Wikipedia:Thảo luận/Đề nghị rút sao chọn lọc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đề nghị rút sao chọn lọc[sửa | sửa mã nguồn]

Ở thời điểm hiện tại Wikipedia tiếng Việt đang có 45 bài được đề nghị rút sao. Tôi thấy thành viên đề cử cũng như một vài thành viên bỏ phiếu hàng loạt đã rất thiếu trách nhiện khi thực hiện điều này. Trước khi đưa bài ra đánh giá, các bạn đã đọc lại bài viết chưa? Cho dù bạn đọc rồi thì bạn có nghĩ những người khác có thời gian để đọc ngần đó bài viết đề đưa ra các ý kiến chính xác không? Các bài chọn lọc thường rất dài và đọc một hai bài thôi cũng đã ngốn khá nhiều thời gian. Wikipedia tiếng Việt rất thiếu nhân lực, chỉ một nhóm nhỏ có thể tham gia hoạt động này.

Theo như cách mà các bài được đưa ra bỏ phiếu, tôi nghĩ người đề cử cũng không tìm hiểu kỹ các bài. Ví dụ với bài Kiến trúc Đà Lạt, lý do được đưa ra là 7/10 link web hư. 7 chú thích này chỉ chiếm khoảng 1/40 nguồn của bài viết (không phải 10% như bạn DangTungDuong ước lượng vì các chú thích sách được sử dụng lại rất nhiều lần, còn các chú thích web phần lớn chỉ dùng cho một thông tin). Số lượng link chết như vậy ảnh hưởng không nhiều tới nguồn tham khảo của bài. Còn về nội dung, ngay cái tên của bài viết cũng đã cho thấy sự ổn định tương đối của chủ đề. Kiến trúc Đà Lạt không phải là thứ cần cập nhật thường xuyên nếu thành phố không trong giai đoạn phát triển. Kỹ hơn về điều này tôi đã có ý kiến ở trang đề cử.

Trên Wikimedia Commons (nơi tôi vẫn hoạt động khá thường xuyên) có một quy định là mỗi thành viên chỉ được đề cử tối đa 2 hình ở Hình ảnh chọn lọc hay 5 hình một ngày ở Hình ảnh chất lượng. Tôi đề nghị chúng ta cũng nên giới hạn tương tự như vậy thì các đề cử mới chính xác, các ý kiến mới xác đáng và khả năng bài được nâng cấp, sửa chữa tránh việc rút sao sẽ cao hơn.--Paris (thảo luận) 17:40, ngày 7 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Lý do link hư thì tất nhiên bài nào ở Wikipedia đều có cả, qua thời gian dài mà link không hư mới lạ, tôi cũng đã dùng bot để thay các link hư bằng link web archive, còn link hư nào không có trong đó thì thay bằng nguồn khác vậy. Như bài Nhật Bản, không có bot mà thêm tay thì chắc cũng nản [1].  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 23:42, ngày 7 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Alphama chú ý, tôi thấy bot của bạn thay một số link vẫn còn sống (ví dụ [2]), có lẽ do tool của wiki báo nhầm? Én bạc (thảo luận) 23:48, ngày 7 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Lúc đầu tôi làm thì tool không có kiểm tra link sống, lúc sau thì có làm nên chồng cái cũ 1 lần, tôi thấy không sao lỡ sau này link chết thì có link dự phòng. Vì có thành viên đòi rút vì lý do link hư, theo tôi cũng nên yêu cầu các bài viết muốn trở thành BVCL cũng yêu cầu phải thêm link archive với các nguồn web mới công bằng.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 01:06, ngày 8 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Theo tôi cái nào link còn sống thì không nên thêm link lưu trữ vào, vì trang lưu trữ không phải vĩnh cửu, dựa vào nó nhiều đến một ngày đẹp giời nó lăn quay ra chết thì làm thế nào? Én bạc (thảo luận) 01:24, ngày 8 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Link của web archive thực chất là cũng kèm theo link sống trong đó, vì có thành viên cố vin vào cái công cụ dò link chết cho nên mới làm vậy, nếu để tham số archiveurl = hay url lưu trữ = thì dựa vào công cụ dò link nó không hiểu link đó là link có backup mà hiển thị ra màu đỏ lè lè. Việc này đã có nói với Nhi Tran gần đây [3].  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 02:09, ngày 8 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]


