Bước tới nội dung

Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Lịch sử Nhật Bản
Tiền sử
Thời kỳ đồ đá cũ ~15000 TCN
Thời kỳ Jōmon (Thằng Văn) ~15000 TCN–300 TCN
Thời kỳ Yayoi (Di Sinh) tk 4 TCN–tk 3
Cổ đại
Thời kỳ Kofun (Cổ Phần) tk 3–tk 7
Thời kỳ Asuka (Phi Điểu) 592–710
Thời kỳ Nara (Nại Lương) 710–794
Thời kỳ Heian (Bình An) 794–1185
Phong kiến
Thời kỳ Kamakura (Liêm Thương) 1185–1333
     Tân chính Kemmu (Kiến Vũ) 1333–1336
Thời kỳ Muromachi (Thất Đinh) 1336–1573
     Thời kỳ Nam-Bắc triều 1336–1392
     Thời kỳ Chiến Quốc 1467–1590
Thời kỳ Azuchi-Momoyama (An Thổ-Đào Sơn) 1573–1603
     Mậu dịch Nanban (Nam Man)
     Chiến tranh Nhật Bản – Triều Tiên 1592–1598
Thời kỳ Edo/Tokugawa (Giang Hộ/Đức Xuyên)1603–1868
     Chiến tranh Nhật Bản – Lưu Cầu
     Chiến dịch Ōsaka (Đại Phản)
     Tỏa Quốc
     Đoàn thám hiểm Perry
     Hiệp ước Kanagawa (Thần Nại Xuyên)
     Bakumatsu (Mạc mạt)
     Minh Trị Duy tân
     Chiến tranh Boshin (Mậu Thìn)
Hiện đại
Thời kỳ Minh Trị (Meiji) 1868–1912
     Nhật xâm lược Đài Loan 1874
     Chiến tranh Tây Nam
     Chiến tranh Nhật–Thanh
     Hiệp ước Mã Quan
     Chiến tranh Ất Mùi 1895
     Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
     Hòa ước Portsmouth
     Hiệp ước Nhật–Triều 1910
Thời kỳ Đại Chính (Taishō) 1912-1926
     Nhật Bản trong Thế chiến thứ nhất
     
Sự can thiệp của Nhật Bản vào Siberia
     Đại thảm họa động đất Kantō 1923
Thời kỳ Chiêu Hòa (Shōwa) 1926–1989
     Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản
     Sự kiện Phụng Thiên
     Nhật Bản xâm lược Mãn Châu
     Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản
     Chiến tranh Trung–Nhật
     Cuộc tấn công Trân Châu Cảng
     Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki
     Chiến tranh Xô–Nhật
     Nhật Bản đầu hàng
     Thời kỳ bị chiếm đóng 1945-1952
     Nhật Bản thời hậu chiếm đóng
     Kỳ tích kinh tế Nhật Bản thời hậu chiến
Thời kỳ Bình Thành (Heisei) 1989–2019
     Thập niên mất mát
     Động đất Kobe 1995
     Cool Japan
     Động đất và sóng thần Tōhoku 2011
Thời kỳ Lệnh Hòa (Reiwa) 2019–nay
     Đại dịch COVID-19 tại Nhật Bản

Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản (日本軍國主義 or 日本軍国主義 Nihon gunkoku shugi?) là một trào lưu tư tưởng - chính trịNhật Bản, được hình thành trong thời kỳ Minh Trị Duy Tân (1868 – 1910) - cuộc cải cách đưa nước Nhật trở thành một quốc gia theo chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản gắn liền với sự phát triển lớn mạnh của nền quân sự cũng như những cuộc chiến tranh chinh phạt của Nhật Bản, và kết thúc với thất bại của quân Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]
Yamagata Aritomo (1838 - 1922)

Ngay từ thập niên 1880, triều đình Minh Trị đã xúc tiến xây dựng một quân đội hùng mạnh nhằm mục tiêu phát động các cuộc chiến tranh xâm lược với lân bang, cụ thể mục tiêu trước mắt chính là Trung Quốc thời nhà Thanh. Tháng 11 năm 1880, Bộ trưởng Bộ Tổng tham mưu Yamagata Aritomo (Sơn Huyện Hữu Bằng) trình lên cho Thiên hoàng Minh Trị bản "Lân bang binh bị lược". Đến năm 1882, "Trình báo về tài chính để tăng cường lục quân và hải quân" được xuất bản, chủ trương gấp rút tăng cường quân bị dù phải chấp nhận hy sinh tất cả. Thiên hoàng Minh Trị tỏ ý hài lòng và cho tiến hành thực thi. Cùng năm đó ông triệu kiến tất cả các Trưởng quan tại các địa phương và ra Thánh chỉ với nội dung: "Các khanh đều là quan địa phương, vậy tất nhiên phải hiểu ý muốn của Trẫm, đảm bảo chấp hành quán triệt những ý muốn đó".

