Cổng thông tin:Cơ Đốc giáo/Bài chọn lọc/Lưu trữ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hai người con là một dụ ngôn của Chúa Giê-xu được Matthew chép trong sách Phúc âm mang tên ông ở chương 21 từ câu 28-32. Dụ ngôn này thuật lại cách đối xử của hai người con đối với cha mình, ngụ ý hai thái độ khác nhau đối với Lời Chúa, hoặc hai hạng người có tính cách đối nghịch nhau nhưng luôn tồn tại kề cận nhau trong hội thánh.

Dụ ngôn khắc họa hai tính cách đối nghịch nhau. Khi cha yêu cầu ra làm việc ngoài vườn nho, phản ứng tức thì của hai người con hoàn toàn khác nhau: Đứa con đầu liền dạ vâng nhưng không làm gì cả, đứa con thứ hai phản kháng, nhưng lại ăn năn và tuân phục cha.

Dù đề kháng, bất tuân, và vô lễ, cuối cùng đứa con thứ hai cũng chịu xét mình, ăn năn tội và thực thi bổn phận làm con...

Còn đứa con kia là kẻ khoác lác, dễ hứa mau quên, và hoàn toàn vô trách nhiệm. Dù luôn tỏ ra tôn kính và thuận phục cha mình, người này chưa bao giờ thực sự quan tâm đến bổn phận làm con. Sự mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm bộc lộ tính cách thật của người ấy: đạo đức giả... [ Đọc tiếp ]


Tháng 2 năm 2013[sửa mã nguồn]

"Dream of Joseph", Tác phẩm của Daniele Crespi (1590–1630)
"Dream of Joseph", Tác phẩm của Daniele Crespi (1590–1630)

Hình ảnh Thánh Giuse trong hội họa xuất hiện khá nhiều và sớm, chủ yếu là ở các mảng tranh quanh 4 chủ đề "Chúa Giáng sinh", "Gia đình Thánh" , "Giấc mơ của Giuse" và "Hành trình trốn sang Ai Cập". Trong những mảng tranh này, nhìn chung, Giuse luôn được mô tả như là một "nhân vật phụ" với hình ảnh là một người đàn ông nhân hậu, khiêm nhường và tận tụy...

Tranh vẽ riêng về Giuse như là một "nhân vật chính" ra đời khá muộn. Mãi đến thế kỷ 17 mới có những bức tranh nói về nhân vật chính là Giuse đầu tiên. Một số ít, thể hiện hình ảnh Giuse đang bế Chúa Hài đồng Giêsu. Còn lại, phần lớn, xoay quanh chủ đề " Giấc mơ của Thánh Giuse ".

Một tác phẩm của Guido Reni (1575-1642), họa sĩ được xem là nổi tiếng nhất ở Ý trong [thế kỷ 17 với phong cách Baroque tao nhã, mẫu mực có tựa là " Thánh Giuse với Chúa hài đồng Giêsu". Trong tranh, Giuse được thể hiện đúng như trong Kinh Thánh, là một người đàn ông đã luống tuổi và là một người cha nhân từ. Chiếc áo choàng rộng của ông như đang bao bọc lấy Chúa Hài đồng. Và ánh sáng, như đang tỏa ra từ Chúa Hài đồng đã mang lại cho bức tranh một dáng vẻ thánh thiện... [ Đọc tiếp ]


Tháng 3 năm 2013[sửa mã nguồn]

Tiệc Thánh là thánh lễ được cử hành bởi các Kitô hữu và theo lời dạy của Chúa Giê-xu được ký thuật trong Tân Ước, để tưởng nhớ Chúa Giê-xu theo những việc ngài đã làm trong bữa Tiệc Ly. Chúa Giê-xu lấy bánh Thánh, bẻ ra, phân phát cho các môn đồ mà nói rằng "Này là thân thể ta", rồi lấy rượu nho đưa cho môn đồ mà phán rằng "Này là huyết ta".Nhìn chung, tín hữu Cơ Đốc thừa nhận có sự hiện diện của Chúa Giê-xu trong thánh lễ này, mặc dù có những quan điểm khác nhau nhằm giải thích bản chất, thời điểm và không gian của sự hiện diện ấy. "Bí tích Thánh thể" thường được dùng để chỉ bánh và rượu nho được hiến tế trong thánh lễ, trong khi "Tiệc Thánh" nhấn mạnh vào sự thông công giữa con người với Thiên Chúa, và giữa các tín hữu với nhau khi cử hành thánh lễ.

