Bước tới nội dung

Hệ thống tàu điện trên cao Bangkok

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
BTS Skytrain
Tổng quan
Tên địa phươngBangkok Mass Transit System
ChủChính quyền Đô thị Bangkok (BMA)
Địa điểmBangkok, Thái Lan
Loại tuyếnTàu điện ngầm
Số lượng tuyến3[1]
Số nhà ga64 (2 shared)
Lượt khách hàng ngày747.325[2] (average weekday ridership)
Websitewww.bts.co.th/eng/index.html
Hoạt động
Bắt đầu vận hành5 tháng 12 năm 1999; 24 năm trước (1999-12-05)
Đơn vị vận hànhBangkok Mass Transit System
Public Company Limited
Số lượng xeSiemens Modular Metro
EMU-A1 : 35 (4 toa) tàu
SiemensBozankaya
EMU-A2 : 22 (4 toa) tàu
CNR Changchun
EMU-B1 : 12 (4 toa) tàu
EMU-B2 : 5 (4 toa) tàu
CRRC Changchun
EMU-B3 : 24 (4 toa) tàu
Kỹ thuật
Chiều dài hệ thống70,05 km (43,53 mi); 92 km (kế hoạch)
Khổ đường sắt1.435 mm (4 ft 8 12 in) đường sắt khổ tiêu chuẩn
Điện khí hóa750 V DC ray thứ ba
Tốc độ trung bình35 km/h (22 mph)
Tốc độ cao nhất80 km/h (50 mph)
Một đoàn tàu Bangkok Skytrain trên tuyến Silom khi đi qua khu Patpong

Bangkok Skytrain (tiếng Thái: รถไฟฟ้าบีทีเอส RTGS: rot fai fa), gọi tắt là BTS, là hệ thống tàu điện trên cao phục vụ cho Băng Cốc, Thái Lan. Đây là hệ thống giao thộng công cộng quốc doanh. Bangkok Skytrain có ba tuyến với 62 ga (tổng chiều dài 70,05 kilômét (43,53 mi)) và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1999. Tuyến Sukhumvit nối khu vực Khu Khot với các khu vực phía Bắc và phía Đông Nam Bangkok, ga cuối tương ứng tại Khu KhotKheha. Tuyến Silom phục vụ cho tuyến đường Silom và Sathon, quận trung tâm hành chính Băng Cốc, ga cuối tại Sân vận động quốc giaBang Wa. Tuyến Gold chạy từ Krung Thon Buri đến Klong San và phục vụ cho Iconsiam. Các tuyến của Bangkok Skytrain cho đến nay chỉ có hai tuyến Silom và Gold hãy còn ngắn, nên mới chỉ phục vụ được đi lại tại khu vực trung tâm Bangkok. Kể từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, chỉ có tuyến Sukhumvit là tuyến dài nhất trong hệ thống này.

Bên cạnh ba tuyến BTS, hệ thống tàu điện ngầm Băng Cốc bao gồm tuyến Tàu điện ngầm Bangkok (MRT) đi ngầm và trên cao, hệ thống xe buýt nhanh (BRT), và tuyến đường sắt liên kết sân bay (ARL), phục vụ nhiều nhà ga trước khi đến Sân bay quốc tế Suvarnabhumi, và Tuyến đỏ SRT thuộc Đường sắt Nhà nước Thái Lan.

Hệ thống BTS

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu BTS có 23 nhà ga trên 2 tuyến: 17 trên Tuyến BTS Sukhumvit và 7 trên Tuyến Silom, cả hai tuyến giao nhau tại Siam. Sau đó, 30 nhà ga mở thêm trên tuyến Sukhumvit và 6 nhà ga trên tuyến Silom, 3 ga mới trên Tuyến Gold.

Tuyến Ga Chiều dài
[km]
Chiều dài
[mi]
Ga cuối Lượt khách
mỗi ngày
Bắt đầu vận hành
Phần ban đầu Phần mở rộng
 BTS  Tuyến Sukhumvit 47 53,58 33,29 Khu KhotKheha 1999 2020
 BTS  Tuyến Silom 14 14,67 9,12 Sân vận động quốc giaBang Wa 1999 2021
 MRL  Tuyến Gold 3 1,72 1,07 Krung Thon BuriKhlong San 2020 2020
Tổng 64 (2 shared) 69,97 43,48 655,991[2]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “BTS SkyTrain System – Structure of Routes and Stations”. Bangkok Mass Transit System Public Company Limited. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ a b “BTS Ridership”. BTS Group Holdings Public Company Limited. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Download bản đồ hệ thống đường sắt Bangkok Lưu trữ 2005-02-09 tại Wayback Machine