Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sinh học và xu hướng tính dục”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{Thiên hướng tình dục}} '''Yếu tố sinh học''' ảnh hưởng đến quá trình hình thành '''thiên hướng tình dục''' đã được nghiên cứu. Không c…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 14:02, ngày 20 tháng 3 năm 2009

Yếu tố sinh học ảnh hưởng đến quá trình hình thành thiên hướng tình dục đã được nghiên cứu. Không có nguyên nhân đơn lẽ nào trong quá trình hình thành thiên hướng tình dục từng được chứng minh và cũng chưa có sự thống nhất là yếu tố sinh học hay yếu tố môi trường là chính. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cả hai yếu tố đều có những ảnh hưởng phức tạp.[1][2] Viện Nhi khoa Hoa KỳHiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ đều khẳng định rằng có nhiều nguyên nhân hình thành thiên hướng tình dục.[3][4] Nhiều yếu tố sinh học được xác định bao gồm kiểu gen, hoocmon bào thai và cấu trúc não bộ. Việc kết luận một yếu tố sinh học nào đó là nguyên nhân ảnh hưởng đến thiên hướng tình dục có ý nghĩa chính trị và văn hóa quan trọng.[5]

Nghiên cứu

Nghiên cứu về các cặp sinh đôi

Thông thường nghiên cứu các cặp sinh đôi để phân biệt các ảnh hưởng của môi trường và ảnh hưởng khác. Cách làm thường là ghi nhận các cặp sinh đôi cùng trứng có cùng đặc điểm nào đó và các cặp sinh đôi khác trứng cũng có cùng đặc điểm đó hay không. Vì theo lý thuyết, hai người sinh đôi cùng trứng có cùng kiểu gen trong khi ở hai người sinh đôi khác trừng chỉ có 50% gen là giống nhau. Nếu có một tỉ lệ cao các cặp sinh đôi cùng trứng đều mắt một mí trong khi có một tỉ lệ thấp các cặp sinh đôi khác trứng cùng mắt một mí thì có thể kết luận mắt một mí là do gen. Nếu tỉ lệ các cặp sinh đôi cùng trứng và khác trứng có cùng đam mê âm nhạc là như nhau thì có thể kết luận đam mê âm nhạc không phải là do gen.

Năm 1991, Bailey và Pillard thực hiên một nghiên cứu cho thấy tỉ lệ hai người sinh đôi cùng trứng cùng đồng tính là 52%, tỉ lệ này ở sinh đôi khác trứng là 22%.[6] Năm 2000, Bailey, Dunne và Martin thực hiện thăm dò với 4.901 cặp sinh đôi Úc cho thấy tỉ lệ trên đối với sinh đôi cùng trứng là 30%.[7] Năm 2001, Hershberger so sánh kết quả của tám nghiên cứu khác nhau ở người song sinh[8] cho thấy tỉ lệ cùng thiên hướng tình dục ở sinh đôi cùng trứng khá cao hơn tỉ lệ ở sinh đôi khác trứng nên yếu tố kiểu gen đóng một vai trò đáng kể.

Tuy nhiên năm 2002, Bearman và Bruckner phân tích một dữ liệu không ủng hộ yếu tố kiểu gen: "Tỉ lệ cùng đồng tính ở sinh đôi cùng trứng là 6.7%, ở sinh đôi khác trứng là 7.2%, ở các cặp anh chị em bình thường là 5.5%. Rõ ràng, kết quả cho thấy sự giống nhau về thiên hướng tình dục không tương ứng với sự giống nhau về kiểu gen. Yếu tố kiểu gen nếu có thì nó đã bị các yếu tố khác lấn áp mạnh mẽ." Họ kết luận rằng sự biểu hiện ham muốn đồng giới cần có một môi trường xã hội nào đó. [9]

