Wikipedia:Hướng dẫn dành cho bảo quản viên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trang này là một hướng dẫn cách sử dụng các công cụ bảo quản viên cơ bản. Trang này giải thích làm thế nào để thực hiện các tác vụ của bảo quản viên, chứ không nói đến các quy định mà bạn phải tuân thủ khi thực hiện các tác vụ này. Xin hãy đọc những trang liên kết đến danh sách các trang bảo quản viên cần đọc và đảm bảo rằng bạn nhận thức được các quy định một các đúng đắn trước khi thực hiện bất cứ điều gì mô tả trong trang này.

Xóa một trang[sửa | sửa mã nguồn]

Nhấn vào liên kết xóa hoặc xóa trang này tại trang mà bạn muốn xóa. Nếu bạn đang dùng giao diện monobook, bạn có thể sử dụng phím tắt alt+d. Bạn sẽ chuyển qua một trang có ô trống để điền vào lý do tại sao bạn xóa, và một nút để xác nhận. Ô trống thường có chứa 150 ký tự đầu của trang. Để xóa nhanh, có thể chấp nhận để các ký tự đó xem như đó là lý do (trừ khi nội dung có chứa nội dung công kích cá nhân hoặc những nội dung không thích hợp hiển thị trong nhật trình xóa, nơi lưu lại vĩnh viễn). Trong những trường hợp khác, bạn nên ghi rõ tại sao bạn xóa nó. Lý do mẫu có thể là "bài chất lượng kém quá 7 ngày". Trang xác nhận này sẽ đưa ra một lời cảnh báo nếu trang có nhiều hơn một sửa đổi trong lịch sử trang. Nếu một trang có vẻ rơi vào các quy định xóa nhanh nhưng có lịch sử trang, bạn phải kiểm tra lịch sử trước khi xóa nó. Phiên bản sửa đổi mà bạn đang xem có thể chỉ là một bản bị phá hoại của bài viết thật sự. Sau khi đã xóa, hãy kiểm tra xem nó có trang thảo luận hay không và xóa nó luôn; thường một câu nhắc sẽ hiện ra trong trang xác nhận xóa. Nếu trang đang bị xóa vì nó không nên tồn tại, hãy kiểm tra không có liên kết nào dẫn tới nó để tránh có thể vô tình hoặc dễ dàng bị tạo lại lần nữa. Nếu trang bị liệt vào mục chờ xóa hoặc một trang nào khác tương tự, hãy làm theo hướng dẫn tại Wikipedia:Biểu quyết xóa bài, nơi có thể chứa bản lưu các thảo luận xóa. Xem Wikipedia:Hướng dẫn xóa cho bảo quản viênWikipedia:Xóa trang.

Xóa một hình[sửa | sửa mã nguồn]

Để xóa tất cả phiên bản của một hình, bạn có thể nhấn vào tùy chọn "xóa toàn bộ", hoặc xóa trang mô tả hình theo cùng một cách khi bạn muốn xóa một bài viết. Để xóa một phiên bản đơn lẻ nào đó, nhấn vào xóa bản này kế bên phiên bản đó.

Nếu có nhiều hơn một phiên bản hình, nhấn vào "Xóa toàn bộ phiên bản của hình này" cũng thực hiện đúng điều đó. Bạn không thể xóa phiên bản gần nhất mà không xóa tất cả bản cũ khác cũng như trang mô tả hình.

Sau khi nhấn vào Xóa toàn bộ phiên bản của hình này, bạn sẽ nhìn thấy một màn hình xác nhận tương tự như khi bạn xóa một trang và việc xóa này sẽ được ghi lại trong nhật trình. Sẽ không có trang xác nhận nào hết nếu bạn xóa một phiên bản cũ của hình, nhưng việc xóa đó vẫn được ghi lại trong nhật trình xóa.

Phục hồi một trang[sửa | sửa mã nguồn]

Trang có thể được phục hồi miễn là chúng còn được lưu trữ. Các trang bị xóa trước ngày 8 tháng 6 năm 2004 không thể phục hồi được nữa, vì chúng đã bị mất trong một lần bị hỏng cơ sở dữ liệu. Các hình bị xóa sau khoảng 04:30 UTC ngày 16 tháng 6, 2006 vẫn có thể phục hồi.

