Cổng thông tin:Lịch sử/Bài viết tiêu biểu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tác phẩm Khế ước xã hội (Du contrat social) của Jean-Jacques Rousseau
Tác phẩm Khế ước xã hội (Du contrat social) của Jean-Jacques Rousseau

Nguyên nhân gây nên cuộc Cách mạng Pháp bao gồm những yếu tố lịch sử quan trọng dẫn đến cuộc đại cách mạng năm 1789 tại Pháp.

Sự sụp đổ của chế độ cũ (Ancien Régime) ở Pháp có thể xuất phát một phần từ bộ máy điều khiển. Nhóm quý tộc đã phải đối mặt với tham vọng đang tăng cao của con buôn, thương gia hay những nông dân giàu có, những người đã liên minh với những nông dân bị đói, công nhân ăn lương và trí thức chịu ảnh hưởng bởi những ý tưởng của các nhà triết học Khai sáng. Khi cuộc cách mạng được tiến hành, sức mạnh phân cấp từ chế độ quân chủ đại diện nhiều cơ quan chính trị, như hội đồng lập pháp, nhưng mâu thuẫn giữa nhóm tiền cộng hòa là đồng minh đã trở thành nguồn gốc cho một mối bất hòa to tát cùng những cuộc đổ máu sau này.

Số lượng người Pháp thấm nhuần tư tưởng "bình đẳng" và "tự do cá nhân" như trình bày của Voltaire, Denis Diderot, Turgot, và các triết gia khác và các nhà lý thuyết xã hội của thời Khai sáng ngày càng tăng. Cách mạng Mỹ đã chứng minh rằng điều này thực sự chính đáng cho những ý tưởng giác ngộ về việc làm thế nào một chính phủ nên được tổ chức thực sự có thể được đưa vào thực tế. Một số nhà ngoại giao Mỹ, như Benjamin FranklinThomas Jefferson, đã từng sống tại Paris, nơi họ đã kết giao với những tầng lớp trí thức tự do Pháp. Hơn nữa, liên hệ giữa Hoa Kỳ và quân đội Pháp trong cuộc cách mạng, những người từng là lính đánh thuê chống Anh ở Bắc Mỹ đã giúp truyền bá lý tưởng cách mạng cho người dân Pháp. Sau một thời gian, nhiều người Pháp bắt đầu lao vào tính chất phi dân chủ trong chính quyền riêng của mình thúc đẩy tự do ngôn luận, thách thức Giáo hội Công giáo Rôma, và chê bai những đặc quyền của quý tộc.

Cuộc cách mạng không phải tuy do một sự kiện duy nhất gây nên, nhưng một loạt các sự kiện liên quan, đã khiến các tổ chức quyền lực chính trị, bản chất của xã hội, và tập thể dục tự do cá nhân không thể phục hồi. [ Đọc tiếp ]


Trận Austerlitz là một trong những chiến thắng lớn nhất của Napoléon Bonaparte, tại đó Đệ Nhất Đế chế Pháp đã đánh bại hoàn toàn Liên minh thứ ba. Trong trận chiến diễn ra vào ngày 2 tháng 12 năm 1805 tại một địa điểm gần thành phố Austerlitz (lúc đó thuộc Áo, ngày nay là Slavkov u Brna thuộc Cộng hoà Séc), Hoàng đế Napoléon I đã chỉ huy quân Pháp đánh tan tác liên quân Nga-Áo dưới quyền Hoàng đế Franz II của Thánh chế La Mã và Sa hoàng Aleksandr I.

Chiến thắng của Pháp tại Austerlitz như là một cú đấm vào mặt Liên minh thứ ba, khiến liên minh tan rã. Vào ngày 26 tháng 12 năm 1805, Pháp và Áo ngồi vào bàn đàm phán với Hiệp ước Pressburg, qua đó Áo rút khỏi chiến tranh, củng cố lại các Hiệp ước Campo Formio và Campo Formio trước đó, buộc Áo buông bỏ quyền kiểm soát một số vùng ở Đức cho các đồng minh của Napoléon, và buộc vương triều Habsburg phải giao nộp 40 triệu franc chiến phí. Quân đội Nga được phép quay trở về quê nhà. Chiến thắng cũng đã đưa đến việc thành lập Liên minh sông Rhine, bao gồm các bang của Đức có nhiệm vụ làm tấm đệm giữa Pháp và Trung Âu. Vào năm 1806, Đế quốc La Mã thần thánh buộc phải cáo chung khi Hoàng đế của Đế chế là Franz II từ bỏ ngôi vị và chỉ còn giữ lại danh hiệu Franz I của Áo. Mặc dù vậy nhưng hòa bình không kéo dài khi mà nước Phổ nhanh chóng tham chiến trong Liên minh thứ tư vào năm 1806. [ Đọc tiếp ]


Chiến tranh Pháp-Đại Nam là cuộc chiến giữa nhà Nguyễn của Việt NamĐế quốc thực dân Pháp, diễn ra từ năm 1858 đến năm 1884. Cuộc chiến kết thúc bằng thắng lợi của Đế quốc thực dân Pháp, người Pháp xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và thiết lập bộ máy cai trị, bắt đầu thời kỳ Pháp thuộc trong lịch sử Việt Nam.

