Bước tới nội dung

Airbus

Airbus SE
Tên cũ
Công ty mẹ trước 2017:
European Aeronautic Defence and Space Company NV (2000–2014), Airbus Group NV (2014–2015), Airbus Group SE (2015–2017)
Công ty con trước 2017:
Airbus Industrie GIE (1970–2001), Airbus SAS (2001–2017)
Loại hình
Societas Europaea (SE)
Mã niêm yếtEuronext ParisAIR
Bản mẫu:BMAD
FWB: AIR
thành phần CAC 40
thành phần Euro Stoxx 50
Mã ISINNL0000235190
Ngành nghềHàng không vũ trụ, Quốc phòng
Tiền thânAérospatiale-Matra, DASA, và CASA
Thành lập18 tháng 12 năm 1970; 53 năm trước (1970-12-18) (là Airbus Industrie GIE)
Người sáng lậpRoger Béteille, Felix Kracht, Henri Ziegler, Franz Josef Strauß
Trụ sở chính
Khu vực hoạt độngToàn cầu
Thành viên chủ chốt
Denis Ranque (Chủ tịch)[2]
Guillaume Faury (CEO)[3]
Sản phẩmDân dụng A220, A300, A310, A318, A319, A320, A321, A330, A340, A350, A380
Phương tiện bay không người lái
Doanh thuTăng 70,5 tỷ[4] (2018)
Tăng €5,04 tỷ[4] (2018)
Tăng €,05 tỷ[4] (2018)
Tổng tài sảnTăng €115,19 tỷ[5] (2018)
Tổng vốn
chủ sở hữu
Giảm €9,72 tỷ[5] (2018)
Chủ sở hữuTính đến 30 tháng 9 năm 2019:[6]
  • SOGEPA (Pháp): 11.1%
  • GZBV (Đức): 11.0%
  • SEPI (Tây Ban Nha): 4.2%
  • Khác: 73.8%
Số nhân viên133.671 (2018[5])
Chi nhánhAirbus Defence and Space SAS
Airbus Helicopters SAS
Công ty con
Websitewww.airbus.com

Airbus SE (/ˈɛərbʌs/; tiếng Pháp: [ɛʁbys] ; tiếng Đức: [ˈɛːɐ̯bʊs] ; tiếng Tây Ban Nha: [ˈeiɾbus]) là một trong những hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới.

Hãng có trụ sở ở Toulouse,[7][8] Pháp. Năm 2005, Airbus đã ký kết được nhiều hợp đồng sản xuất, số lượng máy bay được cung cấp cao hơn cả Boeing.

Airbus A318 F-GUGE của Air France
Airbus A380 thuộc sở hữu bởi Emirates
Airbus A300-600ST "Beluga" tại Hamburg, tháng 9 năm 2005

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Airbus S.A.S (Société par actions simplifiée) (của Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Anh) là một công ty chuyên sản xuất máy bay và là công ty con của tập đoàn Airbus (trước đây gọi là EADS (The European Aeronautic Defence and Space Company)) - một công ty hàng không vũ trụ châu Âu. Có trụ sở tại Blagnac, ngoại ô thành phố Toulouse của Pháp. Công ty sản xuất khoảng một nửa số máy bay phản lực của thế giới và có các hoạt động quan trọng trên khắp châu Âu.

Airbus bắt đầu từ một tập đoàn của các nhà sản xuất hàng không vũ trụ, Airbus Industrie. Các công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ của Liên minh châu Âu năm 1999 và 2000 đã cho phép thành lập một công ty cổ phần đơn giản hóa vào năm 2001, thuộc sở hữu của EADS (80%) và BAE Systems (20%). Sau quá trình mở rộng mặt hàng BAE (British Aerospace) đã bán cổ phần của mình cho EADS vào ngày 13 tháng 10 năm 2006.

Airbus sử dụng khoảng 63.000 nhân công tại 16 địa điểm ở 4 quốc gia Liên minh châu Âu: Pháp, Đức và Tây Ban Nha, Anh. Khâu lắp ráp cuối cùng được đặt tại Toulouse, Pháp; Hamburg, Đức, Seville, Tây Ban Nha, và từ năm 2009 đặt thêm nhà máy tại Thiên Tân, Trung Quốc. Hãng cũng đang trong quá trình hoàn thiện nhà máy mới tại thành phố Mobile thuộc tiểu bang Alabama, Mỹ. Airbus còn có các công ty con ở Mỹ, Nhật Bản, Trung QuốcẤn Độ. Công ty giới thiệu và đưa ra thị trường thương mại máy bay chở khách fly-by-wire (Điều khiển điện tử) đầu tiên - Airbus A320, và máy bay chở khách lớn nhất thế giới, Airbus A380. và Airbus cũng nổi tiếng với tình dự phòng và an toàn cho mỗi chiếc máy bay của họ. Một trong những hệ thống bảo vệ của máy bay là Alpha Floor

