Từ An Thái hậu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Hiếu Trinh Hiển hoàng hậu)
Hiếu Trinh Hiển Hoàng hậu
孝貞顯皇后
Hàm Phong Đế Hoàng hậu
Nhà ThanhNhiếp chính Đại Thanh
Tại vị11 tháng 11 năm 1861
8 tháng 4 năm 1881
(19 năm, 148 ngày)
(đồng vị với Từ Hi Thái hậu)
Quân chủĐồng Trị Đế
Quang Tự Đế
Hoàng hậu Đại Thanh
Tại vị8 tháng 6 năm 1852
17 tháng 7 năm 1861
Đăng quang17 tháng 10 năm 1852
Tiền nhiệmHiếu Toàn Thành Hoàng hậu
Kế nhiệmHiếu Triết Nghị Hoàng hậu
Hoàng thái hậu Đại Thanh
Tại vị18 tháng 7 năm 1861
- 10 tháng 3 năm 1881
(đồng vị với Từ Hi Thái hậu)
Đăng quang25 tháng 4 năm 1862
Tiền nhiệmKhang Từ Hoàng thái hậu
Kế nhiệmLong Dụ Hoàng thái hậu
Thông tin chung
Sinh(1837-08-12)12 tháng 8, 1837
Quảng Tây, Liễu Châu
Mất8 tháng 4, 1881(1881-04-08) (43 tuổi)
Chung Túy cung, Tử Cấm Thành
An táng17 tháng 9 năm 1881
Phổ Tường Dục Định Đông lăng (普祥峪定東陵), Đông Thanh Mộ
Phối ngẫuThanh Văn Tông
Hàm Phong Hoàng đế
Tôn hiệu
Từ An Đoan Dụ Khang Khánh Chiêu Hòa Trang Kính Mẫu Hậu Hoàng thái hậu
(慈安耑裕康慶昭和莊敬母后皇太后)
Thụy hiệu
Hiếu Trinh Từ An Dụ Khánh Hòa Kính Thành Tĩnh Nghi Thiên Tộ Thánh Hiển Hoàng hậu
(孝貞慈安裕慶和敬誠靖儀天祚聖顯皇后)
Thân phụMục Dương A
Thân mẫuKhương Giai thị

Hiếu Trinh Hiển Hoàng hậu (chữ Hán: 孝貞顯皇后; tiếng Mãn: ᡥᡳᠶᠣᠣᡧᡠᠩᡤᠠ
ᠵᡝᡴᡩᡠᠨ
ᡳᠯᡝᡨᡠ
ᡥᡡᠸᠠᠩᡥᡝᠣ
, Möllendorff: hiyoošungga jekdun iletu hūwangheo, Abkai: hiyouxungga jekdun iletu hvwangheu; 12 tháng 8, năm 1837 - 8 tháng 4, năm 1881), được biết đến như Từ An Hoàng thái hậu (慈安皇太后) hoặc Đông Thái hậu (東太后), kế thất nhưng là Hoàng hậu đầu tiên và duy nhất của Thanh Văn Tông Hàm Phong Hoàng đế và là Hoàng thái hậu dưới thời Thanh Mục Tông Đồng Trị Hoàng đế, đồng nhiếp chính với Từ Hi Thái hậu. Sau khi Đồng Trị Đế qua đời, bà tiếp tục vai trò nhiếp chính dưới thời Thanh Đức Tông Quang Tự Hoàng đế cho đến khi mất.

Năm 1861, Hàm Phong Đế băng hà, di chiếu cho Cố mệnh Bát đại thần cùng nhiếp chính cho Tân Hoàng đế là Đồng Trị còn nhỏ tuổi. Từ An Hoàng thái hậu đã cùng Từ Hi Hoàng thái hậu - dưới sự giúp đỡ của Cung Thân vương Dịch Hân - đã tạo nên chính biến phế trừ cả Tám vị đại thần nhằm đạt được quyền lợi chính trị trước mâu thuẫn gay gắt với Túc Thuận, người đứng đầu Tám vị đại thần. Sau sự kiện này, Từ An Thái hậu và Từ Hi Thái hậu đồng nhiếp chính cho Tân Hoàng đế, trở thành 2 vị Hoàng thái hậu duy nhất của triều đại Thanh thực hiện Thùy liêm thính chánh (垂簾聽政).

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Hiếu Trinh Hiển Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị

Dòng dõi hiển hách[sửa | sửa mã nguồn]

Từ An Hoàng thái hậu sinh ngày 20 tháng 7 (âm lịch) năm Đạo Quang thứ 17, Nữu Hỗ Lộc thị, thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Dòng dõi của bà chính là Hoằng Nghị công phủ Nữu Hỗ Lộc thị, hậu duệ của Ngạch Diệc Đô.

Hoằng Nghị công Nữu Hỗ Lộc gia có 16 phòng hệ, thì dòng dõi của bà xuất thân từ phòng thứ 3 trong Hoằng Nghị công phủ. Thủy tổ của dòng dõi này là Xa Nhĩ Cách (車爾格), đầu đời Thanh làm Thượng thư bộ Hộ, phong Kỵ đô úy kiêm Nhất vân Kỵ úy tước vị, xét ra trong 16 phòng ở Hoằng Nghị công thì tương đối cao. Xa Nhĩ Cách sinh bảy con trai, trong đó con trai cả và con trai thứ 4 thế tập tước vị, Từ An Hoàng thái hậu là hậu duệ người con trai thứ sáu của Xa Nhĩ Cách, tên gọi Ba Khách (巴喀). Tằng tổ 4 đời là Vĩnh Thọ (永壽), con trai Ba Khách, cùng hậu duệ Tuân Trụ (遵住), chức quan cũng đã chỉ là "Bút thiếp" mà thôi. Như vậy nhìn qua, đến khoảng thời gian này (khoảng đời Khang HiUng Chính) thì dòng dõi của bà có hơi suy do không làm quan to, tuy nhiên lại vẫn có mối hôn nhân rất tốt.

Gia cảnh vinh diệu[sửa | sửa mã nguồn]

Cao tổ phụ Tuân Trụ, thú hôn cháu gái Đại học sĩ Doãn Thái (尹泰), là chất nữ của Đại học sĩ Doãn Kế Thiện, có ba con trai, trừ con thứ 2 chết non, còn con cả Sách Bặc Thản (策卜坦) làm đến Tổng binh, con trai út Phó Sâm Tắc (傅森則) làm đến Thượng thư bộ Hộ, có thể thấy gia đình của bà lại hưng vinh trở lại. Chưa hết, lúc này hai con gái của Sách Bặc Thản tham dự Bát Kỳ tuyển tú, được chỉ định thành hôn với Tông thất quý thích, con gái cả chỉ hôn cho Trang vương phủ Phụ quốc Tướng quân Vĩnh Phiên (永蕃), là cháu của Trang Khác Thân vương Doãn Lộc; con gái thứ chỉ hôn cho Túc Thận Thân vương Kính Mẫn làm Kế Phúc tấn. Sự việc này khiến gia tộc của bà tham gia vào hàng ngũ [Nhất đẳng thế gia].

Tổ phụ của bà là Phúc Khắc Kinh A (福克京阿), xuất sĩ làm đến chức [Ban sự Đại thần] ở Tây Ninh, cưới 2 vợ cả đều là nữ quyến thuộc Ái Tân Giác La nhánh Hồng đái tử (紅帶子)[1], sinh 1 trai 2 gái, con trai độc nhất chính là cha của Từ An Thái hậu, tên là Mục Dương A (穆楊阿). Hai con gái, lớn gả cho con trai của Tiến sĩ xuất thân Thượng thư Văn Đức (德文) của gia tộc Qua Nhĩ Giai thị, còn con gái thứ gả cho Trịnh Thân vương Đoan Hoa làm Đích Phúc tấn, là ngoại tổ phụ và ngoại tổ mẫu của Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu.

Mục Dương A xuất sĩ làm đến Đạo viên, về sau được Đồng Trị Đế gia phong tước hiệu [Tam đẳng Thừa Ân công; 三等承恩公]. Ông cưới 2 vợ cả, trong số đó có một người là Ái Tân Giác La thị thuộc dòng Hồng đái tử, thứ chính thất là cháu gái Khắc Cần Lương Quận vương Khánh Hằng. Mẹ ruột của Từ An Thái hậu vốn là Khương thị, thiếp thất của Mục Dương A, sau cải đổi thành Khương Giai thị (姜佳氏). Theo cứ liệu, Từ An Thái hậu ít nhất có một vị huynh trưởng cùng hai vị tỷ muội. Huynh trưởng về sau thế tập Thừa Ân công tước vị Quảng Khoa (廣科), còn hai chị gái; một người không biết là con vợ cả hay thứ xuất như bà, gả cho Trang Hậu Thân vương Dịch Nhân làm Đích Phúc tấn; một gả cho Trang vương phủ Phụng ân Tướng quân Miên Lâm (綿林).

Nói ngắn lại, chúng ta chẳng những có thể thấy được Từ An Thái hậu gia thế địa vị quả thực không tồi, cũng có thể phát hiện gia tộc này cùng Túc Thân vương, Trịnh Thân vương, Trang Thân vương các Vương phủ đều có liên hôn, đặc biệt là cùng Trang vương phủ ba lần liên hôn, quan hệ không giống bình thường. Xét cho cùng, dòng dõi của bà cũng là danh môn thế gia xuất thân, lại có Tông thất quý thích quan hệ thông gia thân phận, cũng chính là nguyên nhân quan trọng khiến bà được trù bị chọn làm Hoàng hậu.

Nhập cung làm Hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Hàm Phong thứ 2 (1852), Nữu Hỗ Lộc thị được dự Bát Kỳ tuyển tú, trúng tuyển nhập cung, chỉ định làm Trinh tần (貞嬪). Theo Hồng xưng thông dụng (鸿称通用) do Nội vụ phủ soạn thảo, chữ "Trinh", theo Mãn văn là 「Jekdun」, ý chỉ đến trinh tiết. Trong Hán văn, chữ "Trinh" còn nghĩa rộng như "Chính" (正), ý là "ngay thẳng", hạy "chính đáng".

