Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Audrey Hepburn”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
VolkovBot (thảo luận | đóng góp)
Sparrow (thảo luận | đóng góp)
Dòng 132: Dòng 132:
== Chú thích ==
== Chú thích ==
#{{note|newyork}} [http://vmode.vn/Details.aspx?ArticleId=678&tab=4&CategoryId=17 Audrey Hepburn - Thần tượng thời trang thế kỷ 20]
#{{note|newyork}} [http://vmode.vn/Details.aspx?ArticleId=678&tab=4&CategoryId=17 Audrey Hepburn - Thần tượng thời trang thế kỷ 20]

{{Link FA|hr}}
{{Link FA|it}}
{{Link FA|mk}}
{{Link FA|fr}}

== Liên kết ngoài ==
== Liên kết ngoài ==
{{commons}}
{{commons}}

Phiên bản lúc 20:53, ngày 28 tháng 12 năm 2007

Audrey Hepburn
Tập tin:Audrey Hepburn 20.jpg
Audrey Hepburn trong phim Kỳ nghỉ hè lãng mạn
Tên khai sinhAudrey Kathleen Ruston
Sinh4 tháng 5 năm 1929
Brussels, Bỉ
Mất20 tháng 1 năm 1993, 63 tuổi
Tolochenaz, Thuỵ Sĩ
Tên khácEdda Van Heemstra
Vai diễn đáng chú ýCông chúa Ann trong
Kỳ nghỉ hè lãng mạn
Holly Golightly in
Breakfast at Tiffany's
Eliza Doolittle in
My Fair Lady
Hôn nhânMel Ferrer
Andrea Dotti

Audrey Hepburn (4 tháng 5 năm 192920 tháng 1 năm 1993) là một diễn viên điện ảnh huyền thoại của các thập niên 1950, 1960. Được xem như một trong những diễn viên tài năng nhất của điện ảnh, Audrey còn thường xuyên xuất hiện trong các cuộc bầu chọn những phụ nữ đẹp nhất.

Không chỉ là một diễn viên quyến rũ, Audrey được bạn bè và các diễn viên đóng chung miêu tả như một người phụ nữ khiêm nhường, dễ mến, vui vẻ và quyến rũ.

Tiểu sử

Xuất thân và tuổi thơ

Tập tin:AudreyHEPBURNSMALL.jpg
Audrey trên bìa lịch

Audrey Kathleen Ruston sinh ngày 4 tháng 5 năm 1929 tại Ixelles, một quận thuộc thủ đô Bruxelles của Bỉ. Bà là con gái duy nhất của Joseph Anthony Ruston, một chủ ngân hàng người Anh - Ireland và nữ bá tước Ella van Heemstra, một quí tộc Hà Lan mang dòng dõi hoàng gia PhápAnh. Audrey có hai anh cùng mẹ khác cha, Alexander và Ian Quarles, con của mẹ bà cùng một và một nhà quý tộc Hà Lan từ cuộc hôn nhân trước đó.

Sau khi cha Audrey từ bỏ gia đình, một sự kiện gây cho bà một vết thương nặng nề và ảnh hưởng lớn tới cuộc đời bà, Audrey cùng mẹ chuyển tới London. Ở đó, bà theo học một trường tư với một sự giáo dục nghiêm khắc. Năm 1935, cha mẹ bà Joseph và Ella ly dị, Audrey cùng mẹ trở về Hà Lan và sống ở Arnhem. Ông ngoại của Audrey đã từng làm thị trưởng của thành phố này từ 1910 đến 1920 và thống đốc Suriname từ 1921 đến 1928.

Tuổi thiếu niên và Thế chiến thứ hai

Năm 1939, Thế chiến thứ hai nổ ra, quân đội Đức tràn vào Hà Lan. Để tránh tên họ Anh có thể gây chú ý với người Đức, mẹ Audrey thêm d'Edda van Heemstra vào tên cho bà. Dù khi ấy có thay đổi cả trên giấy tờ, nhưng cái tên đó không trở thành tên thực sự của Audrey.

Trong thời kỳ chiến tranh, Audrey đã biết tới nghệ thuật trình diễn. Từ năm 11 tuổi, cô đưa những thông tin, làm liên lạc cho kháng chiến, sau đó Audrey theo học một lớp múa cổ điển. Trong những năm tháng khó khăn, khi Arnhem bị tàn phá trong cuộc tác chiến Market Garden, nạn đói mùa đông 1944 ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe Audrey

Điện ảnh

Audrey Hepburn cùng Gregory Peck trong bộ phim Kỳ nghì hè lãng mạn

Sau chiến tranh, cha của Audrey tìm lại được những tài liệu cũ về gia tộc của mình, trước kia đã từng mang họ Hepburn. Ông chính thức đổi tên thành Joseph Anthony Hepburn-Ruston và Audrey mang tên Audrey Kathleen Hepburn-Ruston.