Tôi đã viết những dòng này ngay sau khi Paris đưa thảo luận vào đây. Nhưng do một vài phân vân (liệu mình có quá căng thẳng, hay dài dòng gây phiền toái cho cộng đồng quá) nên phải đến tận hôm nay, khi thấy các đề nghị dỡ sao hết đóng rồi lại mở, tôi mới quyết định cứ đưa lên đây. Xin lỗi nếu những thảo luận dài này từ nơi tôi có thể làm phiền ai đó:

1. Về chuyện đưa ồ ạt bài viết chọn lọc vào không gian biểu quyết dỡ sao

Như tôi đã trao đổi với Thiên Đế tại đề nghị rút sao bài Vịnh Hạ Long (xem [4]), câu mà Thiên Đế trích việc rút sao cũng như phong sao chọn lọc là những hoạt động bình thường và phải được tiến hành song song để biện minh cho lý do đưa cả loạt bài vào ko gian rút sao, là do chính tôi viết nên từ tháng 1/2008 (xem [5]). Nhưng Thiên Đế trích câu đó, sử dụng nó mà dường như chưa thấu đáo quan điểm tiến hành song song, điều đã khiến tôi phải hỏi ngược lại bạn ấy rằng anh nghĩ phong sao được 4 bài cho mỗi tháng là song song với dỡ sao 40 bài?

Hoạt động đưa vào ko gian biểu quyết rút sao ồ ạt bài viết của Thiên Đế được một số thành viên góp ý là thiếu trách nhiệm, thiếu tinh thần xây dựng, chưa thiện chí hoặc thậm chí là phá hoại. Phản bác ý kiến của mọi người về điều này thì bạn ấy cho rằng tôi không quan tâm, hoặc cho rằng chưa có luật, hoặc cho rằng không thể bàn chuyện tinh thần xây dựng vì vào đây muốn viết về chủ đề nào thì viết - ko ép buộc [6], thậm chí còn ý thức (như đùa) rằng tính đem 50 bài cho chẵn [7].

Tạm chưa bàn quan điểm Wikipedia có phát triển được theo chiều hướng đi lên thì hiển nhiên xây phải nhiều hơn dỡ, thêm phải nhiều hơn bớt, viết mới phải nhiều hơn xóa bỏ, phong sao phải nhiều hơn tước sao; chỉ đơn giản chiếu quan điểm hoạt động phong sao và dỡ sao cần được tiến hành song song, thì quy mô của việc đưa bài vào biểu quyết dỡ sao hàng loạt như hiện thời xác quyết những góp ý của các thành viên với Thiên Đế (thiếu trách nhiệm, thiếu tinh thần xây dựng, chưa thiện chí, phá hoại) [dường như] là đúng. Không có bất cứ điều gì biện minh được hành vi mang 40-50 bài đề nghị dỡ sao đối trọng với chỉ có chừng 10 bài đề cử sao (và tối đa 4-5 bài phong sao mỗi tháng vì mỗi tháng chỉ 4-5 tuần). Xây đắp được nên một bài đạt sao rất khó mà sao hạ bệ hủy sao lại dễ thế; nội mang được bài vào không gian biểu quyết phong sao đã khó sao mang bài vào biểu quyết dỡ sao dễ thế, vậy thì cái gọi là song song ở đây là thế nào?

Đề nghị rút sao 4, 5 bài thì có thể, nhưng đề nghị rút sao 40-50 bài ồ ạt là bất bình thường.

Bỏ vài ba lá phiếu giống nhau thì có thể, bỏ vài chục lá phiếu giống hệt nhau là bất bình thường.

Bất tín nhiệm một hai bảo quản viên thì có thể, bất tín nhiệm cả chục người là hết sức bất bình thường.

Còn về cái mà Thiên Đế vẫn dựa vào lý do chưa có luật ràng buộc số bài được phép đưa ra không gian biểu quyết' để biện bạch hành vi, chơi trò luẩn quẩn với hệ thống, tôi nhắc lại không chỉ một lần rằng mô hình Wikipedia hoạt động không chỉ dựa theo các quy định (vốn có thể thay đổi bất cứ lúc nào), mà chủ yếu dựa trên đồng thuận cộng đồng và các ứng xử đã ràng buộc cộng đồng này với nhau cả chục năm đã qua. Hoạt động đưa gần 50 bài vào biểu quyết dỡ sao của Thiên Đế với lý do đa phần vì link chết, là chưa từng có. Nó trái với ứng xử chung cộng đồng xưa nay và phải được coi là không hợp lý.

