Quý phi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tranh vẽ Dương Quý phi - vị Quý phi nổi tiếng nhất trong lịch sử

Quý phi (chữ Hán: 貴妃; Bính âm: guìfēi), là một danh hiệu dành cho phi tần trong hậu cung của các nước Đông Á.

Trong ngôn ngữ bình thường, Quý phi thường hay được hiểu nôm na là một danh từ ám chỉ một phi tần rất được sủng ái, địa vị tôn quý, chứ không phải một danh hiệu riêng.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kì nhà HánTây Tấn, không có cách dùng Quý phi, phi tần được gọi là Phu nhân, Chiêu nghi hoặc Tiệp dư. Vào thời Lưu Tống, Tống Hiếu Vũ Đế thiết lập Tam phu nhân, bao gồm: [Quý phi; 貴妃], [Quý tần; 貴嬪] và [Quý nhân; 貴人]. Đó là lần đầu tiên danh hiệu Quý phi xuất hiện trong lịch sử, phẩm vị ngang Tướng quốc[1]. Nhà Bắc Chu cũng theo đó lập Quý phi thuộc hàng Tam phu nhân, gồm: [Quý phi; 貴妃], [Trưởng Quý phi; 長貴妃] và [Đức phi; 德妃][2][3][4].

Vào thời nhà Tùy, Quý phi đứng đầu hậu cung, cùng [Thục phi; 淑妃], [Đức phi; 德妃] hợp xưng Tam phu nhân, vị Chính nhất phẩm chỉ dưới Hoàng hậu[5]. Thời nhà Đường tiếp tục giữ vị trí độc tôn của Quý phi, cùng với [Thục phi], [Đức phi] lại thêm [Hiền phi; 贤妃] gọi chung là Tứ phu nhân. Đến thời Đường Huyền Tông Lý Long Cơ, từng bỏ Tứ phi để cải thành [Huệ phi; 惠妃], [Lệ phi; 麗妃] và [Hoa phi; 華妃], nhưng sau lại trở về như cũ để sách phong cho Dương thị tức Dương Quý phi.

Vào đầu triều đại nhà Minh, có các Phi kèm phong hiệu như [Ninh phi; 寧妃], [Thuận phi; 順妃], nhưng có bậc Quý phi là cao nhất, như Thành Mục Quý phi Tôn thị của Minh Thái Tổ[6], Chiêu Hiến Quý phi Vương thị của Minh Thành Tổ. Hiếu Cung Chương hoàng hậu Tôn thị khi làm Quý phi, do được Minh Tuyên Tông sủng ái nên cũng có [Kim bảo; 金寶] như Hoàng hậu, mở đầu cho việc Quý phi được hưởng nhiều đặc ân như Hoàng hậu suốt hai triều Minh và Thanh về sau[7].

Đến thời Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm, do sủng ái Vạn Quý phi nên phong Vạn thị làm Hoàng quý phi, đứng đầu chúng phi, từ đó sự độc tôn của Quý phi bị thay thế bởi Hoàng quý phi. Sang thời nhà Thanh, Quý phi trở thành cấp bậc thứ hai trong hậu cung, chỉ có hai người cùng lúc tại vị, vị thứ xếp sau Hoàng quý phi (xem thêm ở Hậu cung nhà Thanh).

Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Hậu cung ở Việt Nam, trước thời Lê sơ đều khó khảo được. Vào thời Lê sơ, Lê Thánh Tông định ra quy chế hậu cung chính thức. Dưới Hoàng hậu có:

  • [Tam phi; 三妃]: Quý phi (貴妃), Minh phi (明妃), Kính phi (敬妃).
  • [Cửu tần; 九嬪]:
    • Tam chiêu (三昭): Chiêu nghi (昭儀), Chiêu dung (昭容), Chiêu viên (昭媛).
    • Tam tu (三修): Tu nghi (修儀) Tu dung (修容), Tu viên (修媛).
    • Tam sung (三充): Sung nghi (充儀), Sung dung (充容), Sung viên (充媛).
  • [Lục chức; 六職]: Tiệp dư (婕妤), Dung hoa (傛華), Tuyên vinh (宣榮), Tài nhân (才人), Lương nhân (良人), Mỹ nhân (美人).

