Bước tới nội dung

Tông Người

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tông Người
Thời điểm hóa thạch: 5.4–0 triệu năm trước đây
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Primates
Họ (familia)Hominidae
Phân họ (subfamilia)Homininae
Tông (tribus)Hominini
Gray, 1825
Loài điển hình
Homo sapiens
Linnaeus, 1758
Các chi

Tông Người (danh pháp khoa học: Hominini) là một tông trong Phân họ Người (Homininae) chỉ bao gồm các loài người (chi Homo), tinh tinh (chi Pan) cùng các tổ tiên đã tuyệt chủng của chúng. Các thành viên trong tông này trong khoa học được gọi là hominin (xem Hominidae và "hominid").

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự sáng tạo ra đơn vị phân loại này là kết quả của ý tưởng hiện tại cho rằng loài có các đặc điểm tương tự tối thiểu trong quá trình phát sinh loài của ba nhóm mà không thể xác định rõ trật tự tách ra thì cần phải tách ra khỏi hai loài kia ("trichotomy"). Thông qua so sánh DNA, các nhà khoa học tin rằng họ đã xác định được là sự phân tách hai chi Pan/Homo đã diễn ra vào khoảng 5 tới 7 triệu năm trước[1]. Một điều thú vị cần lưu ý là không có các hóa thạch nào của các loài bên phía chi Pan trong sự phân tách đã được xác định; tất cả các chi tuyệt chủng đã liệt kê ở phía phải đều là tổ tiên của chi Homo, hoặc là các nhánh phát sinh ra của nó. Tuy nhiên, cả hai chi OrrorinSahelanthropus đã tồn tại vào khoảng cùng thời gian của sự phân chia, và vì thế chúng có thể là tổ tiên của cả người và tinh tinh ngày nay.

Trong bản đề nghị của Mann và Weiss (1996),[2] thì tông Hominini bao gồm chi Pan cũng như chi Homo được tách thành hai phân tông. Chi Homo (và theo suy luận ra, tất cả các loài người vượn đi bằng hai chân) tự nó chỉ nằm trong phân tông Hominina, trong khi chi Pan nằm trong phân tông Panina.

Cây phát sinh các loài còn sinh tồn trong họ Người.
  • Bộ Linh trưởng Primates
    • Phân bộ Strepsirrhini
    • Phân bộ Haplorrhini:
      • Cận bộ Tarsiiformes
      • Cận bộ Simiiformes:
        • Tiểu bộ Platyrrhini
        • Tiểu bộ Khỉ mũi hẹp Catarrhini:
          • Siêu họ Cercopithecoidea
          • Siêu họ Người Hominoidea
            • Họ Vượn Hylobatidae
            • Họ Người Hominidae:
              • Phân họ Ponginae
              • Phân họ Người Homininae
                • Tông Gorillini
                • Tông Người Hominini
                  • Phân tông Panina
                  • Phân tông Người Hominina

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Scientists narrow time limits for human, chimp split”. PhysOrg.com. ngày 20 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2005. Liên kết ngoài trong |work= (trợ giúp)
  2. ^ Mann Alan và Mark Weiss (1996). “Hominoid Phylogeny and Taxonomy: a consideration of the molecular and Fossil Evidence in an Historical Perspective”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 5 (1): 169–181.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]