgomery về các câu hỏi chiến lược, nhưng những điều này hiếm khi nào làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa ông với họ. Ông thương lượng với Nguyên soái Zhukov của quân Sô viết, và với sự tin tưởng mà tổng thống Franklin D. Roosevelt đặt nơi ông, đôi khi ông làm việc trực tiếp với Stalin.

Eisenhower được tặng Huy chương danh dự cho sự lãnh đạo của ông trong chiến trường châu Âu nhưng từ chối, nói rằng huy chương đó nên để dành cho sự dũng cảm và gan dạ.

Eisenhower phục vụ như là Tham mưu trưởng của Quân đội Hoa Kỳ từ 1945–48. Vào tháng 12 năm 1950, ông được phong là Tổng tư lệnh của NATO, và được trao quyền chỉ huy của quân đội NATO ở châu Âu.

Eisenhower rời quân đội vào 31 tháng 5 năm 1952 để bước vào chính trường. Ông viết Crusade in Europe, được xem như là một hồi ký hay nhất của quân đội Hoa Kỳ. Trong giai đoạn này ông là Chủ tịch Trường Đại học Columbia từ 1948 đến 1953, mặc dù ông rời trường Đại học trong khi phục vụ trong chức vụ tư lệnh NATO.

Sau nhiều thành công trong giai đoạn chiến tranh, Tướng Eisenhower quay lại Mỹ như là một anh hùng vĩ đại. Không lâu sau đó những người ủng hộ vận động ông tranh cử Tổng thống để tranh với Thượng nghị sĩ với chính sách cô lập Robert A. Taft. Eisenhower đã đánh bại Taft để được chỉ định nhưng đi đến một thỏa thuận rằng Taft sẽ tránh các vấn đề ngoại giao trong khi Eisenhower theo đuổi một chính sách đối nội bảo thủ. Vận động tranh cử của Eisenhower là một chiến dịch chống lại chính sách của chính quyền Harry S. Truman về "Triều Tiên, Chủ nghĩa cộng sản và Tham nhũng." Eisenhower hứa là sẽ đích thân đến Triều Tiên và kết thúc chiến tranh và duy trì một NATO vững mạnh ở nước ngoài chống lại Chủ nghĩa Cộng sản và một chính quyền trong sạch tiết kiệm trong nước. Ông và người cùng tranh cử Richard Nixon đã đánh bại dễ dàng Adlai Stevenson trong một kết quả áp đảo, và đánh dấu ứng viên Cộng hòa đầu tiên trở lại Nhà Trắng trong vòng 20 năm. Ông cũng là vị tướng duy nhất phục vụ như là Tổng thống trong thế kỉ 20.

Chính sách ngoại giao


Vào ngày 29 tháng 11 năm 1952, Tổng thống tân cử Dwight D. Eisenhower giữ lời hứa trong chiến dịch tranh cử đi thăm Triều Tiên để xem có thể làm được gì để kết thúc cuộc chiến. Với sự chấp nhận của Liên Hiệp Quốc về đề nghị của Ấn Độ về một cuộc đình chiến ở Triều Tiên, đình chiến được thiết lập vào ngày 27 tháng 7 năm 1953. Không một hiệp ước hòa bình nào được kí kết cho đến hôm nay.

Với cái chết của Stalin có một số đối thoại về một sự hòa hoãn nào đó với Liên bang Xô viết. Eisenhower đã đưa lãnh đạo Xô viết Nikita Khrushchev sang thăm Hoa Kỳ vào năm 1959, nhưng một cuộc viếng thăm đáp lễ dự định trước đã bị hủy bỏ bởi Xô viết sau khi họ bắn rơi một máy bay do thám của Mỹ (sự kiện máy bay U2 năm 1960).

Vào năm 1954, người Pháp nhờ Eisenhower gửi Hải quân Hoa Kỳ đến cứu Việt Nam. Eisenhower từ chối. Ông chấp nhận sự phân chia Việt Nam thành Cộng sản ở miền Bắc và một miền Nam không chính thức là một đồng minh của Hoa Kỳ và gửi một vài trăm cố vấn.

35. John Fitzgerald Kennedy, 1961-1963

John Fitzgerald Kennedy (29 tháng 5, 1917 – 22 tháng 11, 1963), thường được gọi là Jack Kennedy hay JFK, là tổng thống thứ 35 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ (1961–1963). Sự kiện Kennedy bị ám sát vào ngày 22 tháng 11 năm 1963 là một bước ngoặt trong dòng lịch sử Hoa Kỳ vào thập niên 1960, khi khắp thế giới thương tiếc ông và các nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia đã đi theo quan tài đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng.