Từ Eucharist có từ nguyên trong Hi văn εὐχαριστία và có nghĩa là tạ ơn, đến từ động từ εὐχαριστῶ (biết ơn), được tìm thấy trong 55 câu trong Tân Ước. Bốn trong số các câu Kinh Thánh này ghi lại lời tạ ơn của Chúa Giê-xu trước khi ngài phân phát bánh và rượu nho cho các môn đồ và công bố rằng ấy là thân thể và huyết của ngài. [ Đọc tiếp ]


Tháng 4 năm 2013[sửa mã nguồn]

Chúa nhật Lễ Lá là ngày lễ rơi vào ngày Chủ nhật trước lễ Phục Sinh. Trong Giáo hội Tây phương, nó phải luôn luôn rơi vào một trong số 35 ngày giữa 15 tháng 318 tháng 4.

Lễ này kỷ niệm một sự kiện được viết trong bốn sách Phúc âm quy điển (Mark 11: 1-11, Matthew 21: 1-11; Luke 19: 28-44; và John 12: 12-19)- kể về việc Chúa Giê-su tiến vào thành Jerusalem những ngày trước khi chịu khổ hình.

Truyền thống sử dụng lá cọ trong các nghi lễ, nhưng vì ở các vùng khác nhau có thể không có cọ hoặc khó tìm được, dẫn tới có thể thay thế bằng những cành cây thủy tùng, cây liễu hay những cái cây bản xứ khác. Chủ nhật thường được xác định bởi những tên của những loại cây này. Ở Việt Nam, hầu hết các nhà thờ sử dụng dừa. [ Đọc tiếp ]


Tháng 5 năm 2013[sửa mã nguồn]

Chính Thống giáo Đông phương là nhánh Kitô giáo lớn thứ nhì trên thế giới, sau Giáo hội Công giáo Rôma. Đây là nhóm các giáo hội Kitô giáo đại diện cho truyền thống Kitô giáo Đông phương. Chính Thống giáo truy nguyên nguồn gốc của họ về Kitô giáo sơ khai và tuyên bố họ mới là sự tiếp nối duy nhất và chính thống của giáo hội do Chúa Kitô thiết lập, xem chính mình là Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền. Trong thiên niên kỉ đầu của Kitô giáo, Chính Thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma cùng là một giáo hội, mặc dù có một số khác biệt giữa đông phương và tây phương. Vào thế kỉ thứ 11, các khác biệt này dẫn đến cuộc Ly giáo Đông - Tây năm 1054, phân chia thành Chính Thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma.

Tín hữu Chính Thống giáo vẫn xem giáo hội của mình là truyền thống Cơ Đốc trung thành nhất với các giá trị thần học bắt nguồn từ thời hội thánh tiên khởi. Giáo hội cấu trúc tổ chức bao gồm các giáo phận độc lập cùng chia sẻ một nền thần học, đặt dưới quyền cai quản của các giám mục có nhiệm vụ bảo vệ các truyền thống giáo hội được lưu truyền từ Mười hai Sứ đồ qua quyền tông truyền, đặc biệt là Thánh Anrê. Tín hữu Chính Thống giáo xem giáo hội của họ là:

  • Hội thánh nguyên thủy được thiết lập bởi Chúa Giê-su Ki-tô và các sứ đồ.
  • Giáo huấn và truyền thống giáo hội được bảo tồn bởi các tín hữu thời kỳ hội thánh sơ khai được lưu truyền từ các sứ đồ, cùng các truyền thống khác được phát triển sau này nhằm mở rộng và làm sáng tỏ các giáo huấn nguyên thủy. [ Đọc tiếp ]


Tháng 6 năm 2013[sửa mã nguồn]

Họa phẩm Chúa Giêsu thăng thiên của Garofalo, 1520.

Lễ Thăng Thiên (hoặc Lễ Chúa Giêsu Lên Trời) là một ngày lễ Kitô giáo được cử hành sau Lễ Phục Sinh bốn mươi ngày (tính từ Chúa Nhật Phục Sinh). Do đó, lễ này luôn rơi vào một ngày Thứ Năm. Lễ Thăng Thiên diễn tiến theo ý nghĩa nội dung Tân Ước, theo đó, sau khi Chúa Giêsu sống lại, ngài đã ở lại cùng với các môn đồ trong bốn mươi ngày, sau đó lên trời để kết thúc sự hiện diện của ngài giữa loài người trần thế. Một số nhánh Kitô giáo cử hành Lễ Thăng Thiên một cách trang trọng vào một ngày Chủ Nhật kế tiếp.

Ngày Thứ Năm Lễ Thăng Thiên còn là một ngày lễ ở nhiều quốc gia như Áo, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Iceland, Liechtenstein, Luxembourg, Na Uy, Pháp, Phần Lan, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Burundi, Madagascar, Namibia, Sénégal, Colombia, Haïti, Martinique, IndonesiaVanuatu). [ Đọc tiếp ]


Tháng 7 năm 2013[sửa mã nguồn]

Jerusalem là điểm khởi đầu Giáo Hội được hình thành sau biến cố Hiện xuống.

