Cúp bóng đá nữ châu Á 2022

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cúp bóng đá nữ châu Á 2022
2022 AFC Women's Asian Cup - India
2022 एएफसी महिला एशियाई कप
Our goal for all
हमारा लक्ष्य सभी के लिए
"Mục tiêu của chúng ta cho tất cả"
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàẤn Độ
Thời gian20 tháng 1 – 6 tháng 2
Số đội12 (từ 1 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu3 (tại 3 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Trung Quốc (lần thứ 9)
Á quân Hàn Quốc
Thống kê giải đấu
Số trận đấu25
Số bàn thắng104 (4,16 bàn/trận)
Số khán giả0 (0 khán giả/trận)
Vua phá lướiÚc Sam Kerr
(7 bàn)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Trung Quốc Wang Shanshan[1]
Thủ môn
xuất sắc nhất
Trung Quốc Zhu Yu[2]
Đội đoạt giải
phong cách
 Hàn Quốc
2018
2026

Cúp bóng đá nữ châu Á 2022 (tiếng Anh: 2022 AFC Women's Asian Cup, tiếng Hindi: 2022 एएफसी महिला एशियाई कप) là mùa giải lần thứ 20 của Cúp bóng đá nữ châu Á. Giải đấu được diễn ra tại Ấn Độ từ ngày 20 tháng 1 đến ngày 6 tháng 2 năm 2022.[3]

Lần đầu tiên trong lịch sử giải đấu, số đội tham dự được tăng lên 12 đội.[4] Đây cũng là vòng loại cuối cùng của Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023 khu vực châu Á (Quy định điều 4.6)[3]. Có năm đội giành quyền tham dự Giải vô địch bóng đá thế giới nếu vượt qua được vòng loại trực tiếp (bao gồm vòng play-off tranh hạng năm hoặc có thể là hạng sáu) và gồm hai đội tham dự vòng play-off liên khu vực để tranh vé dự World Cup nữ 2023 tại ÚcNew Zealand.

Nhật Bản là đương kim vô địch của giải, nhưng họ không thể bảo vệ ngôi vô địch khi để thua Trung Quốc 3-4 trong loạt sút luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút) ở bán kết. Trung Quốc đã giành chức vô địch lần thứ 9 trong lịch sử sau khi vượt qua Hàn Quốc với tỉ số 3–2 ở trận chung kết.

Lựa chọn chủ nhà[sửa | sửa mã nguồn]

Ba quốc gia sau đây đã gửi hồ sơ của họ để tổ chức giải đấu trước hạn chót ngày 31 tháng 5 năm 2019.[5]

Ấn Độ trước đây đã từng tổ chức Giải vô địch bóng đá nữ châu Á 1980Đài Loan (Đài Bắc Trung Hoa) đã tổ chức giải đấu năm 2001.[6] Ấn Độ được công bố là chủ nhà vào ngày 5 tháng 6 năm 2020.

Vòng loại[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ nhà Ấn Độ và 3 đội đứng đầu ở giải đấu năm 2018 tự động vượt qua vòng loại. 8 suất còn lại được xác định thông qua các trận vòng loại thi đấu vào tháng 9 và 10 năm 2021.[7]

Các đội tuyển vượt qua vòng loại[sửa | sửa mã nguồn]

