Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Định Hóa”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 73: Dòng 73:


Ngày nay, Định Hóa có 24 đơn vị hành chính cấp xã (23 xã, 1 thị trấn).
Ngày nay, Định Hóa có 24 đơn vị hành chính cấp xã (23 xã, 1 thị trấn).

Dự kiến sau năm 2020, xã Kim Sơn sẽ được sáp nhập lại vào xã Kim Phượng.


==Địa lý==
==Địa lý==

Phiên bản lúc 16:13, ngày 26 tháng 7 năm 2019

Định Hóa
Huyện
Huyện Định Hóa
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
TỉnhThái Nguyên
Huyện lỵThị trấn Chợ Chu
Phân chia hành chính1 thị trấn, 23
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDMa Đình Đối
Chủ tịch HĐNDLương Văn Lành
Địa lý
Diện tích520,75
Dân số
Tổng cộng90.600 người (2019) [1]
Mật độ
Dân tộcTày, Dao, Kinh
Khác
Số điện thoại(84.280).3878365

Định Hóa là một huyện miền núi phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên, được biết đến với di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu Định Hóa. Diện tích tự nhiên: 52.075,4 ha, dân số 90.086 người (năm 2005). Theo cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, trong 10 năm (1999-2009), dân số huyện Định Hóa giảm 3.200 người do tỷ lệ xuất cư cao.[2]

Lịch sử

Huyện Định Hóa ngày nay, thời nhà Lý thuộc về châu Định Biên, thời thuộc Minh là châu Tuyên Hóa, đầu đời Lê gọi là huyện Tuyên Hóa. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đời vua Lê Thánh Tông đổi làm châu Định Hóa, có 46 xã 27 trang và thuộc phủ Phú Bình, thừa tuyên Thái Nguyên.

Theo sách: “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX” (gồm các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra) được biên soạn vào giữa đời vua Gia Long (năm 1810 đến 1819), thì châu Định Hóa có 9 tổng 31 xã:

1- Tổng An Ninh, có 1 xã: An Ninh.

2- Tổng Thanh Hồng, có 3 xã: Thanh Hồng, Thù Mặc, Lục Dã.

3- Tổng Khuynh Quỳ, có 2 xã: Khuynh Quỳ, Ôn Lương Hạ.

4- Tổng An Biên Thượng, có 4 xã: An Biên Thượng, Quế Lĩnh, Nghĩa Tá, Bảo Biên.

5- Tổng Định Biên Trung, có 6 xã: Định Biên Trung, Định Biên, Nam Huân, Lang Yên, Du Nghệ, Trung Khảm.

6- Tổng Định Biên Hạ, có 6 xã: Định Biên Hạ, Quảng Nạp, Bằng An, Bộc Nhiêu, Sơn Đầu, Lang Tuyền.

7- Tổng Phượng Vĩ Thượng, có 2 xã: Phượng Vĩ Thượng, Lam Vĩ.

8- Tổng Phượng Vĩ Trung, có 1 xã: Phượng Vĩ Trung.

9- Tổng Phượng Vĩ Hạ có 6 xã: Phượng Vĩ Hạ, Linh Đàm, Phúc Trinh, Quy Triều, Nghĩa Trang, Văn La.

Có một phố phiêu bạt là phố Chợ Chu ở thôn Trung Khảm, Tổng Phượng Vĩ Hạ.

Năm Minh Mệnh thứ 4 (1823), châu Định Hóa đổi là Châu Định. Năm 1835, một số châu, huyện thuộc phủ Phú Bình được tách ra để lập phủ mới Tòng Hóa, bao gồm phần đất của ba huyện Định Hóa, Đại TừPhú Lương ngày nay. Châu Định Hóa thuộc phủ Tòng Hóa, có 9 tổng, 36 xã.

Theo Đồng Khánh dư địa chí: Định Châu (tức Châu Định), châu lỵ đặt ở xã Trung Khảm. Châu hạt phía đông giáp xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, phía tây giáp xã Kim Đài, châu Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp xã Hạ Lãm và trang An Nghiệp, huyện Văn Lãng, phía bắc giáp Chợ Mới, trang Yên Đĩnh, châu Bạch Thông. Đông tây cách nhau 172 dặm, nam bắc cách nhau 93 dặm.Châu có 9 tổng 36 xã.

1- Tổng Định Biên Thượng, 5 xã: Bảo Biên, Quế Linh, Nghĩa Tá, Định Biên Thượng, TLập.