2. Về chuyện bỏ phiếu dạng copy-paste

Tại biểu quyết dỡ sao bài Tháp Eiffel, [8] tôi trao đổi rất rõ ràng về chuyện bỏ phiếu kiểu cắt dán này. Tuy nhiên, do không gian đó có thể ít người để ý, nên tôi đưa nội dung trở lại vào đây với sự sửa đổi đôi chút về câu chữ:

Ba lá phiếu giống nhau có thể được chấp nhận dù không được khuyến khích. Nhưng 30 hay hơn số lá phiếu giống hệt nhau bỏ trong chưa tới 3 phút thì đây là một hành động bỏ phiếu rác một cách cố ý. Cộng đồng không yêu cầu thành viên bỏ phiếu phải có tinh thần xây dựng hay có trách nhiệm (điều từng bị phản bác rằng đây là dự án tự nguyện, ai tham gia được đến đâu thì tham gia không cần phải quan tâm đến cái gọi là tinh thần xây dựng hay trách nhiệm), nhưng cộng đồng có quyền yêu cầu thành viên khi đã tham gia dự án, phải chấp nhận những chế tài đã được quy định hóa, hoặc ngay cả chưa quy định hóa thì cũng không thể ra ngoài tiền lệ ứng xử bình thường bao năm nay. Hành vi bỏ phiếu dạng copy-paste ồ ạt, số lượng lớn như Beyond234 đã thực hiện, vượt quá khuôn khổ của những ứng xử bình thường tại các không gian biểu quyết của dự án Wikipedia tiếng Việt từ trước tới giờ và phải được coi là không hợp lý.

3. Cách xử lý

Về chuyện bỏ phiếu copy-paste số lượng rất lớn như hiện nay (và sau này): lùi sửa/hủy lá phiếu, nhắc nhở, cảnh cáo, thậm chí cấm có giới hạn đối với thành viên.

Về các đề nghị dỡ sao ồ ạt (hay mọi biểu quyết dỡ, xóa, bất tín nhiệm ồ ạt khác) sau này: lùi sửa/đóng biểu quyết, nhắc nhở, thậm chí cấm thành viên.

Nếu cần cộng đồng có thể đưa các hành vi tương tự của thành viên ra bỏ phiếu, tìm kiếm sự đồng thuận hay không từ cộng đồng đối với hành vi, và nếu số phiếu quá bán không đồng tình thì thành viên đã thực hiện hành vi phải bị cảnh cáo.

Riêng các biểu quyết dỡ sao hiện nay dù đang hàng ngày hàng giờ ngốn thời gian công sức của cộng đồng, nhưng do nhiều thành viên đã/đang tham gia góp ý và bỏ phiếu nên sẽ không thể đóng toàn bộ lại được. Cần đóng các biểu quyết chưa có bỏ phiếu, tạm để lại một số biểu quyết đã có bỏ phiếu (và có nhiều ý kiến) để cộng đồng tập trung nâng cấp bài hoặc tập trung lá phiếu.

Cộng đồng nên xem xét bổ sung quy định số lượng tối đa các biểu quyết có thể được mở đồng thời (bao nhiêu bài biểu quyết xóa/phục hồi; bao nhiêu đề cử bảo quản viên/bất tín nhiệm; bao nhiêu bài đề cử sao/dỡ sao v.v.) Việt Hà (thảo luận) 14:26, ngày 10 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Việt Hà. Phải mở BQ quy định mới thì mới làm ăn được chứ. Cứ nói kiểu này thì cũng chả thay đổi được gì. Nguyentrongphu (thảo luận) 05:04, ngày 11 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Các biểu quyết này sẽ gọn, nhanh chóng vì chỉ để thông qua một vài quy định ngắn bổ sung mà thôi (ví dụ quy định về số lượng bầu chọn/biểu quyết/đề cử). Tuy nhiên, cộng đồng vẫn ngợp trước các biểu quyết liên tiếp thời gian gần đây nên hãy thư thả một vài hôm đi Nguyentrongphu. Việt Hà (thảo luận) 11:12, ngày 11 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]