Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quận 5”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
sửa lại liên kết trang
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 13: Dòng 13:
| kinh giây = 00
| kinh giây = 00
| diện tích = 4,27 km²<ref>{{chú thích web | url = http://www.quan5.hochiminhcity.gov.vn/gioithieu/lists/posts/post.aspx?Source=/gioithieu&Category=%C4%90%E1%BB%8Ba+l%C3%BD&ItemID=2&Mode=1 | tiêu đề = Giới thiệu | author = | ngày = | ngày truy cập = 15 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = Mạng Thông tin tích hợp trên Internet của TP HCM | ngôn ngữ = }}</ref>
| diện tích = 4,27 km²<ref>{{chú thích web | url = http://www.quan5.hochiminhcity.gov.vn/gioithieu/lists/posts/post.aspx?Source=/gioithieu&Category=%C4%90%E1%BB%8Ba+l%C3%BD&ItemID=2&Mode=1 | tiêu đề = Giới thiệu | author = | ngày = | ngày truy cập = 15 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = Mạng Thông tin tích hợp trên Internet của TP HCM | ngôn ngữ = }}</ref>
| dân số = 187.510 người<ref name="dsbc">[http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file?uuid=5fdc62bc-0523-453a-b596-57ad36af9831&groupId=18 Dân số và mật độ dân số năm 2010 phân chia theo quận, huyện], Theo Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh.</ref>
| dân số = 187.640 người<ref name="dsbc">[http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file?uuid=5fdc62bc-0523-453a-b596-57ad36af9831&groupId=18 Dân số và mật độ dân số năm 2010 phân chia theo quận, huyện], Theo Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh.</ref>
| thời điểm dân số = 2018
| thời điểm dân số = 2019
| dân số thành thị =100%
| dân số thành thị =100%
| dân số nông thôn =0%
| dân số nông thôn =0%

Phiên bản lúc 15:25, ngày 13 tháng 6 năm 2019

Quận 5
Quận
Vị trí Quận 5 trong Thành phố Hồ Chí Minh

Biệt danhChợ Lớn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
Thành phốThành phố Hồ Chí Minh
Trụ sở UBND203 An Dương Vương, phường 08, Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh
Phân chia hành chính15 phường
Thành lập27 tháng 5 năm 1959.
Đại biểu quốc hội
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDHuỳnh Thị Thảo
Địa lý
Tọa độ: 10°45′24″B 106°40′0″Đ / 10,75667°B 106,66667°Đ / 10.75667; 106.66667
Quận 5 trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Quận 5
Quận 5
Vị trí Quận 5 trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Quận 5 trên bản đồ Việt Nam
Quận 5
Quận 5
Vị trí Quận 5 trên bản đồ Việt Nam
Diện tích4,27 km²[1]
Dân số (2019)
Tổng cộng187.640 người[2]
Thành thị100%
Nông thôn0%
Mật độ43.913 người/km²[3]
Dân tộcViệt, Hoa...
Khác
Mã hành chính774[4]
Mã bưu chính70250
Biển số xe59H1
WebsiteTrang web chính thức

Quận 5 hay Quận Năm là một quận nội thành trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận 5 và Quận 6, hai quận này còn được gọi chung là Chợ Lớn, một khu trung tâm thương mại lớn nhất của người HoaViệt Nam.

Vị trí địa lý

Quận 5 là một trong các quận thuộc khu trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.

Đại lộ Võ Văn Kiệt đoạn qua quận 5

Hành chính

Quận có 15 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15.

Trong đó phường 8 là trung tâm của quận.

Đường phố

An Bình

An Dương Vương

Bạch Vân

Bãi Sậy

Bùi Hữu Nghĩa

Cao Đạt

Chiêu Anh Các

Đặng Thái Thân

Đỗ Ngọc Thạnh

Gò Công

Hà Tôn Quyền

Hải Thượng Lãn Ông

Hàm Tử

Học Lạc

Hồng Bàng

Hùng Vương

Huỳnh Mẫn Đạt

Lão Tử

Lê Hồng Phong

Lương Nhữ Học

Mạc Thiên Tích

Ngô Quyền

Nguyễn An Khương

Nguyễn Biểu

Nguyễn Duy Dương

Nguyễn Kim

Nguyễn Thi

Nguyễn Thị Nhỏ

Nguyễn Trãi

Nguyễn Tri Phương

Nguyễn Văn Cừ

Nguyễn Văn Đừng

Phạm Đôn

Phan Văn Trị

Phó Cơ Điều

Phùng Hưng

Sư Vạn Hạnh

Tân Hưng

Tân Thành

Trần Bình Trọng

Trần Điện

Trần Hưng Đạo

Trần Phú

Trần Tuấn Khải

Võ Trường Toản

Võ Văn Kiệt

Lịch sử

Địa giới hành chính Quận 5 trước và sau năm 1959 đều khác nhau hoàn toàn.

