Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Tiêu chí xóa nhanh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 146: Dòng 146:
=== Chuyển hướng ===
=== Chuyển hướng ===
{{Anchor|R1|r1}}
{{Anchor|R1|r1}}
;R1. Chuyển hướng đến các trang không tồn tại.
;CH1. Chuyển hướng đến các trang không tồn tại.
: Khi một trang chuyển hướng đến một trang không tồn tại.
: Khi một trang chuyển hướng đến một trang không tồn tại.
{{Anchor|R2|r2}}
{{Anchor|R2|r2}}
;R2. Chuyển hướng từ không gian tên này sang không gian tên khác.
;CH2. Chuyển hướng từ không gian tên này sang không gian tên khác.
: Nếu một trang nằm trong [[Trợ giúp:Không gian tên|không gian tên]] chuyển hướng đến một trang nằm trong một không gian tên khác.
: Nếu một trang nằm trong [[Trợ giúp:Không gian tên|không gian tên]] chuyển hướng đến một trang nằm trong một không gian tên khác.
{{Anchor|R3|r3}}
{{Anchor|R3|r3}}
;R3. Tự động chuyển hướng mà không cần thiết.
;CH3. Tự động chuyển hướng mà không cần thiết.
: Tự động chuyển hướng là kết quả của việc chuyển từ một trang có lỗi trong tiêu đề. Nếu đó là một dấu ngã, hoặc một lỗi rất thường xuyên, thì tùy thuộc vào thủ thư để bỏ nó, vì nó có thể hữu ích.
: Tự động chuyển hướng là kết quả của việc chuyển từ một trang có lỗi trong tiêu đề. Nếu đó là một dấu ngã, hoặc một lỗi rất thường xuyên, thì tùy thuộc vào thủ thư để bỏ nó, vì nó có thể hữu ích.
{{Anchor|R4|r4}}
{{Anchor|R4|r4}}
;R4. Chuyển hướng không chính xác hoặc không cần thiết.
;CH4. Chuyển hướng không chính xác hoặc không cần thiết.
: Đối với việc hiển nhiên sai hoặc không cung cấp bất kỳ lợi ích.
: Đối với việc hiển nhiên sai hoặc không cung cấp bất kỳ lợi ích.



Phiên bản lúc 05:37, ngày 4 tháng 10 năm 2019

Cộng đồng Wikipedia tiếng Việt đã nhất trí cho phép các bảo quản viênđiều phối viên có thể bỏ qua thảo luận xoá và tự xem xét quyết định xoá một bài hoặc một tập tin đa phương tiện nào đó trên Wikipedia. Họ chỉ được phép làm vậy trong những trường hợp được nêu ra cụ thể trong quy định nêu dưới đây.

Các trang bị xoá có thể phục hồi được, nhưng cũng chỉ có bảo quản viên và điều phối viên mới có thể làm vậy, cho nên những trường hợp xoá khác đều phải qua thảo luận. Quy định xoá nhanh được tạo ra nhằm giúp các thành viên đỡ mất thời gian biểu quyết xoá đối với các bài viết hoặc tập tin rõ ràng không thể được giữ lại kể cả khi có biểu quyết đi chăng nữa.[1]

Các bảo quản viên nên cẩn thận không xoá nhanh các trang hoặc tập tin trừ phi chúng rơi vào những trường hợp quá rõ ràng bên dưới. Nếu một trang trước đây đã từng được biểu quyết giữ, bạn không nên xoá nhanh chúng trừ phi nội dung mới của chúng vi phạm bản quyền hoặc chúng rơi vào những trường hợp cụ thể không cần bàn cãi dưới đây. Các thành viên đôi khi phải mất một vài lần sửa đổi mới viết xong một trang mới, do đó bạn nên tránh xoá nhanh những trang vừa mới được tạo ra mà trông có vẻ chưa hoàn chỉnh.

Bất kỳ ai cũng có thể đề nghị xoá nhanh một trang bằng cách thêm một trong số những bản mẫu chờ xoá nhanh. Trước khi đề nghị xoá nhanh một trang, bạn nên cân nhắc liệu nó có thể được cải thiện, rút gọn thành một bài sơ khai, hợp nhất hoặc đổi hướng tới đâu đó, lùi về một phiên bản trước tốt hơn, hoặc giải quyết bằng cách khác. Trang chỉ có thể bị xoá nhanh nếu như mọi mọi phiên bản trước của trang cũng rơi vào tình trạng tương tự. Thành viên đề nghị xoá nhanh cần ghi rõ trang bị xoá theo tiêu chí nào, và phải thông báo cho người tạo trang và những người đóng góp chủ yếu của trang đó được biết.

