Bước tới nội dung

Trang Tĩnh Hoàng quý phi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trang Tĩnh Hoàng quý phi
莊靜皇貴妃
Hàm Phong Đế Hoàng quý phi
Thông tin chung
Sinh27 tháng 2 năm 1838
Mất15 tháng 11 năm 1890
Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
An táng18 tháng 4 năm 1893
Phi viên tẩm của Định lăng
Phối ngẫuThanh Văn Tông
Hàm Phong Đế
Hậu duệCố Luân Vinh An công chúa
Thụy hiệu
Trang Tĩnh Hoàng quý phi
(莊靜皇貴妃)
Tước hiệu[Lệ quý nhân; 麗貴人]
[Lệ tần; 麗嬪]
[Lệ phi; 麗妃]
[Lệ Hoàng quý phi;
麗皇貴妃]
[Lệ Hoàng quý thái phi; 麗皇貴太妃]
Thân phụKhánh Hải

Trang Tĩnh Hoàng quý phi (chữ Hán: 莊靜皇貴妃; 27 tháng 2 năm 1838 - 15 tháng 11 năm 1890), thường được gọi là Lệ phi (麗妃), là một phi tần của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế.

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Trang Tĩnh Hoàng quý phi sinh ngày 27 tháng 2 (âm lịch) năm Đạo Quang thứ 17, họ Tha Tha Lạp thị (他他拉氏), là con gái của Chủ sự Khánh Hải (慶海). Hiện chưa có tư liệu rõ ràng về gia tộc và Kỳ tịch của bà, một số ghi nhận bà là Mãn Châu Chính Hồng kỳ, tuy chưa có tư liệu để đối chứng. Có điều, vì bà tham gia Bát Kỳ tuyển tú để nhập cung nên có thể chắc chắn bà không xuất thân từ tầng lớp Bao y.

Sử sách không ghi rõ năm tháng Tha Tha Lạp thị nhập cung, nhiều sử gia cho rằng bà nhập cung cùng đợt tuyển tú với Trinh tần (sau là Từ An Hoàng thái hậu), Lan Quý nhân (sau là Từ Hi Hoàng thái hậu) và Anh Quý nhân (sau là Anh tần). Trừ Trinh tần là nhân tuyển được chọn cho ngôi vị Hoàng hậu, ba vị phi tần còn lại đều được sơ phong Quý nhân do cả ba đều xuất thân từ nhánh bên của dòng dõi thế gia hoặc gia tộc thuộc hàng trung thượng đẳng quan liêu.

Do vậy, giới nghiên cứu Thanh sử thường có nhận định bước đầu về gia thế của Tha Tha Lạp thị tương đối không tồi, có thể trong nhà bà từng có người làm quan lớn.

Đại Thanh tần phi

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Hàm Phong thứ 2 (1852), mùa xuân, Tha Tha Lạp thị trải qua quá trình tuyển tú, được sơ phong làm Lệ quý nhân (麗貴人). Theo hồ sơ của Nội vụ phủ, có Mãn văn là 「Yangsangga」, ý là "Tiếu lệ". Ngày 9 tháng 5 (âm lịch) cùng năm, bà và Lan Quý nhân Diệp Hách Na Lạp thị nhập cung.

Năm Hàm Phong thứ 4 (1854), ngày 24 tháng 12 (âm lịch), bà được tấn phong Lệ tần (麗嬪). Sang năm (1855), ngày 7 tháng 5 (âm lịch), giờ Dần, hạ sinh Hoàng trưởng nữ, tức Vinh An Cố Luân Công chúa. Ngày 9 tháng 5, chiếu tấn Lệ phi (麗妃). Ngày 28 tháng 12 (âm lịch) đó, lấy Đại học sĩ Văn Khánh (文慶) làm Chính sứ, Lễ bộ Thượng thư Lân Khôi (麟魁) làm Phó sứ, hành lễ tấn phong cho Lệ phi.

Sách văn viết:

Năm Hàm Phong thứ 10 (1860), Lệ phi cùng Hàm Phong, Hoàng hậu và các phi tần khác chạy trốn đến Nhiệt Hà khi liên quân Anh - Pháp chiếm đóng Bắc Kinh trong trận chiến Nha phiến lần 2. Năm thứ 11 (1861) tháng 7, Hàm Phong Đế băng hà, Đồng Trị Đế nối ngôi. Ngày 10 tháng 10 (âm lịch), Đồng Trị Đế tấn tôn Lệ phi Tha Tha Lạp thị làm Lệ Hoàng quý phi (麗皇貴妃)[1]. Năm Đồng Trị thứ 13 (1874), ngày 16 tháng 11 (âm lịch), vâng mệnh Từ An Hoàng thái hậu cùng Từ Hi Hoàng thái hậu ý chỉ, tấn tôn Lệ Hoàng quý phi Tha Tha Lạp thị làm Lệ Hoàng quý thái phi (麗皇貴太妃)[2].