Là chính khách trẻ tuổi nhất từng đắc cử tổng thống Hoa Kỳ (Theodore Roosevelt, ở tuổi 42, là chính trị gia trẻ tuổi nhất từng phục vụ trong cương vị tổng thống: vì là phó tổng thống đương chức, Roosevelt kế nhiệm tổng thống William McKinley bị ám sát vào tháng 9 năm 1901), Kennedy cũng là tổng thống trẻ tuổi nhất đã qua đời – ông sống được 46 năm và 177 ngày. Kennedy là tín hữu Công giáo La mã duy nhất trở thành ông chủ toà Bạch ốc, là ứng cử viên cuối cùng thuộc đảng Dân chủ đến từ một tiểu bang miền Bắc giành được thắng lợi trong một cuộc tuyển cử tổng thống, là tổng thống đầu tiên sinh ra trong thế kỷ 20, và cho đến nay ông là tổng thống sau cùng qua đời khi đương chức.

Các sự kiện chính trong nhiệm kỳ tổng thống của Kennedy gồm có: vụ khủng hoảng hỏa tiễn Cuba, xây dựng Bức tường Bá Linh, cuộc chạy đua thám hiểm không gian, giai đoạn đầu của Chiến tranh Việt Nam và Phong trào Dân quyền. Ông được xếp hạng cao trong các cuộc thăm dò về uy tín của các tổng thống, nhưng Kennedy qua đời khi các dự định chính trị của ông đang còn dang dở. Người kế nhiệm, Lyndon B. Johnson, đã hoàn tất tốt các chính sách về dân quyền khởi xướng bởi Kennedy.

Bị ám sát


JFK, Jackie, và Connally trên chiếc limousine của tổng thống trước khi xảy ra vụ ám sát Ngày 22 tháng 11 năm 1963, Tổng thống Kennedy bị ám sát tại thành phố Dallas, tiểu bang Texas lúc 12:30 giờ trung tâm (CST) khi đang thăm viếng tiểu bang này. Lee Harvey Oswald, lúc 7:00 bị buộc tội giết một cảnh sát Dallas, lúc 11:30 bị buộc tội giết tổng thống (vào thời ấy không có cáo buộc ám sát tổng thống). Chỉ hai ngày sau, Oswald bị Jack Ruby bắn chết ngay tại đồn cảnh sát Dallas. Năm ngày sau khi Oswald bị giết, tân Tổng thống Lyndon B. Johnson thành lập Ủy hội Warren, dưới sự lãnh đạo của Chính án Tòa Tối cao Earl Warren, tiến hành điều tra vụ ám sát. Cả Ủy hội Warren và Ủy ban Hạ viện điều tra vụ ám sát đều đưa ra kết luận Oswald là thủ phạm. Dù vậy, những người chỉ trích cho rằng Oswald hoặc không hành động một mình hoặc không dính líu gì hết vào vụ ám sát, Oswald là nạn nhân của một vụ dàn xếp, và vụ ám sát xảy ra theo những âm mưu trái ngược với những kết luận chính thức.

Di sản “ ... my fellow Americans: ask not what your country can do for you--ask what you can do for your country.

My fellow citizens of the world: ask not what America will do for you, but what together we can do for the freedom of man. ” — Lời phát biểu nổi tiếng của JFK nhân ngày lễ nhậm chức 20 tháng 1, 1961 tại thủ đô Washington, D.C.

Dịch nghĩa: ... những người bạn Hoa Kỳ của tôi: đừng hỏi đất nước của bạn sẽ làm gì cho bạn -- hỏi rằng bạn đã làm gì cho đất nước của mình. Các bạn công dân thế giới của tôi: đừng hỏi nước Mỹ sẽ làm gì cho bạn, mà hỏi chúng ta có thể cùng nhau làm gì cho tự do của nhân loại.

36. Lyndon Baines Johnson, 1963-1969


Lyndon Baines Johnson (27 tháng 8 năm 1908 – 22 tháng 1 năm 1973), thường được gọi tắt là LBJ, là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 36, giữ chức từ năm 1963 đến 1969. Sau khi phục vụ lâu đời tại Quốc hội Hoa Kỳ, ông Johnson được bầu làm Phó tổng thống thứ 37; năm 1963 ông nhận chức tổng thống sau khi Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát. Ông là một nhà lãnh đạo quan trọng của Đảng Dân chủ.