Bên cạnh Nữu Hỗ Lộc thị, trong đợt tuyển tú năm ấy còn có thêm 3 người nữa, là Lan Quý nhân Diệp Hách Na Lạp thị, Lệ Quý nhân Tha Tha Lạp thị cùng Anh Quý nhân Y Nhĩ Căn Giác La thị. Trong 4 người, chỉ có bà là được phong Tần, những người khác chỉ là Quý nhân. Theo lệ tuyển tú nhập cung, rất hiếm khi tú nữ có thể phong thẳng lên Tần, đa số phải qua Quý nhân, hơn nữa đợt này tuyển tú nhập cung chia làm hai đợt, Trinh tần và Anh Quý nhân cùng nhập cung ngày 27 tháng 4, còn hai vị kia Lan Quý nhân và Lệ Quý nhân đến ngày 9 tháng 5 mới vào. Nhìn từ chi tiết này, chúng ta liền có thể nhìn ra Nữu Hỗ Lộc thị từ khi tham gia tuyển tú đến khi đạt được thân phận liền không giống người thường.

Chỉ 1 tháng sau, ngày 25 tháng 5, ra chỉ sắc tấn hàng Quý phi. Sang ngày 8 tháng 6, ra chỉ tấn lập làm Hoàng hậu[2]. Ngày 17 tháng 10, lấy Đại học sĩ Dụ Thành (裕诚) làm Chính sứ, Lễ bộ Thượng thư Dịch Tương (奕湘) làm Phó sứ, chính thức sách lập Quý phi Nữu Hỗ Lộc thị làm Hoàng hậu[3][4]. Chiếu cáo thiên hạ[5].

Sách văn rằng:

Từ góc độ này mà cẩn thận phân tích, xét lúc đó hậu cung của Hàm Phong Đế cơ bản chưa có ai, cho nên đợt tuyển tú vào năm Hàm Phong thứ 2 chính là lần đầu tiên tuyển tú dưới thời Hàm Phong triều, theo lý thường phải chọn hẳn một vị Đích Hoàng hậu, không phải phi tần tấn phong. Từ khi Nữu Hỗ Lộc thị vào cung đã được phong Tần, một tháng sau liền được tấn phong Quý phi, tháng sau nữa thì sách lập Hoàng hậu. Tình huống này, cơ hồ Nữu Hỗ Lộc thị vào thời điểm đó hẳn đã là nhân tuyển thích hợp cho ngôi vị Hoàng hậu, nên từ ban đầu đã có phân vị vượt lệ.

Giải thích vì sao Nữu Hỗ Lộc thị là người được định làm Hoàng hậu đầu tiên của Hàm Phong Đế, mà không dùng đại hôn như Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu, Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu và Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu, lại phải thông qua tuyển phi, phần nhiều là do vấn đề bối phận. Khi đó, nguyên phối của Hàm Phong Đế là Hiếu Đức Hiển Hoàng hậu chỉ vừa mới qua đời vài tháng trước khi Hàm Phong Đế lên ngôi. Mà theo tôn ti nguyên phối và điền phòng (vợ kế) khắt khe trong Hoàng gia, Nữu Hỗ Lộc thị không thể được thông qua đại hôn mà vào cung, vì lễ đó chỉ dành cho nguyên phối thê tử. Vì lẽ đó, mặc dù Nữu Hỗ Lộc thị được ngầm chọn làm Hoàng hậu nhưng vẫn không được cử hành đại hôn, mà phải nhập cung với thân phận phi tần rồi từ từ tấn phong Hậu. Có thể nói bà là vị Hoàng hậu đầu tiên tại vị của một triều phải chịu sự thiệt thòi về đích - thứ như thế này trong lịch sử Đại Thanh.

Gần tương tự trường hợp của bà, có Hiếu Thận Thành Hoàng hậu Đông Giai thị, tuy nhiên Đông Giai thị đã kịp yên vị làm Kế Phúc tấn của Đạo Quang Đế nhiều năm, nên không bị tình trạng như của Nữu Hỗ Lộc thị.

Tân Dậu chính biến[sửa | sửa mã nguồn]

Hàm Phong Đế giá băng[sửa | sửa mã nguồn]

Tập tin:"御赏"和"同道堂"章.jpg
Hai con dấu "Ngự Thưởng""Đồng Đạo đường"

Năm Hàm Phong thứ 10 (1860), liên quân Anh - Pháp tấn công Bắc Kinh. Hàm Phong cùng Hoàng tộc, trong đó có Ý Quý phi, phải rời Tử Cấm Thành đến Thừa Đức để lánh nạn. Khi nghe tin vườn Viên Minh xa hoa tráng lệ bị liên quân đốt phá, Hoàng đế đau buồn khôn xiết. Ngài bắt đầu lạm dụng rượu và thuốc phiện khiến sức khỏe ngày càng suy sụp.

Năm Hàm Phong thứ 11 (1861), ngày 15 tháng 7, ở Tị Thử Sơn trang tẩm cung, Hàm Phong Đế không khỏe. Sang ngày thứ 16, Hàm Phong Đế triệu Di Thân vương Tái Viên (載垣), Trịnh Thân vương Đoan Hoa (端华), Đại học sĩ Túc Thuận (肃顺), Ngạch phụ Cảnh Thọ (景寿), Binh bộ Thượng thư Mục Ấm (穆荫), Lại bộ Tả Thị lang Khuông Nguyên (匡源), Lễ bộ Hữu Thị lang Đỗ Hàn (杜翰) cùng Thái bộc Thiếu Khanh tự Tiêu Hữu Doanh (焦祐瀛) thị hầu. Trên giường bệnh, Hoàng đế ra chỉ lập Hoàng trưởng tử Tải Thuần làm Hoàng thái tử, cùng lệnh 8 người bọn họ thị hầu giúp đỡ Tân đế sự vụ, đấy chính là [Cố mệnh Bát đại thần; 顾命八大臣][6]. Trước khi bệnh hồ đồ, Hàm Phong Đế trao cho Hoàng hậu con dấu [Ngự thưởng; 御赏], trao cho Thái tử con dấu [Đồng Đạo đường; 同道堂], do mẹ sinh của Thái tử là Ý Quý phi Diệp Hách Na Lạp thị giữ do Thái tử mới 5 tuổi. Sang ngày 17 tháng 7 (tức ngày 22 tháng 8 dương lịch), Hàm Phong Hoàng đế băng hà. Ban đầu, niên hiệu của Tân Hoàng đế dự định sẽ là [Kỳ Tường; 祺祥].

Theo di chiếu, Hoàng tử Tái Thuần kế vị, tức Thanh Mục Tông Đồng Trị Hoàng đế. Lúc đó, Cố mệnh Bát đại thần theo đó cùng nhau xử lý công việc triều chính, vì Đồng Trị Đế mới lên ngôi còn quá nhỏ tuổi. Sang ngày 18 tháng 7 (âm lịch), Mẫu hậu Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị danh chính ngôn thuận trở thành Hoàng thái hậu, còn Ý Quý phi do là sinh mẫu của Tân Hoàng đế nên cũng được gia tôn Hoàng thái hậu. Để phân biệt, triều đình tôn Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị làm [Mẫu hậu Hoàng thái hậu; 母后皇太后], còn sinh mẫu Ý Quý phi Na Lạp thị làm [Thánh mẫu Hoàng thái hậu; 聖母皇太后][7].

Theo Edward Behr, chính Thánh mẫu Hoàng thái hậu Na Lạp thị cho rằng hai người đều là phụ nữ, Hoàng đế thì còn nhỏ tuổi, nếu để tám vị đại thần phụ chính ắt không tránh khỏi việc bị chèn ép. Vì vậy, bà gợi ý với Mẫu hậu Hoàng thái hậu nên cùng nhau chấp chính, đoạt lấy quyền lực[8]. Với việc này, trong tương lai cả hai vị Thái hậu đều có thể tham gia chính sự, chứ không phải chịu sự chèn ép của phe Cố mệnh Bát đại thần.

Chính biến xảy ra[sửa | sửa mã nguồn]

Ảnh chụp Cung Thân vương Dịch Hân.
Túc Thuận - người đứng đầu Cố mệnh Bát đại thần.

Trong lúc chờ ngày lành tháng tốt để đưa di hài của Hàm Phong Hoàng đế về Bắc Kinh, quan hệ giữa Lưỡng cung Thái hậu và nhóm của Tái Viên cùng Túc Thuận ngày một xấu đi. Dưới tình thế đó, hai vị Thái hậu liên kết triệt bỏ Túc Thuận. Trong số đồng minh quan trọng nhất khi ấy, có Cung Thân vương Dịch Hân và Thuần Quận vương Dịch Hoàn. Cung Thân vương vốn là một người đầy tham vọng nhưng lại bị gạt khỏi vị trí đầu triều sau di chiếu của Hàm Phong Đế nên rất tích cực ủng hộ cuộc đảo chính. Ngoài ra còn có Quân cơ đại thần Văn Tường (文祥) - một người luôn ủng hộ Dịch Hân trong vấn đề chính trị, do bất mãn cũng quyết định thỉnh an Lưỡng cung Thái hậu, âm mưu dự việc chính biến.

Ngày 1 tháng 8 (ngày 5 tháng 9 dương), Cung Thân vương giả trang thành Tát mãn, mật họp với Lưỡng cung Thái hậu, sau đó về kinh sư bố trí sẵng[9].