Thời nhà Nguyễn, Gia Long Đế đặt các thứ bậc nội cung. Dưới Hoàng hậu có:

  • [Tam phi; 三妃]: Quý phi (貴妃), Minh phi (明妃), Kính phi (敬妃);
  • [Tam tu; 三修]: Tu nghi (修儀) Tu dung (修容), Tu viên (修媛);
  • [Cửu tần; 九嬪]: Quý tần (貴嬪), Hiền tần (賢嬪), Trang tần (莊嬪), Đức tần (德嬪), Thục tần (淑嬪), Huệ tần (惠嬪), Lệ tần (麗嬪), An tần (安嬪), Hòa tần (和嬪);
  • [Tam chiêu; 三昭]: Chiêu nghi (昭儀), Chiêu dung (昭容), Chiêu viên (昭媛)
  • [Tam sung; 三充]: Sung nghi (充儀), Sung dung (充容), Sung viên (充媛).
  • [Lục chức; 六職]: Tiệp dư (婕妤), Dung hoa (傛華), Nghi nhân (儀人), Tài nhân (才人), Linh nhân (靈人), Lương nhân (良人);

Từ năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Nguyễn Thánh Tổ chấn chỉnh nội đình, quy định cung giai 9 bậc, hàng Phi là hai bậc đầu, gọi là [Nhất giai Phi; 一階妃] và [Nhị giai Phi; 二階妃]. Mỗi giai có 3 tước, sắp các chữ trước sau là cao thấp phân biệt, theo quy định năm đó thì [Quý phi] là đứng đầu. Định ước này tiếp tục giữ vào thời Nguyễn Hiến Tổ, và nguyên phối của ông là Nghi Thiên Chương Hoàng hậu đã được phong làm Quý phi vào năm Thiệu Trị thứ 6 (1846). Sang thời Nguyễn Dực Tông, tước Quý phi bị thay bằng [Thuận phi], và từ đó tước [Quý phi] biến mất trong hậu cung nhà Nguyễn, chỉ còn Hoàng quý phi ở vị trí độc tôn mà thôi.

Nhân vật nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 《南史·卷十一 列传第一》: 及孝武孝建三年,省夫人,置贵妃,位比相国。进贵嫔比丞相,贵人比三司,以为三夫人。
  2. ^ 《周書·列傳第一​​》:宣帝元皇后名樂尚,河南洛陽人也。開府晟之第二女。年十五,被選入宮,拜為貴妃。
  3. ^ 《周書·列傳第一​​》:宣帝尉遲皇后名熾繁,蜀國公迥之孫女。有美色。初適杞國公亮子西陽公溫,以宗婦例入朝,帝逼而幸之。及亮謀逆,帝誅溫,進後入宮,拜為長貴妃。
  4. ^ 《周書·列傳第一​​》:宣帝陳皇后名月儀,自云潁川人,大將軍山提第八女也。大象元年六月,以選入宮,拜為德妃。
  5. ^ 《隋書·列傳第一​​》:煬帝時,后妃嬪御,無釐婦職,唯端容麗飾,陪從醼遊而已。帝又參詳典故,自製嘉名,著之於令。貴妃、淑妃、德妃,是為三夫人,品正第一。
  6. ^ 《明史·后妃一​​》: 成穆貴妃孫氏,陳州人。元末兵亂,妃父母俱亡,從仲兄蕃避兵揚州。青軍陷城,元帥馬世熊得之,育為義女。年十八,太祖納焉。及即位,冊封貴妃,位眾妃上。
  7. ^ 《明史·后妃一​​》:宣宗孝恭皇后孫氏,鄒平人。幼有美色。父忠,永城縣主簿也。誠孝皇后母彭城伯夫人,故永城人,時時入禁中,言忠有賢女,遂得入宮。方十餘歲,成祖命誠孝后育之。已而宣宗婚,詔選濟寧胡氏為妃,而以孫氏為嬪。宣宗即位,封貴妃。故事:皇后金寶金冊,貴妃以下,有冊無寶。妃有寵,宣德元年五月,帝請於太后,制金寶賜焉。貴妃有寶自此始。