Thành viên tạo trang không được phép xoá bản mẫu xoá nhanh khỏi trang. Chỉ có những thành viên không phải người tạo trang mới được làm vậy. Người tạo trang nếu không đồng ý với quyết định xoá nhanh cần nhấn nút Nhấn vào đây để phản đối yêu cầu xoá nhanh ở trong biển xoá nhanh đó. Nút đó liên kết với trang thảo luận của bài; trang đó được định dạng sẵn để người tạo trang có thể giải thích tại sao không nên xoá bài đó. Tuy nhiên, nếu người viết duy nhất tẩy trống một trang (trừ trường hợp đó là trang thành viên của họ hoặc một trang thể loại) thì đó được coi như là một yêu cầu xoá trang, và trang bị tẩy trống đó cần được gắn biển {{Db-blanked}} (xem tiêu chí C7).

Danh sách tiêu chí

Các tiêu chí chung

Các tiêu chí dưới đây áp dụng cho mọi loại trang thuộc mọi không gian tên trừ những ngoại lệ được liệt kê ở các loại tiêu chí cụ thể khác, và do đó chúng được áp dụng với các bài viết, trang đổi hướng, trang thành viên, trang thảo luận, tập tin, v.v... Bạn hãy đọc định nghĩa về từng tiêu chí để biết khi nào chúng được áp dụng và áp dụng như thế nào.

C1. Vô nghĩa rõ ràng

Tiêu chí này áp dụng với những trang chứa các đoạn văn bản toàn hoàn không mạch lạc hoặc vô nghĩa, cả nội dung lẫn lịch sử trang đều không chứa nội dung gì có ý nghĩa. Tiêu chí này không bao hàm những trường hợp viết lách kém, nội dung tuyên truyền dài dòng, câu chữ khiêu dâm, những lý thuyết còn nghi vấn, phá hoại hoặc tin vịt, nội dung hư cấu, văn bản viết bằng ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh nhưng có nội dung mạch lạc, hoặc những trang được dịch sơ sài. Tiêu chí này cũng không được áp dụng đối với chỗ thử hoặc những trang khác nằm trong không gian tên trang thành viên. Nói ngắn gọn, nếu bạn hiểu nội dung trang đó viết gì, thì tiêu chí C1 không được áp dụng.

C2. Trang thử nghiệm

Tiêu chí này áp dụng với những trang được tạo ra để thử nghiệm chức năng sửa đổi hoặc những chức năng khác của Wikipedia. Nó áp dụng với những trang con của chỗ thử Wikipedia được tạo ra để thử nghiệm, nhưng không áp dụng với bản thân trang Chỗ thử: tiêu chí này cũng không được áp dụng với những trang nằm trong không gian tên thành viên, cũng như những bản mẫu hợp lệ nhưng không còn được sử dụng hay trùng lặp (dù vậy, tiêu chí BM3 có thể được áp dụng).

C3. Hoàn toàn là phá hoại hoặc lừa bịp rõ ràng

Tiêu chí này áp dụng với những trang tung thông tin sai lệch rõ ràng, tin vịt (thông tin lừa bịp) rành rành (kể cả những hình ảnh được tải lên với mục đích cố ý cung cấp thông tin sai), và các trang đổi hướng được tạo ra sau khi đổi tên những trang bị phá hoại tiêu đề về tên đúng. Những bài viết nói về những lần tung tin vịt nổi tiếng từng xảy ra được chấp nhận nếu như nội dung của nó cho thấy rằng đó là bài viết nói về sự kiện tung tin vịt.

C4. Trang được tạo lại với nội dung của một trang đã từng bị xoá theo biểu quyết

Tiêu chí này áp dụng với những bản sao y hệt, dù đã được đổi sang tiêu đề mới, của một trang đã từng bị xoá theo kết quả của lần biểu quyết xoá gần đây nhất.[2] Tiêu chí này không áp dụng với những trang có nội dung không hoàn toàn giống hệt với phiên bản bị xoá, những trang mà lý do xoá không còn hiệu lực, và nếu nội dung ấy đã được di chuyển tới không gian tên thành viên hoặc chuyển sang một bản nháp để tiếp tục cải thiện (với điều kiện việc di chuyển ấy không phải để lách luật). Tiêu chí này cũng không áp dụng với những nội dung mới được khôi phục bởi một bảo quản viên hoặc điều phối viên, hoặc trang bị xoá nhanh không qua biểu quyết (tuy nhiên nếu cần, vẫn có thể sử dụng tiêu chí xoá nhanh trước để yêu cầu xoá trang được tạo lại này).

