Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Du”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 24: Dòng 24:
| notableworks = [[Thanh Hiên tiền hậu tập]], [[Nam trung tạp ngâm]], [[Bắc hành tạp lục]], [[Truyện Kiều]], [[Văn tế thập loại chúng sinh]], [[Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu]], và bài [[Thác lời trai phường nón]]
| notableworks = [[Thanh Hiên tiền hậu tập]], [[Nam trung tạp ngâm]], [[Bắc hành tạp lục]], [[Truyện Kiều]], [[Văn tế thập loại chúng sinh]], [[Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu]], và bài [[Thác lời trai phường nón]]
| awards =
| awards =
| spouse =
| spouse = [[Đoàn Thị Tộ]]
| partner = [[Đoàn Thị Tộ]]
| partner =
| children =
| children =
| relatives =
| relatives =

Phiên bản lúc 03:13, ngày 2 tháng 3 năm 2011

Nguyễn Du
Bút danhThanh Hiên, Hồng Sơn lạp hộ
Quốc tịchViệt Nam
Tư cách công dânViệt Nam
Thể loạithơ chữ Hán, chữ Nôm
Tác phẩm nổi bậtThanh Hiên tiền hậu tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục, Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, và bài Thác lời trai phường nón
Phối ngẫuĐoàn Thị Tộ

Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; 17651820) tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), là một nho sĩ, nhà thơ nổi tiếng, và quan hai trải triều Nguyễn của Việt Nam. Nguyễn Du là con tể tướng triều Lê Nguyễn Nghiễm và vợ thứ ba Trần Thị Tần. Mồ côi cha mẹ từ sớm, ở với anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản. Nguyễn Du học giỏi và thi đỗ Tam trường năm 1783 nhưng không cao, sau đó ông được thay cha nuôi họ Hà mới mất giữ chức quan võ ở Thái Nguyên. Khi Tây Sơn ra Bắc Hà năm 1786, Nguyễn Du từ chối phục vụ tân triều mà về quê vợ ở Thái Bình ẩn cư hơn 10 năm (1786-1795), sau về lại quê Hà Tĩnh (1796-1802). Trong thời gian này ông sống một cuộc sống ung dung, đọc kinh Phật, tu học thiền đạo. Năm 1802, Nguyễn Ánh nên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long, thành lập nhà Nguyễn. Vua mới cho vời Nguyễn Du ra làm quan và ông nhận lời cho tới năm 1805 khi ông cáo bệnh về quê với chức Du Đức Hầu. Năm 1806, triều đình Huế vời ông một lần nữa và ông lại ra làm quan với nhiều chức khác nhau. Năm 1814, Nguyễn Du Chính Sứ tuế cống đi Trung Quốc và sau khi về ông đựoc phong đến chức tham tri Bộ Lễ. Năm 1820, dưới triều Minh Mạng, khi đang chuẩn bị đi sứ lần 2 thì Nguyễn Du bệnh mất. Các tập thơ nổi tiếng để lại: Thanh Hiên tiền hậu tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục, Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, và bài Thác lời trai phường nón.

Tiểu sử

Nguyễn Du tên tự là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên sinh ngày mồng 3 tháng 1 năm (1766) tức ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu tại phường Bích Câu, Thăng Long. Cha là Nguyễn Nghiễm (1708-1775), sinh ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, tên tự Hy Di, hiệu Nghi Hiên, có biệt hiệu là Hồng Ngự cư sĩ đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Thượng thư bộ Hộ triều Lê. Mẹ là bà Trần Thị Tần (24-8-1740) - (27-8-1778), con gái một người làm chức câu kế. Quê làng Hoa Thiều, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du (Đông Ngàn), xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm (kém chồng 32 tuổi sinh được năm con, bốn trai và một gái).[1] [2]

Tổ tiên của Nguyễn Du có nguồn gốc từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội), sau di cư vào Hà Tĩnh, có truyền thống khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan.

Năm Đinh Hợi (1767), khi Nguyễn Du mới một tuổi, Nguyễn Nghiễm được thăng Thái tử Thái bảo, hàm tòng nhất phẩm, tước Xuân Quận công nên Nguyễn Du thời đó sống trong giầu sang phú quý.

Năm Giáp Ngọ (1774), cha Nguyễn Du sung chức tả tướng, cùng Hoàng Ngũ Phúc đi đánh chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Từ thời gian này Nguyễn Du chịu nhiều mất mát:

  1. Năm 1775 anh trai cùng mẹ là Nguyễn Trụ (sinh 1757) qua đời.
  2. Năm 1776 (Bính Thân) cha Nguyễn Du qua đời.
  3. Năm 1778 (Mậu Tuất) bà Trần Thị Tần, mẹ Nguyễn Du qua đời. Cũng trong năm này, anh thứ hai của Nguyễn Du là Nguyễn Điều (sinh năm 1745) được bổ làm Trấn thủ Hưng Hóa.

Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Khản là anh cả của Nguyễn Du đang làm Trấn thủ Sơn Tây bị khép tội mưu loạn trong Vụ án năm Canh Tý, bị bãi chức và bị giam ở nhà Châu Quận công. Lúc này Nguyễn Du được một người thân của Nguyễn Nghiễm là Đoàn Nguyễn Tuấn đón về Sơn Nam Hạ (Nam Định) nuôi ăn học.

Năm Nhâm Dần (1782), Trịnh Sâm mất Kiêu binh phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa. Hai anh của Nguyễn Du là Nguyễn Khản được làm Thượng thư bộ Lại, tước Toản Quận công, Nguyễn Điều làm Trấn thủ Sơn Tây.

