Xenon hexafluoride

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Xenon hexaflorua)
Xenon hexafluoride
Xenonhexafluorid.svg
Nhận dạng
Số CAS13693-09-9
PubChem139546
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
Thuộc tính
Công thức phân tửXeF6
Khối lượng mol245.28 g mol-1
Khối lượng riêng3.56 g cm-3
Điểm nóng chảy49.25 °C
Điểm sôi75.6 °C
Độ hòa tan trong nướcPhản ứng với nước
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Xenon hexafluoride là một hợp chất của khí hiếm Xenon với đơn chất Flo, công thức hóa học XeF6. Ở nhiệt độ phòng, XeF6 là chất rắn không màu và có thể nhanh chóng thăng hoa thành hơi màu vàng.

Điều chế[sửa | sửa mã nguồn]

Xenon hexafluoride có thể được điều chế bằng cách đun nóng XeF2 ở khoảng 300oC dưới áp suất 6MPa. Với chất xúc tác NiF2, phản ứng có thể dễ dàng xảy ra ở 120oC ngay cả khi tỉ lệ Xe:F=1:5.[1]

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Do sự hiện diện của 6 phối tử Flo và chỉ một cặp electron duy nhất, cấu trúc bát diện sẽ thiếu tính đối xứng hoàn hảo. Konrad Seppelt, một chuyên gia về khí hiếm và hợp chất Flo, nói, "Cấu trúc được mô tả tốt nhất là trong trường hợp một cặp electron di động di chuyển trên các mặt và cạnh của bát diện, vì thế bóp méo cấu trúc trong một mức độ động lực học nhất định."[2]

Quang phổ học của cộng hưởng từ hạt nhân đối với 129Xe và 19F chỉ ra rằng, trong dung dịch, hợp chất này giả lập một cấu trúc tứ diện: 4 đương lượng nguyên tử Xe sắp xếp vào một khối tứ diện được bao quanh bởi một mạng gồm 24 nguyên tử F dao động bất thường với vị trí thay đổi theo "cơ chế bánh răng". XeF6 có thể kết tinh theo 6 kiểu khác nhau,[3] bao gồm cả trường hợp ion XeF+
5
nối với ion F
[4]

Các phản ứng[sửa | sửa mã nguồn]

Phản ứng thủy phân[sửa | sửa mã nguồn]

Xenon hexafluoride thủy phân theo 3 bước, cuối cùng cho ra triôxít xenon:[5]

XeF6 + H2O → XeOF4 + 2 HF
XeOF4 + H2O → XeO2F2 + 2 HF
XeO2F2 + H2O → XeO3 + 2 HF

XeF6 tương tác như một Axít Lawis, liên kết với 1 và 2 anion F:

XeF6 + F → XeF
7
XeF
7
+ F → XeF2−
8

Octafluoroxenate[sửa | sửa mã nguồn]

Muối của các anion octafluoroxenate(VI)(XeF2−
8
) rất bền, chỉ phân hủy ở nhiệt độ trên 400oC.[6][7][8] Anion này đã được chứng minh có cấu trúc hình học dạng hình vuông antiprism dựa trên máy đếm tia X phân tích đơn tinh thể muối NO+ của nó, (NO)
2
XeF
8
.[9] Các muối NatriKali được hình thành trực tiếp từ natri fluoride và kali fluoride:[8]

2 NaF + XeF
6
Na
2
XeF
8
2 KF + XeF
6
K
2
XeF
8

Tác dụng với muối XêziRubiđi:

CsF + XeF
6
CsXeF
7
RbF + XeF
6
RbXeF
7

Sau đó nhiệt phân ở nhiệt độ 50 °C và 20 °C để hình thành các muối octafluoroxenate[6][7][8] màu vàng[10] tương ứng:

2 CsXeF
7
Cs
2
XeF
8
+ XeF
6
2 RbXeF
7
Rb
2
XeF
8
+ XeF
6

Các muối này bị thủy phân bởi nước, sản phẩm tạo ra có chứa xenonoxy.[8]

Với chất nhận fluoride[sửa | sửa mã nguồn]

Phản ứng với các chất nhận fluoride mạnh như RuF
5
[4]BrF
3
·AuF
3
[11] để tạo ra cation XeF+
5
:

XeF
6
+ RuF
5
→ XeF+
5
RuF
6
XeF
6
+ BrF
3
·AuF
3
→ XeF+
5
AuF
4
+ BrF
3

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Melita Tramšek; Boris Žemva (ngày 5 tháng 12 năm 2006). “Synthesis, Properties and Chemistry of Xenon(II) Fluoride” (PDF). Acta Chim. Slov. 53 (2): 105–116. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2011.
  2. ^ Seppelt, Konrad (1979). “Recent Developments in the Chemistry of Some Electronegative Elements”. Accounts of Chemical Research. 12 (6): 211–216. doi:10.1021/ar50138a004.
  3. ^ doi:10.1016/j.jfluchem.2006.04.014
    Hoàn thành chú thích này
  4. ^ a b James E. House (2008). Inorganic Chemistry. Academic Press. tr. 569. ISBN 0123567866.
  5. ^ E. H. Appelman & and J. G. Malm (1964). “Hydrolysis of Xenon Hexafluoride and the Aqueous Solution Chemistry of Xenon”. Journal of the American Chemical Society. 86 (11): 2141–2148. doi:10.1021/ja01065a009.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  6. ^ a b Holleman, A. F.; Wiberg, E. (2001). Inorganic Chemistry. San Diego: Academic Press. ISBN 0-12-352651-5.
  7. ^ a b Riedel, Erwin; Janiak, Christoph (2007). Anorganische Chemie (ấn bản 7). Walter de Gruyter. tr. 393. ISBN 3110189038.
  8. ^ a b c d Chandra, Sulekh (2004). Comprehensive Inorganic Chemistry. New Age International. tr. 308. ISBN 8122415121.
  9. ^ doi:10.1126/science.173.4003.1238
    Hoàn thành chú thích này
  10. ^ “Xenon”. Encyclopaedia Britannica. Encyclopaedia Britannica Inc. 1995.
  11. ^ Cotton (2007). Advanced Inorganic Chemistry (ấn bản 6). Wiley-India. tr. 591. ISBN 8126513381.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]