Đội Tư cách vượt qua vòng loại Ngày vượt qua vòng loại Lần tham dự
vòng chung kết
Lần tham dự
cuối
Thành tích
tốt nhất
Bảng xếp hạng FIFA[8] tháng 12 năm 2021
 Ấn Độ Chủ nhà 5 tháng 6 năm 2020 Thứ 9 2003 Á quân (1979, 1983) 55
 Nhật Bản Vô địch 2018 28 tháng 1 năm 2021 Thứ 17 2018 Vô địch (2014, 2018) 13
 Úc Á quân 2018 28 tháng 1 năm 2021 Thứ 6 2018 Vô địch (2010) 11
 Trung Quốc Hạng ba 2018 28 tháng 1 năm 2021 Thứ 15 2018 Vô địch (1986, 1989, 1991, 1993, 1995, 1997, 1999, 2006) 19
 Đài Bắc Trung Hoa Nhất Bảng A 24 tháng 10 năm 2021 Thứ 14 2008 Vô địch (1977, 1979, 1981) 39
 Việt Nam Nhất Bảng B 29 tháng 9 năm 2021 Thứ 9 2018 Hạng sáu (2014) 32
 Indonesia Nhất Bảng C 27 tháng 9 năm 2021 Thứ 5 1989 Hạng tư (1977, 1986) 94
 Myanmar Nhất Bảng D 24 tháng 10 năm 2021 Thứ 5 2014 Vòng bảng (2003, 2006, 2010, 2014) 47
 Hàn Quốc Nhất Bảng E 23 tháng 9 năm 2021 Thứ 13 2018 Hạng ba (2003) 18
 Philippines Nhất Bảng F 24 tháng 9 năm 2021 Thứ 10 2018 Vòng bảng (1981, 1983, 1993, 1995, 1997, 1999, 2001, 2003, 2018) 64
 Iran Nhất Bảng G 25 tháng 9 năm 2021 Thứ 1 N/A Lần đầu 70
 Thái Lan Nhất Bảng H 25 tháng 9 năm 2021 Thứ 17 2018 Vô địch (1983) 38

Địa điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Cúp bóng đá nữ châu Á 2022 sẽ được tổ chức tại ba thành phố trên khắp Ấn Độ và các trận đấu sẽ được diễn ra tại ba sân vận động.[9]. Ban đầu, 3 thành phố đăng cai là Ahmedabad, BhubaneswarNavi Mumbai, nhưng sau đó AFC đã thông báo rằng các thành phố đăng cai là Mumbai, Navi MumbaiPune, cả ba đều thuộc bang Maharashtra. AFC xác nhận ba thành phố đăng cai tổ chức sự kiện này vào tháng 3 năm 2021, vì các thành phố AhmedabadBhubaneswar đăng cai các sự kiện vào tháng 6 năm 2021[10][11]

Mumbai Navi Mumbai Pune
Mumbai Football Arena Sân vận động DY Patil Khu liên hợp thể thao Shree Shiv Chhatrapati
Sức chứa: 18.000 Sức chứa: 55.000 Sức chứa: 11.900

Bốc thăm[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ bốc thăm chia bảng sẽ được tổ chức tại trụ sở AFC tại Kuala Lumpur, Malaysia vào lúc 15:00 (UTC+8) ngày 28 tháng 10 năm 2021.[12]

Các nhóm hạt giống dựa vào thành tích của các đội tại Cúp bóng đá nữ châu Á 2018vòng loại. Riêng chủ nhà Ấn Độ được xếp vào nhóm hạt giống số 1 và tự động có vị trí A1.

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
  1.  Ấn Độ (chủ nhà; A1)
  2.  Nhật Bản
  3.  Úc

Danh sách cầu thủ[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi đội phải đăng ký một đội hình tối thiểu là 18 cầu thủ và tối đa là 23 cầu thủ, ít nhất ba người trong số họ phải là thủ môn (Quy định điều 26.3).[3]

Vòng bảng[sửa | sửa mã nguồn]

Hai đội đầu mỗi bảng và 2 đội xếp thứ ba có thành tích tốt nhất giành quyền vào tứ kết.

Các tiêu chí

Các đội được xếp hạng theo điểm (ba điểm cho một trận thắng, một điểm cho một trận hòa, không có điểm nào cho một trận thua), và nếu hòa về điểm, các tiêu chí hòa sau sẽ được áp dụng, theo thứ tự, để xác định thứ hạng (Quy định điều 7.3):[3]