C5. Trang do thành viên bị cấm tạo ra

Tiêu chí này áp dụng với những trang do các thành viên bị cấm tạo ra mà vi phạm lệnh cấm (ví dụ, sử dụng các tài khoản phụ, tài khoản con rối để lách lệnh cấm), và không có sự bổ sung, cải thiện đáng kể nào từ những người dùng khác. Tiêu chí C5 không nên được áp dụng với các bản mẫu được nhúng hoặc với các thể loại có thể còn được sử dụng hữu ích hoặc có thể hợp nhất.

  • Để đáp ứng tiêu chí này, sửa đổi hoặc bài viết bị xoá phải được thực hiện hoặc tạo ra (có thể bằng tài khoản khác) khi tài khoản chính của người dùng đang thực sự bị cấm. Trang được tạo ra trước khi lệnh cấm có hiệu lực không nằm trong tiêu chí này.
  • Sửa đổi đó phải là sự vi phạm lệnh cấm cụ thể đối với người dùng đó. Trang do một người dùng bị cấm vì phá hoại một chủ đề nào đó tạo ra sẽ bị xoá nếu nó lặp lại chủ đề ấy, nhưng không áp dụng đối với những bài viết về chủ đề khác.
  • {{Db-c5|tên thành viên bị cấm}}, {{Db-banned|tên thành viên bị cấm}}

C6. Xoá để thực hiện các tác vụ bảo trì kĩ thuật

Tiêu chí này áp dụng với các tác vụ xoá để thực hiện công tác bảo trì kĩ thuật không gây tranh cãi, bao gồm:

  • Xoá các thể loại bảo trì trống.
  • Xoá trang định hướng không có liên kết tới bài viết nào hoặc chỉ liên kết tới một bài viết; tiêu đề trang sắp bị xoá kết thúc bằng cụm từ "(định hướng)"[3]
  • Xoá các trang đổi hướng hoặc các trang tương tự đang tồn tại làm cản trở việc di chuyển trang (còn được biết đến với tên gọi "Tạm xoá để di chuyển, trộn lịch sử"). Các bảo quản viên cần nắm chắc quy trình di chuyển trang trong trường hợp các trang đổi hướng hoặc các trang khác tồn tại làm cản trở việc di chuyển nhưng bản thân chúng lại không có lịch sử nào đáng kể. Bảo quản viên khi xoá những trang cản trở như vậy cần phải đảm bảo rằng khi xoá xong, lệnh di chuyển/đổi tên được hoàn tất thành công.
  • Xoá những trang khi tạo ra bị lỗi hoặc nằm sai không gian tên.
  • Xoá các bản mẫu không được sử dụng sau khi có biểu quyết đồng thuận.
  • Xoá các trang đổi hướng trong không gian tên "Tập tin:" mà có tên trùng với một tập tin đang có trên Commons, với điều kiện trang đổi hướng tren Wikipedia không tồn tại liên kết tập tin nào (trừ phi những liên kết đó được cố ý tạo ra cho tập tin hoặc cho một trang đổi hướng khác trên Commons).
  • Xoá các trang nháp nằm trong không gian thành viên mà không chứa nội dung gì, với điều kiện trang đó đã không được chỉnh sửa gì trong ít nhất một năm.

Các bản mẫu thường dùng:

  • {{Db-c6|rationale=lý do}} - Sử dụng nếu các bản mẫu ở dưới không thích hợp trong trường hợp đó, nếu dùng bản mẫu này cần nêu rõ lý do ở tham số |rationale=.
  • {{Db-copypaste|trang cần đổi tên/di chuyển}} - Sử dụng với các trường hợp di chuyển trang kiểu cắt-dán, cần tạm thời xoá trang mới này đi để có thể di chuyển lại trang gốc.
  • {{Db-disambig}} - Sử dụng với các trang định hướng không có hoặc chỉ có một liên kết.
  • {{Db-move|trang cần đổi tên/di chuyển|lý do}}
  • {{Db-xfd|fullvotepage=liên kết tới biểu quyết xoá}}
  • {{db-error}}
  • {{Db-redircom}}
  • {{db-blankdraft}} - Với trang nháp của thành viên trống, không được sửa đổi gì trong 1 năm.