Một nghiên cứu gần đây đối với tất cả các cặp song sinh trưởng thành ở Thụy Điển (hơn 7600 cặp) cho thấy hành vi đồng tính là do cả yếu tố kiểu gen và yếu tố môi trường cá nhân cụ thể (chẳng hạn như môi trường bào thai, bị bệnh hoặc chấn thương, những gì đã xảy ra trong tình dục) trong khi yếu tố môi trường xung quanh (chẳng hạn như quan hệ trong gia đình, thái độ xã hội) có tác động ít hơn. Theo thống kê, ở phụ nữ, yếu tố kiểu gen tác động ít đến thiên hướng tình dục của họ trong khi ở nam giới môi trường xung quanh không có tác động. Cuộc thống kê được thực hiện trên tất cả các cặp song sinh ở Thụy Điển là để giải đáp cho những chỉ trích rằng trong các cuộc thống kê trước những cặp song sinh cùng là đồng tính có xu hướng tham gia thăm dò nhiều hơn. [10]

Ngay cả hai người sinh đôi cùng trứng cũng có thể khác nhau và có những cơ chế có thể làm cho thiên hướng tình dục của họ khác nhau. Năm 2001, Gringas và Chen mô tả một số cơ chế có thể dẫn đến sự khác nhau của các cặp sinh đôi cùng trứng, cơ chế đáng quan tâm nhất là màng ối (chorionicity và amniocity). [11] Hai màng ối khác nhau có môi trường hoocmon khác nhau và nhận máu từ mẹ thông qua hai nhau thai khác nhau. Hai bào thai cùng một màng ối thì có chung môi trường hoocmon nhưng có thể xảy ra hội chứng truyền bào thai sang bào thai (twin to twin transfusion syndrome) khi đó "máu dồn vào một bào thai trong khi bào thai kia bị hút máu".[12] Nếu một bào thai nhận ít testosterone hơn thì sự hình thành một bộ não nam giới sẽ yếu hơn.

Nghiên cứu nhiễm sắc thể

Năm 1993, Dean Hamer và đồng nghiệp công bố một phân tích trên 76 người đồng tính trong những nhóm bà con. [13] Hamer và đồng sự thấy rằng người đồng tính nam có nhiều người bà con bên mẹ (cậu và anh em bạn dì) cũng là người đồng tính hơn là bà con bên cha. Những người bà con đồng tính nam bên mẹ này được phân tích nhiễm sắc thể X, dùng 22 đoạn trên nhiễm sắc thể X để kiểm tra các allele tương tự. Trong một phát hiện khác, 34 trong số 40 cặp anh chị em ruột được phân tích và thấy các allele tương tự ở đoạn xa của Xq28, cao hơn tỉ lệ allele tương tự 50% ở anh em trai. Việc nhiều người gán đây là gen đồng tính đã gây nhiều tranh cãi vì nó không chính xác.

Nghiên cứu biểu sinh

Di truyền từ mẹ, số lượng anh trai và khả năng sinh sản của người mẹ

Nghiên cứu chất dẫn dụ

Cấu trúc não bộ

Những đặc điểm sinh học ở người đồng tính

Sinh lý

Những nghiên cứu gần đây phát hiện ra những khác biệt sinh lý đáng kể giữa người đồng tính và những người không phải đồng tính. Có bằng chứng cho thấy:

  • Người đồng tính nam có não bộ tương tự phụ nữ dị tính và người đồng tính nữ có não bộ tương tự nam giới dị tính. [14]
  • Kích thước vùng INAH-3 trong não của người đồng tính nam gần bằng kích thước vùng INAH-3 của phụ nữ, nó nhỏ hơn đáng kể và tế bào tập trung dày đặc hơn vùng INAH-3 của não bộ nam giới dị tính. [5]
  • Vùng SCN (suprachiasmatic nucleus) của người đồng tính nam lớn hơn của người nam không đồng tính, [15] thông thường vùng này của nam giới lớn của phụ nữ. [16]
  • Thông thường các bó dây thần kinh anterior commissure của phụ nữ lớn hơn của đàn ông. Các bó này của người đồng tính nam lớn hơn của người nam không đồng tính. [17] Một nghiên cứu sau đó không tìm thấy điều này. [18]
  • Theo thăm dò, dương vật người đồng tính nam dài hơn và có chu vi lớn hơn của người nam không đồng tính. [19]
  • Não người đồng tính nam phản ứng khác người không đồng tính đối với chất fluoxetine. [20]
  • Chức năng của tai trong và hệ thống nghe trung tâm ở người đồng tính nữ và song tính nữ giống ở đàn ông hơn là người nữ (các nhà nghiên cứu cho rằng điều này cũng thống nhất với giả thuyết hoocmon bào thai trong thiên hướng tình dục). [21]
  • Phản ứng giật mình (chớp mắt khi nghe tiếng động lớn) ở người đồng tính và song tính nữ giống như nam giới. [22]
  • Ba vùng trong bộ não (vỏ não vùng trước trán, vùng mã ngư trái và hạch hạnh phải) ở người đồng tính nam thì hưng phấn hơn ở người nam không đồng tính khi xem các hình ảnh khiêu dâm. [23]
  • Người nam đồng tính và không đồng tính phát ra mùi nách khác nhau. [24]
  • Tóc người đồng tính nam thường quăn theo chiều ngược kim đồng hồ hơn. [25]
  • Não người đồng tính và không đồng tính phản ứng khác nhau đối với hai chất dẫn dụ (pheromone) tình dục người (AND, tiết ra từ nách đàn ông và EST, có trong nước tiểu phụ nữ). [26][27][28]
  • Tỉ lệ chiều dài ngón trỏ và ngón đeo nhẫn của phụ nữ đồng tính và không đồng tính khác nhau. [29][30][21][31][32][33]

Nhận thức

Những nghiên cứu gần đây đưa ra những khác nhau nhỏ trong cách xử lý vài loại thông tin của người đồng tính và không đồng tính.

  • Người đồng tính nam và nữ thường thuận tay trái hoặc thuận hai tay hơn người không đồng tính. [34][35][36]
  • Người nam[37]/nữ đồng tính lưu loát hơn trong ngôn ngữ so với người nam/nữ không đồng tính tương ứng[38][39][40] (hai nghiên cứu khác không thấy điều này). [41][42]
  • Người đồng tính nam có thể ghi điểm nhiều hơn người nam không đồng tính trong các bài kiểm tra trí nhớ vị trí đồ vật (không có sự khác nhau giữa phụ nữ đồng tính và không đồng tính). [43]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ American Psychological Association Answers to Your Questions For a Better Understanding of Sexual Orientation & Homosexuality -

    There is no consensus among scientists about the exact reasons that an individual develops a heterosexual, bisexual, gay, or lesbian orientation. Although much research has examined the possible genetic, hormonal, developmental, social, and cultural influences on sexual orientation, no findings have emerged that permit scientists to conclude that sexual orientation is determined by any particular factor or factors. Many think that nature and nurture both play complex roles; most people experience little or no sense of choice about their sexual orientation.

  2. ^ “Gay, Lesbian and Bisexual Issues”. Association of Gay and Lesbian Psychiatrics. 2000. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp)

    No one knows what causes heterosexuality, homosexuality, or bisexuality.... there is a renewed interest in searching for biological etiologies for homosexuality. However, to date there are no replicated scientific studies supporting any specific biological etiology for homosexuality.