Chiến tranh Việt Nam Tổng thống Johnson tăng cường tập trung vào cố gắng của quân đội Mỹ ở Việt Nam. Ông ta tin chắc chắn rằng chính sách Kiềm chế đòi hỏi Hoa Kỳ phải có một sự cố gắng đáng kể trong việc chặn đứng sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Vào lúc Kennedy chết, có khoảng 16000 cố vấn Hoa Kỳ ở Việt Nam. Johnson đã tăng cường số lượng đó và mở rộng vai trò của họ sau sự kiện Vịnh Bắc bộ (khoảng 3 tuần sau khi Hội nghị của Đảng Cộng hòa năm đề 1964 đề cử Barry Goldwater tranh cử Tổng thống).

Mặc dù ông ta lúc nói riêng thường chửi bới chiến tranh Việt Nam, cho đó là "bồ - chó cái," nhưng cùng một lúc Johnson tin rằng Hoa Kỳ không thể lộ ra ở thế yếu trong mắt của thế giới[cần dẫn chứng]. Do đó ông ta đã gia tăng nỗ lực chiến tranh liên tục từ 1964 đến 1968. Số lượng tử vong của binh sĩ Hoa Kỳ cũng tăng lên. Trong hai tuần tháng 5 năm 1968, số lượng đó là 1800 với tổng cộng thương vong là 18000. Viện dẫn thuyết Domino ông nói: "Nếu chúng ta cho phép Việt Nam thất thủ, ngày mai chúng ta sẽ chiến đấu ở Hawaii, tuần tới ở San Francisco."[cần chú thích]

Johnson sợ rằng quá nhiều tập trung vào Việt Nam sẽ làm ông mất chú ý các chính sách Xã hội Lớn (Great Society) của ông. Nhưng sau chiến dịch tấn công Tết tháng 1 năm 1968, nhiệm kì Tổng thống của ông đã bị chiếm hết bởi Chiến tranh Việt Nam hơn lúc nào hết. Vì có nhiều binh sĩ Hoa Kỳ tử trận, sự phổ thông của Johnson xuống dốc. Sinh viên đại học và những người khác tổ chức phản đối, đốt thẻ quân dịch và hô lên những khẩu hiệu như là, "Hey, hey, LBJ, bao nhiêu đứa trẻ đã bị ông giết trong ngày hôm nay?" Vào năm cuối của nhiệm kì, Johnson không thể đi đến bất cứ một nơi nào mà không bị phản đối.

Sau đó trong một bài diễn văn cuối tháng 3, ông chấn động cả nước khi tuyên bố sẽ không tái tranh cử: "Tôi sẽ không tìm cách, và sẽ không chấp nhận sự đề cử của Đảng tôi cho nhiệm kì Tổng thống kế tiếp", chỉ vài ngày sau khi trưng cầu dân ý cho thấy chỉ có 29% dân Mỹ ủng hộ chiến tranh. Cũng trong cái gọi là sự ngạc nhiên tháng 10, Johnson tuyên bố với nước Mỹ rằng vào ngày 31 tháng 10 năm 1968 rằng ông đã ra lệnh hoàn toàn ngừng các cuộc oanh tạc trên không, trên biển và đại pháo vào Bắc Việt Nam, hiệu lực từ 1 tháng 11 nếu chính quyền Hà Nội sẵn sàng thương lượng và dẫn chứng những tiến bộ trong quá trình đàm phán hòa bình ở Paris.

Johnson đã không bị loại trừ cho việc tranh cử cho nhiệm kì thứ hai dưới điều khoản của Tu chính án 22 vì ông phục vụ ít hơn 24 tháng trong nhiệm kì của Kennedy. Nếu như ông ta ở lại tranh cử và thắng năm 1968, ông ta có lẽ đã là Tổng thống phục vụ lâu nhất kể từ Franklin D. Roosevelt, với 9 năm.

37. Richard Milhous Nixon, 1969-1974


Richard Milhous Nixon (9 tháng 1, 1913 – 22 tháng 4, 1994) là Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ nhiệm kì phục vụ từ 1969 đến 1974. Ông là Tổng thống duy nhất đã từ chức khỏi nhiệm sở.

