Zirconi(IV) nitrat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Ziconi nitrat)
Zirconi(IV) nitrat
Mẫu zirconi(IV) nitrat pentahydrat
Tên khácZirconi tetranitrat
Tetranitratozirconi
Zirconium(4+) tetranitrat
Zirconic nitrat
Nhận dạng
Số CAS13746-89-9
PubChem162478205
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
Thuộc tính
Công thức phân tửZr(NO3)4
Khối lượng mol339,2408 g/mol (khan)
429,3172 g/mol (pentahydrat)
Bề ngoàitinh thể trong suốt
Khối lượng riêng2,192 g/cm³
Điểm nóng chảy 100 °C (373 K; 212 °F) (phân hủy)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướctan
Độ hòa tantan trong etanol
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Zirconi(IV) nitrat là một muối nitrat của kim loại chuyển tiếp hiếm zirconi với công thức hóa học Zr(NO3)4. Ngoài cái tên chính thức, hợp chất này còn được gọi dưới nhiều cái tên khác như zirconi tetranitrat hoặc zirconic nitrat.

Hợp chất này có mã số UN là UN 2728[1] và thuộc nhóm phân lớp 5.1, có nghĩa nó là một chất oxy hóa.[2]

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Zirconi(IV) nitrat được sản xuất bởi một số nhà cung cấp hoá chất. Nó được sử dụng như một nguồn cung cấp zirconi cho các hợp chất muối khác, với vai trò như một tiêu chuẩn phân tích hoặc như một chất bảo quản.[3] Zirconi(IV) nitrat[4] và nitroni pentanitratozirconat có thể được sử dụng như các chất tiền tích tụ hơi hóa học khi chúng bay hơiphân hủy ở nhiệt độ trên 100 ℃ để hình thành zirconia.[5] Ở 95 ℃, zirconi(IV) nitrat tăng áp với áp suất 0,2 mmHg và có thể được lắng đọng dưới dạng zirconi(IV) oxit trên silic ở nhiệt độ 285 ℃. Hợp chất này có lợi thế ở chỗ nó là một nguồn duy nhất, có nghĩa là nó không phải là hỗn hợp với các vật liệu khác như oxy, phân hủy ở nhiệt độ tương đối thấp và không làm ô nhiễm bề mặt của các nguyên tố khác như hydro hoặc flo.[6]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “App A”. The Code of Federal Regulations of the United States of America. U.S. Government Printing Office. 1988. tr. 254.
  2. ^ Recommendations on the Transport of Dangerous Goods: Model Regulations. United Nations Publications. 2009. tr. 430. ISBN 9789211391367.[liên kết hỏng]
  3. ^ Patnaik, Pradyot (2003). Handbook of inorganic chemicals. McGraw-Hill. tr. 1000. ISBN 0070494398.
  4. ^ Fundamental Gas-phase and Surface Chemistry of Vapor-phase Deposition II and Process Control, Diagnostics and Modeling in Semiconductor Manufacturing IV: Proceedings of the International Symposium. The Electrochemical Society. 2001. tr. 144. ISBN 9781566773195.
  5. ^ Nienow, Amanda M.; Jeffrey T. Roberts (2006). “Chemical Vapor Deposition of Zirconium Oxide on Aerosolized Silicon Nanoparticles”. Chemistry of Materials. 18 (23): 5571–5577. doi:10.1021/cm060883e. ISSN 0897-4756.
  6. ^ Houssa, Michel (ngày 1 tháng 12 năm 2003). High k Gate Dielectrics. CRC Press. tr. 73, 76–77. ISBN 9781420034141. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2014.