Bước tới nội dung

Bộ Giáo dục (Trung Hoa Dân Quốc)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bộ Giáo dục (Trung Hoa Dân Quốc)
教育部
Jiàoyùbù (Quan thoại Đài Loan)
Kàu-io̍k-pō͘ (Tiếng Phúc Kiến Đài Loan)
Kau-yuk Phu (Tiếng Khách Gia Đài Loan)

Trụ sở Bộ Giáo dục (Trung Hoa Dân Quốc)
Tổng quan Cơ quan
Thành lập1905 (Nhà Thanh)
Tháng 1 năm 1912 (Chính phủ Bắc Dương tại Bắc Kinh)
11 tháng 12 năm 1928 (Chính phủ Quốc dân tại Nam Kinh
31 tháng 5 năm 1948 (gần tương tự hiện nay)
10 tháng 3 năm 1950 (tái lập tại Đài Bắc)
Trụ sởQuận Trung Chính, Đài Bắc, Đài Loan
Websiteenglish.moe.gov.tw

Bộ Giáo dục (viết tắt MOE) (tiếng Trung: 教育部; Hán-Việt: Giáo dục bộ; bính âm: Jiàoyùbù; Bạch thoại tự: Kàu-io̍k-pō͘; Pha̍k-fa-sṳ: Kau-yuk Phu) là một bộ thuộc Hành chính viện Trung Hoa Dân Quốc (Chính phủ), có chức năng thực thi chính sách giáo dục và quản lý trường lớp công lập.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Giáo dục Trung Hoa Dân Quốc bắt nguồn từ Bộ Giáo dục, Khoa học, Thể thao và Văn hóa dưới chính quyền Đế quốc Nhật Bản, thực thể đã chiếm đóng Đài Loan vào năm 1895. Trong thời kỳ Đài Loan thuộc Nhật, tỷ lệ đi học của trẻ em Đài Loan tăng từ 3,8% vào năm 1904 lên đến 71,3% vào năm 1943.[1] Trường học theo lối hiện đại được thành lập qua sự ra đời của hệ thống tiểu học, trong khi giáo dục bậc cao cho người Đài Loan vẫn hiếm hoi còn trường trung học và đại học lại chủ yếu dành cho công dân Nhật Bản. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp đặc biệt khi người Đài Loan được học lên cao hơn và trong số này nhiều cá nhân tiếp tục sang Nhật Bản học tiếp.

Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ra đời tại Trung Quốc đại lục vào năm 1912. Sau khi Trung Hoa Dân Quốc dời sang Đài Loan vào năm 1949, Bộ Giáo dục Trung Hoa Dân Quốc đã được tái lập tại thành phố Đài Bắc.

Năm 2022, để giải quyết các khiếu nại từ nhiều cơ sở giáo dục đại học về hạn mức giới hạn theo tuần đối với số lượng người nhập cảnh vào Đài Loan, Bộ Giáo dục đã tiến hành cấp thêm chỗ cho sinh viên nước ngoài nhằm đảm bảo họ không bị từ chối nhập cảnh vào Đài Loan.[2]

Hợp tác quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2017, Bộ Giáo dục Trung Hoa Dân Quốc đã khởi động Chương trình Phát triển Tài năng trên nền tảng Chính sách hướng nam mới để thúc đẩy trao đổi giáo dục với Ấn Độ.[3]

Tháng 11 năm 2023, Thống đốc tiểu bang MontanaGreg Gianforte thông báo rằng Văn phòng của Ủy ban Giáo dục Đại học Montana đã ký một biên bản ghi nhớ mới với Bộ Giáo dục Trung Hoa Dân Quốc nhằm xây dựng một chương trinh ngôn ngữ Quan thoại tại Đại học MontanaMissoula, Montana (Hoa Kỳ) và một chương trình trao đổi giáo dục tại Đại học Công nghệ Montana. Sự hợp tác này diễn ra sau khi người ta chứng kiến một làn sóng sinh viên trường Montana Tech đến du học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Minh Tân ở huyện Tân Trúc (Đài Loan) sau một biên bản ghi nhớ hồi năm 2022.[4]

Tháng 12 năm 2023, Bộ Giáo dục Trung Hoa Dân Quốc đón tiếp một đoàn khách từ Đại học Scranton (Scranton, Pennsylvania, Hoa Kỳ) do Joseph G. Marina làm trưởng đoàn để tìm kiếm quan hệ đối tác với các trường đại học của Đài Loan. Chuyến đi này là sự tiếp nối của một loạt các đợt trao đổi giữa Đại học Scranton và Bộ Giáo dục Trung Hoa Dân Quốc. Kể từ năm 2010 đã liên tục diễn ra các chương trình phổ biến văn hóa Đài Loan, các buổi diễn thuyết và các liên hoan phim Đài Loan tại thành phố Scranton.[5]

Cơ cấu tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cục Kế hoạch
  • Cục Giáo dục Đại học
  • Cục Giáo dục Công nghệ và Nghề nghiệp
  • Cục Giáo dục Suốt đời
  • Cục Giáo dục Quốc tế và Giáo dục xuyên eo biển
  • Cục Giáo dục Giáo viên và Nghệ thuật
  • Cục Giáo dục Thông tin và Công nghệ
  • Cục sinh viên và Giáo dục đặc biệt