38. Gerald Rudolph Ford, 1974-1977


Gerald Rudolph Ford, Jr. (tên sinh Leslie Lynch King, Jr.; 14 tháng 7 năm 1913 – 26 tháng 12 năm 2006) là Tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ (1974–1977) và là Phó tổng thống thứ 40 (1973–1974). Ông là người đầu tiên được chỉ định vào chức vụ Phó Tổng thống dưới Tu chính án thứ 25 của Hiến pháp Hoa Kỳ. Khi trở thành tổng thống, ông là người đầu tiên (và cho đến nay, là người duy nhất) trong lịch sử trở thành Tổng thống Hoa Kỳ mà không phải thông qua một cuộc bầu cử vào chức Phó Tổng thống hay Tổng thống.

39. James Earl Carter, Jr., 1977-1981

James Earl "Jimmy" Carter, Jr (sinh ngày 1 tháng 10 năm 1924) là chính khách và tổng thống thứ 39 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ (1977–1981), và cũng là quán quân Giải Nobel Hoà bình năm 2002. Trước đó ông là thống đốc thứ 83 của tiểu bang Georgia (1971-1975). Năm 1976, Carter giành được sự đề cử của Đảng Dân chủ, được xem là "ngựa ô" trong cuộc đua, rồi vượt qua tổng thống đương nhiệm Gerald Ford với chiến thắng sít sao trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1976.

Nhiệm kỳ tổng thống của Carter đánh dấu với sự suy thoái sau khi nước Mỹ gánh chịu những vết thương nhức nhối như Chiến tranh Việt Nam cùng với sự trì trệ kinh tế trong nước. Với vụ khủng hoảng con tin tại Iran và sự kiện quân đội Liên Xô tiến chiếm Afghanistan năm 1979, Hoa Kỳ chứng kiến ảnh hưởng của mình đang bị suy giảm trên trường quốc tế. Lạm phát và lãi suất lên đến đỉnh điểm kể từ Đệ nhị Thế chiến khi chính phủ cho đóng băng giá dầu nội địa hầu đối phó với việc tăng giá dầu từ OPEC; các chỉ số lạm phát và thất nghiệp tăng 50% trong bốn năm.

Trong số các thành tựu chính phủ Carter đạt được cần kể đến Thoả ước Kênh đào Panama, Hoà ước Trại David, Hiệp ước SALT II với Liên Xô, và việc thiết lập bang giao đầy đủ với Trung Quốc. Bên cạnh đó, Carter tích cực tranh đấu cho nhân quyền trên qui mô toàn cầu và xem nhân quyền là tâm điểm cho chính sách đối ngoại của chính phủ ông. Nhưng Carter thất bại trong nỗ lực cải cách thuế và thu hẹp bộ máy hành chính của chính quyền như ông đã hứa khi ra tranh cử năm 1976. Carter cũng không thể thông qua đạo luật thiết lập ngày quốc lễ kỷ niệm Martin Luther King, Jr. dù đảng Dân chủ của ông đang nắm quyền kiểm soát tại cả hai viện Quốc hội lẫn Toà Bạch Ốc. Nhiệm kỳ này của Tổng thống Carter chứng kiến sự ra đời của hai bộ năng lượng và giáo dục, cũng như sự thông qua các đạo luật bảo vệ môi trường. Ông thiết lập chính sách năng lượng quốc gia và củng cố các cơ quan chính quyền, ban hành những đạo luật ủng hộ mạnh mẽ chủ trương bảo vệ môi trường; điều chỉnh các qui định về vận tải đường bộ, hàng không, hoả xa, tài chính, truyền thông và công nghiệp dầu mỏ cũng như hỗ trợ hệ thống an sinh xã hội; ông lập kỷ lục trong việc bổ nhiệm phụ nữ và các nhân vật thuộc chủng tộc thiểu số vào các vị trí hành pháp và tư pháp.

Những người chỉ trích xem sự kiện khủng hoảng con tin tại Iran là một đòn chí tử đánh vào lòng tự hào dân tộc; Carter đã phải liên tục tranh đấu trong 444 ngày tìm kiếm sự phóng thích cho các con tin. Sự thất bại trong nỗ lực giải thoát con tin dẫn đến sự từ chức của Bộ trưởng Ngoại giao Cyrus Vance. Các con tin chỉ được trả tự do sau khi Carter rời bỏ chức vụ, năm phút sau lễ nhậm chức của Ronald Reagan.

