Căn cứ không quân Paya Lebar

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Căn cứ không quân Paya Lebar (PLAB)
Pangkalan Udara Paya Lebar
巴耶利峇空军基地
(Bā Yé Lì Bā Kōngjūn Jīdì)
பாய ளேபர் வான்படைத் தளம்
(Pāya Lēpar Vāṉpaṭait Taḷam)
Tập tin:RSAF PLAB shoulder patch.jpg
Huy hiệu của căn cứ không quân Paya Lebar
Mã IATA
QPG
Mã ICAO
WSAP
Thông tin chung
Kiểu sân baySân bay quân sự
Chủ sở hữuBộ Quốc phòng Singapore
Cơ quan quản lýKhông quân cộng hòa Singapore
Vị trí{{{location}}}
Độ cao65 ft / 20 m
Tọa độ01°21′37″B 103°54′34″Đ / 1,36028°B 103,90944°Đ / 1.36028; 103.90944
Đường băng
Hướng Chiều dài Bề mặt
m ft
02/20 3,780 12,401 Asphalt
Source: DAFIF[1][2]

Căn cứ Không quân Paya Lebar (IATA: QPG, ICAO: WSAP) là một căn cứ không quân của Không Lực Singapore, nằm ở Paya Lebar, ở khu vực trung đông của Singapore, phượng châm hoạt động là "Sức mạnh và sẵn sàng".

Được thành lập vào năm 1954 và là Sân bay Quốc tế Singapore để thay thế cho Sân bay Kallang, sau đó việc kiểm soát sân bay được chuyển giao cho Không quân vào năm 1980 khi nó được đổi tên thành Căn cứ Không quân Paya Lebar, sau khi chuyển hoạt động dân dụng sang sân bay mới ở Changi.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tháp kiểm soát không lưu Sân bay quốc tế Sigapore và nhà ga, ảnh chụp tháng hai năm 1969 và tháng bảy năm 1971

Sân bay được xây dựng từ năm 1952 đến năm 1955, và mở cửa vào ngày 20 tháng 8 năm 1955 bởi Bộ trưởng Thuộc địa, Alan Lennox-Boyd.[3] Kiến trúc sư của dự án là J. J. Bryan, một kỹ sư công trình công cộng đã có kinh nghiệm xây dựng sân bay tại Malaya và Ấn Độ.[4]

Đây là trụ sở hoạt động của Malayan Airways vào thời điểm này (cùng với sân bay ở Kuala Lumpur), và hãng hàng không này đã có chuyến bay đầu tiên ra khỏi Đông Nam Á năm 1958, sử dụng một chiếc DC-4 thuê từ hãng Qantas, hành trình bay đến Hồng Kông. Động cơ cánh quạt Turbin được hãng sử dụng trong vài năm sau đó, và tên của hãng đã được thay đổi thành Malaysia Airways. Năm 1962, một dịch vụ kiểm soát không lưu dân dụng chung của RAF/Singapore được thành lập để phục vụ cho Bộ Quốc phòng. Trong thời gian đó máy bay dòng Britannia của hãng Bristish Eagle cung cấp phương tiện chuyên chở cho quân đội Anh.

Năm 1966, công ty tập trung nhiều hơn vào Singapore, sau khi mua thêm các máy bay dòng Boeing 707s, mở trụ sở chính tại Singapore, công ty đổi tên thành Malaysia-Singapore Airlines - với một logo sơn màu vàng huỳnh quang nổi bật. Trung tâm hoạt động chính của nó chuyển sang sân bay Paya Lebar, và bắt đầu cung cấp nhiều chuyến bay tiếp cận sâu hơn vào vùng Bắc Á.

Từ năm 1979 đến năm 1980, British Airways, kết hợp với hãng hàng không Singapore, bắt cung cấp các chuyến bay sử dụng máy bay siêu thanh Concorde từ sân bay Heathrow của London đến sân bay Paya Lebar của Singapore.