  3. ^ “Sexual Orientation and Adolescents” (PDF), American Academy of Pediatrics Clinical Report, truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2007
  4. ^ “Answers to Your Questions About Sexual Orientation and Homosexuality”, American Psychological Association, truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2007
  5. ^ a b LeVay, Simon (1996). Queer Science: The Use and Abuse of Research into Homosexuality. Cambridge: The MIT Press ISBN 0-262-12199-9 Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “levay” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  6. ^ cited in Wilson and Rahman 2005, p47
  7. ^ Bailey JM, Dunne MP, Martin NG (2000). “Genetic and environmental influences on sexual orientation and its correlates in an Australian twin sample”. J Pers Soc Psychol. 78 (3): 524–36. PMID 10743878. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ Hershberger, Scott L. 2001. Biological Factors in the Development of Sexual Orientation. Pp. 27-51 in Lesbian, Gay, and Bisexual Identities and Youth: Psychological Perspectives, edited by Anthony R. D’Augelli and Charlotte J. Patterson. Oxford, New York: Oxford University Press. Quoted in Bearman and Bruckner, 2002.
  9. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Bearman
  10. ^ Långström, Niklas (7 June 2008). “Genetic and Environmental Effects on Same-sex Sexual Behaviour: A Population Study of Twins in Sweden”. Archives of Sexual Behaviour. doi:10.1007/s10508-008-9386-1. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthor= (gợi ý |author=) (trợ giúp); Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  11. ^ Gringas, P. and Chen, W. (2001). Mechanisms for difference in monozygous twins. Early Human Development, 64, (2), 105-117.
  12. ^ Rutter, M. (2006). Genes and Behavior. Oxford, UK: Blackwell Publishing.
  13. ^ Hamer DH, Hu S, Magnuson VL, Hu N, Pattatucci AM (1993). “A linkage between DNA markers on the X chromosome and male sexual orientation”. Science (journal). 261 (5119): 321–7. doi:10.1126/science.8332896. PMID 8332896. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  14. ^ Scans see 'gay brain differences' - BBC News
  15. ^ http://www.dafml.unito.it/anatomy/panzica/pubblicazioni/pdf/1995PanzicaJEI.pdf
  16. ^ Swaab DF, Zhou JN, Ehlhart T, Hofman MA (1994). “Development of vasoactive intestinal polypeptide neurons in the human suprachiasmatic nucleus in relation to birth and sex”. Brain Res. Dev. Brain Res. 79 (2): 249–59. PMID 7955323.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  17. ^ Allen LS, Gorski RA (1992). “Sexual orientation and the size of the anterior commissure in the human brain”. Proc. Natl. Acad. Sci. U.S.A. 89 (15): 7199–202. PMID 1496013.
  18. ^ Lasco, M. S., Jordan, T. J., Edgar, M. A., Petito, C. K., & Byne, W. (2002). A lack of dimorphism of sex or sexual orientation in the human anterior commissure. Brain Research, 936, 95–98.
  19. ^ Bogaert AF, Hershberger S (1999). “The relation between sexual orientation and penile size”. Arch Sex Behav. 28 (3): 213–21. doi:10.1023/A:1018780108597. PMID 10410197.
  20. ^ Kinnunen LH, Moltz H, Metz J, Cooper M (2004). “Differential brain activation in exclusively homosexual and heterosexual men produced by the selective serotonin reuptake inhibitor, fluoxetine”. Brain Res. 1024 (1–2): 251–4. doi:10.1016/j.brainres.2004.07.070. PMID 15451388.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  21. ^ a b McFadden D (2002). “Masculinization effects in the auditory system”. Arch Sex Behav. 31 (1): 99–111. doi:10.1023/A:1014087319682. PMID 11910797.
  22. ^ Rahman Q, Kumari V, Wilson GD (2003). “Sexual orientation-related differences in prepulse inhibition of the human startle response”. Behav. Neurosci. 117 (5): 1096–102. doi:10.1037/0735-7044.117.5.1096. PMID 14570558.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  23. ^ Safron A, Barch B, Bailey JM, Gitelman DR, Parrish TB, Reber PJ (2007). “Neural correlates of sexual arousal in homosexual and heterosexual men”. Behav. Neurosci. 121 (2): 237–48. doi:10.1037/0735-7044.121.2.237. PMID 17469913.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  24. ^ Martins Y, Preti G, Crabtree CR, Runyan T, Vainius AA, Wysocki CJ (2005). “Preference for human body odors is influenced by gender and sexual orientation”. Psychol Sci. 16 (9): 694–701. doi:10.1111/j.1467-9280.2005.01598.x. PMID 16137255.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  25. ^ http://www.iisc.ernet.in/academy/jgenet/Vol83No3/251.pdf