Tháng 8 năm 1858, quân viễn chinh Pháp cùng Tây Ban Nha đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Sài Gòn. Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam kỳ). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở Bắc Kỳ. Miền Bắc khi đó rất hỗn độn do những mối bất hòa giữa người Việt và người Hoa lưu vong. Chính quyền Việt Nam không thể kiểm soát nổi mối bất hòa này. Cả Trung Hoa và Pháp đều coi khu vực này thuộc tầm ảnh hưởng của mình và gửi quân đến đó.

Sau khi giao chiến một thời gian, quân Pháp đã đuổi được phần lớn quân Thanh về Trung Quốc, tuy nhiên tại một số tỉnh quân Thanh vẫn còn có mặt và đe doạ sự có mặt của người Pháp ở Bắc Kỳ. Chính phủ Pháp đã sai Fournier sang Thiên Tân ký với Lý Hồng Chương bản sơ bộ về Hoà ước Thiên Tân, trong nội dung bản hoà ước sơ bộ giữa Pháp và nhà Thanh năm 1884, đã có điều khoản nhà Thanh công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam. Ngày 6 tháng 6 năm 1884, hòa ước Patenôtre được ký kết tại kinh đô Huế gồm có 19 điều khoản, chia nước Việt Nam ra làm ba xứ: Bắc Kỳ, Trung KỳNam Kỳ dưới ba chế độ khác nhau. Mỗi kỳ có một chế độ cai trị riêng như là ba nước riêng biệt. Nam Kỳ là xứ thuộc địa Pháp, Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ Pháp bảo hộ nhưng triều đình nhà Nguyễn trên danh nghĩa vẫn được quyền kiểm soát. [ Đọc tiếp ]


Phong cảnh cố đô nhìn từ núi Mã Yên
Phong cảnh cố đô nhìn từ núi Mã Yên

Cố đô Hoa Lư là quần thể di tích quốc gia đặc biệt liên quan đến sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thuộc ba triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lênhà Lý, tính từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tông trong lịch sử Việt Nam. Xưa nơi đây là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Trong thời nhà Ngô, vùng này là nơi cát cứ của Đinh Bộ Lĩnh. Ông ly khai đã đẩy lui thành công cuộc tấn công của chính quyền trung ương Cổ Loa năm 951 do 2 anh em Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập và Nam Tấn vương Ngô Xương Văn đích thân chỉ huy. Cho tới khi nhà Ngô mất, đây vẫn là vùng cát cứ của Đinh Bộ Lĩnh. Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội), Hoa Lư trở thành Cố đô. Các triều vua , Trần, , Nguyễn sau đó dù không đóng đô ở Hoa Lư nữa nhưng vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều công trình kiến trúc như đền, lăng, đình, chùa, phủ… Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư hiện nay có diện tích quy hoạch 13,87 km² thuộc tỉnh Ninh Bình. Với bề dày thời gian hơn 1000 năm, Cố đô Hoa Lư là nơi lưu trữ các di tích lịch sử qua nhiều thời đại. [ Đọc tiếp ]


Trận Hohenfriedberg là một trận đánh ác liệt trong chiến tranh Kế vị Áo. Trong trận chiến này, quân Phổ do đích thân vua Friedrich II thống lĩnh, đập nát liên quân Áo-Sachsen dưới sự chỉ huy của vương công Karl Alexander xứ Lothringen. Đây là một trong những chiến thắng đầy ấn tượng của vị vua - chiến binh Friedrich II Đại đế nước Phổ. Theo nhà sử học người ÚcChristopher M. Clark, đây có lẽ là trận đánh quyết định nhất trong cuộc chiến tranh Silesia lần thứ hai. (1744 - 1745). Trận đánh này được gọi là “một loạt cuộc giao chiến lẻ tẻ”, do các phần của Quân đội Phổ không kết hợp với nhau mà tấn công kẻ thù. Trong trận này, do liên quân Áo-Sachsen không thể giúp đỡ lẫn nhau, họ đã tạo điều kiện cho quân Phổ sửa sai, và giành chiến thắng vẻ vang, đưa trận thắng Hohenfriedberg trở thành một trong những cuộc hành quân vĩ đại nhất của người Đức.Trong chiến dịch năm 1745, cùng các trận như KesselsdorfFontenoy cuộc chiến tại Hohenfriedberg trở thành ba chiến thắng vĩ đại nhất trong thời kỳ Chiến tranh Kế vị Áo. Friedrich II xem trận này là "một chiến thắng quyết định chưa từng có kể từ trận thắng Blenheim". Quân đội Áo không hoàn toàn suy sụp, họ rút về có thủ ở Vương quốc Bohemia (Tiệp Khắc). Sau đó, ông cất quân chinh phạt xứ Bohemia, nhưng lại bị đánh bật. Sau đó, nhờ có chiến thắng Kesselsdorf, vào ngày 18 tháng 5 năm 1745, thành Dresden thất thủ, vua Friedrich II cũng trở thành bá chủ của Lãnh địa Tuyển hầu tước xứ Sachsen, bắt họ phải triều cống cho mình. Nước Áo thất bại, ông buộc triều đình Áo phải tôn trọng triệt để những điều khoản được ký kết trước đây. [ Đọc tiếp ]