C7. Người viết/Tác giả yêu cầu xoá

Tiêu chí này áp dụng trong trường hợp chính tác giả yêu cầu xoá (một cách có thiện chí) và với điều kiện những nội dung chính nhất của trang chỉ do một mình tác giả tạo ra. (Với trường hợp các trang đổi hướng được tạo ra sau khi di chuyển một trang khác, người di chuyển trang cũng phải chính là người đóng góp chính duy nhất cho trang trước khi di chuyển) Nếu tác giả duy nhất đó tẩy trống một trang ngoại trừ không gian tên thành viên, không gian tên thể loại, hoặc bất kì loại trang thảo luận nào, thì đó cũng có thể xem là một yêu cầu xóa.

C8. Trang liên quan đến một trang khác không tồn tại hoặc đã bị xoá

Những trường hợp áp dụng tiêu chí này bao gồm trang thảo luận không có trang nội dung tương ứng, trang con nhưng không có trang cha mẹ bên ngoài, trang tập tin không chứa tập tin tương ứng, trang đổi hướng tới trang đích không hợp lệ, chẳng hạn như trang đích không tồn tại, trang đổi hướng bị lặp vòng, hoặc đổi hướng đến trang có tên nằm trong danh sách đen tiêu đề trang, thông báo sửa đổi không sử dụng thuộc về những trang không tồn tại hoặc bị xoá và khoá khả năng tạo mới, và các thể loại được thêm tự động nhờ các bản mẫu đã bị xoá hoặc bị đổi hướng. Tiêu chí này không áp dụng với các trang còn hữu ích với Wikipedia, và đặc biệt là các thảo luận xoá không được ghi lại nhật trình ở nơi nào khác, các trang thành viên, các trang thảo luận thành viên, các trang lưu trữ thảo luận (ngoại trừ các trang lưu trữ thảo luận của các trang đã bị xoá, và bản thân trang thảo luận gốc cũng bị xoá rồi và việc lưu trữ lại thảo luận không còn hữu ích với Wikipedia – hãy kiểm tra nhật trình di chuyển và trộn trang trước khi sử dụng tiêu chí C8 để xoá các lưu trữ trang thảo luận bài viết, có thể trang gốc vẫn còn tồn tại dưới tên mới)), những trang đổi hướng nghe-có-vẻ-hợp lý có khả năng đổi hướng sang các trang đích hợp lệ hơn, các trang thảo luận của các tập tin tồn tại trên Wikimedia Commons, và cuối cùng là với trang có thể di chuyển được sang tiêu đề mới.[4] Các ngoại lệ có thể được đánh dấu bằng bản mẫu {{C8-ngoại lệ}}.

  • {{Db-c8}}
  • {{Db-imagepage}} - đối với các trang mô tả hình
  • {{Db-redirnone}}- đối với các trang tự đổi hướng đến chính nó hoặc đến các bài viết không tồn tại/đã bị xoá, hoặc các bài viết đang bị đặt bản mẫu xoá nhanh
  • {{Db-subpage}} - đối với các trang con của những trang không tồn tại/đã bị xoá, hoặc bài viết đang bị đặt bản mẫu xoá nhanh
  • {{Db-talk}}
  • {{Db-templatecat}}

C9. Quảng cáo

Tiêu chí này áp dụng với những bài viết nó chỉ có một mục đích duy nhất là quảng cáo cho một công ty, sản phẩm, dịch vụ hay cá nhân và cần được viết lại nếu muốn nó đáp ứng yêu cầu bách khoa. Nhưng cũng cần chú ý rằng không phải mọi bài viết về công ty, sản phẩm, dịch vụ hay cá nhân nào cũng là quảng cáo mà cần xem xét dựa vào cả văn phong và cách trình bày bài.

Xem thêm:

C10. Tên bài viết sai

C11. Bài viết có nội dung tấn công cá nhân

Examples of "attack pages" may include libel, legal threats, material intended purely to harass or intimidate a person or biographical material about a living person that is entirely negative in tone and unsourced. These pages should be speedily deleted when there is no neutral version in the page history to revert to. Both the page title and page content may be taken into account in assessing an attack. Articles about living people deleted under this criterion should not be restored or recreated by any editor until the biographical article standards are met. Other pages violating the Biographies of living persons policy might be eligible for deletion under the conditions stipulated at Wikipedia:Biographies of living persons#Summary deletion, creation prevention, and courtesy blanking, although in most cases a deletion discussion should be initiated instead.