Hãng Malaysia-Singapore Airlines bị giải thể vào năm 1972; Malaysia AirlinesSingapore Airlines được thành lập – hai hãng này thừa hưởng các máy bay Boeing 707s đã mua trước đó; và Singapore Airlines vẫn có trụ sở ở Paya Lebar. Số lượng hành khách tăng từ 1,7 triệu lên 4 triệu trong khoảng từ năm 1970 đến năm 1975. Sân bay Paya Lebar bị hạn chế hoạt động và mở rộng bởi sự phát triển của các khu bất động sản xung quanh nên Singapore đã bắt đầu việc xây dựng mới sân bay quốc tế Singapore tại Changi năm 1975 và đã đi vào hoạt động vào năm 1981. Paya Lebar sau đó đã ngưng phục vụ các chuyến bay thương mại và dân sự, và sân bay mới Changi đã sử dùng mã IATA (SIN) của Paya Lebar.

Các Hãng hàng không và Điểm đến[sửa | sửa mã nguồn]

Hãng hàng không Điểm đến Thời gian
Air India
Air New Zealand 1966-1981
Air Niugini Port Moresby
Biman Bangladesh Airlines Dhaka
B.O.A.C
British Airways
British Eagle
CAAC Airlines
Cathay Pacific Hong Kong-Kai Tak
China Airlines
Czech Airlines Prague
Garuda Indonesia
Japan Airlines
KLM
Korean Air Seoul-Gimpo
Malaysia Airlines Kuala Lumpur–International, Kuching, Miri
Malaysia–Singapore Airlines Melbourne, Sydney, Perth, Manama, - Athens, Santa Cruz International Airport Ngurah Rai Airport, Kemayoran Airport, Polonia AirportLeonardo da Vinci AirportItami International Airport, Tokyo International AirportKota Kinabalu International Airport, Kuala Lumpur International Airport, Kuching International Airport, Bayan Lepas International Airport Manila International AirportBandaranaike International AirportZürich AirportTaipei Songshan AirportBangkok International Airport London Heathrow AirportTan Son Nhat International Airport Frankfurt Airport
Monarch Airlines
Pan American World Airways
Philippine Airlines Manila
Qantas Brisbane, Melbourne, Perth, Sydney
Royal Brunei Airlines Bandar Seri Begawan
Saudia Riyadh
Scandinavian Airlines Copenhagen
Singapore Airlines
SriLankan Airlines Colombo
Swissair Zürich
Thai Airways Bangkok-Don Mueang
Vietnam Airlines Ho Chi Minh City

Vận chuyển hàng hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Hãng hàng không Điểm đến
Pan Am

Chuyển đổi cho mục đích quân sự[sửa | sửa mã nguồn]

Paya Lebar bắt đầu dần dần được chuyển đổi thành căn cứ không quân của quân đội từ cuối năm 1967 trở đi. Trong năm đó, một Trung tâm Không vận được xây dựng để xử lý hành khách và hàng hoá đến các chuyến bay của Không quân Cộng hòa Singapore, các chuyến bay  của Bộ Quốc phòng và các máy bay quân sự nước ngoài. Nhà ga ban đầu (sơn màu xanh lá cây), nhà máy bảo trì và tháp điều khiển được giữ lại. Tiếp cận đến nhà ga và nhà kho bị cấm và sân bay được bao bọc bởi hàng rào có dây. Nó đã trở thành căn cứ không quân hoàn chỉnh vào năm 1981 khi Sân bay Changi của Singapore đi vào hoạt động và sau đó nó được đổi tên thành Căn cứ Không quân Paya Lebar (PLAB) cùng năm đó.

Căn cứ không quân Paya Lebar[sửa | sửa mã nguồn]

Căn cứ không quân đang chứa các máy bay như C-130 Hercules[5] và hai phi đội F-15SG Strike Eagles.

Các phi đội bay đang hoạt động:

  • Phi đội 122 với 10 C-130 Hercules,
  • Phi đội 142 với F-15SG Strike Eagles,
  • Phi đội 149 với >24 F-15SG Strike Eagles[6]

Các phi đội hỗ trợ là:

  • Phi đội hậu cần Không quân (ALS)
  • Phi đội Bảo trì sân bay (AMS)
  • Phi đội bảo vệ mặt đất (FDS)
  • Phi đội hỗ trợ bay (FSS)

Hoạt động của Không quân Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Bên cạnh việc sử dụng cho rất nhiều đơn vị không lực của Không Lực Hoa KỳHải quân Hoa Kỳ (bao gồm cả Hải Quân kiêm Không quân Hoa Kỳ) như một điểm dừng chân tiếp nhiên liệu và điểm tập huấn/trung chuyển, căn cứ cũng được sử dụng vĩnh viễn bởi Phi đoàn huấn luyện chiến đấu Số 497 cho chuyến bay khác hoạt động kể từ ngày 31 tháng mười năm 1991.[7]

Căn cứ không quân Paya Lebar cũng đóng vai trò chủ nhà máy bay VIP của USAF. Air Force One đã hạ cánh tại căn cứ này trong hai chuyến thăm viếng Singapore của Tổng thống George W. Bush vào tháng 10 năm 2003 và tháng 11 năm 2006.

