Bước tới nội dung

Âm xát môi-môi hữu thanh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Âm xát môi-môi hữu thanh
β
Số IPA127
Mã hóa
Entity (thập phân)β
Unicode (hex)U+03B2
X-SAMPAB
Braille⠨ (braille pattern dots-46)
Âm thanh
noicon
Âm tiếp cận môi-môi hữu thanh
β̞
Âm thanh
noicon

Âm xát môi-môi hữu thanh là một phụ âm, dùng trong một số ngôn ngữ nói. Kí tự thể hiện âm này trong bảng mẫu tự ngữ âm quốc tế là ⟨β⟩, còn kí tự X-SAMPA tương ứng là B. Kí tự ⟨β⟩ là chữ cái Hy Lạp beta. Kí tự này cũng khi được dùng để thể hiện âm tiếp cận môi-môi, nhưng thường thì nó được viết ⟨β̞⟩ với dấu hạ xuống. Trên lí thuyết, âm xát môi-môi hữu thanh có thể được chuyển tự bằng ⟨ʋ̟⟩, song kí hiệu này hầu như chẳng bao giờ được sử dụng.

Rất hiếm khi một ngôn ngữ phân biệt giữa âm xát môi-môi hữu thanh và âm tiếp cận môi-môi hữu thanh. Tiếng Mapos Buang ở New Guinea là một trường hợp như vậy, nhưng âm tiếp cận môi-môi của nó đóng vai trò lấp đầy khoảng trống trong hệ thống phụ âm.[1]

Âm xát môi-môi là một âm thiếu ổn định, có xu hướng trở thành [v].[2]

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc điểm của âm xát môi-môi hữu thanh:

  • Cách phát âmxát, nghĩa là nó được tạo ra bằng cách ép dòng khí qua một khe hẹp ở vị trí phát âm.
  • Vị trí cấu âmmôi-môi, nghĩa là phải vận dụng cả môi trên và môi dưới để phát âm.
Ngôn ngữ Từ IPA Nghĩa Ghi chú
Akei [βati] 'bốn'
Alekano hanuva [hɑnɯβɑ] 'không có gì'
Amhara[3] አበባ [aβ̞əβ̞a] 'bông hoa' Tha âm của /b/ giữa âm kêu (sonorant).[3]
Angor fufung [ɸuβuŋ] 'sừng'
Anh Chicano very [βɛɹi] 'rất' Có thể phát âm thành [b].
Basque[4] alaba [alaβ̞a] 'con gái' Tha âm của /b/
Bengal ভিসা [βisa] 'Visa'
Berta [βɑ̀lɑ̀ːziʔ] 'không'
Bồ Đào Nha Châu Âu[5][6] bado [ˈsaβɐðu] 'thứ Bảy' Tha âm của /b/.
Catalunya[7] rebost [rəˈβ̞ɔst] 'chạn bát đĩa' Tha âm của /b/. Chủ yếu ở phương ngữ đã hợp nhất /b//v/.
Dahalo[8] [koːβo] 'muốn' Âm xát yếu hay âm tiếp cận. Một tha âm thường gặp của /b/ ở giữa nguyên âm.[8]
Đức[9][10] aber [ˈaːβɐ] 'nhưng' Tha âm giữa nguyên âm và trước âm cạnh lưỡi của /b/ trong lối nói thông tục.[9][10]
Ewe[11] Eʋe [èβe] 'Ewe' Phân biệt với [v][w]
Hopi tsivot [tsi:βot] '(số) năm'
Kabyle bri [βri] 'cắt'
Kinyarwanda abana [aβana] 'trẻ con'
Limburg[12][13] wèlle [ˈβ̞ɛ̝lə] 'muốn' Ví dụ lấy từ phương ngữ Maastricht.
Luhya Nabongo [naβongo] 'vua'
Mapos Buang[1] venġévsën [βə.ˈɴɛβ.t͡ʃen] 'bài kinh' Tiếng Mapos Buang có cả âm xát đôi môi hữu thanh và âm tiếp cận đôi môi. Âm xát thường được chuyển tự thành {v}, còn âm tiếp cận thành {w}.[1]
wabeenġ [β̞a.ˈᵐbɛːɴ] 'một loại khoai'
Nhật[14] 神戸市/be-shi [ko̞ːβ̞e̞ ɕi] 'Kobe' Tha âm của /b/ trước nguyên âm khi nói nhanh.
Occitan Gascon la-vetz [laβ̞ets] 'rồi thì' Tha âm của /b/
Sardegna Logudoro[15] paba [ˈpäːβä] 'giáo hoàng' Tha âm của /b/ ở giữa nguyên âm, của /p/ ở đầu từ khi trước đó kết bằng nguyên âm và hai từ được đọc liền mạch.[15]
Tây Ban Nha[16] lava [ˈläβ̞ä] 'nhung nham' Tha âm của /b/.
Thổ Nhĩ Kì[17] vücut [βy̠ˈd͡ʒut̪] 'cơ thể' Tha âm của /v/ trước và sau nguyên âm làm tròn.[17]
Thụy Điển Central Standard[18] aber [ˈɑːβ̞eɾ] 'vấn đề' Tha âm của /b/ trong lối nói thông tục.
Triều Tiên /Jeonhwa [ˈt͡ɕɘːnβwa̠] 'điện thoại' Tha âm của /h/.
Trung Quốc Phúc Châu[19] 初八 [t͡sœ˥˧βaiʔ˨˦] 'mùng tám (của tháng)' Tha âm của /p//pʰ/ ở những vị trí giữa nguyên âm nhất định.[19]
Turkmen watan [βatan] 'đất nước'
Ukraina[20] вона [β̞oˈnɑ] 'cô ấy' Tha âm của /w/ giữa nguyên âm. Có thể thay thế với [ʋ].[20]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Mose Lung Rambok and Bruce Hooley (2010). Central Buang‒English Dictionary (PDF). Summer Institute of Linguistics Papua New Guinea Branch. ISBN 9980 0 3589 7.
  2. ^ Picard (1987:364), citing Pope (1966:92)
  3. ^ a b Hayward & Hayward (1999:48)
  4. ^ Hualde (1991:99–100)
  5. ^ Cruz-Ferreira (1995:92)
  6. ^ Mateus & d'Andrade (2000:11)
  7. ^ Wheeler (2005:10)
  8. ^ a b Maddieson và đồng nghiệp (1993:34)
  9. ^ a b Krech et al. (2009:108)
  10. ^ a b Sylvia Moosmüller (2007). “Vowels in Standard Austrian German: An Acoustic-Phonetic and Phonological Analysis” (PDF). tr. 6. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2013.. This source mentions only intervocalic [β].
  11. ^ Ladefoged (2005:156)
  12. ^ Gussenhoven & Aarts (1999:155)
  13. ^ Peters (2006:117)
  14. ^ Okada (1991:95)
  15. ^ a b (Italian) http://www.antoninurubattu.it/rubattu/grammatica-sarda-italiano-sardo.html
  16. ^ Martínez-Celdrán và đồng nghiệp (2003:257)
  17. ^ a b Göksel & Kerslake (2005:6)
  18. ^ Engstrand (2004:167)
  19. ^ a b Zhuqing (2002:?)
  20. ^ a b Žovtobrjux & Kulyk (1965:121–122)

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]