Nếu một trang không được tạo lại kể từ khi nó bị xóa, sẽ có một thông tin tại trang báo với bạn có bao nhiêu phiên bản đã bị xóa. Nhấn vào nó sẽ dẫn bạn tới trang cho xem nội dung của phiên bản đã bị xóa. Bạn có thể xem từng phiên bản một cách riêng lẻ. Bạn phục hồi một trang bằng cách nhấn vào nút phục hồi xuất hiện ở trang xác nhận; việc làm này sẽ phục hồi tất cả các phiên bản theo đúng mặc định. Nếu muốn, bạn có thể chọn một phiên bản nào đó để phục hồi bằng cách chọn vào các ô để chọn xuất hiện kế bên phiên bản. Phục hồi được thực hiện ngay khi bạn nhấn vào phục hồi, sẽ không còn trang xác nhận nào khác.

Đối hình ảnh, Đặc biệt:Undelete có thêm một phần có tên gọi "Lịch sử tập tin". Cái này tương tự với phần tương ứng trên trang hình bình thường và chứa liên kết để xem mỗi phiên bản đã xóa của hình. Bạn có thể phục hồi lịch sử trang hình một cách riêng lẻ từ lịch sử tập tin bằng cách chọn nhiều ô để chọn tương ứng.

Việc phục hồi được ghi vào nhật trình giống như xóa; nếu bạn không phục hồi tất cả phiên bản của một trang bị xóa, nhật trình sẽ ghi lại bạn đã phục hồi bao nhiêu cái.

Nếu một trang đã tồn tại nhưng bạn muốn phục hồi phiên bản trước của nó, hãy đến lịch sử trang. Ở đó bạn sẽ thấy liên kết để phục hồi như mô tả ở trên. Bạn cũng có thể gõ vào địa chỉ URL đầy đủ để phục hồi. Ví dụ: https://vi.wikipedia.org/wiki/Đặc_biệt:Phục_hồi/Foo.

Trộn lịch sử trang[sửa | sửa mã nguồn]

Trộn lịch sử trang là một cách để sửa chữa các di chuyển cắt và dán. Một cách cơ bản, nó liên quan đến việc xóa một trang, di chuyển một trang khác đến trang đó và phục hồi lại phiên bản gốc ở trên cùng trang bạn mới di chuyển. Tác vụ này có thể đảo ngược, nhưng làm vậy sẽ mất thời gian, do đó xin đừng cố gắng làm điều đó trừ phi bạn hiểu được quy trình mô tả tại Wikipedia:Làm thế nào để sửa di chuyển cắt dán.

Thực hiện di chuyển theo yêu cầu[sửa | sửa mã nguồn]

Để biết hướng dẫn chi tiết, mời xem Wikipedia:Hướng dẫn di chuyển dành cho bảo quản viên.

Khóa hoặc mở khóa trang[sửa | sửa mã nguồn]

Để khóa một trang, nhấn vào liên kết khóa hoặc khóa trang này. Ngoài việc khóa hoàn toàn không cho phép thành viên không phải là bảo quản viên sửa đổi, giờ bạn đã có thể áp dụng nửa khóa không cho các thành viên mới và chưa đăng ký sửa đổi. Nếu bạn đang dùng giao diện monobook, bạn có thể dùng phím tắt alt+=. Hành động này sẽ dẫn đến một trang xác nhận rất giống như trang dùng để xóa. Gõ vào lý do tại sao bạn định khóa vào ô trống, nhấn vào hộp xác nhận và nhấn nút xác nhận. Điều này sẽ được ghi vào nhật trình, nhưng bạn nên ghi chú nó tại Wikipedia:Các trang được bảo vệ. Trong trường hợp có bút chiến, bạn nên thêm {{protected}} vào đầu bài viết bạn đang khóa. Trong trường hợp đó là kết quả của sự phá hoại gần đây, hoặc để không cho thành bị cấm không sửa đổi, bạn nên thêm {{Khóa-nửa-phá hoại}} khi áp dụng bán khóa. Mở khóa sẽ hoạt động y hệt như vậy. Bảo quản viên không được khóa trang mà họ có sửa đổi tích cực, trừ phi trong trường hợp có phá hoại bình thường.

