Cổng thông tin:Hà Lan/Các nhân vật

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Van der Sar tại World Cup 2006.
Van der Sar tại World Cup 2006.

Edwin van der Sar (phát âm tiếng Hà Lan[ɛdʋɪŋ vɑŋ dər sɑr]) (sinh ngày 29 tháng 10 năm 1970) là một cầu thủ bóng đá người Hà Lan hiện đang chơi cho Manchester United ở vị trí thủ môn. Anh là cầu thủ khoác áo Đội tuyển bóng đá quốc gia Hà Lan nhiều nhất trong lịch sử.

Van der Sar bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp tại Ajax và ở lại đây trong 9 năm trước khi chuyển đến clb Juventus và sau đó sang Anh, đầu tiên là Fulham và tiếp đó là Manchester United. Anh là một trong số ít các cầu thủ đã vô địch UEFA Champions League với 2 câu lạc bộ khác nhau, Vô địch với Ajax năm 1995 và Manchester United năm 2008. Anh cũng đã giành được cúp UEFA với Ajax năm 1992. Van der Sar đã được trao giải Thủ môn xuất sắc nhất Châu Âu vào năm 1995 và 2009, 14 năm kể từ lần đầu tiên anh vô địch Champions League cho tới lần thứ 2.


Arjen Robben (phát âm tiếng Hà Lan[ˈɑrjən ˈrɔbən]; sinh ngày 23 tháng 1 năm 1984) là một cầu thủ bóng đá người Hà Lan. Hiện nay, anh đang thi đấu cho câu lạc bộ Bayern München (Đức) và là thành viên đội tuyển bóng đá quốc gia Hà Lan.

Robben nổi lên từ câu lạc bộ Groningen từ mùa giải 2000-2001 tại giải vô địch Hà Lan. 2 năm sau, anh kí hợp đồng với PSV, clb mà ở đó anh đã giành được chức vô địch Hà Lan và được trao Giải thưởng Johan Cruijff. Một số câu lạc bộ hàng đầu ở giải ngoại hạng Anh đã theo đuổi để giành lấy chữ kí của Robben. Tuy nhiên, sau khi kết thúc mùa giải 2004, câu lạc bộ Chelsea mới có được chữ kí chính thức của cầu thủ chạy cánh người Hà Lan.

Sự khởi đầu của Robben tại Chelsea không được thuận lợi khi anh liên tục dính chấn thương, nhưng sau khi trở lại Robben đã góp phần không nhỏ vào chức vô địch giải ngoại hạng của Chelsea. Mùa giải 2004-05, anh cũng nhận được danh hiệu cầu thủ hay nhất tháng 11 năm 2005

3 mùa giải ở Anh, mặc dù thi đấu khá ấn tượng mỗi lần ra sân nhưng anh liên tục bị hành hạ bởi những chấn thương, biệt danh “Đôi chân pha lê” cũng đã gắn liền với tên tuổi Robben. Bắt đầu mùa giải 2007-2008, Robben chuyển sang thi đấu cho Real Madrid với hợp đồng trị giá 35 triệu Euro. Trong mùa giải đầu tiên khoác áo Real, Robben đã giành chức vô địch Tây Ban Nha, và cũng là chức vô địch quốc gia thứ 4 anh giành được trong 6 năm thi đấu. Tháng 8 năm 2009, Robben chuyển tới Bayern München với giá 25 triệu Euro và ngay trong ngày ra mắt câu lạc bộ mới anh đã ghi 2 bàn thắng đẹp mắt vào lưới Wolfsburg.Trong mùa giải đầu tiên của anh ở clb, Bayern đã giành được chức vô địch Bundesliga, đây cũng là chức vô địch quốc gia thứ 5 của anh trong 8 năm, và lọt vào đến trận chung kết UEFA Champions League 2010. sau mùa giải đầu tiên của mình với clb vùng Bavarian, Robben còn được trao danh hiệu cầu thủ bóng đá xuất sắc nhất năm tại Đức.