Tuy nhiên, sau khi rời Toà Bạch Ốc, Carter nhận được nhiều sự kính trọng trong vai trò một nhà trung gian hoà giải và một nhà kiến tạo hoà bình trên chính trường quốc tế. Ông cũng hành động tích cực với cương vị một cựu tổng thống Hoa kỳ trong nỗ lực phát triển các hoạt động từ thiện. Năm 1982, ông thành lập Trung tâm Carter như là một diễn đàn cho các vấn đề liên quan đến dân chủ và nhân quyền. Ông đi đến nhiều nơi trên thế giới để quan sát các cuộc bầu cử, xúc tiến những vòng đàm phán cho hoà bình, và thiết lập nhiều đề án cứu trợ. Năm 2002, Carter được trao tặng giải Nobel Hoà bình cho "những nỗ lực của ông nhằm tìm kiếm các giải pháp hoà bình cho các cuộc xung đột quốc tế, nhằm thăng tiến dân chủ và nhân quyền, và thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội".

Carter tiếp tục duy trì sự hợp tác tích cực và lâu dài với Tổ chức Hỗ trợ Gia cư (Habitat for Humanity), một tổ chức từ thiện Cơ Đốc với mục tiêu xây dựng nhà ở cho người nghèo.

40. Ronald Wilson Reagan, 1981-1989


Ronald Wilson Reagan (6 tháng 2 năm 1911 – 5 tháng 6 năm 2004) là Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ (1981–1989) và trước đó là thống đốc thứ 33 của tiểu bang California (1967–1975).

Ronald Reagan sinh ra trong một căn hộ gần tòa cao ốc ngân hàng địa phương ở Tampico, Illinois vào ngày 6 tháng 2, 1911, ông là con của đôi vợ chồng John "Jack" Reagan và Nelle Wilson Reagan.[1] Thuở nhỏ, ông có tên là "Dutch", bởi tướng mạo của Reagan lúc bé rất béo cùng với kiểu tóc "Dutchboy" ấn tượng. Chính tên gọi thân mật này đã theo ông trong suốt thời niên thiếu.Gia đình Reagan sống một thời gian ở thị trấn Illinois(bao gồm Monmouth, Galesburg và Chicago) đến năm 1919, khi họ quay lại Tampico và sống ở H.C. Pitney Variety Store.[1] Sau khi thắng cử tổng thống, sinh sống tại Nhà Trắng, ông từng đùa rằng ông đang "một lần nữa sống trên các cửa hàng".

41. George Herbert Walker Bush, 1989-1993


George Herbert Walker Bush, GCB, (sinh ngày 12 tháng 6, 1924) là Tổng thống thứ 41 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1989–1993).

Trước khi trở thành Tổng thống, Bush đã là một Dân biểu Hoa Kỳ của tiểu bang Texas (1967-1971), Đại sứ của Mỹ tại Liên Hợp Quốc (1971-1973), Chủ tịch Ủy ban Quốc gia của Đảng Cộng hòa (1973-1974), Trưởng Văn phòng Đại diện của Hoa Kỳ tại Trung Quốc (1974-1976), Giám đốc của Cục tình báo liên bang CIA (1976-1977), Chủ tịch của Ngân hàng Quốc tế I tại Houston (1977-1980), và là Phó Tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan (1981-1989). Là một phi công hải quân được tặng thưởng huân chương, Bush là cựu chiến binh cuối cùng của Thế chiến thứ hai phục vụ như là một Tổng thống Hoa Kỳ.

42. William Jefferson Clinton, 1993-2001


William Jefferson Clinton, sinh ngày 19 tháng 8 năm 1946 với tên William Jefferson Blyth III, là tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ từ năm 1993 đến năm 2001. Trước khi vào Toà Bạch Ốc, Clinton đã phục vụ hai nhiệm kỳ thống đốc tiểu bang Arkansas.