Năm Quang Tự thứ 16 (1890), ngày 15 tháng 11 (âm lịch), Lệ Hoàng quý thái phi Tha Tha Lạp thị qua đời, chung niên 54 tuổi. Ngày 18 tháng 11 năm đó, Quang Tự Đế lệnh cho triều đình để tang bà 1 ngày, nghỉ triều 5 ngày, Hoàng đế còn tự tới rót rượu tế cho bà, thụy hiệuTrang Tĩnh Hoàng quý phi (莊靜皇貴妃).

Năm Quang Tự thứ 19 (1893), ngày 18 tháng 4 (âm lịch), giờ Mẹo, quan tài của bà được đem táng tại Phi viên tẩm của Định lăng (定陵), Thanh Đông lăng cùng với Mân Quý phi (qua đời trước Lệ Hoàng quý phi 7 ngày).

Tương quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo phim Thùy liêm thính chính (垂帘听政) của Lưu Hiểu Khánh, Lệ phi được mô tả là đệ nhất sủng phi, ca múa tuyệt đẹp, thường xuyên tranh sủng với Ý Quý phi Diệp Hách Na Lạp thị. Sau khi Hàm Phong Đế băng hà, hoàng tử Tải Thuần đăng cơ (tức Đồng Trị Đế), Ý Quý phi được tôn làm Hoàng thái hậu, từ đó xử phạt Lệ phi tàn khốc, giống như Võ hậu đã làm với sủng phi Tiêu thị của chồng.

Tuy nhiên, thực tế Trang Tĩnh Hoàng quý phi và Từ Hi Thái hậu tương đối hòa hợp, con gái duy nhất của bà là Vinh An công chúa được Lưỡng cung Thái hậu vô cùng sủng ái và xem như con ruột. Bên cạnh đó, từ khi Hàm Phong Đế băng, Trang Tĩnh Hoàng quý phi được thăng liên tiếp lên làm Hoàng quý phi, rồi trở thành "Hoàng quý thái phi" dù khi đó đã có Thái hậu, đây không phải là chuyện thường thấy trong truyền thống tôn xưng danh hiệu cho Thái phi triều Thanh. Nếu Từ Hi Thái hậu thực sự hận bà như phim ảnh mô tả, thì không lý nào để bà sống an nhàn với danh vị cao sang như vậy, rốt cuộc Trang Tĩnh Hoàng quý phi qua đời đơn giản là tuổi già bệnh nặng. Theo hồ sơ Y án khám bệnh của Thanh cung, Trang Tĩnh Hoàng quý phi trong thân thể đã có nhiệt từ lâu, thường xuyên bị cảm mạo, đến ngày chuyển mùa thì lập tức bị bệnh.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 又谕、皇考大行皇帝妃嫔。承侍宫闱。恪恭淑慎。均宜加崇位号。以表尊荣。丽妃侍奉皇考有年。诞育大公主。谨尊封为丽皇贵妃。婉嫔晋封为婉妃。祺嫔晋封为祺妃。玫嫔晋封为玫妃。璷贵人晋封为璷嫔。容贵人晋封为容嫔。璹贵人晋封为璹嫔。玉贵人晋封为玉嫔。吉贵人晋封为吉嫔。禧贵人晋封为禧嫔。庆贵人晋封为庆嫔。所有应行事宜。著该衙门察例具奏。
  2. ^ 又谕、朕奉慈安端裕康庆皇太后慈禧端佑康颐皇太后懿旨。丽皇贵妃等位。侍奉文宗显皇帝。均称淑慎。丽皇贵妃着封为丽皇贵太妃。婉妃着封为婉贵妃。祺妃着封为祺贵妃。玫妃着封为玫贵妃。璷嫔着封为璷妃。吉嫔着封为吉妃。禧嫔着封为禧妃。庆嫔着封为庆妃。
  • Thanh sử cảo , quyển 214, liệt truyện nhất Hậu phi
  • Seagrave, Sterling (6 tháng 3 năm 1992). Dragon Lady: The Life and Legend of the Last Empress of China . Vintage. ISBN 978-0679733690.