Ngày 11 tháng 8 (ngày 14 tháng 9 dương), Sơn Đông Ngự sử Đổng Nguyên Thuần (董元醇) tấu thỉnh Lưỡng cung Thái hậu quản lý triều chính. Gặp phải sự phản đối của Tái Viên cùng Túc Thuận, lấy lý do nhà Thanh chưa có tiền lệ Thái hậu buông rèm nhiếp chính[10]. Hai bên tranh cãi kịch liệt. Trong khi đó, Cung Thân vương ở Bắc Kinh bố trí thế lực, có Đại học sĩ Quế Lương (桂良), Giả Trinh (贾楨) cùng Hộ bộ Thượng thư Thẩm Triệu Lâm (沈兆霖) liên lạc các thế lực ngoại quốc. Ông còn huy động một số vây cánh đã thiết lập ngầm từ lâu, trong đó có Tả Dực Hậu Khoa Nhĩ Thấm Thân vương Tăng Cách Lâm Thấm[11].

Ngày 23 tháng 9 (ngày 26 tháng 10 dương), kim quan của Hàm Phong Đế rục rịch được đưa về Bắc Kinh. Lưỡng cung Thái hậu theo đúng kế hoạch, trước an dụ Tân Hoàng đế bồi giá 1 ngày, sau lấy lý do Hoàng đế tuổi nhỏ vất vả, bèn phủ dụ đám người Túc Thuận ở lại đi theo hộ tống, còn cả hai vị Thái hậu sẽ cùng Tân Hoàng đế trở về Bắc Kinh trước để lo liệu. Ngày 29 tháng ấy (Â-L), Tân Hoàng đế bồi Lưỡng cung Thái hậu về Bắc Kinh bằng đường tắt, về trước so với linh giá 4 ngày. Ngay lập tức, Lưỡng cung Thái hậu gọi gấp Cung Thân vương, phát hiệu lệnh bố trí sẵng sàng thực hiện kế hoạch[12]. Ngày 30 tháng 9 (tức ngày 2 tháng 11 dương lịch), khi Tám phụ chính đại thần về đến Bắc Kinh, Lưỡng cung Thái hậu chính thức phát động chính biến, ra chỉ phái Thuần Quận vương Dịch Hoàn đọc tuyên tội trạng của Cố mệnh Bát đại thần, rồi để Thuần Quận vương hiệp lĩnh Quản thiện bộ doanh sự lập tức bắt giam Tái Viên, Đoan Hoa cùng Túc Thuận. Khi Túc Thuận bị bắt, còn mắng to nói:"Hối hận không sớm trị mấy ả tiện tỳ này!"[8][13].

Ngày 5 tháng 10 (tức ngày 7 tháng 11 dương lịch), đổi niên hiệu từ [Kỳ Tường] thành [Đồng Trị; 同治].

Ngày 6 tháng 10 (tức ngày 8 tháng 11 dương lịch) năm ấy, cả tám người bị khép tội phản nghịch cùng một loạt tội danh lớn nhỏ khác. Để thể hiện sự khoan dung, Lưỡng cung Thái hậu chỉ xử tử 3 trong số họ là Túc Thuận, Tái Viên cùng Đoan Hoa. Cung Thân vương cho rằng Túc Thuận và hai người có vị trí cao nhất phải chịu lăng trì, nhưng Lưỡng cung Thái hậu quyết định Túc Thuận chỉ bị chém đầu, còn hai người kia được tự sát[14]. Trong lịch sử Trung Quốc, đây gọi là [Tân Dậu chánh biến; 辛酉政变] hay Chính biến Tân Dậu.

Đề nghị Thùy liêm[sửa | sửa mã nguồn]

Triều đại nhà Thanh, dù Hoàng đế có nhỏ tuổi thì cũng dựa vào các đại thần, hoặc tông thân phụ tá, đơn cử như Duệ Trung Thân vương Đa Nhĩ Cổn thời Thuận Trị; bốn vị Phụ chính đại thần Sách Ni, Ngao Bái, Át Tất Long cùng Tô Khắc Tát Cáp thời Khang Hi. Hoặc gần nhất chính là [Cố mệnh Bát đại thần] do chính Hàm Phong Đế chỉ định - những người đã bị Lưỡng cung Thái hậu dùng chính biến hạ bệ. Các vị Thái hậu thời kì ấy, Hiếu Trang Văn Hoàng hậu hay Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu hoàn toàn không có tiền lệ nhiếp chính như các Thái hậu thời nhà Hán. Cũng bởi vì lý do này, Cung Thân vương Dịch Hân sau sự kiện này trở thành người đứng đầu hàng tông thất, được Lưỡng cung Thái hậu phong tước vị Nghị Chính vương (議政王) - có trách nhiệm đứng đầu Quân cơ xứ, được gọi là các [Quân cơ đại thần; 军机大臣]. Không những được phong làm Nghị Chính vương đứng đầu Quân cơ xứ, con gái của ông cũng được phong là Vinh Thọ Cố Luân Công chúa, đây là một đặc ân rất đáng kể bởi vì tước vị [Cố Luân Công chúa] vốn là tước vị chỉ dành cho con gái của Hoàng hậu, đồng thời lương bổng của ông cũng tăng gấp đôi. Bên cạnh đó, Lưỡng cung Thái hậu cũng không vì thế mà muốn mất đi thực quyền, nên đề ra một hình thức các Thái hậu lâm triều, gọi là [Lưỡng cung thính chính; 兩宮聽政].

Năm Hàm Phong thứ 11 (1861), ngày 26 tháng 10 (âm lịch), Lễ Thân vương Thế Đạc (世鐸) dâng [Thùy liêm chương trình; 垂帘章程] để giải thích việc Thùy liêm của Lưỡng cung Thái hậu. Theo chương trình này, khi Lưỡng cung Thái hậu thượng triều nghe chính thì đặt bày ở Đông Noãn các của Dưỡng Tâm điện, đều ngồi sau một tấm rèm the màu vàng được gọi là [Hoàng Mạn; 黄幔] đặt ở sau ngự tọa của Hoàng đế; các Quân cơ Đại thần được dẫn đầu bởi Nghị Chính vương theo thứ tự tiến vào dâng tấu biểu. Từ đây, Lưỡng cung Thái hậu theo quy định về thiết triều của nhà Thanh sẽ đều triệu các Quân cơ đại thần vào điện nghe chính sự. Quy trình này khá phức tạp, khi Quân cơ Đại thần dâng tấu chương, Lưỡng cung Thái hậu cùng xem xét, từ Cung Thân vương đề nghị thỉnh chỉ, hôm sau Cung Thân vương trình tấu sự vụ lên, Lưỡng cung Thái hậu cùng xem xét và duyệt định, lấy con dấu [Đồng Đạo đường] do chính Mẫu hậu Hoàng thái hậu ấn lên, rồi lấy danh nghĩa Đồng Trị Đế mà ban phát chỉ dụ[15]. Ngày 1 tháng 11 (âm lịch) năm ấy, Đồng Trị Đế chính thức phụng Lưỡng cung Thái hậu thùy liêm tại Dưỡng Tâm điện.

Mẫu hậu Hoàng thái hậu ở phía Đông của Noãn các tại Dưỡng Tâm điện, vì theo nguyên tắc hướng Đông là chính, nên bà còn được gọi là [Đông Thái hậu; 東太后]. Còn Thánh mẫu Hoàng thái hậu ở phía Tây của Noãn các, còn được gọi là [Tây Thái hậu; 西太后]. Lưỡng cung Thái hậu chính thức Thùy liêm thính chính, trở thành 2 vị Hậu cung đầu tiên và duy nhất tiến hành nhiếp chính của nhà Thanh.

Mẫu hậu Hoàng thái hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Thượng tôn huy hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Đồng Trị nguyên niên (1862), ngày 25 tháng 4, triều thần tấn tôn huy hiệu cho Đông Thái hậu là Từ An Hoàng thái hậu (慈安皇太后)[16]. Ngày hôm đó, chử chư Vương, Bối lặc, Văn võ đại thần, dâng kim sách thượng tôn huy hiệu[17].

Sách tôn viết:

Đồng Trị trung hưng[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng Trị Đế

Vai trò của Từ An Thái hậu cũng như Từ Hi Thái hậu lúc này chỉ là đóng con dấu của mình lên các sắc chỉ mà thôi, bởi vì tất cả nội dung và tấu biểu của triều đình đều do Nghị Chính vương cùng Quân cơ xứ soạn thảo cũng như chính thức ban bố. Tuy nhiên, người trực tiếp quản lý con dấu là Từ An Thái hậu, còn vai trò của Từ Hi Thái hậu căn bản là quản lý nội vụ.

Cứ theo Thanh cung di văn (清宫遗闻): "Đông Cung trội ở Đức, mà thực sự nắm quản việc đại sự; Tây Cung trội ở Tài, mà việc phê duyệt tấu chương, chi tiệu lợi hại chỉ quản được"[18]. Như vậy có thể thấy, Từ An Thái hậu tuy là người bên ngoài không tham quyền thế, nhưng lại là người nắm những đại quyền. Công việc do Từ Hi Thái hậu xử lý đa phần là những việc lặt vặt, chi tiêu sinh hoạt trong cung, ở những việc trọng đại thì phải thông qua quyết định của Từ An Thái hậu. Ngoài ra, vì Từ An Thái hậu ở vị trí chính cung, bây giờ ở phía Đông Noãn các của Dưỡng Tâm điện, thực lực quá rõ ràng, những việc Từ An Thái hậu thấy không cần nhúng tay vào thì đều để cho Từ Hi Thái hậu nhận lãnh, giải quyết ổn thỏa. Bởi cái đánh giá Từ Hi Thái hậu "tài cán" rốt cục là vì bà xử lý ổn thỏa, còn Từ An Thái hậu quản xuyến trên dưới nghiêm ngặt, dẫu Từ Hi Thái hậu cũng không tự tiện làm trái, ấy chính là "Đức" vậy. Điều đó cho ta thấy vai trò của Từ An Thái hậu vô cùng to lớn trong triều.