Đại Ly giáo hay Ly giáo Đông-Tây là sự kiện chia rẽ Kitô giáo xảy ra vào thời Trung Cổ mà kết quả là hai phái Kitô giáo được hình thành: phương Đông (theo văn hóa Hy Lạp với trung tâm là Constantinopolis) và phương Tây (theo văn hóa Latin với trung tâm là Rôma), sau này là Chính Thống giáo Đông phươngGiáo hội Công giáo Rôma tương ứng. Quan hệ Đông - Tây bị chia rẽ bởi các yếu tố: thần học, chính trị và giới chức sắc. Đại diện hai phái là giáo hoàng Lêô IXthượng phụ Constantinopolis Michael Cerularius liên tục có những xung khắc với nhau. Năm 1054, sứ thần Rôma gặp Cerularius và yêu cầu ông thần phục Giáo hội Rôma là "mẹ của giáo hội hoàn vũ" nhưng Cerularius đã khước từ. Cùng năm, Rôma và Constantinople tuyên bố rút phép thông công lẫn nhau, như thế, cuộc Đại Ly giáo chính thức bắt đầu. Năm 1965, Giáo hoàng Phaolô VI và Thượng phụ Đại kết thành Constantinople, Athenagoras I đã gỡ bỏ vạ tuyệt thông lẫn nhau giữa hai giáo hội, đánh dấu sự khởi đầu của tiến trình hòa giải. Jerusalem là điểm khởi đầu Giáo Hội được hình thành sau biến cố Hiện xuống, nhưng Jerusalem chỉ là một thành phố nhỏ, và Tin Mừng chỉ đóng khung trong nhóm nhỏ người Do Thái. Lời Chúa không chỉ dành riêng cho người Do Thái, vì vậy theo sách Công vụ các Tông đồ thì rất nhanh sau đó Tin Mừng được gửi đến dân ngoại và thành Antioche sớm trở thành trung tâm truyền giáo ra phía Ðông phương . [ Đọc tiếp ]


Tháng 8 năm 2013[sửa mã nguồn]

Thánh Alphonsus Liguori, người sáng lập Dòng Chúa cứu thế

Dòng Chúa Cứu Thế (tiếng Latinh: Congregatio Sanctissimi Redemptoris, viết tắt: C.Ss.R hay CSSR) là một hội truyền giáo của Giáo hội Công giáo Rôma do Thánh Alphonsus Liguori (Thánh An Phong) thành lập năm 1732 bởi tại Scala, gần Amalfi, Ý; ban đầu là dòng “Chúa Cứu Chuộc”, sau đổi thành dòng “Chúa Cứu Thế” với sứ mạng chuyên lo rao giảng Tin Mừng cho người nghèo, cô thân. Hội dòng này đang hoạt động với hơn 6.500 tu sĩ tại hơn 77 quốc gia trên khắp thế giới. Phương châm của hội dòng là "Tất cả cho người nghèo".

Trong một cuộc tĩnh tâm riêng tại miền núi Scala, tu sĩ Alphonsus Liguori đã chứng kiến những nông dân, mục đồng miền núi sống bần hàn, chất phác lại rất chân thành vào niềm tin Thiên Chúa. Chính vì thế, ngày 9 tháng 11 năm 1732, tại tiểu vương quốc Napoli, ông cùng với một nhóm linh mục nhiệt thành thành lâp một dòng tu cam kết dấn thân phục vụ trọn đời mới với mục đích truyền bá đức tin cho những người thuộc tầng lớp nghèo khổ. [ Đọc tiếp ]


Tháng 9 năm 2013[sửa mã nguồn]

Carl Boberg

Lớn Bấy Duy Ngài (How Great Thou Art) là bài thánh ca được Carl Gustav Boberg sáng tác tại Thụy Điển năm 1885, và được Stuart Hine dịch sang tiếng Anh. Bài thánh ca trở nên nổi tiếng và được nhiều người yêu thích qua giọng hát của George Beverly Shea, trình bày trong các chiến dịch truyền bá phúc âm của Billy Graham tổ chức tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới.

“How Great Thou Art” cũng được chọn vào album cùng tên của Elvis Presley, phát hành năm 1967. Ca khúc giành được Giải Grammy cho thể loại “Nhạc Thánh” năm 1967, và thêm một Grammy nữa cho ca khúc này trong năm 1974 cho “Cung cách Trình diễn gây nhiều Cảm hứng nhất”.

Ca khúc này được bầu chọn vào tuyển tập các bài thánh ca được yêu thích tại Anh Quốc, Song of Praise, do BBC tổ chức.