2- Tổng Định Biên Trung, 6 xã: Trung Khảm, Định Biên, Du Nghệ, Phong Huân, Lương An, Định Biên Trung

3- Tổng Định Biên Hạ, 6 xã: Định Biên Hạ, Lương Can, Bình An, Sơn Đầu, Quảng Nạp, Bộc Nhiêu.

4- Tổng Phượng Vĩ Thượng, 2 xã: Lam Vĩ, Phương Vĩ Thượng.

5- Tổng Phượng Vĩ Hạ 6 xã: Phượng Vĩ Hạ, Phúc Trinh, Văn La, Linh Đàm, Nghĩa Trang, Quy Triều.

6- Tổng Phượng Vĩ Trung, 2 xã: Phượng Vĩ Trung và Kiều Dương.

8- Tổng Thanh Điểu, 3 xã: Thanh Điểu, Điềm Mặc, Lục Dã.

9- Tổng An Trạch, 1 xã: xã An Trạch.

10- Tổng Khuynh Quỳ, 5 xã: Ôn Lương Thượng, Ôn Lương Hạ, Phú Khuôn, Phú Ngự, Khuynh Quỳ.

Khoảng cuối thế kỷ XIX, dưới quyền cai trị của thực dân Pháp, xã Nghĩa Tá được nâng lên thành tổng Nghĩa Tá. Năm 1913, chính quyền Pháp cắt tổng Nghĩa Tá (gồm các xã Phong Huân, Lương Yên, Nghĩa Tá) về huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn và hai xã Phú Lâm, TLập thuộc tổng Định Biên Thượng về huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang. Trước ngày khởi nghĩa giành chính quyền (26/3/1945), châu Định Hoá có 8 tổng 30 xã 1 thị trấn.

Sau ngày khởi nghĩa giành chính quyền, châu Định Hóa được đổi tên là châu Ngô Quyền, cuối tháng 6/1945 đổi tên là phủ Vạn Thắng. Đến ngày 25/3/1948, theo sắc lệnh số 148 - SL của Chủ tịch chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Bỏ phủ, châu, quận, đơn vị hành chính trên cấp xã gọi là huyện, châu Định Hóa đổi là huyện Định Hóa. Cũng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, một số xã được sáp nhập với nhau hoặc điều chỉnh địa giới, do đó tên xã cũng có nhiều thay đổi. Huyện Định Hóa khi đó gồm có 1 thị trấn Chợ Chu và 22 xã: Bảo Cường, Bảo Linh, Bình Thành, Bình Yên, Bộc Nhiêu, Điềm Mặc, Định Biên, Đồng Thịnh, Kim Phượng, Lam Vỹ, Linh Thông, Phú Đình, Phú Tiến, Phúc Chu, Phượng Tiến, Quy Kỳ, Sơn Phú, Tân Dương, Tân Thịnh, Thanh Định, Trung Hội, Trung Lương.

Ngày 17/2/1965, theo quyết định số 46 - NV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, xã Kim Phượng được chia làm 2 xã: xã Kim Phượng gồm các xóm Quảng Cáo, Thái Chi, Ninh Na; xã Kim Sơn gồm các xóm Nà Mò, Nghĩa Trang.

Ngày nay, Định Hóa có 24 đơn vị hành chính cấp xã (23 xã, 1 thị trấn).

Dự kiến sau năm 2020, xã Kim Sơn sẽ được sáp nhập lại vào xã Kim Phượng.

Địa lý

Định Hóa giáp tỉnh Bắc Kạn về phía bắc và phía đông; giáp tỉnh Tuyên Quang về phía tây; giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương về phía nam.

Hành chính

An toàn khu Định Hóa
Một rừng cọ đặc trưng của vùng bán sơn địa tại xã Điềm Mặc, Định Hóa

Đây cũng là nơi căn cứ địa cách mạng của Đảng và Chính phủ. Huyện Định Hóa có 24 đơn vị hành chính cấp xã/phường gồm 1 thị trấn Chợ Chu và 23 xã: Bảo Cường, Bảo Linh, Bình Thành, Bình Yên, Bộc Nhiêu, Điềm Mặc, Định Biên, Đồng Thịnh, Kim Phượng, Kim Sơn, Lam Vỹ, Linh Thông, Phú Đình, Phú Tiến, Phúc Chu, Phượng Tiến, Quy Kỳ, Sơn Phú, Tân Dương, Tân Thịnh, Thanh Định, Trung Hội, Trung Lương.

Chú thích

  1. ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Hà Nội, 6-2010. Biểu 2, tr.11.
  2. ^ [1]

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Danh sách xã, thị trấn thuộc huyện Định Hóa