Thời phong kiến

Lịch sử Quận 5 ngày nay gắn liền với sự hình thành, phát triển của khu vực Chợ Lớn và lịch sử hơn 300 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1623, chúa Nguyễn Phúc Nguyên (chúa Sãi) cho thành lập đồn thu thuế Brai Konor (đồn Sài Gòn) tại Quận 5. Như vậy địa danh Sài Gòn nghĩa hẹp là để chỉ Quận 5[6].

Năm 1820, vùng đất này thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Năm 1836 thuộc huyện Tân Long, tỉnh Gia Định. Sau thuộc thành phố Chợ Lớn, tỉnh Chợ Lớn.[7]

Thời Pháp thuộc

Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu (một số tài liệu gọi là "Địa phương") Sài Gòn - Chợ Lớn (Région Saigon - Cholon ou Région de Saigon - Cholon).

Ngày 31 tháng 8 năm 1933, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập thêm quận 5. Quận 5 khi đó thuộc khu vực thành phố Chợ Lớn cũ trước năm 1931, ngày nay thuộc địa giới Quận 6, Quận 8Quận 11 của Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 30 tháng 6 năm 1951, Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311-cab/SG đổi tên Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Lúc này, Quận 5 thuộc Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn.

Thời Việt Nam Cộng hòa

Theo sắc lệnh số 143/NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn. Khi đó, Quận 5 lại thuộc Đô thành Sài Gòn.

Ngày 27 tháng 3 năm 1959, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 110-NV về việc phân chia sáu quận đang có thành tám quận mới: Nhứt, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy và Tám (trừ ba quận: Nhứt, Nhì, Ba giữ nguyên, các quận còn lại đều đổi tên và thay đổi địa giới hành chính). Lúc này, Quận 5 (Quận Năm) trùng với địa giới Quận 7 và phần địa giới thuộc Quận 4 cũ, phía bắc Kênh Tàu Hủ. Năm 1959, Quận Năm có 06 phường: An Đông, Chợ Quán, Trung ương, Minh Mạng, Nguyễn Tri Phương, Phú Thọ.

Năm 1962, Quận Năm giải thể phường Trung ương; lập mới năm phường: Đồng Khánh, Hồng Bàng, Khổng Tử, Nguyễn Huỳnh Đức và Trang Tử. Như thế lúc này quận có 10 phường.

Năm 1969, tách đất của ba quận: Ba, Năm và Sáu, để lập mới quận Mười với 04 phường (Minh Mạng, Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản, Chí Hòa) và quận Mười Một với 04 phường (Phú Thọ, Bình Thới, Cầu Tre, Phú Thọ Hòa). Như thế Quận Năm còn 07 phường.

Năm 1974, lập thêm phường Nguyễn Trãi tại Quận Năm, lúc này Quận có 08 phường. Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, Quận 5 (Quận Năm) gồm 08 phường: An Đông, Chợ Quán, Đồng Khánh, Hồng Bàng, Khổng Tử, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Trãi, Trang Tử.

Từ năm 1975 đến nay

Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Lúc này, Quận 5 (Quận Năm) thuộc Thành phố Sài Gòn - Gia Định cho đến tháng 7 năm 1976. Đồng thời, có những điều chỉnh do phường hiện hữu có diện tích quá nhỏ hoặc tương đối ít dân cư, trong đó Quận Năm sáp nhập Phường Hồng Bàng vào Phường Nguyễn Trãi, sáp nhập Phường Khổng Tử vào Phường Trang Tử. Như thế lúc này Quận 5 còn 06 phường.

Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên Quận 5 cũ có từ trước đó. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 5 có 24 phường, đánh số từ 1 đến 24.