Bộ phận quản lý

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vụ Thư ký
  • Vụ Nhân sự
  • Vụ Đạo đức Công vụ
  • Vụ Kế toán
  • Vụ Thống kê
  • Vụ Pháp chế
  • Ủy ban Giám sát Quản lý Hưu trí, Bồi hoàn, Từ chức và Chia tay dành cho giáo viên và nhân viên trường tư thục

Cơ quan trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cơ quan Quản lý thể thao
  • Cơ quan Quản lý giáo dục K-12
  • Cơ quan Quản lý phát triển thanh niên
  • Học viện nghiên cứu giáo dục quốc gia
  • Thư viện Trung tâm Quốc gia
  • Viện bảo tàng sinh vật biển và thủy cung quốc gia
  • Viện bảo tàng Khoa học Tự nhiên Quốc gia
  • Viện bảo tàng Khoa học và Công nghệ Quốc gia
  • Trung tâm Giáo dục Khoa học Quốc gia Đài Loan
  • Đài phát thanh giáo dục quốc gia (Đài Bắc)
  • Thư viện thông tin công cộng quốc gia
  • Thư viện quốc gia Đài Loan
  • Trung tâm Giáo dục Nghệ thuật Quốc gia Đài Loan
  • Viện bảo tàng Khoa học và Công nghệ Hàng hải Quốc gia
  • Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia

Danh sách cơ quan đại diện ở nước ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách cơ quan đại diện ở nước ngoài của Bộ Giáo dục Trung Hoa Dân Quốc:[6]

Quốc gia Thành phố Tên
 Canada Ottawa Phòng Giáo dục, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Canada
Vancouver Phòng Giáo dục, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Vancouver
 Hoa Kỳ Washington, D.C. Phòng Giáo dục, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hoa Kỳ
Boston Phòng Giáo dục, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Boston
Thành phố New York Phòng Giáo dục, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại New York
Chicago Phòng Giáo dục, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Chicago
Houston Phòng Giáo dục, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Houston
Los Angeles Phòng Giáo dục, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Los Angeles
San Francisco Phòng Giáo dục, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại San Francisco
 Paraguay Asunción Văn phòng Tham tán Giáo dục, Đại sứ quán Trung Hoa Dân Quốc tại Paraguay
 Nga Moskva Phòng Giáo dục, Văn phòng đại diện tại Moskva cho Ủy ban Điều phối Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc-Moskva
 Pháp Paris Phòng Giáo dục, Văn phòng đại diện Đài Bắc tại Pháp
 Bỉ Bruxelles Phòng Giáo dục, Văn phòng đại diện Đài Bắc tại EU và Bỉ
 Đức Berlin Phòng Giáo dục, Cơ quan đại diện Đài Bắc tại Cộng hòa Liên bang Đức
 Anh Luân Đôn Phòng Giáo dục, Văn phòng đại diện Đài Bắc tại Anh Quốc
 Áo Viên Phòng Giáo dục, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Áo
 Thụy Điển Stockholm Phòng Giáo dục, Phái đoàn Đài Bắc tại Thụy Điển
 Ba Lan Warszawa Phòng Giáo dục, Văn phòng đại diện Đài Bắc tại Ba Lan
 Nhật Bản Tokyo Phòng Giáo dục, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Nhật Bản
Ōsaka Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Osaka
Fukuoka Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Fukuoka
 Singapore Singapore Phòng Giáo dục, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Singapore
 Hàn Quốc Seoul Phòng Giáo dục, Phái đoàn Đài Bắc tại Hàn Quốc
 Ấn Độ New Delhi Phòng Giáo dục, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại New Delhi
 Malaysia Kuala Lumpur Phòng Giáo dục, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Malaysia
 Úc Barton, Lãnh thổ Thủ đô Úc Phòng Giáo dục, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Úc
 Thái Lan Bangkok Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Thái Lan
Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh
 Trung Quốc Hồng Kông Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hong Kong
 Indonesia Jakarta Văn phòng Kinh tế và Thương mại Đài Bắc, Jakarta, Indonesia

Di chuyển tới trụ sở

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Đài Bắc, có thể đi bộ từ ga MRT Bệnh viện Đại học quốc lập Đài Loan của tuyến Đạm Thủy-Tín Nghĩa thuộc hệ thống đường sắt đô thị Đài Bắc.[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Gary Marvin Davison (2003). A short history of Taiwan: the case for independence. Greenwood Publishing Group. tr. 64. ISBN 0-275-98131-2. Basic literacy came to most of the school-aged populace by the end of the Japanese tenure on Taiwan. School attendance for Taiwanese children rose steadily throughout the Japanese era, from 3.8 percent in 1904 to 13.1 percent in 1917; 25.1 percent in 1920; 41.5 percent in 1935; 57.6 percent in 1940; and 71.3 percent in 1943.
  2. ^ “Taiwan introduces extra entry slots for overseas students - Focus Taiwan”. focustaiwan.tw (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2022.
  3. ^ “Taiwan deepens higher education cooperation with India”. Taiwan News. 22 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2023.
  4. ^ Mangrum, Meghan (2 tháng 11 năm 2023). “Montana to launch language, educational exchange programs with Taiwan”. NonStop Local. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2023.
  5. ^ “Scranton President Visits Universities in Taiwan”. RoyalNews. 3 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2023.
  6. ^ “Overseas Offices – Overseas Education Divisions”. Ministry of Education, Republic of China (Taiwan). 23 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2015.[liên kết hỏng]
  7. ^ “教育部 - Google Maps”. Google Maps. 30 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2014.