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Airbus Industrie được các công ty hàng không châu Âu thành lập để cạnh tranh với các công ty Mỹ như Boeing, McDonnell DouglasLockheed. Mặc dù máy bay châu Âu có rất nhiều sáng tạo và cải tiến, nhưng ngay cả những sản phẩm thành công nhất cũng không có doanh thu cao. Năm 1991, Jean Pierson - Giám đốc điều hành của Airbus Industrie, đã phân tích một số nhân tố giải thích về vị trí thống lĩnh của các nhà sản xuất máy bay Mỹ: Do nước Mỹ có diện tích lớn nên việc đi lại theo đường hàng không được ưa chuộng; Năm 1942, Anh và Mỹ thỏa thuận ủy thác việc sản xuất máy bay vận tải sang cho Mỹ; Chiến tranh thế giới thứ hai đã đem lại cho Mỹ một ngành công nghiệp hàng không mạnh mẽ và mang lại nhiều lợi nhuận ". "Với mục đích tăng cường sức mạnh hợp tác châu Âu trong lĩnh vực công nghệ hàng không và từ đó thúc đẩy tiến bộ nền kinh tế và công nghệ ở châu Âu, phải có biện pháp thích hợp để phát triển và sản xuất một máy bay "Airbus" (máy bay hoạt động tầm trung hoặc ngắn)." – trích Bản sứ mệnh Airbus (Airbus Mission Statement)

Năm 1959, Hawker Siddeley đã quảng bá một phiên bản "Airbus" Armstrong Whitworth AW.660 Argosy (máy bay vận tải quân sự/hàng hóa của Anh sau chiến tranh và là mẫu máy bay cuối cùng được sản xuất bởi hãng máy bay Armstrong Whitworth Aircraft.), có thể vận chuyển khoảng 126 hành khách. Tuy nhiên, các nhà sản xuất máy bay châu Âu đã nhận thấy được những rủi ro của sự phát triển đó và cùng với chính phủ của mình, họ thấy rằng sự hợp tác là cần thiết để phát triển một chiếc máy bay như vậy và để cạnh tranh với các nhà sản xuất mạnh hơn của Mỹ. Vào Paris Air Show năm 1965, các hãng hàng không châu Âu chính thức thảo luận về yêu cầu của họ cho một "airbus" có khả năng vận chuyển 100 hành khách hoặc hơn trong khoảng cách ngắn tới trung bình với chi phí thấp. Cùng năm đó, Hawker Siddeley (dưới sự thúc đẩy của Chính phủ Anh) hợp tác với Breguet và Nord để nghiên cứu và thiết kế airbus. Nhóm Hawker Siddeley/Breguet/Nord HBN 100 đã trở thành cơ sở cho việc tiếp tục của dự án. Đến năm 1966, nhóm đã có các đối tác là Sud Aviation, sau đó là Aerospatiale (Pháp), Arbeitsgemeinschaft Airbus, Deutsche Airbus (Đức) và Hawker Siddeley (Anh). Một yêu cầu tài trợ đã được gửi tới ba chính phủ trong tháng 10 năm 1966. Ngày 25 tháng 7 năm 1967, chính phủ ba nước đã nhất trí tiến hành với đề xuất này.

Hai năm sau thỏa thuận này, chính phủ Anh và Pháp đã bày tỏ nghi ngờ về dự án. Biên bản ghi nhớ đã nói rằng 75 đơn đặt hàng phải được hoàn thành vào 31 tháng 7 năm 1968. Chính phủ Pháp bị đe dọa rút khỏi dự án do lo ngại về nguồn tài chính dùng để phát triển máy bay Airbus A300, ConcordeDassault Mercureconcurrently nhưng sau đã bị thuyết phục ngược lại. Sau khi công bố về mối lo ngại của mình với dự án A300B vào tháng 12 năm 1968, và lo sợ rằng sẽ không thu lại được khoản đầu tư do doanh số bán hàng thấp, chính phủ Anh thông báo rút lui vào ngày 10 tháng 4 năm 1969. Đức nhân cơ hội này để tăng thị phần của mình trong dự án lên tới 50%. Tới lúc này, Pháp và Đức lại miễn cưỡng cho phép sự tham gia của Hawker Siddeley để có được thiết kế cánh của máy bay. Vì vậy, các công ty của Anh được phép tiếp tục các đặc quyền của một nhà thầu phụ. Hawker Siddeley đã đầu tư 35 triệu Bảng Anh vào trang bị máy móc, nhưng do thiếu hụt vốn nên đã nhận một khoản vay 35 triệu Bảng từ chính phủ Đức.

