Ngành mây tre đan Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mây tre đan[1] tại Việt Nam là một ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, dựa trên việc sử dụng hai nguyên liệu cơ bản là mâytre.[2][3][4] Nghệ nhân trong ngành này chuyên tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đa dạng, từ đồ gia dụng thông thường đến các tác phẩm nghệ thuật phức tạp[5]. Sản phẩm từ các làng nghề mây tre đan Việt Nam đã có mặt tại 130 quốc gia, mang lại doanh thu trung bình hơn 200 triệu USD mỗi năm, chiếm 14% giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ[6].

Những sản phẩm từ mây tre đan

Việt Nam hiện có 893 làng nghề chuyên về mây tre đan[7], đóng góp 24% tổng số làng nghề[8], trong đó gồm 647 làng nghề mây tre và 246 làng nghề đan cói, lục bình. Có khoảng 342.000 người nông dân tham gia vào quá trình sản xuất các sản phẩm này[9][10]. Theo Tổng cục Lâm nghiệp, năm 2019, doanh thu từ việc xuất khẩu các sản phẩm mây tre đan của Việt Nam đạt 474 triệu USD, tăng 44,4% so với năm 2018. Đây là nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao nhất trong lâm sản không phải gỗ. Thị trường chính bao gồm Liên minh châu Âu (chiếm 31,44%), Mỹ (19,5%) và Nhật Bản (9,3%).[10] Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ mây, tre đang tiềm năng chiếm tới 10%-15% thị phần toàn cầu.[11] Mặt khác, một số quốc gia như Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ, Nga, Chile, Na Uy đang dần trở thành thị trường tiềm năng mới, mở ra nhiều cơ hội cho ngành mây tre đan của Việt Nam[11]. Trong 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre cói thảm cả nước đạt gần 250,21 triệu USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước[7].

Ngành mây tre đang trở nên phổ biến toàn cầu[11], đặc biệt trong nội thất và trang trí nhà[12]. Nhờ sự quan tâm tăng về sản phẩm bền vững và thân thiện môi trường, mây tre đan đã thu hút người tiêu dùng và mở ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp[13].

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đến thập kỷ đầu thế kỷ 21, ngành mây tre đan vẫn tiếp tục phát triển, với việc tạo ra các sản phẩm làm bằng mây tre đan đa dạng hơn để phục vụ cả thị trường nội địaxuất khẩu. Tuy nhiên, ngành này cũng đối mặt với nhiều thách thức như sự cạnh tranh từ các sản phẩm tổng hợp giá rẻ và sự suy giảm của nguồn nguyên liệu do tình trạng phá rừng[12].

Những sản phẩm nội thất từ mây tre đan

Làng nghề tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]

Làng mây tre đan Chính Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]

Chính Mỹ là làng nghề cổ truyền[14][15] có cách đây trên 200 năm[16], nay thuộc xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ trong nước và xuất khâu sang nhiều nước trên thế giới; đã được chỉ dẫn địa lý[17]. Làng có trên 1.000 hộ sản xuất mây tre đan, được công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 2007[18] và trở thành điểm du lịch phía Bắc sông Cấm thành phố Hoa Phượng Đỏ[19].

Phú Vinh[sửa | sửa mã nguồn]

Làng Phú Vinh, nằm ở phía Tây Nam của huyện Chương Mỹ và cách thị trấn Chúc Sơn 5 Km, cách trung tâm Hà Nội 25 Km, có tổng diện tích là 821.39 ha. Đây là một phần của xã Phú Nghĩa. Về mặt địa lý, Phú Vinh giáp với xã Đông Quang, xã Cộng Hòa (tại Huyện Quốc Oai), và xã Chi Phương về phía Bắc; xã Trường Yên ở phía Nam; xã Ngọc Hòa ở phía Đông; và xã Đông Phương Yên ở phía Tây[20][21][22].

Từ năm 1700[23], làng Phú Vinh bắt đầu hình thành với cái tên gốc là làng Phú Hoa Trang, được đặt theo tên gọi này do người dân ở đó nổi tiếng đan lát mây tre. Sau đó, vào năm 1800, làng quyết định đổi tên thành Phú Vinh. Năm 2001, Phú Vinh chính thức nhận được danh hiệu là Làng nghề. Ban đầu, chỉ một số hộ dân tại làng mang sản phẩm của họ đến thị trường Hà Nội để bán. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sản phẩm mây tre giang đan của Phú Vinh đã phát triển mạnh mẽ và trở thành mặt hàng xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới[24].