  1. Điểm trong các trận đối đầu giữa các đội hòa nhau;
  2. Hiệu số bàn thắng bại trong các trận đối đầu giữa các đội bằng điểm;
  3. Bàn thắng ghi được trong các trận đối đầu giữa các đội bằng điểm;
  4. Nếu có nhiều hơn hai đội bằng điểm và sau khi áp dụng tất cả các tiêu chí đối đầu ở trên, một nhóm các đội vẫn bằng điểm, tất cả các tiêu chí đối đầu ở trên sẽ được áp dụng lại riêng cho nhóm này;
  5. Hiệu số bàn thắng bại trong tất cả các trận đấu vòng bảng;
  6. Bàn thắng được ghi trong tất cả các trận đấu vòng bảng;
  7. Đá luân lưu nếu chỉ có hai đội bằng điểm và gặp nhau ở lượt trận cuối cùng của vòng bảng;
  8. Điểm kỷ luật (thẻ vàng = 1 điểm, thẻ đỏ gián tiếp = 3 điểm, thẻ đỏ trực tiếp = 3 điểm, thẻ vàng + thẻ đỏ trực tiếp = 4 điểm), đội có nhiều điểm hơn sẽ xếp thấp hơn;
  9. Bốc thăm.

Tất cả thời gian theo giờ địa phương: IST (UTC+5:30).

Bảng A[sửa | sửa mã nguồn]

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Trung Quốc 2 2 0 0 11 0 +11 6 Tứ kết
2  Đài Bắc Trung Hoa 2 1 0 1 5 4 +1 3
3  Iran 2 0 0 2 0 12 −12 0
4  Ấn Độ[a] (H) 0 0 0 0 0 0 0 0 Rút lui
Nguồn: AFC
Quy tắc xếp hạng: Tiêu chí vòng bảng
(H) Chủ nhà
Ghi chú:
  1. ^ Ấn Độ không có đủ 13 cầu thủ cần thiết và không thể chơi trận đấu ở vòng bảng với Đài Bắc Trung Hoa do chỉ còn lại ít hơn 13 cầu thủ. Các thành viên còn lại đều có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Đội tuyển này được coi là đã rút lui khỏi giải đấu, và BTC đã huỷ toàn bộ các kết quả liên quan ở bảng đấu.[13].
Trung Quốc 4–0 Đài Bắc Trung Hoa
Chi tiết (FIFA)
Chi tiết (AFC)
Trọng tài: Abirami Apbai Naidu (Singapore)
Ấn Độ Hủy kết quả[13]
(0–0)
 Iran

Iran 0–7 Trung Quốc
Đài Bắc Trung Hoa Đã hủy[13] Ấn Độ

Ấn Độ Đã hủy[13] Trung Quốc
Đài Bắc Trung Hoa 5–0 Iran

Bảng B[sửa | sửa mã nguồn]

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Úc 3 3 0 0 24 1 +23 9 Tứ kết
2  Philippines 3 2 0 1 7 4 +3 6
3  Thái Lan[a] 3 1 0 2 5 3 +2 3
4  Indonesia[a] 3 0 0 3 0 28 −28 0
Nguồn: AFC
Quy tắc xếp hạng: Tiêu chí vòng bảng
Ghi chú:
  1. ^ a b Do có hành vi không chấp hành quy định chống doping, Cơ quan phòng chống Doping thế giới (WADA) đã đưa ra án phạt cấm Indonesia và Thái Lan sử dụng cờ quốc gia trên các đấu trường thế giới hoặc khu vực, ngoại trừ tại Thế vận hội.
Úc 18–0 Indonesia
Chi tiết
Thái Lan 0–1 Philippines
Chi tiết (FIFA) C. McDaniel  81'

Indonesia 0–4 Thái Lan
Philippines 0–4 Úc

Úc 2–1 Thái Lan
E. van Egmond  39'
Kerr  80'
Chi tiết (FIFA) Nipawan  90+3'
Philippines 6–0 Indonesia

Bảng C[sửa | sửa mã nguồn]

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Nhật Bản 3 2 1 0 9 1 +8 7 Tứ kết
2  Hàn Quốc 3 2 1 0 6 1 +5 7
3  Việt Nam 3 0 1 2 2 8 −6 1
4  Myanmar 3 0 1 2 2 9 −7 1
Nguồn: AFC
Quy tắc xếp hạng: Tiêu chí vòng bảng
Nhật Bản 5–0 Myanmar
Ueki  22'
Hasegawa  47'90+2'
Naomoto  52'
Narumiya  70'
Chi tiết

Myanmar 0–2 Hàn Quốc
Việt Nam 0–3 Nhật Bản
Chi tiết (FIFA)