Sự hình thành Airbus Industrie

[sửa | sửa mã nguồn]

Airbus Industrie được chính thức thành lập như một Groupement d'Interet Économique (Economic Interest Group hay GIE – Nhóm lợi ích kinh tế chung) vào ngày 18 tháng 12 năm 1970. Nó được hình thành dựa trên một sáng kiến của chính phủ Pháp, Đức và Anh năm 1967. Tên "Airbus" được lấy từ một thuật ngữ không độc quyền được sử dụng bởi ngành công nghiệp hàng không trong những năm 1960 để chỉ những máy bay thương mại có kích thước và phạm vi nhất định, và thuật ngữ này đã được chấp nhận trong ngôn ngữ Pháp. Aérospatiale và Deutsche Airbus mỗi công ty có 36,5% cổ phần, Hawker Siddeley 20% và Fokker-VFW 7%. Mỗi công ty sẽ chuyển các bộ phận do mình chế tạo đến một nhà máy lắp ráp cuối cùng để máy bay sẵn sàng thực hiện chuyến bay. Tháng 10 năm 1971, công ty Tây Ban Nha CASA đã mua 4,2% cổ phần của Airbus Industrie, Aérospatiale và Deutsche Airbus giảm mức cổ phần của họ còn 47,9%. Tháng 1 năm 1979, British Aerospace đã kế thừa 20% cổ phần của Hawker Siddeley trong Airbus Industrie. Các cổ đông lớn giảm cổ phần của họ xuống còn 37,9%, trong khi CASA vẫn giữ nguyên 4,2%. Năm 2005, Airbus đã ký kết được nhiều hợp đồng sản xuất, cung cấp máy bay hơn cả Boeing.

Những sản phẩm dân dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
Danh sách chi tiết các sản phẩm máy bay dân dụng của Airbus
 Máy bay   Đặc điểm   Sức chứa   Ngày ra mắt   Bay lần đầu   Giao hàng lần đầu  Ngừng sản xuất
A300 2 động cơ, hai lối đi, 250-375 Tháng 5, 1969 Tháng 10, 1972 Tháng 5, 1974 tháng 7 năm 2007
A310 2 động cơ, hai lối đi, cải tiến từ A300 200-280 Tháng 7, 1978 Tháng 3, 1982 Tháng 12, 1985 tháng 7 năm 2007
A318 2 động cơ, một lối đi, ngắn hơn 6.17 m so với A320 136 Tháng 4, 1999 tháng 1 năm 2002 Tháng 10, 2003 Tháng 12 năm 2013
A319 2 động cơ, một lối đi, ngắn hơn 3.77 m so với A320 145 Tháng 6, 1993 Tháng 1, 1995 Tháng 4, 1996
A320 2 động cơ, một lối đi 180 Tháng 3, 1984 Tháng 2, 1987 Tháng 3, 1988
A321 2 động cơ, một lối đi, dài hơn A320 6.94 m 220 Tháng 11, 1989 Tháng 3, 1993 Tháng 1, 1994
A330 2 động cơ, hai lối đi 253-440 Tháng 6, 1987 Tháng 11, 1992 Tháng 12, 1993
A340 4 động cơ, hai lối đi 261-440 Tháng 6, 1987 Tháng 10, 1991 Tháng 1, 1993 tháng 9 năm 2008(A340-200)

tháng 11 năm 2011(Còn lại)

A350 2 động cơ, hai lối đi 250-300 Tháng 10, 2005 tháng 6 năm 2013 Năm 2015
A380 4 động cơ, hai lối đi, hai tầng 555-840 tháng 12 năm 2002 tháng 4 năm 2005 Năm 2006 tháng 2 năm 2019
A220 2 động cơ, một lối đi 130-160 tháng 7 năm 2016 tháng 9 năm 2013 Năm 2016

Airbus A350-1000 XWB lên lịch giao hàng 3 năm sau đó.


Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “contact us”. Airbus.
  2. ^ “Denis Ranque”. Airbus.
  3. ^ “Guillaume Faury”. Airbus.
  4. ^ a b c Airbus Group SE Financial Statements 2019 (PDF). Airbus. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2020.
  5. ^ a b c Airbus Group SE Financial Statements 2016 (PDF). Airbus. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2017.
  6. ^ “Share Price & Information”. Airbus (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2019.
  7. ^ "27 tháng 4 năm 2005-airbus-flight_x.htm Airbus A380 lands after making aviation history." USA Today. ngày 27 tháng 4 năm 2005. Updated ngày 28 tháng 4 năm 2005. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2010.
  8. ^ "Contacts Lưu trữ 2012-03-22 tại Wayback Machine." Airbus. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2011. "Airbus Headquarters in Toulouse 1, Rond Point Maurice Bellonte 31707 Blagnac Cedex France"

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]