Từ một trải nghiệm về năng quyền uy vĩ của Thiên Chúa trong một lần đi bộ về nhà trong mưa gió và sấm sét trên quãng đường dài hai dặm từ một buổi nhóm ở nhà thờ, Carl Boberg, khi ấy là một mục sư trẻ tuổi sống ở Monsteras, vùng duyên hải đông nam Thụy Điển, đã sáng tác ca khúc “Lớn Bấy Duy Ngài”. Bài thánh ca này đã được chọn vào các hợp tuyển thánh ca của nhiều giáo hội, sánh vai cùng những bài thánh ca truyền thống. [ Đọc tiếp ]

Tháng 10 năm 2013[sửa mã nguồn]

Từ năm 1884, một nhà thờ Kháng Cách được thành lập tại Hải Phòng cho các tín hữu người Âu châu, rồi thêm những giáo đoàn khác ở Hà NộiSài Gòn, nhưng 1911 được xem là năm đánh dấu đức tin Kháng Cách truyền đến Việt Nam khi những nhà truyền giáo thuộc Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp, sau chín năm kiên trì chờ đợi và tìm kiếm cơ hội, đã đặt chân đến Tourane (nay là Đà Nẵng) và thiết lập cơ sở truyền giáo tại đây. Năm 1927, Hội thánh Tin Lành Việt Nam được chính thức thành lập. Các hệ phái khác cũng tiếp bước trong nỗ lực giới thiệu thông điệp phúc âm cho hơn 40 dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, cũng như tham gia vào các hoạt động xã hội. Theo những ước tính khác nhau, có khoảng từ 1 triệu đến hơn 1,4 triệu tín hữu thuộc cộng đồng Kháng Cách tại Việt Nam, phần lớn tập trung ở miền Nam...

Dù có mặt trên xứ sở này khá muộn màng, sau hơn 100 năm tồn tại Tin Lành tại Việt Nam được xem là tôn giáo phát triển nhanh nhất, đặc biệt là từ những thập niên cuối thế kỷ 20. Sự hình thành và phát triển của cộng đồng Kháng Cách tại Việt Nam là một thành quả đáng kể nếu so sánh với những xứ sở lân cận. Sau 100 năm hoạt động truyền giáo ở Thái Lan, chỉ có 9 000 người qui đạo. Cộng đồng Kháng Cách ở CampuchiaLào có qui mô nhỏ hơn nhiều. Số tín hữu ở Trung Quốc đông đảo hơn nhưng họ có đến hơn 200 năm truyền giáo với sự tập trung rất lớn của các hội truyền giáo từ châu Âu và Bắc Mỹ. Kể từ cuộc chiến giành độc lập, Tin Lành được công nhận là một trong những tôn giáo chính của đất nước.

Tháng 11 năm 2013[sửa mã nguồn]

Đức tin Cơ Đốc hoặc Đức tin trong Kitô giáo là niềm xác tín vào sự hiện hữu của Thiên Chúa, đấng sáng tạo vũ trụ, và niềm tin vào ân điển cứu chuộc của Chúa Cơ Đốc, Con của Thiên Chúa hằng sống, đấng đã chết vì tội lỗi của nhân loại, mặc dù vẫn có thể tìm thấy một vài dị biệt trong các hệ tư tưởng khác nhau thuộc cộng đồng Cơ Đốc giáo...

Luận giải về chức năng của đức tin trong mối tương quan với giao ước của Thiên Chúa, tác giả thư Hebrew trong Tân Ước viết, “Đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong, là bằng cớ (hoặc xác tín) của những điều mình chẳng xem thấy”. Υποστασις (hy-po´sta-sis), được dịch là “sự bảo đảm”, thường xuất hiện trong các văn bản giao dịch cổ viết trên giấy papyrus, chuyển tải ý tưởng cho rằng giao ước hoặc hợp đồng là biểu thị cho sự tin cậy lẫn nhau, bảo chứng cho việc chuyển đổi tài sản sẽ diễn ra đúng như đã cam kết trong hợp đồng. Cũng đồng quan điểm, Moulton và Milligan diễn giải, “Đức tin là hành động bảo chứng cho những gì đang được mong đợi.” Từ e ‘leg-khos trong Hi văn, được dùng để miêu tả “sự xác tín” trong Hebrew 11: 1 miêu tả một sự việc, nhất là sự việc trông có vẻ như mâu thuẫn với những gì đang xảy ra, nhân đó giúp làm sáng tỏ những điều trước đó chưa nhận ra và bác bỏ những gì trông giống như hiện thực. Chứng cớ cho niềm xác tín này là mạnh mẽ và tích cực, ấy chính là đức tin. Đức tin Cơ Đốc, trong ý nghĩa này, không thể đánh đồng với sự cả tin... [ Đọc tiếp ]

Tháng 12 năm 2013[sửa mã nguồn]

Cổng thông tin:Cơ Đốc giáo/Bài chọn lọc/12