Nhật Bản 1–1 Hàn Quốc
Ueki  1' Ji-Youn Seo  85'

Xếp hạng các đội đứng thứ ba[sửa | sửa mã nguồn]

Hai đội có thành tích tốt nhất sẽ giành quyền vào tứ kết. Do bảng A chỉ còn 3 đội sau khi chủ nhà Ấn Độ rút lui vì không đủ điều kiện thi đấu, việc so sánh các đội thứ 3 có thành tích tốt nhất bị thay đổi. Cụ thể, kết quả các trận của đội thứ 3 với đội thứ 4 bảng B và C sẽ không được tính trong việc xét các đội xếp thứ 3.

VT Bg Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1 B  Thái Lan 2 0 0 2 1 3 −2 0 Tứ kết
2 C  Việt Nam 2 0 0 2 0 6 −6 0
3 A  Iran 2 0 0 2 0 12 −12 0
Nguồn: AFC
Quy tắc xếp hạng: 1) Điểm; 2) Hiệu số; 3) Tỷ số; 4) Điểm kỷ luật; 5) Bốc thăm.

Vòng đấu loại trực tiếp[sửa | sửa mã nguồn]

Trong vòng đấu loại trực tiếp, hiệp phụloạt sút luân lưu được sử dụng để quyết định đội thắng nếu cần thiết. Nếu trận đấu bước vào hiệp phụ, sự thay đổi người thứ 4 được phép sử dụng. Từ giải này trở đi, giải sẽ không có trận tranh hạng ba.

Sơ đồ[sửa | sửa mã nguồn]

 
Tứ kếtBán kếtChung kết
 
          
 
30 tháng 1 – Navi Mumbai
 
 
 Trung Quốc3
 
3 tháng 2 – Pune
 
 Việt Nam1
 
 Trung Quốc (p)2 (4)
 
30 tháng 1 – Navi Mumbai
 
 Nhật Bản2 (3)
 
 Nhật Bản7
 
6 tháng 2 – Navi Mumbai
 
 Thái Lan0
 
 Trung Quốc3
 
30 tháng 1 – Pune
 
 Hàn Quốc2
 
 Úc0
 
3 tháng 2 – Pune
 
 Hàn Quốc1
 
 Hàn Quốc2
 
30 tháng 1 – Pune
 
 Philippines0
 
 Đài Bắc Trung Hoa1 (3)
 
 
 Philippines (p)1 (4)
 

Tứ kết[sửa | sửa mã nguồn]

4 đội thắng giành vé dự Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023. 4 đội còn lại (trừ Úc, nếu có) chuyển xuống vòng play-off.


Úc 0–1 Hàn Quốc
Chi tiết (AFC)

Nhật Bản 7–0 Thái Lan
Chi tiết (AFC)

Bán kết[sửa | sửa mã nguồn]


Chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc 3–2 Hàn Quốc
Jiali Tang  68' (ph.đ.)
Linyan Zhang  72'
Xiao Yuyi  90+3'
Chi tiết (FIFA)
Chi tiết (AFC)
Choe Yu-ri  27'
Ji So-yun  45+3' (ph.đ.)

Play-off[sửa | sửa mã nguồn]

Do Úc thua ở vòng tứ kết, 3 đội thua tứ kết còn lại sẽ thi đấu playoff vòng tròn 1 lượt. Đội đứng nhất trong 3 đội playoff sẽ có suất trực tiếp và 2 đội còn lại sẽ tham dự vòng playoff liên lục địa để giành vé vào vòng chung kết World Cup 2023.