Dưới triều đại của mình, Thiên hoàng Minh Trị luôn kiên trì chính sách kiêm lục hợp (gồm thu bốn bể) và yểm bác hoành (gồm thu toàn cầu), tức chính sách bành trướng xâm lược, mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài. Có lần ông đích thân tham gia diễn tập quân sự và thường cho gọi các binh sĩ đến để tuyên dương, khuyến khích "oai nước", đề cao "vận nước" của Nhật Bản[1]

Theo Đại Nhật Bản Đế quốc Hiến pháp năm 1889, Nhật Bản là quốc gia theo chính thể quân chủ lập hiến, Thiên hoàng và tập đoàn quân phiệt nắm giữ mọi quyền hành. Theo Hiến pháp, Thiên hoàng có quyền hành "thiêng liêng bất khả xâm phạm", là Nguyên thủ quốc gia, nắm trọn quyền thống trị. Tuy nhiên, Thiên hoàng buộc phải dựa vào các điều luật ghi trong Hiến pháp để thực thi đại quyền của mình, và khi Thiên hoàng lấy danh nghĩa của mình để ban bố các sắc lệnh về pháp luật, quốc vụ thì "phải được quốc vụ đại thần cùng ký tên". Như vậy bản Hiến pháp cũng đã hạn chế ảnh hưởng của Thiên hoàng trong việc triều chính, góp phần giúp Nhật Bản chuyển dần từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến, chính trị đảng phái của giai cấp tư sản.

Các cuộc chiến tranh và sự sụp đổ

[sửa | sửa mã nguồn]
Thiên hoàng Chiêu Hòa (1926 - 1989) - Thiên hoàng Nhật Bản trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trong suốt thời gian tồn tại của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, họ đã thực hiện những cuộc chiến tranh mở mang bờ cõi:

Với chiến thắng trong hai cuộc chiến tranh trên, Nhật Bản trở thành một trong những nước đế quốc.

Ngày 9 tháng 8 năm 1945, Hồng quân Liên Xô phát động Chiến dịch Mãn Châu. Chiến dịch kết thúc với thắng lợi của Hồng quân, 8 giờ sáng ngày 15 tháng 8, Thiên hoàng Chiêu Hòa đã đưa ra tuyên bố trên đài phát thanh Đông Kinh:

Cùng với các đòn tấn công của quân Đồng Minh trên chiến trường Thái Bình Dương, chiến dịch Mãn Châu góp phần đẩy nhanh sự đầu hàng của Đế quốc Nhật Bản và qua đó tạo điều kiện cho nhiều nước ở châu Á bị Nhật chiếm đóng giành được độc lập.[3] Ngày 17 tháng 8 năm 1945, nước Cộng hòa Indonesia tuyên bố độc lập. Các nước khác như Myanma, Campuchia, Lào cũng thoát khỏi ánh đô hộ của Nhật Bản. Philippine được quân đội Hoa Kỳ giải phóng, Malaysia được quân đội Anh và Úc giải phóng. Miền Bắc Triều Tiên (phía trên vĩ tuyến 38) do quân đội Liên Xô giải phóng. Miền Nam Triều Tiên do quân đội Hoa Kỳ giải phóng theo lộ trình được các nước đồng minh thỏa thuận tại Tuyên bố Potsdam tháng 7-1945.[4] Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thất bại của Nhật Bản. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 là ngày xảy ra nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử: không những là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ở Việt Nam, đây còn là ngày mà việc chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện được đại biểu của 9 nước (Hoa Kỳ, Liên bang Xô viết, Anh Quốc, Pháp, Trung Quốc, Canada, Úc, Hà LanTân Tây Lan) ký kết chấp nhận trên chiến hạm Missuri buông neo tại vịnh Đông Kinh. Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản sụp đổ.

Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam ghi nhận:

Sau thất bại trong Chiến tranh thế giới II, hiến pháp (1946) quy định Nhật Bản vĩnh viễn từ bỏ dùng quyền lực nhà nước làm thủ đoạn phát động chiến tranh, uy hiếp bằng vũ lực, hoặc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp quốc tế. Tuy vậy, các lực lượng hoà bình và dân chủ vẫn cảnh giác đề phòng âm mưu phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thẩm Kiên, 10 Đại hoàng đế thế giới, trang 293-294
  2. ^ «Военная Литература» Военная история
  3. ^ A. M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời. trang 528.
  4. ^ A. M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời. trang 522, 528.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thẩm Kiên (chủ biên) (2003). Thập đại tùng thư: 10 Đại hoàng đế thế giới. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. ISBN 8-935073-0023 Kiểm tra giá trị |isbn=: số con số (trợ giúp).

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]