Audrey cùng mẹ chuyển về London, cô học ba lê và làm việc như một người mẫu. Nhưng vì quá cao, Audrey từ bỏ ba lê và theo đuổi điện ảnh. Cô được giao một vài vai phụ trong những phim nhỏ. Audrey bắt đầu lấy nghệ danh Audrey Hepburn.

Năm 1951, trong khi quay bộ phim Monte Carlo Baby, Audrey được tiểu thuyết gia người Pháp Collette chú ý đến, như bà nói: Đây rồi, Gigi của tôi. Collette quyết định giao cho Hepburn đóng vai chính trong vở kịch mới Gigi của bà.

Sau thành công của vở kịch, Audrey đến Hollywood tham gia bộ phim lớn đầu tiên: Kỳ nghỉ hè lãng mạn (Roman Holiday, 1953) của đạo diễn William Wyler, cùng Gregory Peck. Vai công chúa Ann đã đem lại cho Audrey giải Oscar cho vai nữ chính xuất sắc nhất.

Tiếp theo Audrey tham gia nhiều bộ phim lớn của những đạo diễn tên tuổi, diễn xuất cũng nhiều diễn viên danh tiếng nhất của Hollywood như: Humphrey Bogart trong Sabrina (1954), Henry Fonda trong Chiếnh tranh và hòa bình (War and Peace, 1956), Gary Cooper trong Tình yêu ban chiều (Love in the Afternoon, 1957), George Peppard trong Điểm tâm ở Tiffany (Breakfast at Tiffany's, 1961), Rex Harrison trong My Fair Lady (1964)... Năm 1989, Audrey diễn xuất trong Always của Steven Spielberg, đó là bộ phim cuối cùng trong sự nghiệp điện ảnh của bà.

Theo đánh giá của các nhà phê bình điện ảnh, Audrey rất thành công trong những phim thể loại hài tình cảm. Dù được đề cử Oscar cho giải thưởng nữ diễn viên chính xuất sắc nhất bốn lần nữa trong các phim Sabrina (1954), The Nun's Story (1959), Breakfast at Tiffany's (1961) và Wait Until Dark (1967), nhưng Audrey Hepburn chỉ nhận được thêm một giải thưởng Oscar khác. Đó là giải nhân đạo Jean Hersholt vào năm 1993 để ghi nhận công lao của Audrey Hepburn trong cương vị đại sứ thiện chí của tổ chức UNICEF. Khi đó con trai của Audrey Hepburn là Sean Hepburn Ferrer đã lên nhận giải thưởng này thay cho mẹ.

Gia đình

Trong những năm 1950, Audrey đính hôn với nhà công nghiệp trẻ người Anh James Hanson. Sau khi đã mua áo cưới, định ngày hôn lễ, Audrey quyết định huy bỏ hôn nhân để dành cho sự nghiệp.

Ngày 25 tháng 9 năm 1954, Audrey thành hôn với diễn viên, nhà sản xuất phim người Mỹ Mel Ferrer, người cô gặp trong một buổi dạ hội do Gregory Peck tổ chức. Họ có một con trai Sean Hepburn Ferrer, sinh năm 1960. Năm 1968, sau 14 năm chung sống, Audrey và Mel Ferrer quyết định chia tay. Lý do là mối quan của Mel với những người đàn bà khác và Audrey chung sống với Albert Finney.

Ngày 18 tháng 1 1969, Audrey kết hôn với một nhà tâm lý học người Ý, tiến sĩ Andrea Dotti, họ đã gặp gỡ nhau trong một chuyến hải hành. Audrey có thêm một con trai Luca Dotti, sinh năm 1970. Năm 1982, họ ly dị vì Andrea có quan hệ với những phụ nữ rất trẻ.

Sau cuộc hôn nhân với Andrea, Audrey gặp diễn viên người Hà Lan Wolders và họ cũng chung sống tới khi Audrey qua đời. Những năm tháng đó là những ngày đẹp nhất của cuộc đời bà.

Biểu tượng thời trang

Tập tin:Adieu Audrey Hepburn.jpg
Adieu Audrey, một trong nhiều sách về bà sau khi chết vào năm 1993

Audrey Hepburn còn là một biểu tượng lớn của thời trang. Cách ăn mặc của mà ảnh hưởng nhiều tới nữ giới. Thời báo New York từng nhận xét[1]: "Chính tại Audrey Hepburn, 50% các cô gái trẻ không còn nhồi bông vào su-chiêng để làm nở ngực và cưỡi lênh khênh trên những đôi giày cao gót nữa".

Audrey Hepburn chính là người tạo nên cơn sốt của loại kính râm quá cỡ, của loại tóc cắt ngắn, của loại quần dài Capri, chuỗi hạt bẹt đeo cổ và kiểu giày múa ba lê. Audrey Hepburn được đánh giá là người ăn mặc thanh lịch nhất ngay cả trên màn ảnh lẫn trong cuộc sống đời thường.

