Quân cơ xứ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Biện lý Quân cơ sự vụ xứ
ᠴᠣᡠᡥᠠᡳ
ᠨᠠᠰᡥᡡᠨ ᡳ
ᠪᠠ
Tổng quan Cơ quan
Thành lập5 tháng 7, 1729
Cơ quan tiền thân
  • Phòng Quân nhu
  • Quân cơ xứ
Giải thể8 tháng 5, 1911
Cơ quan thay thế
Quyền hạn Nhà Thanh
Trực thuộc cơ quanHoàng đế Nhà Thanh

Biện lý Quân cơ sự vụ xứ (tiếng Mãn: ᠴᠣᡠᡥᠠᡳ
ᠨᠠᠰᡥᡡᠨ ᡳ
ᠪᠠ
, Möllendorff: coohai nashūn i ba, Abkai: qouhai nashvn-i ba, chữ Hán: 辦理軍機事務處), giản xưng là Quân cơ xứ (軍機處), trước có tên là Quân nhu phòng (軍需房), Quân cơ phòng (軍機房); là một cơ quan cao cấp của nhà Thanh thời trung và hậu kỳ, chuyên trách thảo luận, tham mưu cơ vụ các đại sự quốc gia cho Hoàng đế. Quân cơ xứ và được thành lập năm 1730 vào thời Ung Chính để thay thế cho Nghị chính xứ tồn tại dưới thời Nỗ Nhĩ Cáp Xích tới thời Khang Hi.

Chức vụ trong Quân cơ xứ thường được gọi là Quân cơ đại thần (軍機大臣) đảm nhận công việc của Tể tướng. Chức vụ đứng đầu Quân cơ xứ gọi là Lãnh ban Quân cơ đại thần.

Điểm khác biệt của Quân cơ xứ và Hội đồng Nghị chính là Quân cơ xứ gồm các đại thần từ người Mãn còn có người Hán, trong khi đó thì Hội đồng Nghị chính chỉ có các Vương công Quý tộc người Mãn tham gia.

Dưới thời Ung Chính, lấy Đại học sĩ, Lục bộ Thượng thư, Thị lang hoặc Thân vương kiêm nhiệm Quân cơ đại thần trong Quân cơ xứ với mục đính xử lý các vấn đề cơ yếu quốc gia.

Sau khi thành lập Quân cơ xứ, Nội các vẫn liên hệ với các cơ quan chính phủ nói chung trong và ngoài nước, trong thực tế, nó chỉ chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề chung. Do đó, các Đại học sĩ triều Thanh không đồng thời là Quân cơ đại thần, và họ không được coi là "Tể tướng đích thực" vào thời điểm đó.

Năm Tuyên Thống thứ 3 (1911) dựa theo Hiến pháp Nhật Bản, chuẩn bị Hiến pháp bãi bỏ Nội các, Quân cơ xứ.

Các Quân cơ đại thần nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Ung Chính (1722 - 1735)[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Càn Long (1735 - 1796)[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Gia Khánh (1796 - 1820)[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Đạo Quang (1820 - 1850)[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Hàm Phong (1850 - 1861)[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Đồng Trị (1861 - 1875)[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Quang Tự (1875 - 1908) và Phổ Nghi (1908 - 1912)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách các Lãnh ban Quân cơ đại thần của Quân cơ xứ[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]