Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Đức Thọ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Damphat (thảo luận | đóng góp)
thay đổi 1 câu văn lủng củng.
Dòng 1: Dòng 1:
{{Người đoạt giải Nobel|tên=Lê Đức Thọ}}
{{Người đoạt giải Nobel|tên=Lê Đức Thọ}}
[[Hình:LeDucThovaKissinger.jpg|nhỏ|Lê Đức Thọ và H. Kissinger]]
[[Hình:LeDucThovaKissinger.jpg|nhỏ|Lê Đức Thọ và H. Kissinger]]
'''Lê Đức Thọ''' ([[10 tháng 10]] năm [[1911]] – [[13 tháng 10]] năm [[1990]]) là [[người Việt]] duy nhất cho đến nay được tặng [[Những người đoạt giải Nobel Hòa bình|giải Nobel Hòa bình]], hay bất cứ [[giải Nobel]] nào.
'''Lê Đức Thọ''' ([[10 tháng 10]] năm [[1911]] – [[13 tháng 10]] năm [[1990]]) là chính khách [[người Việt]], đảng viên cao cấp của [[Đảng Cộng sản Việt Nam]], được tặng [[Những người đoạt giải Nobel Hòa bình|giải Nobel Hòa bình]] vào năm 1973 nhưng ông đã từ chối. Đó là giải [[giải Nobel]] duy nhất dành cho [[người Việt]] cho đến nay.


==Tiểu sử==
==Tiểu sử==

Phiên bản lúc 07:59, ngày 28 tháng 12 năm 2007

Bản mẫu:Người đoạt giải Nobel

Lê Đức Thọ và H. Kissinger

Lê Đức Thọ (10 tháng 10 năm 1911 – 13 tháng 10 năm 1990) là chính khách người Việt, đảng viên cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam, được tặng giải Nobel Hòa bình vào năm 1973 nhưng ông đã từ chối. Đó là giải giải Nobel duy nhất dành cho người Việt cho đến nay.

Tiểu sử

Lê Đức Thọ tên thật là Phan Đình Khải, sinh tại thôn Địch Lễ, xã Nam Vân, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Tham gia các hoạt động cách mạng (tổ chức bãi khóa, dự lễ truy điệu nhà chí sĩ Phan Chu Trinh, lãnh đạo phong trào đấu tranh của học sinh...) và bị thực dân Pháp bắt giam hai lần (1930-19361939-1944). Sau khi được thả tự do lần thứ hai, ông trở về Hà Nội hoạt động và trực tiếp phụ trách Xứ ủy Bắc Kỳ. Năm 1944 ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1948, ông vào miền Nam Việt Nam làm Phó Bí thư, kiêm Trưởng ban Tổ chức Xứ ủy Nam Bộ cho tới Hiệp định Genève được ký kết năm 1954.

Sau khi tập kết ra Bắc năm 1955, ông được bầu vào Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam (sau đổi là Đảng Cộng sản Việt Nam) và đắc cử. Đầu năm 1968, ông trở lại miền Nam làm Phó bí thư Trung ương Cục miền Nam một thời gian ngắn. Đến tháng 5 cùng năm, ông làm cố vấn đặc biệt cho đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris, bàn về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Các cuộc đấu trí giữa Lê Đức Thọ và Henry A. Kissinger, cả bí mật lẫn công khai tại Paris, đã trở thành một huyền thoại trong lịch sử ngoại giao thế giới[cần dẫn nguồn].

Các năm 1956-1973, 1976-1982 Trưởng ban tổ chức TW. Thường trực Ban Bí thư 1982-6/1986. 12/1986 Cố vấn Ban Chấp hành TW.

Ông được tặng giải Nobel năm 1973 cùng với Henry Kissinger vì thương thảo thành công Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, nhưng ông từ chối nhận giải với lý do hòa bình vẫn chưa thực sự lập lại trên đất nước Việt Nam.

Ông cũng là một nhà thơ với một số tập thơ như Trên những nẻo đường (1956), Đường ngàn dặm (1977), Nhật ký đường ra tiền tuyến (1978), Thơ Lê Đức Thọ (1983).

Ông là anh ruột của Thượng tướng Đinh Đức Thiện (cha đẻ của đường mòn Hồ Chí Minh) và của Đại tướng Mai Chí Thọ, Đại tướng Công an Nhân dân đầu tiên của Việt Nam.

Liên kết ngoài