Trước Chiến tranh nha phiến, Đại Thanh tự hào là [Thiên triều] và xem thường các nước Tây phương là ngoại di. Sau khi liên quân AnhPháp tới Bắc Kinh thời Hàm Phong, triều đình Đại Thanh buộc phải ký điều ước nhục nhã với họ, và lúc này Hoàng tộc Thanh mới chịu nhìn nhận cải thiện về quân sự. Vài người Mãn như Cung Thân vương Dịch Hân cùng Quế Lương nghĩ đến việc tự cường, bàn với Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng ChươngTả Tông Đường. Họ đồng ý với nhau rằng: "Muốn tự cường thì việc luyện binh là quan trọng nhất, mà muốn luyện binh thì trước hết phải chế tạo vũ khí giới", và họ giao cho Lý Hồng Chương thi hành.

Dưới sự lãnh đạo của Tăng Quốc Phiên, Tương Quân liên tiếp giành thắng lợi và cuối cùng đã tiêu diệt quân Thái Bình Thiên Quốc sau trận quyết đấu ở Thiên Kinh (Nam Kinh ngày nay) vào tháng 7 năm 1864. Tăng Quốc Phiên được phong Nhất đẳng Dũng Nhị hầu, hàm Thái tử Thái bảo. Em trai của ông là Tăng Quốc Thuyên, cùng với Tả Tông ĐườngLý Hồng Chương, cũng được ban thưởng hậu hĩnh. Khoảng năm (1872-1873), lại trấn áp thành công Vân Nam Hồi biến cùng Thiểm Cam Hồi biến. Thế cục hỗn loạn của nhà Thanh dần dần ổn định, sử xưng [Đồng Trị trung hưng; 同治中興].

Tăng Quốc Phiên

Các vấn đề nội vụ thì mỗi lúc một rối ren với nạn quan liêu và tham nhũng. Một thách thức đáng kể đối với Lưỡng cung Thái hậu là sự tha hóa của đội ngũ quý tộc Mãn Châu. Từ khi Đại Thanh lập quốc, các vị trí quan trọng nhất trong triều đình đều được giao cho người Mãn, còn người Hán bị khinh rẻ. Trái với truyền thống, triều đình Mãn Thanh cuối cùng quyết định giao quyền thống lãnh quân đội chống lại Thái Bình Thiên Quốc vào tay Tăng Quốc Phiên - một người Hán. Bên cạnh đó, 2 vị Thái hậu còn bổ nhiệm người Hán vào nhiều vị trí lãnh đạo cấp cao ở các tỉnh phía Nam Trung Hoa. Từ khi buông rèm chấp chính, Lưỡng cung Thái hậu liền tiếp thu Ngự sử Từ Khải Văn ý kiến, lệnh trung thần trong ngoài triều nói thẳng phê bình khuyết điểm; lại tiếp thu Ngự sử Chung Bội Hiền ý kiến, sùng tiết kiệm, trọng danh khí; tiếp thu Ngự sử Biện Bảo Đệ ý kiến, nghiêm thưởng phạt, nghiêm túc lại chế, thận tiến cử. Vào năm đầu triều Đồng Trị, triều đình tổ chức đánh giá bộ máy hành chính. Quan lại thuộc tất cả các cấp phải gửi về Bắc Kinh bản báo cáo hoạt động của mình trong vòng 3 năm gần nhất. Lưỡng cung Thái hậu tự mình đảm nhiệm việc đánh giá, vốn là nhiệm vụ của bộ Lại.

Ngoài ra, Lưỡng cung Thái hậu cũng khuếch trương Dương vụ vận động (洋务运动) hay [Sự vận động tự cường], với mục tiêu là hướng tới giao thiệp và học tập người phương Tây, do Từ An Thái hậu chủ trương cùng Cung Thân vương Dịch Hân và các lãnh đạo khác như Tăng Quốc Phiên, hướng tới trung hưng Đại Thanh. Tăng Quốc Phiên và Lý Hồng Chương tiếp xúc với Dung Hoành (容閎), một sinh viên nghèo ở Ma Cao và là du học sinh đầu tiên ở Mỹ, do một hội truyền giáo trợ cấp, năm 1854 đậu bằng cấp Đại học Yale. Tăng Quốc Phiên phái Dung Hoành qua Mỹ mua máy, ông này thuyết phục Tăng Quốc Phiên gởi 120 thanh niên đi du học. Một số lớn qua Mỹ, ba chục người sang Anh, ba chục qua Pháp, một số nhỏ qua Đức. Phong trào tự cường ngay lập tức gặp nhiều trở ngại.

Vụ án Cung Thân vương[sửa | sửa mã nguồn]

Cung Thân vương Dịch Hân - người luôn ủng hộ Từ An Thái hậu trong thời kỳ lưỡng cung thính chính.

Với mối họa Thái Bình Thiên Quốc được dẹp bỏ, Lưỡng cung Thái hậu mới có thể bắt tay vào việc củng cố quyền lực của mình ở trung ương, mà mối lưu tâm hàng đầu lúc đó không khác hơn là vị thế của Cung Thân vương Dịch Hân, người đang đứng đầu hội đồng Quân cơ xứ. Mặc dù đã sát cánh cùng hai vị Thái hậu trong cuộc đảo chính Tân Dậu, cũng như có công tiến cử Tăng Quốc Phiên, nhưng ảnh hưởng và uy tín của Dịch Hân trong triều đình phần nào hạn chế quyền quyết định của Từ Hi, đặc biệt là Cung Thân vương luôn dùng Từ An Thái hậu để trấn áp, khiến Từ Hi nhiều lần bị gạt ra khỏi chính sự.

Năm Đồng Trị thứ 4 (1865), ngày 5 tháng 3 (âm lịch), biên tu Thái Thọ Kỳ (蔡寿祺) buộc tội Cung Thân vương Dịch Hân, nói Vương "ôm quyền nạp hối, làm việc thiên tư kiêu doanh", Lưỡng cung Thái hậu mệnh lệnh điều tra, 7 ngày liền lấy này mục vô quân thượng, miễn đi chức Nghị Chính vương của Dịch Hân. Tuy nhiên, do các đại thần cầu tình, cũng như Từ An Hoàng thái hậu chủ trương, Cung Thân vương vẫn đi lại được trong cung và vẫn giữ các chức vụ quản lý Nội vụ phủ. Đây là lần xích mích đầu tiên giữa Từ Hi Hoàng thái hậu và Cung Thân vương[19].

Trước đây, Cung Thân vương chủ trương Dương vụ vận động là một cuộc vận động giữa triều đình, phái người Trung Quốc sang Tây phương thực hiện du học. Nhiều ý kiến cho rằng Từ Hi Thái hậu cũng có công trong vấn đề này, nhưng xét ra, Từ Hi Thái hậu vốn rất ghét người Tây dương là sự thật rất hiển nhiên, còn thì Từ An Thái hậu thực tế lại là Chân chính quốc mẫu, lại có Cung Thân vương Dịch Hân luôn ra sức dùng biện pháp "Đích thứ chi phân", nên có thể thấy rất rõ những thành tựu của Dương vụ vận động đều là do Từ An Thái hậu chủ trương. Khi cả hai Thái hậu thùy liêm, Từ An Thái hậu vốn nể trọng Cung Thân vương, nhiều lần đứng về phía ông, trong vấn đề trị vì nhiếp chính này vô hình trung tạo nên liên minh giữa Từ An Thái hậu - Cung Thân vương và cả hai dần áp chế Từ Hi Thái hậu, khiến hầu như Từ Hi Thái hậu chỉ có thể đứng ngoài những sự vụ quan trọng, chỉ quản lý vấn đề nội trị.

Sự mâu thuẫn từ từ vì quyền lợi này, theo nhiều nhận định chính là cơ sở để người đời sau nhận đoán Từ Hi Thái hậu có hiềm khích rất lớn với Từ An Thái hậu vậy, và đây có lẽ chính là lý do lớn để Từ Hi Thái hậu quyết định ra tay với Cung Thân vương Sự kiện này khiến triều đình nhà Thanh rúng động, nhiều người đã gửi tấu chương kiến nghị phục chức cho Cung Thân vương, còn bản thân Cung Thân vương khi đối chất trước hai vị Thái hậu đã không cầm được nước mắt. Từ Hi Thái hậu đành phải cho ông làm Ngoại vụ sứ, tuy nhiên vẫn không cho phép ông trở về vị trí lãnh đạo Quân cơ xứ. Từ đó, Cung Thân vương Dịch Hân không bao giờ lấy lại vị thế trước kia một lần nữa. Việc hạ bệ Cung Thân vương chỉ sau chưa đầy 4 năm nắm quyền là một vụ án nghiêm trọng, là cơ sở để người đời phán đoán sự ảnh hưởng của Từ Hi Thái hậu trong triều. Tuy vậy, việc bà nắm quyền cũng hết sức khó khăn, vì Từ An Thái hậu với thân phận [Mẫu hậu Hoàng thái hậu] vẫn áp chế bà một bậc.

Xử tử An Đức Hải[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Đồng Trị thứ 8 (1869), tháng 7, Thái giám An Đức Hải (安德海), một thân tín của Từ Hi Thái hậu đi Nam hạ nhân danh Hoàng đế đại đôn, thu mua long bào.