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Việt Nam 2 2 0 0 4 1 +3 6 Giành quyền tham dự FIFA World Cup 2023
2  Đài Bắc Trung Hoa 2 1 0 1 4 2 +2 3 Đi tiếp vào vòng
play-off liên lục địa
3  Thái Lan 2 0 0 2 0 5 −5 0
Nguồn: AFC
Quy tắc xếp hạng: Tiêu chí vòng bảng

Đài Bắc Trung Hoa 3-0 Thái Lan
Su Yu-hsuan  44'84'
Ying-Hui Chen  90+3'
Chi tiết (FIFA)
Chi tiết (AFC)

Vô địch[sửa | sửa mã nguồn]

 Cúp bóng đá nữ châu Á 2022 

Trung Quốc
Lần thứ 9

Bảng xếp hạng[sửa | sửa mã nguồn]

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Kết quả chung cuộc
1  Trung Quốc 5 4 1 0 18 4 +14 13 Vô địch1
2  Hàn Quốc 6 4 1 1 8 1 +7 13 Á quân1
3  Nhật Bản 5 3 2 0 17 2 +15 11 Bị loại ở
bán kết1
4  Philippines 5 2 1 2 8 7 +1 7
5  Úc 4 3 0 1 24 2 +22 9 Giành quyền vào FIFA World Cup 2023 do quyền chủ nhà
6  Việt Nam 6 2 1 3 7 12 −5 7 Giành quyền vào FIFA World Cup 2023 vì thắng vòng play-off
7  Đài Bắc Trung Hoa 5 2 1 2 10 7 +3 7 Bị loại ở vòng play-off và đi tiếp vào vòng play-off liên lục địa
8  Thái Lan 6 1 0 5 5 15 −10 3
9  Myanmar 3 0 1 2 2 9 −7 1 Bị loại ở vòng bảng
10  Iran 2 0 0 2 0 12 −12 0
11  Indonesia 3 0 0 3 0 28 −28 0
12  Ấn Độ (W, H) 0 0 0 0 0 0 0 0 Rút lui
Nguồn: [cần dẫn nguồn]
(H) Chủ nhà; (W) Rút lui

1Các đội tuyển thắng tứ kết của giải đấu giành quyền tham dự World Cup 2023.

Những đội đủ điều kiện tham dự Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023[sửa | sửa mã nguồn]

5 đội bóng của châu Á giành quyền đến Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023, vì Úc là một trong hai đội chủ nhà nên họ tự động có suất vào vòng chung kết thế giới.[14]. Các năm được in đậm là các năm mà đội đó lên ngôi vô địch.

Đội bóng Ngày vượt qua vòng loại Thành tích tại các Giải vô địch bóng đá nữ thế giới lần trước từng tham dự1
 Úc 25 tháng 6 năm 2020[15] 7 (19951, 19991, 20031, 2007, 2011, 2015, 2019)
 Nhật Bản 30 tháng 1 năm 2022 8 (1991, 1995, 1999, 2003, 2007, 2011, 2015, 2019)
 Hàn Quốc 3 (2003, 2015, 2019)
 Trung Quốc 7 (1991, 1995, 1999, 2003, 2007, 2015, 2019)
 Philippines 0 (lần đầu)
 Việt Nam 6 tháng 2 năm 2022
1 Úc từng là thành viên của OFC vào các năm 1995, 1999 và 2003.

Vòng play-off liên lục địa[sửa | sửa mã nguồn]

Sẽ có hai đội giành suất của Liên đoàn bóng đá châu Á.

Đội bóng Ngày vào vòng play-off liên lục địa
 Thái Lan 4 tháng 2 năm 2022
 Đài Bắc Trung Hoa 6 tháng 2 năm 2022

Đối tác truyền thông[sửa | sửa mã nguồn]

Các nước trong khu vực quy định sở hữu bản quyền Cúp bóng đá nữ châu Á 2022
Lãnh thổ Đơn vị phát sóng T.k
 Úc [16][17]
 Trung Quốc đại lục [18]
 Ấn Độ [19]
 Guam
[20]
 Nhật Bản [21]
 Ấn Độ
[22]
 Myanmar [22]
 Quần đảo Bắc Mariana
[20]
 Philippines
  • Eleven Sports
[22]
 Hàn Quốc [22]
 Đài Loan
  • ELTA TV
[22]
 Thái Lan
  • Eleven Sports
[22]
Việt Nam [22][23]
Các quốc gia ngoài khu vực sở hữu bản quyền Cúp bóng đá nữ châu Á 2022
 Bermuda
[20]
 Canada
[20]
 Ireland [18]
 New Zealand [18]
Châu Đại Dương [18]
 Thổ Nhĩ Kỳ
  • Spor Smart
  • D-Smart GO
[18]
 Anh [18]
 Hoa Kỳ
[24][25]

Cầu thủ ghi bàn[sửa | sửa mã nguồn]

Đã có 104 bàn thắng ghi được trong 25 trận đấu, trung bình 4.16 bàn thắng mỗi trận đấu.

