Bước tới nội dung

Lớp tàu khu trục U và V

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tàu khu trục Undaunted vào năm 1944
Khái quát lớp tàu
Tên gọi Lớp tàu khu trục U và V
Xưởng đóng tàu
Bên khai thác
Lớp trước lớp S và T
Lớp sau lớp W và Z
Thời gian đóng tàu 1941 - 1944
Thời gian hoạt động 1943 - 1982
Hoàn thành 16
Bị mất 1
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu Tàu khu trục
Trọng tải choán nước
  • 1.777 tấn Anh (1.806 t) (tiêu chuẩn)
  • 2.058 tấn Anh (2.091 t) (đầy tải)
Chiều dài 363 ft (111 m)
Sườn ngang 35 ft 8 in (10,87 m)
Mớn nước 10 ft (3,0 m)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước hộp số;
  • 2 × nồi hơi ống nước 3 nồi Admiralty;
  • 2 × trục;
  • công suất 40.000 shp (29.828 kW)
Tốc độ 36,75 hải lý trên giờ (42,3 mph; 68,1 km/h)[1]
Tầm xa 4.860 nmi (9.000 km) ở tốc độ 20 kn (37 km/h)
Thủy thủ đoàn tối đa 180 (225 trên soái hạm khu trục)
Vũ khí

Lớp tàu khu trục U và V là một lớp bao gồm mười sáu tàu khu trục được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc hạ thủy vào những năm 1942-1943. Chúng được đặt hàng trong Chương trình Khẩn cấp Chiến tranh như những Chi hạm đội Khẩn cấp 78, và phục vụ cùng hạm đội chủ lực cũng như trong vai trò hộ tống vận tải trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Những chiếc trong lớp được đặt tên bắt đầu bằng ký tự "U" và "V" tương ứng; cho dù người ta cũng quay trở lại truyền thống trước chiến tranh đặt tên những soái hạm khu trục dẫn đầu mỗi chi hạm đội theo tên những vị chỉ huy Hải quân Hoàng gia nổi bật, nhằm tưởng niệm các soái hạm khu trục bị mất trong chiến tranh, là GrenvilleHardy tương ứng. Chúng được trang bị Máy tính Kiểm soát hỏa lực góc cao với đồng hồ kíp nổ định thời.[2]

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoạt động nổi bật nhất của lớp có lẽ là khi Verulam, Venus, VigilantVirago, hình thành nên Chi hạm đội Khu trục 26, đã tham gia Chiến dịch Dukedom phục kích và đánh chìm tàu tuần dương Nhật Bản Haguro ngoài khơi Sumatra vào ngày 16 tháng 5 năm 1945. Hardy là chiếc duy nhất trong lớp bị mất trong chiến tranh, do bị tàu ngầm Đức U-278 đánh hỏng vào ngày 30 tháng 1 năm 1944, và sau đó bị đánh đắm bởi HMS Venus.

Những chiếc trong lớp

[sửa | sửa mã nguồn]
Tàu Đặt lườn Hạ thủy Hoạt động Số phận
Lớp U
Grenville 1 tháng 11 năm 1941 12 tháng 10 năm 1942 27 tháng 5 năm 1943 Cải biến thành tàu frigate Kiểu 15, 1953; ngừng hoạt động 1974, tháo dỡ 1983
Ulster 12 tháng 11 năm 1941 9 tháng 11 năm 1942 30 tháng 6 năm 1943 Cải biến thành tàu frigate Kiểu 15, 1953; ngừng hoạt động 1977, tháo dỡ 1980
Ulysses 14 tháng 3 năm 1942 22 tháng 4 năm 1943 23 tháng 12 năm 1943 Cải biến thành tàu frigate Kiểu 15, 1953; ngừng hoạt động 1963, tháo dỡ 1970
Undaunted 8 tháng 9 năm 1942 19 tháng 7 năm 1943 3 tháng 3 năm 1944 Cải biến thành tàu frigate Kiểu 15, 1953; ngừng hoạt động 1974, đánh chìm như một mục tiêu 1978
Undine 18 tháng 3 năm 1942 1 tháng 6 năm 1943 23 tháng 12 năm 1943 Cải biến thành tàu frigate Kiểu 15, 1954; ngừng hoạt động 1960, tháo dỡ 1964
Ursa 2 tháng 5 năm 1942 22 tháng 7 năm 1943 1 tháng 3 năm 1944 Cải biến thành tàu frigate Kiểu 15, 1953; ngừng hoạt động 1966, tháo dỡ 1967
Urchin 28 tháng 3 năm 1942 8 tháng 3 năm 1943 24 tháng 9 năm 1943 Cải biến thành tàu frigate Kiểu 15, 1952; ngừng hoạt động 1964, tháo dỡ 1967
Urania 18 tháng 6 năm 1942 19 tháng 5 năm 1943 18 tháng 1 năm 1944 Cải biến thành tàu frigate Kiểu 15, 1953; ngừng hoạt động 1977, tháo dỡ 1980
Lớp V
Venus 12 tháng 1 năm 1942 22 tháng 2 năm 1943 28 tháng 8 năm 1943
Verulam 26 tháng 1 năm 1942 22 tháng 4 năm 1943 10 tháng 12 năm 1943
Vigilant 31 tháng 1 năm 1942 22 tháng 12 năm 1942 10 tháng 9 năm 1943
Virago 16 tháng 2 năm 1942 4 tháng 2 năm 1943 5 tháng 11 năm 1943
Hardy 14 tháng 5 năm 1942 18 tháng 3 năm 1943 14 tháng 8 năm 1943 Bị tàu ngầm Đức U-278 đánh chìm, 30 tháng 1 năm 1944
Valentine 8 tháng 10 năm 1942 2 tháng 9 năm 1943 28 tháng 2 năm 1944 Chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada như là chiếc HMCS Algonquin
Vixen 31 tháng 10 năm 1942 14 tháng 9 năm 1943 5 tháng 3 năm 1944 Chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada như là chiếc HMCS Sioux
Volage 31 tháng 12 năm 1942 15 tháng 12 năm 1943 26 tháng 5 năm 1944

†: Soái hạm khu trục

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Gardiner 1980, tr. 42
  2. ^ Hodges & Friedman 1979

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cocker, Maurice (1981). Destroyers of the Royal Navy, 1893-1981. Littlehampton Book Services Ltd. ISBN 978-0711010758.
  • Hodges, Peter; Friedman, Norman (1979). Destroyer Weapons of World War 2. Conway Maritime Press. ISBN 9780851771373.
  • Gardiner, Robert; Chesneau, Roger biên tập (1980). Conway's All the World's Fighting Ships, 1922–1946. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 978-0-87021-913-9. OCLC 18121784.
  • Marriott, Leo (1989). Royal Navy Destroyers since 1945. London: Ian Allan. ISBN 9780711018174.
  • Raven, Alan; Roberts, John (1976). Ensign 6 War Built Destroyers O to Z Classes. London: Bivouac Books. ISBN 0-85680-010-4.
  • Whitley, M.J. (1988). Destroyers of World War 2. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-326-1.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]