Đại thể, Clinton được xem là thuộc cánh Tân Dân chủ có khuynh hướng trung dung trong Đảng Dân chủ. Có nhiều nhãn hiệu được gán cho ông như "ôn hoà" hoặc "trung dung" nhưng, chính xác hơn, có lẽ ông nên được xem là người của quần chúng (populist). Suốt trong nhiệm kỳ của mình, ưu tiên hàng đầu của tổng thống trong các vấn đề trong nước là thúc đẩy thông qua các đạo luật nâng cấp giáo dục, hạn chế bán súng ngắn, củng cố các qui định về môi trường và bảo vệ việc làm cho các cá nhân cần nghỉ hộ sản hoặc nghỉ bệnh. Trên trường quốc tế, ông thiết lập ưu tiên cho nỗ lực giảm thiểu hàng rào mậu dịch giữa các quốc gia, và làm trung gian hoà giải cho các cuộc tranh chấp tại Bắc Ireland và Trung Đông (giữa Israel và Palestine). Nhằm tìm kiếm sự ủng hộ từ giới bảo thủ, Clinton đưa vào danh mục các ưu tiên cuộc chiến chống ma tuý và án tử hình. Năm 1996, chính phủ Clinton một mình phủ quyết việc tái bổ nhiệm tổng thư ký Liên hiệp quốc Boutros Boutros-Ghali.

Là tổng thống trẻ tuổi thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ và là người đầu tiên thuộc thế hệ Baby Boomer (sinh trong thời gian 1946-1964), nhiệm kỳ tổng thổng của Clinton đánh dấu sự chuyển giao quyền lực từ thế hệ các tổng thống tiền nhiệm là cựu binh Thế chiến thứ hai, và là những người chứng kiến sự khởi đầu của cuộc Chiến tranh Lạnh trong thập niên 1950.

Nhiệm kỳ của Clinton cũng được đánh dấu bởi mối quan hệ thù địch với Đảng Cộng hoà đang kiểm soát Quốc hội. Ông cũng là mục tiêu của một loạt các cuộc điều tra tiến hành bởi công tố viên độc lập được bổ nhiệm bởi quốc hội, như vụ Whitewater, khi một vài phụ tá của ông bị truy tố về những tội danh mà gia đình Clinton không dính líu, Clinton cũng được tuyên bố vô tội trong vụ tai tiếng Whitewater. Ông là người thứ hai trong số các tổng thống Hoa kỳ bị đem ra luận tội về các tội danh man khai và ngăn cản công lý trước một đại bồi thẩm đoàn do cung cách hành xử của ông trong mối quan hệ tình cảm với Monica Lewinsky, nhưng cuối cùng ông được tha bổng bởi thượng viện.

Một trong những đặc điểm nổi trội nhất trong giai đoạn cầm quyền của Clinton là thời kỳ bùng nổ kinh tế lâu dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, có lẽ được cấu thành bởi các nhân tố như cơn sốt tăng giá tại thị trường chứng khoán, chiến dịch gìn giữ hoà bình của NATO trong cuộc chiến Kosovo, và sự chuyển đổi ngoạn mục từ mức thâm thủng ngân sách khoảng 250 tỷ đô la vào lúc bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống, trở nên thặng dư ngân sách vào khoảng 523 tỷ vào cuối nhiệm kỳ của ông.

43. George Walker Bush, 2001- 2008


George Walker Bush, sinh ngày 6 tháng 7 năm 1946, là chính khách và tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ. Ông thuộc Đảng Cộng hoà và là thành viên của một gia đình danh giá và quyền thế nhất nước Mỹ, Gia tộc Bush. Những chính khách của gia đình này gồm có: ông nội của ông (cố Thượng nghị sĩ Prescott Bush), cha của ông (cựu tổng thống George H. W. Bush), và em của ông (Jeb Bush, đương chức thống đốc tiểu bang Florida).

Trước khi bước vào chính trường rồi đắc cử tổng thống, Bush là một doanh nhân, hoạt động trong lãnh vực dầu mỏ và bóng chày (baseball) chuyên nghiệp.

Sau đó, George W. Bush đắc cử thống đốc thứ 46 của tiểu bang Texas vào năm 1994. Vào năm 2000 Bush được đảng Cộng hoà chọn làm ứng cử viên tổng thống và đã trở thành ông chủ Tòa Bạch Ốc sau khi đánh bại ứng cử viên Al Gore của đảng Dân chủ trong một cuộc bầu phiếu sít sao và đầy tranh cãi. Năm 2004, Bush tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai sau khi thắng Thượng nghị sĩ John Kerry của tiểu bang Massachusetts.


Uy tín Bush là mục tiêu của nhiều lời ca tụng và không ít sự chỉ trích gay gắt. Những người ủng hộ ông chú trọng vào các lãnh vực như kinh tế, an ninh trong nước và khả năng lãnh đạo của ông sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9. Những người chống đối bất đồng về các vấn đề như đạo luật USA PATRIOT, cuộc tuyển cử nhiều tranh cãi năm 2000, và cuộc chiến tại Iraq. Tạp chí TIME chọn Bush là Nhân vật của Năm 2000 và 2004. Vinh dự này được dành cho những nhân vật, theo nhận xét của các chủ biên, là những người được công luận quan tâm nhất (newsmaker) trong năm.


