Hệ thống giải đấu bóng đá Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hệ thống giải đấu bóng đá Việt Nam có hai giải đấu chuyên nghiệp, một giải đấu bán chuyên nghiệp và một giải đấu nghiệp dư bao gồm các câu lạc bộ bóng đá tại Việt Nam.

Hệ thống theo thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa giải Cấp bậc 1 Cấp bậc 2 Cấp bậc 3 Cấp bậc 4
1980–1989 Giải bóng đá A1 toàn quốc Giải bóng đá A2 toàn quốc
1990–1996 Giải bóng đá Các đội mạnh Toàn quốc Giải bóng đá A1 toàn quốc Giải bóng đá A2 toàn quốc
1997–2000 Giải bóng đá hạng Nhất Quốc gia Giải bóng đá hạng Nhì Quốc gia Giải bóng đá hạng Ba Quốc gia
2000–2001 V-League
2001–2012 Giải bóng đá hạng Nhất Quốc gia Giải bóng đá hạng Nhì Quốc gia Giải bóng đá hạng Ba Quốc gia
2012 Super League V-League 1
2013– V.League 1 V.League 2

Hệ thống hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

* Tính đến mùa giải 2023/24
Hạng Giải đấu
1 V.League 1
Giải bóng đá Vô địch Quốc gia
14 đội
2 V.League 2
Giải bóng đá hạng Nhất Quốc gia
11 đội
3 Giải bóng đá hạng Nhì Quốc gia
14 đội
Bảng A
7 đội
Bảng B
7 đội
4 Giải bóng đá hạng Ba Quốc gia
Không hạn chế, tự đăng ký

Giải đấu cúp[sửa | sửa mã nguồn]

Cúp Quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các đội bóng thuộc V.League 1V.League 2 được tham dự Cúp Quốc gia.

Siêu cúp quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

Đội vô địch V.League 1 và đội vô địch Cúp Quốc gia sẽ thi đấu với nhau trong trận tranh Siêu cúp quốc gia vào đầu mùa giải tiếp theo. Trong trường hợp một đội vô địch cả V.League 1Cúp Quốc gia trong cùng một mùa giải (cú ăn 2), họ sẽ thi đấu với đội đoạt ngôi vị á quân V.League 1.

Giải đấu quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại, bóng đá Việt Nam có 1 suất tham dự AFC Champions League và 2 suất dự AFC Cup. Trong đó, nhà vô địch V.League 1 được tham dự vòng bảng trực tiếp AFC Champions League nếu đủ điều kiện theo quy định của AFC còn nhà vô địch Cúp Quốc gia và á quân V.League 1 tham dự vòng bảng AFC Cup.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

(tiếng Việt)