Air Force Two của Phó Tổng thống Dick Cheney cũng đã ngừng tiếp nhiên liệu trên đường từ Australia vào năm 2007.

Boeing 747-200 E-4B của USAF thường xuyên hạ cánh tại căn cứ này khi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ thăm Singapore, cũng như Boeing 757 C-32A mang theo Bộ trưởng Ngoại giao.

Gần đây nhất, vào ngày 14 tháng 11 năm 2009, Air Force One đưa Tổng thống Barack Obama lên căn cứ không quân Paya Lebar, tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC Singapore 2009.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Bảo tàng Không lực[sửa | sửa mã nguồn]

Bảo tàng RSAF

RSAF duy trì Bảo tàng Không quân, mở cho công chúng tham quan và giới thiệu lịch sử và chức năng của không quân. Bảo tàng nằm dọc theo Đường Sân bay bên cạnh sân bay. Bảo tàng đã được nâng cấp vào năm 2015.

Nhà mở RSAF[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà mở RSAF là một chương trình thường được tổ chức tại Căn cứ không quân Paya Lebar. Nhà mở gần đây nhất được tổ chức vào ngày 19-22 tháng 5 năm 2016 và hơn 220.000 người tham dự trong hai ngày công chiếu từ 21-22 tháng 5.

Di sản[sửa | sửa mã nguồn]

Tòa tháp hành khách và tháp điều khiển hành khách cũ vẫn được bảo tồn, dù hiện nay được kiểm soát bởi các đơn vị không quân và không cho công chúng tham quan. Tuy nhiên, phần lớn nội thất vẫn còn nguyên vẹn và gần như được bảo quản hoàn toàn từ thời điểm nó được xây dựng lần đầu tiên.[8] Con đường dẫn đến nhà ga hành khách cũ còn được gọi là Đường Sân bay.

Tương lai[sửa | sửa mã nguồn]

Căn cứ không quân sẽ được di dời saunăm 2030.[9] Các công trình mở rộng đang được tiến hành tại TAB và CAB để chuẩn bị cho việc định vị lại trụ sở mới của RSAF sau khi đóng căn cứ không quân.[10]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • 497th Combat Training Squadron
  • Task Force 73/Commander, Logistics Group Western Pacific

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh
Overflight photo 1 of Paya Lebar Airport, 1962
Overflight photo 2 of Paya Lebar Airport, 1962
Overflight photo 3 of Paya Lebar Airport, 1962

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Dữ liệu hàng không thế giới thông tin về sân bay cho WSAP
  2. ^ Thông tin về QPG ở Great Circle Mapper. Dữ liệu được cập nhật lần cuối vào tháng 10 năm 2006.. Nguồn: DAFIF.
  3. ^ 'The Door to Singapore'. The Straits Times. ngày 21 tháng 8 năm 1955. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2014.
  4. ^ Kraal, Ivor (ngày 14 tháng 8 năm 1955). “Singapore's Great Day”. The Straits Times. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2014.
  5. ^ Leong, Wai Kit. “Two C-130 aircraft from Singapore scour seas for QZ8501”. Channel NewsAsia. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2014.
  6. ^ “Inauguration of the RSAF's First Local F-15SG Squadron”. MINDEF press release. ngày 5 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2010.
  7. ^ “497th Combat Training Squadron (497th CTS)”. United States Embassy to Singapore. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2011.
  8. ^ Daven Wu (ngày 6 tháng 5 năm 2009). “Paya Lebar Airport, Singapore”. IPC Media's Wallpaper*. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2010. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)
  9. ^ “Parliament: Paya Lebar Airbase relocation will be completed from 2030”. AsiaOne. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2016. Truy cập 3 tháng 11 năm 2017.
  10. ^ “5 things to know about the expansion of Tengah Air Base”. The Straits Times. Truy cập 3 tháng 11 năm 2017.