Hiện nay, cách ăn mặc của Audrey Hepburn vẫn là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà thiết kế thời trang sáng tạo. Với sự thanh mảnh, gọn ghẽ, Hepburn đã biến thời trang thành điều gì đó thật đơn giản nhất! Tất cả các trang phục Audrey Hepburn mặc trong những bộ phim như Breakfast at Tiffany’s, SabrinaFunny Face đều do Hubert De Givenchy thiết kế. "Tôi lệ thuộc vào Givenchy giống như người Mỹ lệ thuộc vào nhà tâm lý!" - Audrey Hepburn tâm sự.

Hình ảnh đại chúng

Mất vào năm 1993, nhưng tới nay Audrey Hepburn vẫn là một trong những diễn viên nổi tiếng nhất và là hình mẫu của nhiều diễn viên nữ khác. Năm 2003, Bưu điện Hoa Kỳ phát hành một mẫu tem, minh họa bởi Michael J. Deas, với hình ảnh Audrey Hepburn như một huyền thoại của Hollywood, một tấm lòng nhân ái.

Hình ảnh của Audrey Hepburn còn được sử dụng rộng rãi trong các bộ phim, các chiến dịch quảng cáo... Phim Người đàn bà đẹp (Pretty Woman, 1990), Julia Roberts nhìn cảnh Audrey Hepburn diễn trong Charade, như một biểu tượng lãng mạn. Trong S1m0ne năm 2001, đạo diễn Andrew Niccol giới thiệu rất nhiều hình ảnh của Audrey trong Breakfast at Tiffany's như một hình mẫu của duyên dáng và sắc đẹp.

Hãng đồng hồ Thụy Sĩ nổi tiếng Longines sử dụng bức ảnh của Audrey trong Breakfast at Tiffany's để quảng cáo từ nhiều năm nay. Tại Mỹ từ 7 tháng 9 với 5 tháng 10 năm 2006, nhãn hiệu thời trang Gap phát hành một clip lấy từ cảnh trong phim Funny Face. Cùng với chiến dịch quảng cáo này, Gap cũng đã ủng hộ cho quỹ Audrey Hepburn Children. Hãng Givenchy dùng hình ảnh của Audrey cho nước hoa Interdit, vốn được tạo ra dành cho Audrey Hepburn. Tại Nhật, nhãn hiệu trà Kirin sử dụng các cảnh của Roman Holiday trong chiến dịch quảng cáo.

Chiếc váy mầu đen được thiết kế bởi Givenchy trong bộ phim Breakfast at Tiffany's được được nhà đấu giá Christie's bán vào 5 tháng 12 năm 2006 với giá 467 200 £, tức khoảng gần 1 triệu USD - một kỷ lục cho trang phục điện ảnh. Givenchy đã tặng chiếc váy này để làm từ thiện, số tiền đấu giá được trao cho quỹ City of Joy Aid, giúp đỡ người nghèo Ấn Độ. Hai chiếc váy khác mà Audrey mặc trong Breakfast at Tiffany's, một được được trưng bày tại bảo tàng thời trang ở Madrid và một được giữ bởi chính Givenchy.

Đại sứ thiện chí của UNICEF

Từ năm 1988, Audrey Hepburn trở thành đại sứ đặc biệt của UNICEFchâu PhiMỹ La Tinh, bà đã dành hầu hết khoảng thời gian cuối đời cho vai trò này. Để tuyên truyền và cảnh báo với thế giới về thảm họa nạn đói mà trẻ em trên toàn cầu đang phải gánh chịu (chính Audrey cũng từng trải qua trong thời gian Thế chiến thứ 2), bà đã thực hiện khoảng 50 chuyến đi tới các nước Soudan, El Salvador, Honduras, Mexico, Venezuela, Ecuador, Bangladesh, Thái Lan, Ethiopia, Eritrea, SomaliaViệt Nam đến tận năm 1992.

Cuối năm 1992, Audrey bắt đầu có triệu chứng đau dạ dày. Ban đầu bà nghĩ bởi virus bị nhiễm ở châu Phi, nhưng đó là chứng bệnh ung thư ruột. Trong những tháng cuối đời, Audrey sống yên bình cùng những người thân. Bà mất ngày 20 tháng 1 năm 1993 tại Tolochenaz, Thụy Sĩ và được chôn cất ở đó.

Một vài chi tiết

  • Audrey chỉ có họ hàng rất xa với Katharine Hepburn. Họ chưa từng gặp nhau trước khi Audrey nổi tiếng.
  • Audrey Hepburn là một trong số rất ít người nhận được cả bốn giải Emmy, Grammy, OscarTony.

Những phim tham gia

Tập tin:Audrey Hepburn trong Breakfast at Tiffany’s.jpg
Audrey Hepburn trong Breakfast at Tiffany’s


Chú thích

  1. ^ Audrey Hepburn - Thần tượng thời trang thế kỷ 20

Bản mẫu:Link FA Bản mẫu:Link FA Bản mẫu:Link FA Bản mẫu:Link FA

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Link FA