Năm Quý Mão (1783) Nguyễn Du thi Hương ở trường Sơn Nam, đậu Tam trường (Tú tài). Ông lấy vợ là con gái Đoàn Nguyễn Thục và ông được tập ấm chức Chánh thủ hiệu hiệu quân Hùng hậu của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên. Cũng trong năm này anh cùng mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Đề (sinh 1761) đỗ đầu kỳ thi Hương ở điện Phụng Thiên (cử Nhân) và Nguyễn Khản đầu năm thăng chức Thiếu Bảo, cuối năm thăng chức Tham tụng.

Tháng 2 năm (1784), kiêu binh nổi dậy đưa hoàng tôn Lê Duy Kỳ lên làm thái tử. Tư dinh của Nguyễn Khản ở phường Bích Câu, Thăng Long bị phá, Nguyễn Khản phải trốn lên ở với em là Nguyễn Điều đang là trấn thủ Sơn Tây. Đến năm 1786 thì Nguyễn Khản bị mắc bệnh rồi chết ở Thăng Long.

Năm 1789 Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Đoàn Nguyễn Tuấn hợp tác với nhà Tây Sơn|Tây Sơn]], giữ chức Thị lang bộ Lại. Lúc này Nguyễn Du về ở quê vợ (Quỳnh Côi, Thái Bình).

Tháng mười, năm Tân Hợi (1791), anh thứ tư cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du là Nguyễn Quýnh do chống Tây Sơn nên bị bắt và bị giết, dinh cơ họ Nguyễn ở Tiên Điền Hà Tĩnh bị Tây Sơn phá hủy.

Năm 1793 Quý Sửu, Nguyễn Du về thăm quê Tiên Điền và đến cuối năm ông vào kinh đô Phú Xuân thăm anh là Nguyễn Đề đang làm thái sử ở viện cơ mật và anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn.

Năm 1794 Giáp Dần, Nguyễn Đề được thăng Tả phụng nghi bộ Binh và vào Quy Nhơn giữ chức Hiệp tán nhung vụ. Đến năm 1795 Nguyễn Đề đi sứ sang Yên Kinh dự lễ nhường ngôi của vua Càn Long nhà Thanh, đến năm 1796 trở về được thăng chức Tả đồng nghị Trung thư sảnh.

Mùa đông năm Bính Thìn (1796), Nguyễn Du trốn vào Gia Định theo Nguyễn Ánh nhưng bị Quận công Nguyễn Thận bắt giam ba tháng ở Nghệ An. sau khi được tha ông về sống ở Tiên Điền. Trong thời gian bị giam ông có làm thơ My trung mạn hứng (Cảm hứng trong tù)

Mùa thu năm Nhâm Tuất (1802), Vua Gia Long diệt nhà Tây Sơn. Nguyễn Du ra làm quan Tri huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Mấy tháng sau thăng tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (nay thuộc Hà Nội).

Năm 1803, Nguyễn Du được cử lên ải Nam Quan tiếp sứ nhà Thanh sang phong sắc cho vua Gia Long.

Năm 1805 Ất Sửu ông được thăng Đông các đại học sĩ (hàm Ngũ phẩm), tước Du Đức hầu và vào nhậm chức ở kinh đô Phú Xuân. Năm 1807 được cử làm giám khảo kỳ thi h\Hương ở Hải Dương. Mùa thu năm 1808 ông xin về quê nghỉ.

Năm 1809 ông được bổ chức Cai bạ (hàm Tứ phẩm) ở Quảng Bình

Năm Quý Dậu 1813 ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh. Năm 1814 ông đi sứ về, được thăng Hữu tham chi bộ Lễ (hàm Tam phẩm).

Năm Bính Tý (1816), anh rể Nguyễn Du là Vũ Trinh vì liên quan đến vụ án cha con Tổng trấn Nguyễn Văn Thành nên bị đày vào Quảng Nam.

Năm 1820 (Canh Thìn) Gia Long qua đời Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết ngày mồng 10 tháng 8 AL (16-9-1820) thọ 54 tuổi.

Năm Giáp Thân (1824), người ta cải táng ông và đưa về quê nhà Tiên Điền, Hà Tĩnh.[3]

Tác phẩm

Văn bản

Tác phẩm bằng chữ Hán

Tác phẩm bằng chữ Nôm

Nhận định

Nguyễn Du được xem là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.[4]

Chú thích

  1. ^ Từ điển văn học (bộ mới), tr. 1120.)
  2. ^ Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm, nxb Giáo dục, 2002, tr 27
  3. ^ Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm, nxb Giáo dục, 2002, tr 27-30
  4. ^ http://www.bacninh.gov.vn/Story/VanHoaDuLich/HuyenThoaiDienTich/2010/11/22932.html

Tham khảo

  • Từ điển văn học (bộ mới). Nxb Thế giới, 2004.
  • Ngữ văn 10 (Tập 2). Nxb Giáo dục, tháng 5 năm 2008.
  • Thơ chữ Hán Nguyễn Du (phần giới thiệu của Trương Chính). Nxb Văn học, 1978
  • Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (Quyển 2). Quốc học tùng thư xuất bản, Sài Gòn, 1963.
  • Thạch Trung Giả, Văn học phân tích toàn thư. Nxb Lá Bối, 1973.
  • Thanh Lãng, Bảng lược đồ văn học Việt Nam (quyển Thượng). Nxb Trình Bày, Sài Gòn, 1967.