Hội đồng Nghị viện châu Á

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hội đồng Nghị viện châu Á (APA) (tiếng Anh: Asian Parliamentary Assembly) được thành lập năm 2006 tại Kỳ họp thứ bảy của Hiệp hội các Nghị viện châu Á vì Hòa bình (AAPP). Nói cách khác, AAPP được thành lập năm 1999 là tiền thân của APA.

Tới năm 2022, APA bao gồm 44 Nghị viện thành viên và 14 quan sát viên. Mỗi Nghị viện thành viên có một số lượng ghế cụ thể trong Hội đồng dựa trên quy mô dân số của nước đó. Tổng số ghế, cũng như tổng số phiếu, là 178. Thành viên của Hội đồng phải do chính các thành viên của Nghị viện thành viên bầu ra. Hiến chương APA và Tuyên bố Tehran đưa ra một khuôn khổ hợp tác giữa các nước châu Á và đưa ra một tầm nhìn; đó là Hội nhập Châu Á.

Thành viên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính tới năm 2022, APA có 44 Nghị viện thành viên tương ứng với 178 phiếu, 14 Nghị viện quan sát viên và 10 Tổ chức quan sát viên.[1]

Nghị viện thành viên[sửa | sửa mã nguồn]

STT Nghị viện thành viên Số phiếu Mô hình
1 Afghanistan Afghanistan (trước năm 2021) 4 Lưỡng viện
2 Azerbaijan Azerbaijan 4 Đơn viện
3 Bahrain Bahrain 2 Lưỡng viện
4 Bangladesh Bangladesh 5 Đơn viện
5 Bhutan Bhutan 2 Lưỡng viện
6 Campuchia Campuchia 4 Lưỡng viện
7 Trung Quốc Trung Quốc 7 Đơn viện
8 Cộng hòa Síp Cộng hòa Síp 2 Đơn viện
9 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Triều Tiên 4
10 Ấn Độ Ấn Độ 7 Lưỡng viện
11 Indonesia Indonesia 6 Lưỡng viện
12 Iran Iran 5 Đơn viện
13 Iraq Iraq 4 Đơn viện
14 Jordan Jordan 4 Lưỡng viện
15 Kazakhstan Kazakhstan 4 Lưỡng viện
16 Kiribati Kiribati 2 Đơn viện
17 Kuwait Kuwait 4 Đơn viện
18 Kyrgyzstan Kyrgyzstan 4 Đơn viện
19 Lào Lào 4 Đơn viện
20 Liban Lebanon 4 Đơn viện
21 Malaysia Malaysia 4 Lưỡng viện
22 Maldives Maldives 2 Đơn viện
23 Mông Cổ Mông Cổ 4 Đơn viện
24 Nepal Nepal 4 Lưỡng viện
25 Pakistan Pakistan 5 Lưỡng viện
26 Palau Palau 2 Lưỡng viện
27 Nhà nước Palestine Palestine 4
28 Philippines Philippines 5 Lưỡng viện
29 Qatar Qatar 4 Đơn viện
30 Hàn Quốc Hàn Quốc 4 Đơn viện
31 Nga Nga 5 Lưỡng viện
32 Ả Rập Xê Út Ả Rập Xê Út 4 Đơn viện
33 Singapore Singapore 4 Đơn viện
34 Sri Lanka Sri Lanka 4 Đơn viện
35 Syria Syria 4 Đơn viện
36 Tajikistan Tajikistan 4 Lưỡng viện
37 Thái Lan Thái Lan 5 Lưỡng viện
38 Đông Timor Đông Timor 4 Đơn viện
39 Tonga Tonga 2 Đơn viện
40 Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ 5 Đơn viện
41 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 4 Đơn viện
42 Uzbekistan Uzbekistan 4 Lưỡng viện
43 Việt Nam Việt Nam 5 Đơn viện
44 Yemen Yemen 4 Lưỡng viện
Tổng 178

Nghị viện quan sát viên[sửa | sửa mã nguồn]

STT Nghị viện quan sát viên Mô hình
1 Úc Úc Lưỡng viện
2 Liên bang Micronesia Liên bang Micronesia Đơn viện
3 Fiji Fiji Đơn viện
4 Nhật Bản Nhật Bản Lưỡng viện
5 Quần đảo Marshall Quần đảo Marshall Đơn viện
6 Nauru Nauru Đơn viện
7 New Zealand New Zealand Đơn viện
8 Oman Oman Lưỡng viện
9 Papua New Guinea Papua New Guinea Đơn viện
10 Samoa Samoa Đơn viện
11 Quần đảo Solomon Quần đảo Solomon Đơn viện
12 Turkmenistan Turkmenistan Đơn viện
13 Tuvalu Tuvalu Đơn viện
14 Vanuatu Vanuatu Đơn viện

Tổ chức quan sát viên[sửa | sửa mã nguồn]

STT Tổ chức quan sát viên
1 Hội đồng Nghị viện Ả rập
2 Hội đồng Liên Nghị viện ASEAN (AIPA)
3 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
4 Ủy hội châu Âu
5 Hội nghị quốc tế các đảng chính trị Châu Á (ICAPP)
6 Hội đồng Liên Nghị viện của Cộng đồng Kinh tế Á Âu (EAEC)
7 Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU)
8 Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu
9 Hội đồng Nghị viện Địa Trung Hải
10 Liên minh Nghị viện các quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (PUIC)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Member Parliaments”. asianparliament.org.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]