  26. ^ Savic I, Berglund H, Gulyas B, Roland P (2001). “Smelling of odorous sex hormone-like compounds causes sex-differentiated hypothalamic activations in humans”. Neuron. 31 (4): 661–8. doi:10.1016/S0896-6273(01)00390-7. PMID 11545724.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  27. ^ Savic I, Berglund H, Lindström P (2005). “Brain response to putative pheromones in homosexual men”. Proc. Natl. Acad. Sci. U.S.A. 102 (20): 7356–61. doi:10.1073/pnas.0407998102. PMID 15883379.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  28. ^ Berglund H, Lindström P, Savic I (2006). “Brain response to putative pheromones in lesbian women”. Proc. Natl. Acad. Sci. U.S.A. 103 (21): 8269–74. doi:10.1073/pnas.0600331103. PMID 16705035.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  29. ^ Brown WM, Hines M, Fane BA, Breedlove SM (2002). “Masculinized finger length patterns in human males and females with congenital adrenal hyperplasia”. Horm Behav. 42 (4): 380–6. doi:10.1006/hbeh.2002.1830. PMID 12488105.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  30. ^ Hines M, Johnston KJ, Golombok S, Rust J, Stevens M, Golding J (2002). “Prenatal stress and gender role behavior in girls and boys: a longitudinal, population study”. Horm Behav. 42 (2): 126–34. doi:10.1006/hbeh.2002.1814. PMID 12367566.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  31. ^ Rahman Q, Wilson GD (2003). “Sexual orientation and the 2nd to 4th finger length ratio: evidence for organising effects of sex hormones or developmental instability?”. Psychoneuroendocrinology. 28 (3): 288–303. doi:10.1016/S0306-4530(02)00022-7. PMID 12573297.
  32. ^ Brown WM, Finn CJ, Cooke BM, Breedlove SM (2002). “Differences in finger length ratios between self-identified "butch" and "femme" lesbians”. Arch Sex Behav. 31 (1): 123–7. doi:10.1023/A:1014091420590. PMID 11910785.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  33. ^ Hall LS, Love CT (2003). “Finger-length ratios in female monozygotic twins discordant for sexual orientation”. Arch Sex Behav. 32 (1): 23–8. doi:10.1023/A:1021837211630. PMID 12597269.
  34. ^ Lalumière ML, Blanchard R, Zucker KJ (2000). “Sexual orientation and handedness in men and women: a meta-analysis”. Psychol Bull. 126 (4): 575–92. PMID 10900997.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  35. ^ Mustanski BS, Bailey JM, Kaspar S (2002). “Dermatoglyphics, handedness, sex, and sexual orientation”. Arch Sex Behav. 31 (1): 113–22. doi:10.1023/A:1014039403752. PMID 11910784.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  36. ^ Lippa RA (2003). “Handedness, sexual orientation, and gender-related personality traits in men and women”. Arch Sex Behav. 32 (2): 103–14. doi:10.1023/A:1022444223812. PMID 12710825.
  37. ^ Geoff Sanders, Ph.D. and Marian Wright, B.Sc.(1997), Sexual Orientation Differences in Cerebral Asymmetry and in the Performance of Sexually Dimorphic Cognitive and Motor Tasks
  38. ^ GSS data on verbal performance of homosexual, heterosexual, and bisexual males and females
  39. ^ McCormick CM, Witelson SF (1991). “A cognitive profile of homosexual men compared to heterosexual men and women”. Psychoneuroendocrinology. 16 (6): 459–73. PMID 1811244.
  40. ^ Rahman Q, Abrahams S, Wilson GD (2003). “Sexual-orientation-related differences in verbal fluency”. Neuropsychology. 17 (2): 240–6. PMID 12803429.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  41. ^ Gladue, B. A., W. W. Beatty, et al. (1990). "Sexual orientation and spatial ability in men and women." Psychobiology 18: 101-108.
  42. ^ Neave N, Menaged M, Weightman DR (1999). “Sex differences in cognition: the role of testosterone and sexual orientation”. Brain Cogn. 41 (3): 245–62. doi:10.1006/brcg.1999.1125. PMID 10585237.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  43. ^ Rahman Q, Wilson GD, Abrahams S (2003). “Sexual orientation related differences in spatial memory”. J Int Neuropsychol Soc. 9 (3): 376–83. doi:10.1017/S1355617703930037. PMID 12666762.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)