Bước tới nội dung

Tần số vô tuyến

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tần số vô tuyến

Tần số vô tuyến (tiếng Anh: radio frequency; viết tắt: RF) là dải tần số nằm trong khoảng Băng Thông Radio Gps Antenna; kHz tới 567000Mhz; tương ứng với tần số của các sóng vô tuyến và các dòng điện xoay chiều mang tín hiệu vô tuyến. RF thường được xem là dao động điện chứ không phải là dao động cơ khí, dù các hệ thống 5043 cơ khí vẫn tồn tại.

Tính chất đặc biệt của dòng điện tần số vô tuyến

[sửa | sửa mã nguồn]
Sơ đồ phát sóng vô tuyến

Các dòng điện dao động ở các tần số vô tuyến có các tính chất đặc biệt khác với dòng một chiều hay dòng xoay chiều dao động ở tần số thấp. Năng lượng trong một dòng điện RF có thể lan truyền trong không gian như các sóng điện từ (sóng vô tuyến); đây là cơ sở của công nghệ vô tuyến. Dòng điện RF không chạy trong lòng dây dẫn mà phần lớn lại chạy trên bề mặt của dây dẫn; điều này được gọi là hiệu ứng bề mặt. Vì lý do này, khi cơ thể con người tiếp xúc với các dòng điện RF công suất lớn có thể gây bỏng bề mặt da và còn được gọi là bỏng RF. Dòng điện RF có thể dễ dàng ion hóa không khí, tạo ra vùng dẫn điện qua nó. Đặc tính này được áp dụng cho các khối "cao tần" trong hàn hồ quang điện, cách hàn này sử dụng dòng điện ở tần số cao hơn so với phân bố công suất sử dụng. Đặc tính khác là khả năng xuất hiện dòng điện qua nơi chứa vật liệu cách điện, như chất li điện môi của một tụ điện. Khi dẫn điện bằng một dây cáp điện thông thường, dòng điện RF có xu hướng phản xạ không liên tục trong cáp chẳng hạn như trong các bộ đấu nối và phản xạ ngược trở lại nguồn, gây ra sóng đứng, do đó dòng điện RF phải được truyền trên một loại cáp đặc biệt gọi là đường dây truyền tải.

Thông tin vô tuyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Để nhận được tín hiệu vô tuyến, người ta sử dụng anten. Tuy nhiên, anten sẽ nhận hàng ngàn tín hiệu vô tuyến cùng lúc, cần phải có một bộ dò sóng vô tuyến bắt được tần số muốn tìm (hay dải tần).[1] Việc này thường được thực hiện thông qua một bộ cộng hưởng – trong dạng đơn giản nhất của nó, một mạch với một tụ điện và một cuộn cảm tạo thành một mạch cộng hưởng. Mạch cộng hưởng khuếch đại dao động trong một dải tần cụ thể, trong khi giảm dao động ở các tần số khác ngoài băng tần.

Phân loại tần số

[sửa | sửa mã nguồn]
Tần số Bước sóng Tên gọi Viết tắt Công dụng[2]
30 – 300 Hz 10^4 km-10^3 km Tần số cực kỳ thấp ELF chứa tần số điện mạng xoay chiều, các tín hiệu đo lường từ xa tần thấp.
300 – 3000 Hz 10^3 km-100 km Tần số thoại VF chứa các tần số kênh thoại tiêu chuẩn.
3 – 30 kHz 100 km-10 km Tần số rất thấp VLF chứa phần trên của dải nghe được của tiếng nói. Dùng cho hệ thống an ninh, quân sự,
chuyên dụng, thông tin dưới nước (tàu ngầm).
30 – 300 kHz 10 km-1 km Tần số thấp LF dùng cho dẫn đường hàng hải và hàng không.
300 kHz - 3 MHz 1 km-100m Tần số trung bình MF dùng cho phát thanh thương mại sóng trung (535 – 1605 kHz).
Cũng được dùng cho dẫn đường hàng hải và hàng không.
3 - 30 MHz 100m-10m Tần số cao HF dùng trong thông tin vô tuyến 2 chiều với mục đích thông tin ở
cự ly xa xuyên lục địa, liên lạc hàng hải, hàng không, nghiệp dư, phát thanh quảng bá...
30 - 300 MHz 10m-1m Tần số rất cao VHF dùng cho vô tuyến di động, thông tin hàng hải và hàng không,
phát thanh FM thương mại (88 đến 108 MHz), truyền hình thương mại
(kênh 2 đến 12 tần số từ 54 - 216 MHz).
300 MHz - 3 GHz 1m-10 cm Tần số cực cao UHF dùng cho các kênh truyền hình thương mại từ kênh 14 đến kênh 83,
các dịch vụ thông tin di động mặt đất, di động tế bào,
một số hệ thống radar và dẫn đường, hệ thống vi ba và vệ tinh.
3 – 30 GHz 10 cm-1 cm Tần số siêu cao SHF chủ yếu dùng cho vi ba và thông tin vệ tinh.
30 – 300 GHz 1 cm-1mm Tần số cực kì cao EHF ít sử dụng trong thông tin vô tuyến.

Trong y học

[sửa | sửa mã nguồn]

Năng lượng tần số vô tuyến (RF) cũng được sử dụng các hoạt động điều trị y tế hơn 75 năm qua,[3] nói chung thường được sử dụng trong các phẫu thuật ít xâm lấn, sử dụng để cắt bỏ và làm đông, bao gồm cả việc chữa trị chứng ngưng thở khi ngủ.[4] Ảnh cộng hưởng từ (MRI) sử dụng sóng tần số vô tuyến để tạo ra hình ảnh cơ thể người.

RF đồng nghĩa với không dây

[sửa | sửa mã nguồn]

Dù tần số vô tuyến là dải tần, nhưng thuật ngữ "tần số vô tuyến" hay từ viết tắt "RF" cũng được sử dụng như một từ đồng nghĩa với vô tuyến – tức là mô tả việc sử dụng các hình thức thông tin liên lạc không dây, ngược với kiểu thông tin liên lạc qua các bộ đấu nối điện. Ví dụ như:

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Brain, Marshall (ngày 7 tháng 12 năm 2000). “How Radio Works”. HowStuffWorks.com. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2009.
  2. ^ Jeffrey S. Beasley (2008). Modern Electronic Communication. Gary M. Miller (ấn bản thứ 9). tr. 4-5. ISBN 9780132251132 Kiểm tra giá trị |isbn=: giá trị tổng kiểm (trợ giúp).
  3. ^ Ruey J. Sung and Michael R. Lauer (2000). Fundamental approaches to the management of cardiac arrhythmias. Springer. tr. 153. ISBN 9780792365594.
  4. ^ Melvin A. Shiffman, Sid J. Mirrafati, Samuel M. Lam and Chelso G. Cueteaux (2007). Simplified Facial Rejuvenation. Springer. tr. 157. ISBN 9783540710967.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ ISO/IEC 14443-2:2001 Identification cards — Contactless integrated circuit(s) cards — Proximity cards — Part 2: Radio frequency power and signal interface

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]