Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gạo”
n Đã lùi lại sửa đổi của Dayhocseo (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Cheers!-bot |
|||
Dòng 59: | Dòng 59: | ||
* Gạo ở Việt Nam gồm: gạo nếp (dẻo, dính) và gạo tẻ. Việt Nam xuất khẩu các loại gạo sau: gạo 5% tấm đánh bóng 1 lần |
* Gạo ở Việt Nam gồm: gạo nếp (dẻo, dính) và gạo tẻ. Việt Nam xuất khẩu các loại gạo sau: gạo 5% tấm đánh bóng 1 lần |
||
* Các thể loại khác: gạo basmati (Ấn Độ) |
* Các thể loại khác: gạo basmati (Ấn Độ) |
||
* gạo ở [[Iran]] bao gồm: Gerdeh<ref name="pazuki">{{cite journal |last=Pazuki |first=Arman |last2=Sohani |first2=Mehdi |lastauthoramp=yes |year=2013 |title= Phenotypic evaluation of scutellum-derived calluses in ‘Indica’ rice cultivars |url= http://aas.bf.uni-lj.si/september2013/08Pazuki.pdf |format=PDF |journal= Acta Agriculturae Slovenica |volume=101 |issue=2 |pages=239–247 |doi=10.2478/acas-2013-0020 |accessdate=February 2, 2014}}</ref>, Hansani<ref name="pazuki" />, Hashemi<ref name="pazuki" />, và Gharib<ref name="pazuki" /> |
|||
== Gạo - lương thực == |
== Gạo - lương thực == |
Phiên bản lúc 19:39, ngày 3 tháng 2 năm 2014
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Năng lượng | 1.527 kJ (365 kcal) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
79 g | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đường | 0.12 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chất xơ | 1.3 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
0.66 g | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7.13 g | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thành phần khác | Lượng | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nước | 11.62 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
† Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[1] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[2] |
Gạo là một sản phẩm lương thực thu từ cây lúa. Hạt gạo thường có màu trắng, nâu hoặc đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dưỡng. Hạt gạo chính là nhân của thóc sau khi xay để tách bỏ vỏ trấu. Hạt gạo sau khi xay được gọi là gạo lứt hay gạo lật, nếu tiếp tục xát để tách cám thì gọi là gạo xát hay gạo trắng. Gạo là lương thực phổ biển của gần một nửa dân số thế giới.
Nguồn gốc
Cây lúa hiện nay được nông dân gieo trồng là kết quả xử lý trong phòng thí nghiệm và lai tạo tự nhiên cũng như nhân tạo của nhiều thế kỷ từ cây lúa dại.
Vì quỹ đất có giới hạn, các nhà khoa học đang nghiên cứu biến đổi gien của cây lúa để tạo ra giống lúa mới có năng suất cao, chống được bệnh tật và thời tiết khắc nghiệt, đồng thời rút ngắn thời gian chăm bón và sớm cho thu hoạch. Những thành công ban đầu của lúa biến đổi gien đã được ghi nhận, song hiện các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất được liệu loại lúa này có tác động xấu đến sức khỏe con người hay không.
Sản xuất
Gạo là sản phẩm từ cây lúa và nằm trong một quá trình sản xuất nông nghiệp, thường bao gồm những khâu chính sau: làm đất, chọn thóc giống, gieo hạt, ươm mạ, cấy, chăm bón (bón phân, đổ nước), gặt và xay xát.
Gạo là nguồn thu nhập và cuộc sống của hàng triệu nông dân trên toàn thế giới. Họ dùng khoảng 150 triệu hecta hàng năm để trồng lúa, với sản lượng khoảng 600 triệu tấn.
Châu Á là nơi sản xuất và cũng là nơi tiêu thụ khoảng 90% lượng gạo toàn thế giới.
Ở châu Phi, gần như toàn bộ 38 nước đều trồng lúa trong tổng số 54 quốc gia, song diện tích lúa ở Madagascar và Nigeria chiếm 60% tổng diện tích lúa tương đương 8,5 triệu hecta của châu lục này. Năng suất lúa của châu Phi thấp, khoảng 1,5 tấn/ha và chỉ bằng 40% năng suất của châu Á.
Phần lớn cây lúa nói đến trong sản xuất là lúa nước (tức ruộng lúa phải ngập nước theo một tiêu chuẩn khắt khe), song cũng có những loài lúa mọc trên ở vùng đồi núi mà ít cần đến công tác thủy lợi.
Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Việt Nam có hai vùng trồng lúa chính là đồng bằng sông Hồng ở phía bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam. Hàng năm sản lượng của cả nước đạt 33-34 triệu tấn thóc, trong đó chỉ sử dụng khoảng 8 triệu tấn (tương đương 4 triệu tấn gạo sau khi xay xát) cho xuất khẩu, còn lại là tiêu thụ trong nước và bổ sung dự trữ quốc gia.