Sửa đổi một trang bị khóa[sửa | sửa mã nguồn]

Nhấn vào sửa trang này theo cách thông thường. Sự khác biệt duy nhất là dòng cảnh báo ở đầu trang nhắc rằng trang này đang bị khóa. Đọc quy định khóa trang trước khi làm điều này.

Khóa một trang không tồn tại[sửa | sửa mã nguồn]

Đôi khi, một trang bị xóa và tạo lại nhiều lần. Trong trường hợp này, bạn có thể khóa trang đã xóa bằng cách thêm nó vào Wikipedia:Protected titles/Current month.

Khóa hoặc mở khóa hình[sửa | sửa mã nguồn]

Khóa một hình hầu như giống với khóa một trang (xem ở trên). Khi bạn nhấn vào "khóa" trên trang mô tả hình, cả trang và hình đều được bảo vệ. Trang mô tả hình sẽ bị khóa, và không phải bảo quản viên sẽ không thể lùi hình lại phiên bản trước, hoặc tải lên phiên bản mới.

Sửa giao diện[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu đã được sự nhất trí, bạn có thể thay đổi câu chữ trong giao diện người dùng bằng cách sửa chữa trang bị khóa trong không gian tên MediaWiki. Bạn có thể thay đổi thiết kế giao diện tại MediaWiki:Monobook.css. Những trang này có thể sửa chữa theo cách bình thường, nhưng một số trang cần phải dùng HTML chứ không phải Wikitext.

Cấm một thành viên hoặc IP[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với IP, bạn có thể nhấn vào liên kết cấm xuất hiện bên cạnh IP trong thay đổi gần đây. Đối những thành viên đã đăng nhập, bạn phải đi đến Đặc biệt:Blockip. Điền vào tên hoặc IP của người dùng mà bạn muốn cấm trong khung đầu tiên, và thời hạn cấm trong khung thứ hai. Nó thường là "24 hours", nhưng nó cũng có thể là ngày cụ thể như "next Thursday" hoặc một ngày. Thêm vào lý do cấm trong ô thứ ba. Lý do này nên giải thích cho người dùng tại sao anh ta hoặc chị ta bị khóa. Hãy nhớ rằng một số người dùng vô tội có thể bị ảnh hưởng của chuyện khóa và sẽ nhìn thấy thông báo này, do đó đừng ghi điều gì mang tính xúc phạm, gây nhầm lẫn, hoặc mơ hồ. Sau đó nhấn vào Cấm địa chỉ IP. Việc làm sẽ được ghi lại trong nhật trình và người dùng sẽ xuất hiện tại trang danh sách các địa chỉ IP và thành viên bị cấm cho đến khi thời hạn cấm hết hạn. Xem Wikipedia:Quy định cấm.

Cấm một dải IP[sửa | sửa mã nguồn]

Đi đến Đặc biệt:Blockip và gõ vào một khoảng IP trong ô đầu tiên (theo ký hiệu CIDR [hay ký hiệu xuyệt]). Sau đó theo hướng dẫn như trong phần trên. Xin hãy đừng khóa một dải IP nếu bạn không hiểu tiến trình. Xem mw:Range blocks để có hướng dẫn.

Bỏ cấm một thành viên, IP hoặc dải IP[sửa | sửa mã nguồn]

Đi đến Đặc biệt:Ipblocklist, tìm thành viên bạn muốn bỏ cấm, và nhấn vào liên kết bỏ cấm. Bạn sẽ có trang xác nhận nơi bạn phải điền lý do tại sao bạn bỏ cấm. Việc làm này sẽ được ghi vào nhật trình và người dùng sẽ được bỏ cấm ngay lập tức. Nếu một dải IP bị cấm, bạn cần phải bỏ cấm toàn bộ. Không thể bỏ cấm một IP cụ thể trong dải IP bị cấm.

Sử dụng lùi lại dành cho bảo quản viên[sửa | sửa mã nguồn]

Bất cứ người dùng nào cũng có thể lùi lại sửa đổi một trang. Bảo quản viên có thêm một nút lùi tất cả (giống thế này: [lùi tất cả]) để thực hiện điều này dễ hơn. Để lùi lại một sửa chữa của một người dùng sang phiên bản mới nhất của một tác giả khác, nhấn vào rollback trên trang lịch sử trang, danh sách đóng góp của người dùng, hoặc trên trang so sánh khác biệt. Sự lùi lại của bạn sẽ được đánh dấu như một sửa đổi nhỏ và có tóm tắt sửa chữa tự động ghi là Đã lùi lại sửa đổi của X đến phiên bản của Y. Sử dụng tính năng rollback không thêm bài viết vào danh sách theo dõi của bạn.