Theo Thanh triều quy chế, Thái giám không thể tùy tiện xuất cung, đằng này An Đắc Hải còn đánh trống khoa chiêng, dương dương tự đắc, thản nhiên nhận hối lộ của quan viên, Thuận Thiên phủ lẫn Trực Lệ Tổng đốc đều không dám làm gì. Nhưng đến Sơn Đông, Tuần phủ Đinh Bảo Trinh (丁宝桢) lấy việc Thái giám ra khỏi kinh thành đã vi phạm tổ chế, liền thỉnh chỉ xử trí. Lúc đấy Từ Hi Thái hậu cáo bệnh, Từ An Thái hậu lấy quyền lực tối cao, triệu Cung Thân vương Dịch Hân và Quân cơ đại thần nhất trí cho rằng: "Tổ chế không được ra đều môn, người vi phạm giết không tha, đương ngay tại chỗ tử hình". Sau đó, Từ An Hoàng thái hậu ra chỉ dụ:

Ngày 7 tháng 8, An Đắc Hải ngay lập tức bị xử tử ở ngoài cổng Tây thành Tế Nam, bạo thi 3 ngày, hơn 20 người tùy tùng cũng bị đem đi xử tử. Hành động của Từ An Thái hậu gây nên tiếng vang lớn, được Đồng Trị Đế cũng như triều thần ủng hộ. Hành động của bà lan truyền tới dân gian, trong dân gian có câu ca dao:"Đông Cung ngẫu nhiên hành một chuyện, thiên hạ đều ngạch tay ca tụng" để tán thưởng tầm ảnh hưởng và tài trị quốc của bà. Tuy nhiên vô hình trung bà đã tạo hiềm khích đối với Từ Hi Thái hậu.

Triệt liêm quy chính[sửa | sửa mã nguồn]

Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu

Năm Đồng Trị thứ 11 (1872), ngày 15 tháng 9, Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu A Lỗ Đặc thị trở thành Hoàng hậu. Sang mùa xuân năm sau (1873), Lưỡng cung Thái hậu tuyên bố triệt liêm quy chính, trao trả quyền hành về lại cho Đồng Trị Đế.

Khoảng đầu ngày 3 tháng 2, khi tiến hành tuyển tú, Từ An Thái hậu là người đề bạt và đưa A Lỗ Đặc thị dự vào đợt tuyển. Trong khi đó, Từ Hi Thái hậu quyết liệt chọn Thục Thận Hoàng quý phi, con gái của Phượng Tú thuộc dòng dõi Phú Sát thị danh môn, đối chọi với Từ An Thái hậu rất gay gắt. Cụ thể quá trình này, trước mắt vẫn không có hồ sơ công khai minh bạch, nhưng cuối cùng Đồng Trị Đế vẫn chọn A Lỗ Đặc thị làm Hoàng hậu, và điều này khiến Từ Hi Thái hậu rất không vui. Còn Phú Sát thị trở thành Tuệ phi.

Hoàng hậu A Lỗ Đặc thị rất không được lòng Từ Hi Thái hậu, vì ông ngoại của Hoàng hậu chính là Trịnh Thân vương Đoan Hoa, người đã bị giết trong Chính biến Tân Dậu khi xưa và là người khiến Từ Hi rất chán ghét. Bên cạnh đó, vị A Lỗ Đặc thị này lại là cháu của Từ An Hoàng thái hậu, vì vợ của Đoan Hoa là cô mẫu của Thái hậu, do đó A Lỗ Đặc thị cũng xem như là thân thích của Từ An, nên Từ Hi điềm nhiên không có chân can thiệp. Bên cạnh đó, vốn Đồng Trị Đế rất thân với Từ An Thái hậu, và cũng rất vừa ý với A Lỗ Đặc thị nên ý tứ Hoàng đế đứng về phía bà, điều này khiến mẹ đẻ như Từ Hi Thái hậu cảm thấy bị phản bội và sỉ nhục. Những vấn đề trên khiến nhiều người cho rằng Từ Hi Thái hậu có hiềm khích với Từ An Thái hậu.

Ngày 8 tháng 10 năm đó, dâng thêm 2 chữ Đoan Dụ (端裕). Năm thứ 12 (1874), Đồng Trị Đế bắt đầu thân chính. Ngày 9 tháng 2, dâng thêm 2 chữ Khang Khánh (康慶), toàn xưng Từ An Đoan Dụ Khang Khánh Hoàng thái hậu (慈安耑裕康慶皇太后).

Chọn lập Quang Tự Đế[sửa | sửa mã nguồn]

Quang Tự Đế

Năm Đồng Trị thứ 13 (1874), ngày 10 tháng 11 (âm lịch), Đồng Trị Đế bệnh, Lưỡng cung Thái hậu do đó tiếp tục [Tạm lãnh triều chính; 暂览朝政]. Sang ngày 5 tháng 12 (tức ngày 13 tháng 1 năm 1875), Đồng Trị Đế băng hà khi mới 19 tuổi tại Dưỡng Tâm điện.

Hoàng đế không con mà chết, chính quyền rơi vào tình trạng bất ổn, vì phải chọn ra người thích hợp để thừa kế. Vì Đồng Trị Đế là con trai độc nhất của Hàm Phong Đế, nên tính ra thứ hệ là dòng dõi Hàm Phong Đế đã tuyệt tự. Sau khi Đồng Trị Đế băng hà khoảng 2 canh giờ, tại Tây Noãn các của Dưỡng Tâm điện đã diễn ra họp mặt của các Hoàng thúc, gồm: Đôn Thân vương Dịch Thông, Cung Thân vương Dịch Hân, Thuần Thân vương Dịch Hoàn, Phu Quận vương Dịch Huệ cùng các đại thần khác như Dịch Khuông, Cảnh Thọ. Đầu tiên có người thỉnh vì Đồng Trị Hoàng đế lập tự, hơn nữa nhắc tới Phổ Khản, Phổ Luân là 2 người có khả năng, nhưng Đôn Thân vương phản đối và nói "Thân thích họ xa thì không được", thế rồi Từ Hi Thái hậu liền nhân đó tán thành, liền cơ hội đề nghị Tái Điềm, con trai của Thuần Thân vương cùng em gái của bà là Uyển Trinh. Từ An Hoàng thái hậu cuối cùng cũng tán thành. Sau đó, ngày 7 tháng 12, Tái Điềm lên ngôi tại Dưỡng Tâm điện, tức là Thanh Đức Tông Quang Tự Hoàng đế. Lưỡng cung Hoàng thái hậu tiếp tục thùy liêm thính chính, chỉ dụ của Lưỡng cung gọi là Ý chỉ (懿旨), còn của Hoàng đế gọi là Dụ chỉ (谕旨)[20]. Lúc này, Từ An Hoàng thái hậu bắt đầu ngụ ở Đông lục cung Chung Túy cung, còn Từ Hi Hoàng thái hậu trú tại Trường Xuân cung.

Năm Quang Tự nguyên niên (1875), ngày 20 tháng 1, Tái Điềm chính thức đăng quang tại Thái Hòa điện, tế cáo thiên địa, Tông miếu, Xã tắc. Sau khi đăng ngai, Hoàng đế đến Càn Thanh cung lạy trước ngự dung của Đồng Trị Đế, sau đó đến Chung Túy cung lạy Từ An Hoàng thái hậu, Trường Xuân cung lạy Từ Hi Hoàng thái hậu, và đến Trữ Tú cung lạy Gia Thuận Hoàng hậu.

Năm Quang Tự thứ 2 (1876), ngày 3 tháng 7, dâng thêm huy hiệu 4 chữ, toàn xưng là Từ An Đoan Dụ Khang Khánh Chiêu Hòa Trang Kính Hoàng thái hậu (慈安耑裕康慶昭和莊敬皇太后).

Vào lúc này, Từ Hi Thái hậu bắt đầu ngã bệnh, nên khoảng thời gian đầu Quang Tự, Từ An Thái hậu đã một mình thiết triều. Đương khi đó, Đại Thanh phải đối mặt với Đế quốc Nga trong việc tranh giành sự ảnh hưởng lên Ili. Khoảng năm 1871 thời Đồng Trị, có một cuộc nổi dậy của người Hồi, được gọi là [Đồng Trị hồi biến; 同治回变] đã khuấy động vùng Tân Cương, Đế quốc Nga trước tình thế đó đã giành lấy Ili. Khoảng năm 1877, triều đình nhà Thanh yêu cầu lấy lại chính quyền tại Ili, thì sang năm 1879, Đế quốc Nga đáp trả lại rằng họ đang thực sự nắm quyền tại Ili và từ chối yêu cầu của Đại Thanh, và điều này làm Đại Thanh chính thức gay gắt với Đế quốc Nga. Chính sự tạm lắng khi Thanh và Nga ký Y Lê điều ước (伊犁條約), chấm dứt 10 năm căng thẳng giữa Thanh và Nga vì Ili.

Băng thệ[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Quang Tự thứ 7 (1881), ngày 10 tháng 3 (tức ngày 8 tháng 4 dương lịch), Từ An Hoàng thái hậu cảm thấy không khỏe nên không đến Dưỡng Tâm điện nghe chính, đêm đó đột nhiên qua đời tại Chung Túy cung trong sự kinh ngạc của triều thần, hưởng thọ 44 tuổi.

Trước đó, Từ Hi Hoàng thái hậu đột nhiên bị bệnh, Từ An Hoàng thái hậu trong một thời gian dài một mình xử lý chính sự cho đến khi đột ngột qua đời. Theo sử ký, trước đó một ngày (tức ngày 9 tháng 3 âm lịch), Từ An Hoàng thái hậu vẫn rất bình thường, triệu Quân cơ đại thần vào bàn luận, chỉ là hai má ửng đỏ (Nguyên văn: 两颊微赤; từ Thuận Am bí lục 述庵秘录). Sang ngày tiếp theo, theo kí lục của Ông Đồng Hòa, Từ An Hoàng thái hậu ngẫu nhiên cảm mạo, không triệu kiến Quân cơ đại thần, đến tối đột nhiên bạo băng. Bệnh tình đột nhiên nghiêm trọng như vậy, dẫn đến triều thần không thể tin được Từ An Thái hậu mất vì bệnh, do đó rất rất nhiều đồn đoán xung quanh cái chết này của bà.

