Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoàng (họ người Trung Quốc)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 1: Dòng 1:
{{chờ xóa|copy nguyên một phần của bài [[Hoàng]], hoàn toàn trùng tên, mà không có thông tin khác biệt về mục từ, không thể thành một bài độc lập}}{{Infobox surname
{{Về|họ người Trung Quốc|họ người Việt Nam|Hoàng|họ người Hàn Quốc|Hwang (họ)}}{{Infobox surname
| name = Hoàng
| name = Hoàng
| native name = 黄/黃
| native name = 黄/黃

Phiên bản lúc 14:18, ngày 4 tháng 2 năm 2020

Hoàng
黄/黃
Phát âm[xʷáŋ]
Ngôn ngữtiếng Trung Quốc
Nguồn gốc
Ngôn ngữtiếng Trung Quốc cổ
Nguồn gốcnước Hoàng; đổi họ
Nghĩamàu vàng, lưu huỳnh
Biến thể
 tiếng AnhHuang
 tiếng HànHwang

Hoàng (giản thể: 黄, phồn thể: 黃) là một họ trong tiếng Trung Quốc, là họ có đông thành viên thứ 7 tại Trung Quốc.[1][2] Người họ Hoàng sinh sống nhiều nhất ở tỉnh Quảng Đông, chiếm 19% số người họ Hoàng trên toàn Trung Quốc. Tại Quảng Đông, Hongkong, Macao, họ Hoàng là dòng họ đông thứ hai; tại Quảng Tây là dòng họ đông người nhất; ở Phúc Kiến, Đài Loan là dòng họ đông thứ ba.

Khởi nguyên

  • Nguồn gốc từ họ Doanh. "Hậu Hán thư - Quận quốc chí" viết: "Cố Hoàng quốc, Doanh tính".

Con cháu Bá Ích: Bá Ích là tổ họ Doanh, bởi vì có công trị thủy nên được Đế Thuấn phong thưởng, sau có hậu nhân được phong tại nước Hoàng. Trong truyền thuyết, hậu duệ của Bá Ích có 14 nhánh, là: Ký Từ thị, Đàm thị, Cử thị, Chung Lê thị, Vận Yểm thị, Thố Cầu thị, Tướng Lương thị, Hoàng thị, Giang thị, Tu Ngư thị, Bạch Minh thị, Phỉ Liêm thị, Tần thị, Triệu thị, được hợp xưng là "Doanh tính thập tứ thị". Trong đó Hoàng thị, vào khoảng Thương mạt Chu sơ, ở vùng mà hiện nay là Hoàng Xuyên, Hà Nam dựng nước, đến thời nhà Chu, được thụ phong là Tử tước, nên còn còn được gọi là Hoàng tử quốc.

Năm 648 TCN, nước Hoàng bị nước Sở diệt. Sau khi nước Hoàng bị diệt, người trong nước không quên cố quốc nên lấy Hoàng làm họ. Nhánh này đa số sinh sống cách vùng đất của nước Hoàng cũ không xa, trong đó sống tại Giang Hạ (nay là phía tây huyện Tân Châu, Hồ Bắc) là nhiều nhất.

  • Nguồn gốc từ các dân tộc phương nam thời cổ đại, ở vùng Nam Ninh, Quảng Tây.
  • Nguồn gốc từ các dân tộc ngoài người Hán thời cận đại. Đổi họ lúc tị nạn, như người Mãn "Y Lạt thị, Tây Lâm Giác La thị, Ngạc Cát thị, Ngạc Giai thị, Kéo Nạp Lạt thị", hoặc như người Hồi "Bồ thị". Hoặc là người Đài Loan bản địa thời kỳ Hán hóa được nhà cầm quyền ban họ.
  • Nguồn gốc từ họ khác. Thời thượng cổ, Hoàng và Vương đồng âm, có người họ Vương đổi thành họ Hoàng; hoặc vì những nguyên nhân khác mà đổi họ, như họ Lục, Vu, Ngô, Kim đổi sang họ Hoàng. Vu đổi họ sang Hoàng: Vu và Hoàng có âm cổ gần giống nhau.

Tình trạng phân bố

Người họ Hoàng tập trung nhiều ở Quảng Đông, Phúc Kiến. Ước chừng dưới thời Minh Thanh, di cư tới các quốc gia Đông Nam Á.

Danh nhân

Tham khảo

  1. ^ 记者张建松 (14 tháng 4 năm 2013). “研究机构公布中国最新版"百家姓"排行榜”. 凤凰网(来源:新华网). Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2017.
  2. ^ 武洁、杨建春 (tháng 6 năm 2014). “张、王、李、赵谁最多——2010年人口普查姓氏结构和分布特点”. 中国统计. 中国统计出版社 (总390期): 21–22. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2016.