Trong nước Thời gian đầu sau khi nhậm chức (2001), nhiều người xem Bush là một Tổng thống không có sự ủy nhiệm đầy đủ, vì ông vào Toà Bạch ốc nhờ một phán quyết của Tối cao Pháp viện. Sau ngày 9 tháng 11 năm 2001, thái độ của người dân Mỹ đã thay đổi, khi họ chứng kiến ông đứng trên đống đổ nát của toà nhà WTC với loa phóng thanh trên tay, thể hiện khả năng và ý chí kiên cường của một nhà lãnh đạo. Từ đó, hình ảnh của Bush được cải thiện đáng kể trong lòng người dân Mỹ, và tác động không ít đến kết quả bầu cử năm 2004.

Suốt thời kỳ khủng hoảng quốc gia sau cuộc tấn công 9/11, Bush nhận được sự ủng hộ của 85% dân chúng Mỹ, nhưng suy giảm dần và dừng lại ở mức 50 % trong hai năm rưỡi. Phần lớn dân chúng Hoa Kỳ gần đây đã không còn tin tưởng vào chính sách của ông đối với vấn đề Iraq (hiện chỉ còn dưới 40% người Mỹ ủng hộ chính sách này - thời điểm tháng 7-8 năm 2005). Tuy nhiên, cũng qua các cuộc thăm dò, đa số dân Mỹ vẫn tin rằng cá nhân ông Bush là người thẳng thắn và trung thực.

Vào lúc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ năm 2002, Bush nhận được sự ủng hộ cao nhất so với bất kỳ tổng thổng nào vào cùng thời điểm ấy kể từ Dwight Eisenhower, đảng Cộng hoà tiếp tục kiểm soát thượng viện và giành thêm ghế tại hạ viện; trước đó, thường thì đảng của tổng thống đương nhiệm sẽ mất ghế trong cuộc tuyển cử giữa nhiệm kỳ, nhưng năm 2002 đánh dấu cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ lần thứ ba kể từ cuộc Nội chiến, một đảng cầm quyền giành thêm ghế tại cả hai viện (hai lần kia xảy ra vào năm 1902 và 1934).

Bush và Blair tại hội nghị NATO, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, 28 tháng 6, 2004.Trong năm 2003, mức ủng hộ dành cho Bush xuống thấp dần, ngoại trừ một lần bứt lên cao sau khi quân đội liên minh lật đổ chế độ Saddam Husein tại Iraq.

Ngoài nước Vì chính sách đơn phương (unilateralism) áp dụng khi cần thiết cộng với thái độ kiên quyết và quả cảm của mình đối với mọi vấn đề trên thế giới, Bush không được nhiều yêu thích bên ngoài Hoa Kỳ. Một cuộc thăm dò năm 2004 cho thấy một cái nhìn không mấy tích cực về Bush đang phổ biến tại Anh, Pháp, Ý, Đức, Mexico, Tây Ban Nha và Canada Dĩ nhiên, mức độ chống đối Bush cao đặc biệt tại các nước Hồi giáo mà đa số giáo sĩ rất bảo thủ và cực đoan, thường vượt quá 90%. Nhưng Bush được ưa chuộng tại Israel, với 62% dân chúng ở đây ủng hộ ông. Trước cuộc bầu cử năm 2004, Kerry nhận được sự ủng hộ cao hơn Bush với khoảng cách lớn tại 30 trong số 35 quốc gia, rất có thể điều nầy đã giúp Bush thắng cử chức vụ Tổng thống Hoa kỳ nhiệm kỳ 2. Sau cuộc tuyển cử, đa số người được hỏi tại hầu hết các quốc gia nói rằng họ chờ đợi những ảnh hưởng từ nhiệm kỳ thứ hai của Bush. John Lee (thảo luận) 18:46, ngày 18 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tài khoản của bạn sẽ được đổi tên[sửa mã nguồn]

09:08, ngày 20 tháng 3 năm 2015 (UTC)

Bạn đã được đổi tên[sửa mã nguồn]

00:52, ngày 23 tháng 4 năm 2015 (UTC)