Anna Mons là một người tình của Pyotr Đại đế, là một trong bốn phụ nữ mà Pyotr quan tâm đến nhiều nhất trong đời ông. Ba người kia là: mẹ của ông (Natalia Kirillovna Naryshkina), em gái của ông (Natalia Alexeevna) và vợ thứ hai của ông, Ekaterina I. Anna Mons là người Hà Lan, con gái một thương nhân. Vào khoảng năm 1699, Pyotr gặp cô ở Khu Ngoại ô Đức, một quần cư ở ngoại ô thành phố Moskva dành riêng cho người nước ngoài. Cô đã qua tay Francis Lefort, nhưng khi thấy Pyotr để ý đến cô gái tóc vàng với tiếng cười dạn dĩ và đôi mắt long lanh, Lefort sẵn sàng nhường cô cho anh. Giai nhân có tính phóng khoáng này chính là người Pyotr mong muốn: cô có thể cụng ly với anh và chia sẻ chuyện tiếu lâm với anh một cách sảng khoái.

Anna yêu mến Pyotr Đại đế chỉ vì có tham vọng. Cô dâng hiến ân huệ cho vị quân vương để quân vương ban phát ân huệ cho cô: nữ trang, một biệt thự và đất đai. Không màng đến nghi thức, dần dà Pyotr cùng cô xuất hiện giữa các boyar và ngoại giao đoàn. Dĩ nhiên là Anna mơ tưởng thêm. Cô biết Pyotr không thể chịu đựng sự hiện diện của người vợ ông lúc đó (Evdokiya Fyodorovna Lopukhina), và với thời gian trôi qua cô càng tin thêm rằng một ngày cô có thể là hoàng hậu nước Nga. Pyotr đã nghĩ về việc này, nhưng thấy không cần thiết phải có hôn lễ. Mối quan hệ như thế là đủ, và cuối cùng kéo dài 12 năm.

Sau khi Pyotr Đại đế dẫn Đại Phái bộ Sứ thần thăm viếng Tây Âu trở về, Anna Mons thường có mặt bên cạnh ông Pyotr trong các một bữa tiệc, hoặc một dạ hội hóa trang, hôn lễ, lễ rửa tội, buổi chiêu đãi đại sứ nước ngoài.... Bây giờ – vì vợ của Pyotr không còn ngáng trở – cô gái vốn tự cho mình là "người bạn trung thành" của Sa hoàng đã bước ra ngoài công chúng. Sự hiện diện của cô, và của một số phụ nữ ngày càng đông, đã phá vỡ truyền thống của Nga là khi đàn ông Nga họp lại vui vẻ với nhau thì chỉ có các ông Nga mà thôi.

Dần dà, mối liên hệ giữa Pyotr Đại đế và Anna Mons tan rã. Trong thời gian đó, Pyotr gặp gỡ Ekaterina I, người mà ông sau này cưới làm vợ và sau cùng được tôn lên làm Nữ hoàng nước Nga. [ Đọc tiếp ]





William xứ Orange
William xứ Orange

William III hoặc William xứ Orange (14 tháng 11 năm 16508 tháng 3 năm 1702)[a] là Hoàng thân xứ Orange, từ năm 1672 là Tổng đốc các tỉnh lớn của Cộng hòa Hà Lan, rồi được tôn làm vua Anh, Scotland, và Ireland kể từ năm 1689. Là một thành viên của Nhà Orange-Nassau, William III trị vì Anh, Scotland, và Ireland sau cuộc Cách mạng Vinh Quang, khi nhạc phụ của ông, James II của Anh, bị phế truất. William đồng trị vì với vợ, Mary II, cho đến khi Mary mất ngày 28 tháng 12 năm 1694. Ông là “William II” ở Scotland, và là “William III” ở Anh và Ireland. Tại Bắc Ireland và Scotland, người ta còn gọi ông là “Vua Billy”.

Là tín hữu Kháng Cách, William tham gia các cuộc chiến chống Louis XIV của Pháp, một quân vương Công giáo đầy quyền lực, trong bối cảnh châu Âu đang bị chia cắt bởi các thế lực Công giáo và Kháng Cách. Phần lớn là nhờ thanh danh ấy mà William được tôn làm vua nước Anh nơi có nhiều người luôn e sợ một sự phục hồi ảnh hưởng Công giáo do những nỗ lực của James đem cựu giáo trở lại vương quốc này. Chiến thắng của William III tại mặt trận Boyne khi ông đánh bại James II năm 1690 vẫn được Hội Orange ở Bắc Ireland kỷ niệm cho đến ngày nay. Thời trị vì của William nổi bật với sự khởi đầu của giai đoạn chuyển đổi quyền lực từ thể chế cai trị độc đoán của dòng họ Stuart sang thể chế tập trung nhiều quyền lực hơn cho Quốc hội dưới triều Hanover.