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 5 trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 26 tháng 4 năm 1986, theo Quyết định số 51-HĐBT[8] của Hội đồng Bộ trưởng, quận 5 giải thể 24 phường hiện hữu, thay thế bằng 15 phường mới, đánh số từ 1 đến 15. Sự phân chia đơn vị hành chính này giữ ổn định cho đến nay:

1. Sáp nhập phường 19 và phường 20 thành một phường lấy tên là phường 1.

2. Giải thể phường 21, phường 22, phường 23 và phường 24 để thành lập 3 phường, lấy tên là phường 2, phường 3 và phường 4.

3. Sáp nhập phường 17 và phường 18 lấy tên là phường 5.

4. Giải thể phường 13 cũ, phường 14 cũ và phường 16 cũ để thành lập 2 phường, lấy tên là phường 6 và phường 7.

5. Giải thể phường 11 cũ, phường 12 cũ và phường 15 cũ để thành lập 2 phường, lấy tên là phường 8 và phường 9.

6. Giải thể phường 7 cũ, phường 8 cũ và phường 9 cũ để thành lập 2 phường lấy tên là phường 10 và phường 11.

7. Giải thể phường 1 cũ, phường 2 cũ, phường 3 cũ, phường 4 cũ, phường 5 cũ, phường 6 cũ và phường 10 cũ để thành lập 4 phường lấy tên là phường 12, phường 13, phường 14 và phường 15.

Dự án "Bảo tồn và cải tạo khu phố cổ Chợ Lớn" rộng 68 hecta, trải dài trên Quận 5 và Quận 6 đang được thảo luận và lấy ý kiến nhân dân.[9]

Thông tin thêm về các phường

  • Phường Chợ Quán cũ: các Phường 1, 2, 3 và 4 hiện nay
  • Phường Nguyễn Huỳnh Đức cũ: các Phường 5 và 6 hiện nay
  • Phường Đồng Khánh cũ: Phường 7 hiện nay
  • Phường An Đông cũ: các Phường 8 và 9 hiện nay
  • Phường Nguyễn Trãi cũ: các Phường 10 và 11 hiện nay
  • Phường Hồng Bàng cũ: Phường 12 hiện nay
  • Phường Khổng Tử cũ: Phường 13 hiện nay
  • Phường Trang Tử cũ: các Phường 14 và 15 hiện nay

Tên đường của quận 5 trước năm 1975

  • Bến Hàm Tử, Lê Quang Liêm nay là đường Võ Văn Kiệt
  • Đại lộ Đồng Khánh nay là đường Trần Hưng Đạo B
  • Đại lộ Nguyễn Hoàng nay là đường Trần Phú
  • Đại lộ Thành Thái nay là đường An Dương Vương
  • Đại lộ Pétrus Ký nay là đường Lê Hồng Phong
  • Đường Nguyễn Huỳnh Đức nay là đường Trần Tuấn Khải
  • Đường Bùi Duy Thanh nay là đường Nguyễn Văn Đừng
  • Đường Châu Văn Tiếp nay là đường Trần Xuân Hòa
  • Đường Ngô Quyền, Triệu Đà nay là đường Ngô Quyền
  • Đại lộ Nguyễn Văn Thoại nay là đường Lý Thường Kiệt
  • Đại lộ Tổng Đốc Phương nay là đường Châu Văn Liêm
  • Đại lộ Khổng Tử, Trần Thanh Cần nay là đường Hải Thượng Lãn Ông
  • Đường Nguyễn Văn Thạch nay là đường Nguyễn Thi
  • Đường Lý Thành Nguyễn nay là đường Đỗ Ngọc Thạnh
  • Đại lộ Tôn Thọ Tường nay là đường Tạ Uyên
  • Bến Dương Công Trừng nay là đường Nguyễn Thị Nhỏ
  • Đường Mạnh Tử nay là đường Dương Tử Giang
  • Đại lộ Minh Mạng nay là đường Ngô Gia Tự
  • Bến Nguyễn Văn Thành nay là đường Phan Văn Khỏe

Giáo dục

Quận 5 là nơi tọa lạc của các trường trung học nổi tiếng như Trường Phổ thông Năng khiếu, THPT chuyên Lê Hồng Phong, cũng như các trường đại học lớn như Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sài Gòn (tiền thân là Trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh), Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, cả ba trường Đại học này nằm rất gần nhau tại ngã 3 An Dương Vương - Nguyễn Văn Cừ. Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh nằm trên đường Hồng Bàng, bao quanh bởi các đường Nguyễn Trãi,Phù Đổng Thiên Vương và Tản Đà, đối diện là Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh trên đường Nguyễn Trãi (tiền thân là trường Sư phạm Thể dục Miền Nam). Hai trường đều nằm gần giao lộ nối liền với An Dương Vương, Hùng Vương, Ngô Gia Tự.

Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật[10]

Di tích cấp quốc gia:

  • Khu trại giam bệnh viện Chợ Quán (nơi đồng chí Trần Phú hy sinh)
  • Nhà số 5 đường Châu Văn Liêm (nơi đồng chí Nguyễn Tất Thành ở trước khi ra đi tìm đường cứu nước)
  • Hội quán Nghĩa Nhuận.
  • Hội quán Tuệ Thành (Chùa Bà).
  • Hội quán Nghĩa An (Miếu Quan Đế hay Chùa Ông).
  • Hội quán Lệ Châu (Nhà thờ tổ thợ bạc).
  • Hội quán Quỳnh Phủ.
  • Hội quán Hà Chương.
  • Hội quán Ôn Lăng.
  • Đình Minh Hương Gia Thạnh.
  • Miếu Nhị Phủ (Chùa Ông Bổn).

Di tích cấp Thành phố:

  • Chùa Thiên Tôn.
  • Đình Tân Kiểng.
  • Hội quán Phước An.
  • Từ đường họ Lý.
  • Từ đường Phước Kiến.

Du lịch

Một số địa điểm nổi tiếng thu hút du khách trong và ngoài nước:

Thành ngữ

  • Ăn Quận Năm, nằm Quận Ba, chơi ra Quận Nhất (dị bản: xa hoa Quận Nhất)
  • Ăn Quận Năm, nằm Quận Ba, múa (hát) ca Quận Một, trấn lột Quận Tư.[17]
  • Giao thừa ra Quận Nhất, Nguyên Tiêu về Quận Năm.
  • Quận Năm lộng lẫy dáng hào hoa[18].

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “Giới thiệu”. Mạng Thông tin tích hợp trên Internet của TP HCM. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015.
  2. ^ Dân số và mật độ dân số năm 2010 phân chia theo quận, huyện, Theo Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh.
  3. ^ “Thành phố Hồ Chí Minh”. Theo thông tin từ Cục thống kê Thành phồ Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2012.
  4. ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  5. ^ “TP HCM bố trí nhiều nhân sự chủ chốt”. Người Lao động. Truy cập 6 tháng 10 năm 2015.
  6. ^ http://gslhcm.org.vn/libol/attach/doc/doc20070509SDPP.pdf
  7. ^ “Giới thiệu chung”. Mạng Thông tin tích hợp trên Internet của TP HCM. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015.
  8. ^ “Quyết định 51”. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015.
  9. ^ 'Lấy ý kiến dân về dự án bảo tồn khu phố Chợ Lớn' - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015.
  10. ^ http://www.svhttdl.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/146?p_p_id=EXT_ARTICLEVIEW&p_p_lifecycle=0&p_p_col_id=column-1&p_p_col_count=1&_EXT_ARTICLEVIEW_groupId=16&_EXT_ARTICLEVIEW_articleId=51483&_EXT_ARTICLEVIEW_version=1.0&_EXT_ARTICLEVIEW_redirect=/web/guest/di-tich
  11. ^ “Windsor Plaza Hotel”. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015.
  12. ^ “Tin tức Thanh Niên Online - Báo điện tử, tin nhanh, tin mới, thời sự”. Thanh Niên Online. Truy cập 6 tháng 10 năm 2015.
  13. ^ “Welcome to Dai The Gioi”. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015.
  14. ^ “Trung tâm Văn hóa quận 5”. Mạng Thông tin tích hợp trên Internet của TP HCM. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015.
  15. ^ http://www.baodulich.net.vn/Story/vn/dulichvacuocsong/dulichvacuocsong/2011/6/7928.html
  16. ^ “Tết ở chợ Lớn Sài Gòn - VnExpress Kinh doanh”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015.
  17. ^ http://suckhoedinhduong.nld.com.vn/115125p0c1002/quan-4-khong-con-xa.htm
  18. ^ “TTVH Quận 5”. Truy cập 21 tháng 2 năm 2015.

Bản mẫu:Đơn vị hành chính Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh Bản mẫu:Đơn vị hành chính Thành phố Hồ Chí Minh