Ngày 13 tháng 5, suất chư Vương, Bối lặc, Văn võ đại thần, dâng sách bảo thượng thụy hiệuHiếu Trinh Từ An Dụ Khánh Hòa Kính Nghi Thiên Tộ Thánh Hiển Hoàng hậu (孝貞慈安裕慶和敬誠靖儀天祚聖顯皇后). Chiếu cáo thiên hạ[21].

Sách văn thụy viết:

Ngày 17 tháng 9 (âm lịch), giờ Mão, tiến hành an táng Hiếu Trinh Hiển Hoàng hậu vào Phổ Tường Dục Định Đông lăng (普祥峪定東陵) của Thanh Đông lăng. Ngày 22 tháng ấy, làm đại lễ phụ thờ thần vị của Hiếu Trinh Hiển Hoàng hậu vào Thái Miếu, Phụng Tiên điện.

Năm Tuyên Thống nguyên niên (1909), tháng 4, tôn thêm 2 chữ Thành Tĩnh (誠靖), toàn xưng Hiếu Trinh Từ An Dụ Khánh Hòa Kính Thành Tĩnh Nghi Thiên Tộ Thánh Hiển Hoàng hậu (孝貞慈安裕慶和敬誠靖儀天祚聖顯皇后)

Thanh triều duy nhất Lưỡng cung Thùy liêm bây giờ chỉ còn duy nhất Từ Hi Thái hậu, hơn nữa Từ An Thái hậu so với Từ Hi còn kém 2 tuổi, đến đây đột nhiên bạo vong. Đối với việc Từ An Thái hậu đột nhiên tử vong, ở đương đại dân gian và hậu đại về sau đều có rất nhiều hoài nghi cùng suy đoán, trở thành một trong những nghi án nổi tiếng nhất trong suốt hơn 200 năm tồn tại của nhà Thanh.

Nguyên nhân cái chết[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Hi Thái hậu hại chết[sửa | sửa mã nguồn]

Do Từ An Thái hậu qua đời quá nhanh, nghi vấn về sự liên quan của Từ Hi Thái hậu trong cái chết của bà là không tránh khỏi. Có lời đồn cho rằng chính Từ Hi Thái hậu đã thủ tiêu bà vì bà có di chiếu bí mật của Hàm Phong Đế để lại trước khi băng hà. Đây cũng chính là lời đồn đoán được lưu truyền phổ biến nhất về cái chết của bà.

Lời đồn nói rằng, ngay trước khi lâm chung, Hàm Phong Đế đã cảm thấy Từ Hi về sau ắt tạo loạn, nên bí mật lập chiếu dụ, dặn dò Từ An Thái hậu nếu Từ Hi cậy tử làm xằng làm bậy thì lấy đạo dụ này ra, căn cứ theo tổ tông gia pháp mà trị tội.

Sau khi Hàm Phong Đế băng hà, Từ An Thái hậu từng gọi Từ Hi Thái hậu đến và đưa ra mật dụ, lấy cảnh báo tỉnh, khiến Từ Hi nơm nớp lo sợ. Vì thế, suốt thời Đồng Trị, Từ Hi Thái hậu an phận thủ thường, đối với Từ An Thái hậu muôn phần cung kính, không hề làm trái. Do thấy Từ Hi Thái hậu như vậy phụng dưỡng mình, Từ An Thái hậu dần tháo bỏ cảnh giác. Một ngày, Từ An Thái hậu bị bệnh, uống thuốc khác không khỏi, nhưng đến khi ăn thứ của Từ Hi Thái hậu thì kỳ diệu khỏi hẳn. Phấn chấn, Từ An đi dạo Di Hòa Viên, thấy cánh tay Từ Hi Thái hậu băng bó mới tra hỏi. Từ Hi thuật lại việc mình cắt cổ tay làm mồi nhử thuốc cho Từ An uống, trần tình rất là thống khổ cảm động. Từ An là người nhân từ, nghe thế rất cảm động, mới hồi cung, trước mặt Từ Hi Thái hậu mà đốt mật dụ năm nào. Sau đó, Từ Hi Thái hậu không còn kiêng dè gì, câu kết Thái y hại chết Từ An Thái hậu, dần giành quyền độc bá triều chính.

Câu chuyện này thậm chí ghi vào Sùng Lăng truyện tín lục (崇陵传信录), về sau dù cho có vài dị bản của câu chuyện nhưng đều thống nhất rằng: [Từ Hi đã giết chết Từ An]. Ngoài ra, còn có sách Vấn trần ngẫu ký (聞塵偶記) của Văn Đình Thức (文廷式) cũng đề cập một kết quả tương tự, nhưng nguyên do là bởi vì Từ An Thái hậu biết Từ Hi Thái hậu có một con riêng, và Từ Hi đã giết Từ An để bịt đầu mối cùng chiếm quyền. Dù có rất nhiều giả thuyết cùng vô số câu chuyện tạo thành, nhưng chung quy thì đó cũng chỉ là những tác phẩm văn học dân gian, bị ảnh hưởng bởi tiểu thuyết hoặc động cơ chính trị bôi nhọ Từ Hi Thái hậu, rất nhiều trong đó là đồn đoán vô căn cứ.

Xuất huyết não[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù có sức khỏe tốt, Từ An Thái hậu thực sự đã từng ngã bệnh nhiều lần trước đó. Trong cuốn hồi ký của Ông Đồng Hòa, thầy dạy của Quang Tự Đế một thời gian, Từ An đã từng gặp một số triệu chứng mà y học ngày nay gọi là đột quỵ hay xuất huyết não.

Dựa vào trí nhớ của mình, Ông Đồng Hòa từng ghi rõ mạch chứng của Từ An Thái hậu như sau: "Thần phương: Thiên ma, đảm tinh; (mạch) án vân loại phong giản thậm trọng. Ngọ khắc nhất (mạch) án vô dược, vân thần thức bất thanh, nha khẩn. Vị khắc lưỡng phương tuy khả quán, cứu bất thỏa vân vân, tắc dĩ hữu di niệu tình hình, đàm ủng khí bế như cựu. Dậu khắc, nhất phương vân lục mạch tương thoát, dược bất năng hạ. Tuất khắc (vãn bát thời tiền hậu) tiên thệ."[23]. Căn cứ vào bệnh tình phát triển, các chuyên gia trung y ở Trung Quốc phán đoán hơn phân nửa là do xuất huyết não đột phát, làm Từ An Thái hậu đột nhiên qua đời.

Kì thực, bệnh của Từ An Thái hậu đã có biểu hiện từ rất sớm chứ không phải đột nhiên. Khoảng tháng 3 năm Đồng Trị thứ 2 (1863), lúc chỉ mới 26 tuổi, Từ An Thái hậu từng bất ngờ ngất xỉu và bị á khẩu trong khoảng một tháng sau khi tỉnh lại, đó là một biểu hiện lâm sàng. Sự việc tiếp diễn lần thứ hai vào tháng 1 năm Đồng Trị thứ 8 (1870). Bên cạnh đó, Thuật Am bí lục từng ghi bà hai má ửng đỏ, này chính là "Gan dương thượng kháng", khả năng đã huyết áp rất cao, trực tiếp dụ phát não trúng phong, thậm chí não xuất huyết.

Trong văn hóa đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tên phim Diễn viên
1964 Tây Thái hậu và Trân phi
(西太后與珍妃)
Lâm Tịnh
林靜
1981 Song Ấn truyền kỳ
(雙印傳奇)
Doãn Bảo Liên
尹寶蓮
1983 Hỏa thiêu Viên Minh viên
(火燒圓明園)
Trần Diệp
陳燁
1983 Thùy liêm thính chính
(垂簾聽政)
1983 Thiếu nữ Từ Hi
(少女慈禧)
Mạc Thúy Nhàn
麥翠嫻
1986 Từ Hi ngoại truyện
(慈禧外傳)
Doãn Bảo Liên
尹寶蓮
1987 Lưỡng cung Hoàng thái hậu
(兩宮皇太后)
Lưu Đông
劉冬
1989 Nhất đại Yêu hậu
(一代妖后)
Trần Diệp
陳燁
1990 Thanh cung Thập tam hoàng triều chi Huyết nhiễm Tử Cấm Thành
(滿清十三皇朝之血染紫禁城)
Sâm Sâm
森森
1993 Hí thuyết Từ Hi
(戲說慈禧)
Hà Tình
何晴
2005 Hàm Phong vương triều chi Nhất liêm u mộng
(咸豐王朝之一簾幽夢)
Cao Đan Đan
高丹丹
2005 Nhất sinh vi nô
(一生为奴)
Tống Giai
宋佳
2012 Nữ nhân hoa
(女人花)
Lâm Vĩ Quân
林韦君
2012 Hồng tường lục ngõa
(红墙绿瓦)
Trần Lị Na
陳莉娜
2012 Đại thái giám
(大太監)
Thiệu Mỹ Kỳ 邵美琪
Lương Lệ Oánh 梁麗瑩
2015 Doanh hoàn chi chí
(瀛寰之志)
Xuân Lệ
秦丽