Trong trường hợp có phá hoại với quy mô lớn làm tràn trang thay đổi gần đây, bạn có thể dùng "bot rollback". Thêm &bot=1 vào cuối URL đường dùng để đi đến trang đóng góp của thành viên. Ví dụ, http://en.wikipedia.org/w/wiki.phtml?title=Special:Contributions&target=Vandal&bot=1. Khi những liên kết rollback trên danh sách đóng góp được nhấn vào, sự lùi lại, và cả sửa chữa gốc bạn đang lùi lại sẽ đều bị ẩn trong trang Thay đổi gần đây. Xem Wikipedia:Lùi sửa.

Giải quyết với thành viên đe dọa[sửa | sửa mã nguồn]

Một số bảo quản viên nhận thấy họ đang bị đe dọa hoặc quấy rối cả trong và ngoài mạng, và trong một số trường hợp cả ở ngoài đời. Điều thường do họ đã vô ý để lại thông tin thừa trong trang đóng góp của mình hoặc trên trang thành viên khiến các thành viên đe dọa này có thể đoán được họ là ai. Nếu bạn thấy mình cần phải giải quyết với thành viên này, và bạn lo lắng rằng anh/chị ta có thể biết bạn là ai, có một danh sách các bảo quản viên sẵn sàng cấm dù khó. Bạn có thể liên hệ với một trong những bảo quản viên này, bằng email nếu bạn muốn, và yêu cầu họ xử lý trường hợp này. Bạn cũng có thể thêm tên mình vào danh sách.

Tuần tra[sửa | sửa mã nguồn]

Trang mới[sửa | sửa mã nguồn]

Khi nhấn vào Đặc biệt:NewPages, các bảo quản viên có thể thấy các trang mới có nền màu vàng hoặc trắng (trong skin mặc định Monobook). Nền trắng nghĩa là đã có một bảo quản viên đánh dấu tuần tra trang này, hoặc trang được tạo bởi một bảo quản viên. Nền vàng nói rằng chưa bảo quản viên nào đã đánh dấu tuần tra trang mới này.

Nếu bạn thấy một trang mới nằm trên nền vàng, nghĩa là có khả năng nó chưa được tuần tra, tức là chưa được bảo quản viên nào mở ra xem nội dung có hợp lệ không. Bạn có thể mở trang này ra xem, và nếu nội dung hợp lệ, bạn có thể nhấn vào liên kết "đánh dấu tuần tra" cho trang đó, để các bảo quản viên khác biết là đã có một bảo quản viên tuần tra trang này rồi. Việc này giúp các bảo quản viên phối hợp và tiết kiệm công sức, bạn có thể không phải xem lại trang đã được bảo quản viên khác tuần tra.

Sửa đổi mới[sửa | sửa mã nguồn]

Khi nhấn vào Đặc biệt:Recentchanges, các bảo quản viên có thể thấy các sửa đổi mới có hoặc không có dấu chấm than đỏ bên cạnh. Những sửa đổi không có dấu chấm than là những sửa đổi đã được một bảo quản viên đánh dấu tuần tra, hoặc được thực hiện bởi một bảo quản viên. Các sửa đổi có dấu chấm than là các sửa đổi bởi các thành viên không là bảo quản viên và chưa được đánh dấu tuần tra.

Tương tự như trên, bạn có thể kiểm tra sửa đổi mới chưa được dánh dấu tuần tra (bằng cách nhấn vào liên kết "khác") và chọn "đánh dấu tuần tra" nếu thấy sửa đổi hợp lệ; để báo cho bảo quản viên khác rằng sửa đổi này đã được tuần tra.

Liên kết hữu ích[sửa | sửa mã nguồn]

Một số trang bên dưới có thể hữu ích cho công việc của bảo quản viên.

Các trang liên quan[sửa | sửa mã nguồn]