Ở miền Bắc một năm có hai vụ lúa chính: vụ chiêm và vụ mùa.
Ở miền Nam, nông dân trồng ba vụ một năm: vụ đông xuân (có sản lượng cao nhất và thóc cũng đạt chất lượng tốt nhất cho xuất khẩu), vụ hè thu và vụ ba. Do lũ hàng năm ở đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây ảnh hưởng đến sản xuất, một phần nữa người dân có thể kiếm lời ổn định hơn từ việc nuôi thủy sản (tôm) hay trồng cây ăn quả, chính quyền đã khuyến cáo nông dân giảm và chuyển đổi một phần đất trồng lúa vụ ba.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là bộ chủ quản, quản lý việc sản xuất lúa gạo của Việt Nam.
Các loại gạo
- Gạo xuất khẩu ở Thái Lan gồm: gạo thơm và gạo trắng hạt dài.
- Gạo ở Việt Nam gồm: gạo nếp (dẻo, dính) và gạo tẻ. Việt Nam xuất khẩu các loại gạo sau: gạo 5% tấm đánh bóng 1 lần
- Các thể loại khác: gạo basmati (Ấn Độ)
- gạo ở Iran bao gồm: Gerdeh[3], Hansani[3], Hashemi[3], và Gharib[3]
Gạo - lương thực
Gạo là một nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Con người hấp thụ chất bột và một số vitamin từ gạo.
Có khoảng 2 tỉ người ở châu Á dùng gạo và các chế phẩm từ gạo để bổ sung 60% tới 70% nguồn năng lượng hàng ngày cho cơ thể.
Gạo - hàng hóa
Hàng năm có khoảng trên 20 triệu tấn gạo được dùng làm hàng hóa buôn bán trên toàn thế giới. Tổ chức Nông Lương (Food and Agriculture Organisation, hay FAO) của Liên Hiệp Quốc cho biết năm 2006 sản lượng gạo hàng hóa có thể đạt 27,8 triệu tấn, so với 29 triệu tấn trong năm 2005.
Khủng hoảng thiếu gạo
Bắt đầu từ khoảng cuối tháng 3 năm 2008, tình hình thiếu thốn lương thực - đặc biệt là gạo - trên toàn thế giới diễn ra hết sức nhanh chóng[4][5]. Theo dự đoán của bộ Nông nghiệp Mỹ, trong năm 2008 trữ lượng gạo toàn cầu sẽ giảm xuống tới mức thấp nhất trong 25 năm qua, có thể gây ra “cơn đói” mới. Giá gạo liên tục tăng gấp nhiều lần chỉ trong vài tháng, mặc dù theo thông báo sản lượng gạo của các nước xuất khẩu gạo vẫn liên tục tăng.
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng
Có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra về cuộc khủng hoảng gạo lần này, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia thì chủ yếu do các nguyên nhân sau[6]:
- Sự xao lãng vấn đề nông nghiệp của một số nước.
- Vấn đề qui hoạch không hợp lý.
- Sự khó khăn của các nhà cung cấp & chủ trương hạn chế xuất khẩu gạo của một số nước XK gạo.
- Sự tăng giá các mặt hàng thiết yếu trên phạm vi toàn cầu (dầu...) dẫn đến chi phí sản xuất tăng.
- Thiếu đất, thiếu nước, thiếu nguồn lao động nông nghiệp.
- Thiếu những nguồn đầu tư cần thiết cho nông nghiệp.
Các nước sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ chính
Theo FAO năm 2005 thế giới sản xuất 628 triệu tấn gạo, đạt mức kỷ lục, nhờ giá cả tăng trong năm 2004 làm tăng diện tích trồng trọt.
- Nước sản xuất & xuất khẩu:
- Thái Lan: là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, hàng năm bán từ 7 triệu đến 8 triệu tấn trên sản lượng hàng năm khoảng 26 triệu tấn. Đây là quê hương của gạo thơm Jasmine.
- Việt Nam: hàng năm xuất khẩu 4 triệu đến 5 triệu tấn.
- Mỹ
- Pakistan
- Ấn Độ: xuất khẩu năm 2005 ước khoảng 4 triệu tấn.
- Tổ chức các quốc gia xuất khẩu gạo OREC (Organization of Rice Exporting Countries)
- Nước tiêu thụ: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Malaysia, Iraq, Iran, Algérie, Nigeria, Tanzania.
Chú thích
- ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
- ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ a b c d Pazuki, Arman; Sohani, Mehdi (2013). “Phenotypic evaluation of scutellum-derived calluses in 'Indica' rice cultivars” (PDF). Acta Agriculturae Slovenica. 101 (2): 239–247. doi:10.2478/acas-2013-0020. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ
|lastauthoramp=
(gợi ý|name-list-style=
) (trợ giúp) - ^ Thế giới đang khủng hoảng gạo?
- ^ Nguy cơ khủng hoảng thiếu gạo
- ^ Nguồn gốc thiếu gạo