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Những người đeo dây lưng đỏ "hồng thinh đai" gọi là Hồng đái tử, gồm con cháu của các anh em thúc bá của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, đây có thể xem là dòng dõi xa của Hoàng thất, tương tự chế độ Tôn Thất của hoàng tộc nhà Nguyễn
  2. ^ 清实录咸丰朝实录 Lưu trữ 2018-08-08 tại Wayback Machine: 谕内阁、朕惟易著咸恒。首重人伦之本诗歌雝肃用端风化之原。绥万福以咸宜。统六宫而作则式稽令典。爰举隆仪。贞贵妃钮祜禄氏。质秉柔嘉。行符律度。自天作合。聿徵文定之祥。应地无疆。斯协顺承之吉。惟克懋修夫内治允宜正位乎中宫。其立为皇后。以宣壸教。所有应行典礼。该部察例具奏。
  3. ^ 清实录咸丰朝实录 Lưu trữ 2018-08-08 tại Wayback Machine:命大学士裕诚为正使。礼部尚书奕湘为副使。持节赍册宝。册立贵妃钮祜禄氏为皇后。册文曰。朕闻宝曜腾辉。俪乾枢而作配。金泥焕采。申巽命以扬庥。惟中宫实王化所基。而内治乃人伦之本。爰修茂典。式举隆仪。咨尔贵妃钮祜禄氏。教秉名门。庆贻勋阀。叶安敦而禔福。应地时行。本淑慎以流徽。伣天祥定。在昔虞廷慎典。肇传妫汭之型。周室延厘。必本河洲之化。既宜家而作则。当正位以称名。兹以金册金宝。立尔为皇后。尔其祗承荣命。表正壸仪。恭俭以率宫和顺以膺多福。螽斯樛木。树仁惠之休声。茧馆鞠衣。翊昇平之郅治。丕昭内则。敬迓洪禧。钦哉。
  4. ^ 御太和殿、王以下文武大臣官员。行庆贺礼。礼成。颁诏天下。诏曰。朕惟乾仪作俪。资厚载以成能。坤德顺成。佐健行于不息。粤稽昔典。丕著芳徽。治赞垂裳。缅娥台之表瑞。泽绵卜世。纪似幄之徵祥。惟壸政之克宣。教符内职。斯物宜之胥理。化浃寰区。朕寅绍丕基。诞膺景运。抚万几于宵旰。思一德之匡襄。贞贵妃钮祜禄氏。庆毓瑶源。徽彰璇阁。珩璜式协。既懿范之性成。国史罗陈。复前规之躬秉。浣絺绤而无斁。俭以持身。咏葛藟之交萦。仁能逮下。柔嘉懋著。允宜万福之绥。袆翟增辉。庶作六宫之则。爰诹吉日。特举崇仪。敬考典章。式昭位序。谨告天地宗庙社稷。于咸丰二年十月十七日。册立贞贵妃钮祜禄氏为皇后。体齐兰殿。襄郅治于龙飞。瑞溢椒闱。兆隆庥于燕翼。既成嘉礼。特沛恩施。所有事宜。开列于后。一亲王福晋以下。至奉恩将军妻室等。俱加恩赐。一民公侯伯以下。二品大臣以上命妇。俱加恩赐。一从前恩诏后、官员有升职改任、及加级改衔者。照其职衔给与封典。一八旗满洲、蒙古、汉军、妇人。年七十以上者。照例分别赏赉。一内务府三旗妇人。年七十以上者。照例分别赏赉。一各省老妇。有孤贫残疾、无人养赡者该地方官加意抚恤。毋令失所。一除十恶、及谋杀、故杀、不赦外。犯法妇人。尽与赦免。于戏。深宫资内助之贤。原端风化。寰海切母仪之戴辉仰星轩。宜遐迩之推恩。遍臣民而被泽。布告天下。咸使闻知。
  5. ^ ○御太和殿、王以下文武大臣官员。行庆贺礼。礼成。颁诏天下。诏曰。朕惟乾仪作俪。资厚载以成能。坤德顺成。佐健行于不息。粤稽昔典。丕著芳徽。治赞垂裳。缅娥台之表瑞。泽绵卜世。纪似幄之徵祥。惟壸政之克宣。教符内职。斯物宜之胥理。化浃寰区。朕寅绍丕基。诞膺景运。抚万几于宵旰。思一德之匡襄。贞贵妃钮祜禄氏。庆毓瑶源。徽彰璇阁。珩璜式协。既懿范之性成。国史罗陈。复前规之躬秉。浣絺绤而无斁。俭以持身。咏葛藟之交萦。仁能逮下。柔嘉懋著。允宜万福之绥。袆翟增辉。庶作六宫之则。爰诹吉日。特举崇仪。敬考典章。式昭位序。谨告天地宗庙社稷。于咸丰二年十月十七日。册立贞贵妃钮祜禄氏为皇后。体齐兰殿。襄郅治于龙飞。瑞溢椒闱。兆隆庥于燕翼。既成嘉礼。特沛恩施。所有事宜。开列于后。一亲王福晋以下。至奉恩将军妻室等。俱加恩赐。一民公侯伯以下。二品大臣以上命妇。俱加恩赐。一从前恩诏后、官员有升职改任、及加级改衔者。照其职衔给与封典。一八旗满洲、蒙古、汉军、妇人。年七十以上者。照例分别赏赉。一内务府三旗妇人。年七十以上者。照例分别赏赉。一各省老妇。有孤贫残疾、无人养赡者该地方官加意抚恤。毋令失所。一除十恶、及谋杀、故杀、不赦外。犯法妇人。尽与赦免。于戏。深宫资内助之贤。原端风化。寰海切母仪之戴辉仰星轩。宜遐迩之推恩。遍臣民而被泽。布告天下。咸使闻知。
  6. ^ Sui Lijuan: Carrying out the Coup. CCTV-10 Series on Cixi, Ep. 4
  7. ^ 《清實錄同治朝實錄》: 諭內閣、朕纘承大統。母後皇后應尊為皇太后。聖母應尊為皇太后。所有應行典禮。該衙門敬謹查例具奏。
  8. ^ a b Edward Behr, The Last Emperor, 1987, p. 45
  9. ^ 溥仪在《我的前半生》中记载:"相传奕䜣化妆成萨满,在行宫见了两宫皇太后,密定计,旋返京做部署。"
  10. ^ 《越缦堂国事日记》记载:肃顺等人恣意咆哮,"声震殿陛,天子惊怖,至于涕泣,遗溺后衣"。
  11. ^ 《清史稿·文祥传》记载:"十月,回銮,(文祥)偕王大臣疏请两宫皇太后垂帘听政。"
  12. ^ 《清史稿·肃顺传》记载:此前,"肃顺方护文宗梓宫在途,命睿亲王仁寿、醇郡王奕往逮,遇诸密云,夜就行馆捕之。咆哮不服,械系。下宗人府狱,见载垣、端华已先在。"
  13. ^ 《清穆宗毅皇帝实录》记载:"以醇郡王奕管善捕营事。"
  14. ^ 《正说清朝十二帝》:"将行刑,肃顺肆口大骂,其悖逆之声,皆为人臣子所不忍闻。又不肯跪,刽子手以大铁柄敲之,乃跪下,盖两胫已折矣。遂斩之。"
  15. ^ 《清实录同治朝实录》: 礼亲王世铎等奏、遵旨会议垂帘章程。一、郊坛大祀。拟请遣王恭代。皇上于宫内斋戒。俟数年后奏请亲诣行礼。一、太庙祭享。拟请遣王恭代。皇上于宫内斋戒。祭期前一日。亲诣行礼。俟数年后奏请于祭日亲诣行礼。一、谒陵。御门。经筵。耕耤。均拟请暂缓举行。一、遇元日万寿传胪等大典礼。皇上升殿。均拟请照常举行。一、召见内外臣工。拟请两宫皇太后皇上同御养心殿。皇太后前垂帘。于议政王御前大臣内轮派一人。将召见人员带领进见。一、京外官员引见。拟请两宫皇太后皇上同御养心殿明殿。议政王、御前大臣、带领御前乾清门侍卫等、照例排班站立。皇太后前垂帘。设案。进各员名单一分。并将应拟谕旨分别注明。皇上前设案。带领之堂官照例进绿头签。议政王、御前大臣、捧进案上。引见如常仪。其如何简用。皇太后于名单内钦定。钤用御印。交议政王等军机大臣传旨发下。该堂官照例述旨。一、除授大员。简放各项差使。拟请将应补应升应放各员开单。由议政王军机大臣于召见时呈递。恭候钦定。将除授简放之员钤印发下缮旨。一、顺天乡试会试。以及凡在贡院考试。向系钦命诗文各题。均拟授照外省乡试之例。请由考官出题。其朝考以及各项殿廷考试题目。均拟令各衙门科甲出身大臣届日听宣。恭候钦派。拟题进呈。封交派出监试王大臣赍至考试处所宣示。一、殿试策题。拟照旧章。读卷大臣恭拟。殿试武举。拟请钦派王大臣阅视。照文贡士殿试例。拟定名次。带领引见。一、庆贺表章。均照定例办理。其请安摺。拟请令内外臣工谨缮三分。敬于母后皇太后圣母皇太后皇上前恭进。一、皇上入学读书。未便令师傅跪授。亦未便久令侍立。拟请援汉桓荣授业之仪。于御座书案之右。为师傅旁设一坐。以便授读。钦奉懿旨。依议行。