7 bàn thắng

5 bàn thắng

4 bàn thắng

3 bàn thắng

2 bàn thắng

1 bàn thắng

1 bàn phản lưới nhà

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “China PR's Wang Shanshan named AFC Women's Asian Cup India 2022™ MVP”. AFC. 6 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ “China PR's Zhu Yu picked as Best Goalkeeper of AFC Women's Asian Cup India 2022™”. AFC. 6 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ a b c d “AFC Women's Asian Cup 2022 Competition Regulations”. AFC.
  4. ^ “AFC to invest in new era of national team and club competitions”. AFC. 26 tháng 10 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2021.
  5. ^ “Chinese Taipei, India and Uzbekistan express interest in hosting 2022 edition”. AFC.com. 1 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2019.
  6. ^ “India among three countries interested in hosting the 2022 AFC Women's Asian Cup”. FOX Sports Asia. 1 tháng 6 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2019.
  7. ^ “AFC Competitions Calendar 2021”. AFC.
  8. ^ “Women's Ranking”. FIFA. 25 tháng 9 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2021.
  9. ^ “AFC confirms three venues for Women's Asian Cup India 2022” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). www.goal.com. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2021.[liên kết hỏng]
  10. ^ “Navi Mumbai, Ahmedabad, Bhubaneswar chosen as venues for 2022 Women's Asian Cup”. www.thehindu.com. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2021.
  11. ^ “Host cities confirmed for AFC Women's Asian Cup India 2022™”. www.matildas.com. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2021.
  12. ^ “AFC Women's Asian Cup India 2022™ draw set to reveal exciting battles”. the-afc.com. Asian Football Confederation. 26 tháng 10 năm 2021.
  13. ^ a b c d “Latest update on the AFC Women's Asian Cup India 2022™”. Asian Football Confederation. 23 tháng 1 năm 2022.
  14. ^ “Update on FIFA Women's World Cup and men's youth competitions”. FIFA. 24 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2020.
  15. ^ “Australia and New Zealand selected as hosts of FIFA Women's World Cup 2023”. FIFA. 25 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2020.
  16. ^ “AFC and Australia's Network Ten agree 'US$77m' rights deal”. SportsPro. 16 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2022.
  17. ^ Tribune, The National (6 tháng 1 năm 2022). “How to watch Matildas at 2022 AFC Women's Asian Cup”. The National Tribune (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2022.
  18. ^ a b c d e f “Live Streaming and TV Listings, Live Scores, News, Videos - January 20, 2022 - AFC Women's Asian Cup”. www.livesoccertv.com. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2022.
  19. ^ “Eurosport, Jio TV acquire broadcast rights for AFC Women's Asian Cup India 2022”. mint (bằng tiếng Anh). 7 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2022.
  20. ^ a b c d “AFC inks exclusive media rights deal with CBS”. SportsPro. 4 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2022.
  21. ^ “DAZN snaps up AFC rights in Japan until 2028”. SportsPro. 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2022.
  22. ^ a b c d e f g “WAC - Where to watch”. AFC Women's Asian Cup 2022 (bằng tiếng Anh). Asian Football Confederation. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2022.
  23. ^ VTV, BAO DIEN TU (2 tháng 1 năm 2022). “Đài THVN phát sóng trực tiếp VCK Giải bóng đá nữ châu Á 2022”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2022.
  24. ^ “CBS SPORTS ACQUIRES EXCLUSIVE RIGHTS TO ASIAN FOOTBALL CONFEDERATION (AFC) COMPETITIONS - ViacomCBS Inc”. ir.viacomcbs.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2022.
  25. ^ Talk, World Soccer (3 tháng 6 năm 2021). “CBS announces details about Asian Football Confederation”. World Soccer Talk. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2022.