Redirects from plausible search terms are not eligible under this criterion. For example, a term used on the target page to refer to its subject is often a plausible redirect – see Wikipedia:RNEUTRAL.

C12. Bài không được dịch: chỉ có ≤ 10 từ tiếng Việt, còn lại là tiếng nước ngoài

C13. Bài/đoạn hoặc hình ảnh vi phạm bản quyền

Bài viết

BV1. Không ngữ cảnh hoặc thiếu ngữ cảnh cần thiết để người khác xác định đúng chủ thể được nói đến

BV2. Không có nội dung thực

BV3. Bài viết mới được tạo ra có nội dung sao chép từ một bài đã có sẵn

BV4. Nhân vật, tổ chức, địa danh… rõ ràng chưa đủ độ nổi bật

Trang đổi hướng

ĐH1. Trang đổi hướng đến một trang không tồn tại

ĐH2. Trang đổi hướng lặp (đổi hướng đến chính nó)

ĐH3. Đổi hướng từ một không gian tên đến các không gian tên khác mà không phải là Thể loại:, Bản mẫu:, Wikipedia:, Trợ giúp: và Chủ đề:

ĐH4. Trang đổi hướng tên sai quá mức so với trang đổi hướng đến

Bản mẫu

BM1. Bản mẫu có nội dung hoặc cách trình bày vi phạm quy định của Wikipedia

BM2. Bản mẫu không thể được sử dụng hữu ích theo bất kỳ cách nào

Thể loại

TL1. Thể loại trống hoặc không cần thiết

Chuyển hướng

CH1. Chuyển hướng đến các trang không tồn tại.
Khi một trang chuyển hướng đến một trang không tồn tại.

CH2. Chuyển hướng từ không gian tên này sang không gian tên khác.
Nếu một trang nằm trong không gian tên chuyển hướng đến một trang nằm trong một không gian tên khác.

CH3. Tự động chuyển hướng mà không cần thiết.
Tự động chuyển hướng là kết quả của việc chuyển từ một trang có lỗi trong tiêu đề. Nếu đó là một dấu ngã, hoặc một lỗi rất thường xuyên, thì tùy thuộc vào thủ thư để bỏ nó, vì nó có thể hữu ích.

CH4. Chuyển hướng không chính xác hoặc không cần thiết.
Đối với việc hiển nhiên sai hoặc không cung cấp bất kỳ lợi ích.

Trang thành viên

TV1. Thành viên yêu cầu xóa

TV2. Tên thành viên chưa đăng ký

TV3. Chứa nhiều hình không tự do

Chú thích

  1. ^ Trong bối cảnh này, "nhanh" có nghĩa là quyết định xoá được đưa ra một cách đơn giản, chứ không phải nói đến khoảng thời gian từ lúc bài được tạo cho tới khi nó bị xoá.
  2. ^ Kết quả của lần biểu quyết xoá gần đây nhất là cơ sở để áp dụng tiêu chí này. Có nghĩa rằng nếu như kết quả của lần biểu quyết xoá gần đây nhất là "giữ" hoặc không đạt được đồng thuận, thì tiêu chí C4 không được áp dụng. Tương tự, nếu lần biểu quyết gần đây nhất có kết quả là xoá thì mặc dù những lần biểu quyết trước có kết quả giữ đi chăng nữa, thì bài vẫn bị xoá theo tiêu chí này.
  3. ^ Nếu trang chỉ liên kết tới một bài viết và không kết thúc bằng cụm từ (định hướng), bạn chỉ cần đơn giản chuyển nó thành trang đổi hướng.
  4. ^ Lưu ý rằng đôi khi những thành viên mới có thể nhầm lẫn và viết nháp bài trên trang thảo luận của những tiêu đề bài viết không tồn tại. Nếu bạn bắt gặp trường hợp này, hãy chú ý di chuyển bản nháp ấy sang không gian tên nháp hoặc tới không gian thành viên của người dùng đó, và phải đảm bảo rằng tác giả bài viết trong lịch sử trang được gán cho thành viên chứ không phải cho bạn.