  16. ^ 清实录同治朝实录 Lưu trữ 2018-08-08 tại Wayback Machine: 戊寅。以恭上慈安皇太后慈禧皇太后徽号礼成。颁诏天下。诏曰。朕惟古帝王膺图建极。嗣服妥猷。禀懿训于藼帏。熙洪称于芝检。粤稽祥开虞祚。媺溯英皇。化起周京。誉推任姒。载观往籍。聿著前型。钦惟母后皇太后。道赞乾元。德符坤厚。播徽音于海宇。表淑则于宫闱。圣母皇太后。性备中和。教成雝穆。笃深仁而衍绪。本至善以诒谋。作配重华。九陛合二仪之撰。蒙庥累叶。两宫徵一德之孚。绩懋垂廉。心劳凤扆。礼崇缫茧。躬诣蚕坛。逮下则葛藟兴思。奉先则苹蘩致敬。综古今之治理。金鉴求书。屏服御之奢华。练衣示范。允符地道。克代天工。丕基奠若苞桑。永祚绵夫瓜瓞。庞鸿翊运。赞帝治者十一年。昌燕延厘。式母仪者千百国。朕渥沐隆恩于教育。虔循茂矩以推崇。瑶戺腾芬。休徵有象。彤编绚彩。介福无疆。仰覆帱之宏施。慈辉普被。合尊亲而并戴。令闻昭宣。咨议佥同。典章具备。祇告天。地。宗庙。社稷。于同治元年四月二十五日。率诸王贝勒文武群臣。谨奉册宝。恭上母后皇太后尊号。曰慈安皇太后。恭上圣母皇太后尊号。曰慈禧皇太后。臣庶之欢心莫罄。澨陬之闿泽均沾。所有事宜。开列于后。一、在内亲王之福晋以下。公之妻以上。著加恩赐。一、外藩蒙古诸王之福晋以下。公之妻以上。著加恩赐。一、民公侯伯以下、二品大臣以上命妇。著加恩赐。一、从前尚过公主格格之额驸等。照伊等品级。著加恩赐。一、从前恩诏后升职加衔补官者。悉照现在职衔。给与封典。一、在京文官四品以上。武官三品以上。各加一级。一、在京王公文武官员。任内有降级罚俸住俸者。咸与开复。又在京官员。现在议降议罚者。悉与豁免。一、外藩蒙古王公以下。台吉以上。有罚俸住俸者。咸与开复。其现在议罚者。悉与豁免。一、除十恶不赦外。犯法妇人。尽行赦免。一、太监等赏给一月钱粮。一、上三旗辛者库当差妇人。酌议赏赐。一、罚赎积谷。原以备赈。冬月严寒。鳏寡孤独贫民。无以为生。著直省各督抚、令有司务将积谷酌量赈济。毋令奸民假冒支领。一、各处效力赎罪人员。向无定限。多至苦累。殊堪矜悯。著各该管官查系已满三年者。声明犯罪缘由。奏请酌量宽免。于戏。惠敷兰掖。贻万民康阜之庥。瑞集萝图。启百世炽昌之运。布告天下。咸使闻知。
  17. ^ 丁丑。恭上母后皇太后圣母皇太后徽号册宝。上礼服御太和殿。恭阅册宝毕。安奉于彩亭前行。上升舆随后。由右翼门至永康左门。上降舆行。至慈宁门外东旁立。册宝陈设于正中黄案。母后皇太后圣母皇太后御慈宁宫。升座。仪驾全设。中和乐设而不作。上诣正中拜位号。左旁大学士捧册宝依次跪进。上受恭献。授右旁大学士跪接。置正中黄案上。宣读官捧起。跪宣母后皇太后册文曰。道赞乾行。仪式奉璇闱之度。德彰坤顺。阐扬腾琼册之辉。缅懿范于含章。莫穷棻颂。播徽音而作则。用贲芝函。钦惟母后皇太后。华阀钟祥。椒涂正位。仪瞻翚翟。肃雍早著于宫庭。化洽雎麟。禔福覃敷于海宇。逮下而宽仁胥被。持躬而勤俭为先。庇国家亿禩之庥。鸿基永固。佐皇考万几之治。燕翼攸诒。凡壸教所昭垂。洵寰区所钦戴。肆冲人之膺丕绪。佑启时承。遵令典以晋崇称。询谋悉协。温和共奉。仰慈惠之效天。光大聿占。叶安贞之应地。谨告天。地。宗庙。社稷。率诸王贝勒文武群臣。敬奉册宝。上尊号曰慈安皇太后。伏愿骈厘懋介。骏祉蕃膺。宝箓常新。并星辰而朗耀。瑶图聿焕。齐日月以升恒。祗备隆仪。茂昌景祚。谨言。
  18. ^ Nguyên văn: 《清宮遺聞》中記載;"東宮優于德,而大誅賞大舉措實主之;西宮優于纔,而判閱奏章,及召對時咨訪利弊"。
  19. ^ 《清史稿》:十一年七月,文宗崩,王请奔赴,两太后召见,谕以赞襄政务王大臣载垣、端华、肃顺等擅政状。穆宗侍两太后奉文宗丧还京师,谴黜载垣等,授议政王,在军机处行走,命王爵世袭,食亲王双俸,并免召对叩拜、奏事书名。王坚辞世袭,寻命兼宗令、领神机营。同治元年,上就傅,两太后命王弘德殿行走,稽察课程。三年,江宁克复。上谕曰:"恭亲王自授议政王,於今三载。东南兵事方殷,用人行政,徵兵筹饷,深资赞画,弼亮忠勤。加封贝勒,以授其子辅国公载澄,并封载濬辅国公、载滢不入八分辅国公。"四年三月,两太后谕责王信任亲戚,内廷召对,时有不检,罢议政王及一切职任。寻以惇亲王奕誴、醇郡王奕譞及通政使王拯、御史孙翼谋、内阁学士殷兆镛、左副都御史潘祖荫、内阁侍读学士王维珍、给事中广诚等奏请任用,广诚语尤切。两太后命仍在内廷行走,管理总理各国事务衙门。王入谢,痛哭引咎,两太后复谕:"王亲信重臣,相关休戚,期望既厚,责备不得不严。仍在军机大臣上行走。" 
  20. ^ 《清史稿·本纪二十三·德宗本纪一》:乙亥,王大臣等以遗诏迎上於潜邸,谒大行皇帝几筵。丙子,上奉慈安皇太后居锺粹宫,慈禧皇太后居长春宫。从王大臣请,两宫皇太后垂帘听政。皇太后训敕称懿旨,皇帝称谕旨。
  21. ^ 《清实录光绪朝实录》: 乙亥。以恭上孝贞慈安裕庆和敬仪天祚圣显皇后尊谥礼成。颁诏天下。诏曰。朕惟谊隆报本。徽音丕焕于瑶图。礼重尊名。圣善聿光乎璆册。溯诒谋于椒禁。骏惠洪延。用锡福于芸生。鸿称懋举。综稽往牒。上勰崇章。钦惟皇妣孝贞显皇后。绥履居尊。承乾合撰佐重华之内治。淑慎其仪。绵累叶之嘉祥。克昌厥后。洁粢致敬。九庙馨升。衣练昭型。六宫化洽。当文考垂裳之日。聿赞鸿猷。洎穆宗御极之年。弥怀燕翼。勖昕宵以听政。同忧乐以宜民。御讲幄而礼儒臣。圣学深资乎懿训。靖中原而筹方略。庙谟悉禀自慈宸。整饬戎行。涣号壮风云之色。廓清海宇。销兵腾日月之光。欣禹甸之升平。庆丰绥于黎庶。迓尧门之福祉。笃眷佑于苍穹。玉烛长调。金瓯巩固。朕自惟冲幼。备荷恩勤。粤七年黼扆重临。益廑保泰持盈之念。虽十字徽称叠晋。难酬戴高履厚之心。方期景驻云松。侍康舆而介福。讵意怆深风木。骖仙驭以升遐。溯遗诰之周详。望紫掖而弥增攀慕。胪先型之美善。酎黄流而莫罄推崇。是用谨择良辰。恪遵成宪。礼仪具举。咨议佥同。祗告天地宗庙社稷。于光绪七年五月十三日。率诸王贝勒文武群臣。恭奉册宝。上尊谥曰孝贞慈安裕庆和敬仪天祚圣显皇后。升彝熙号。千秋扬彤史之芬。锡类推仁。百福衍黄图之庆。于戏。缅慈范于璇闱。永切钦承之志。炳崇规于玉检。允符懿媺之归。殷礼聿成。覃旋特沛。布告天下。咸使闻知。
  22. ^ ○甲戌。上诣太和门。恭阅大行慈安端裕康庆昭和庄敬皇太后尊谥册宝毕。诣观德殿大行慈安端裕康庆昭和庄敬皇太后几筵前行礼。恭献册宝。册文曰。臣闻轩神舜知。资后德以佐昌期。嫄庙娀台。表母仪而熙鸿号。述坤元之盛媺。彤管奚殚。举萃格之缛仪。瑶华用勒。钦惟皇妣大行慈安端裕康庆昭和庄敬皇太后。方祗协撰。羲曜齐辉。毓华阀以钟灵。正璇宫而赞治。仁心绥福。宽宏则樛木赓诗。阴教端型。雍肃则籧筐式礼。萱闱训政。正投艰遗大之年。椒殿殚勤。有旋乾转坤之量。举与错用人惟己。除大憝而朝列清。肃与温稽古同天。歼渠魁而胁从赦。逾汉明德之德。抑幸泽以黜浮华。迈宋宣仁之仁。御讲筵而论治道。埽群寇如霆疾。措九州于磐安。北燮南谐。慰文考未终之志。朝箴夕诲。成穆宗耆定之勋。俯眷冲人。俾承洪绪。濯龙视膳。欢然合万国以尊亲。长乐闻钟。盛矣备两朝之孝养。祷旸闵雨。无一夫失所而后安。内辑外柔。虽四海永清而罔懈。徽音静穆。功在宗社而忘其功。厚德谦冲。圣合经权而不自圣。二十载宵衣旰食。率土知恩。七年来顾复劬劳。昊天罔极。犹忆金泥绚采。演十字之徽称。默期宝算延洪。享亿龄之纯祜。何意登遐之忽遘。徒令攀慕以无从。当殷礼之肇称。考周书之上谥。推薄海蒙庥之治本。孝与慈所以使民。体先皇锡号之初心。贞而安斯能应地。通于神明。光于四海。惟爱敬居百行之原。河以天苞。洛以地符。惟正固启上元之运。博咨百尔。祗告三灵。谨奉册宝上尊谥曰孝贞慈安裕庆和敬仪天祚圣显皇后。于戏。三春皆莫报之慈晖。万叶有难忘之闓泽。金瓯永奠。繄惟立鳌极之娲皇。琬牒长新。敢拟颂燕天之文母。式扬懿范。益祚丕基。谨言。
  23. ^ Nguyên văn: 晨方:天麻、胆星;(脉)按云类风痫甚重。午刻一(脉)按无药,云神识不清、牙紧。未刻两方虽可灌,究不妥云云,则已有遗尿情形,痰壅气闭如旧。酉刻,一方云六脉将脱,药不能下。戌刻(晚八时前后)仙逝。

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]