Trước kia, sản phẩm mây tre đan của Phú Vinh chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, bao gồm thúng mủng, dần, sàng, túi, hộp và những sản phẩm tương tự. Tuy nhiên, ngày nay, làng đã mở rộng sản xuất với nhiều mẫu mã và chủng loại phức tạp hơn, yêu cầu kỹ thuật cao, như tranh chân dung, phong cảnh, hoành phi câu đối, chim thú. Ngoài ra, còn có các sản phẩm gốm sứ được quấn mây và các vật dụng trang trí nội thất như chao đèn, rèm cửa[21][25].

Phú Vinh cũng là làng nghề duy nhất ở Việt Nam có kỹ thuật xâu xiên sử dụng chất liệu sợi mây vô cùng tinh tế. Có những mặt hàng tưởng như được "thêu" bằng nan đầy tài tình, đẹp mắt[26].

Mây tre đan Tăng Tiến[sửa | sửa mã nguồn]

Tăng Tiến, một làng nghề tại xã Tăng Tiến, thị xã Việt Yên, Bắc Giang[27], đã nổi tiếng với nghề đan lát truyền thống từ thời nhà Hậu Lê[28]. Đến nay, lịch sử của làng trong việc hình thành và phát triển nghề này đã vượt qua 300 năm, có thể trở về thời kỳ của nhà Hậu Lê[29]. Làng nghề này đã nổi tiếng với những sản phẩm như đệm, gối, túi xách, mành,... Các nghệ nhân tại làng nghề đã giữ gìn cẩn thận chất lượng của sản phẩm, không để xảy ra hiện tượng mối mọt hay phai màu[30].

Làng quê yên bình này từ lâu đã thu hút nhiều thương lái và du khách nước ngoài quan tâm và yêu thích cây tre và cây mây, cũng như những sản phẩm thủ công từ mây tre, biểu trưng của văn hóa Việt Nam. Do đó, sản phẩm mây tre đan của làng nghề Tăng Tiến không ngừng lan tỏa ra khắp các châu lục như châu Á, châu Âu, châu Mỹchâu Phi[31].

Gần đây, làng nghề Tăng Tiến đã bắt đầu thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản, Singapore, Úc,... Nhờ nguồn thu nhập tương đối ổn định này, đời sống của người dân nơi đây đã được cải thiện đáng kể. Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến hiện nay không chỉ là một địa điểm du lịch hấp dẫn với vẻ đẹp bình dị và thân thuộc, mà còn mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho cộng đồng[32].

Việc tạo ra nguồn thu nhập đáng kể và ổn định đã thu hút một lượng lớn lao động nông nghiệp đổ về làm việc ở đây. Mặc dù giá trị kinh tế của làng nghề vẫn còn chưa đạt đến mức lớn, nhưng nó đã đóng góp một phần quan trọng trong việc giải quyết khó khăn về việc làm trong khu vực này[33].

Ninh Sở[sửa | sửa mã nguồn]

Làng nghề đan mây tre Ninh Sở, tọa lạc tại Thường Tín, Hà Nội[34][35], cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15 km về phía Nam, là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời tại khu vực này.[36]

Nghệ thuật tre đan ở đây ngày càng phát triển và tinh xảo đến mức các thợ làm tre chỉ cần nhìn vào hình ảnh là có thể đan thành những bức tranh phong cảnh hay chân dung cực kỳ sinh động, gần như những tác phẩm nghệ thuật. Từ những năm 1920 đến nay, nhiều nghệ nhân làng tre đan Ninh Sở đã tạo ra những sản phẩm xuất sắc, được trưng bày tại các hội chợ mỹ nghệ trong nước[37][38].

Năm 1931, những sản phẩm tre đan đặc trưng của Ninh Sở đã được trưng bày tại triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ tại Paris, thủ đô của nước Pháp. Hiện nay, nhiều sản phẩm tre đan từ Ninh Sở được xuất khẩu sang các nước Châu ÁChâu Âu[39].

Mây tre đan Thạch Cầu[sửa | sửa mã nguồn]

Làng nghề mây tre đan Thạch Cầu tại xã Nam Tiến, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định là một trong những ngôi làng nổi tiếng trong việc sản xuất mây tre đan. Đây là một điển hình cho nghệ thuật mây tre đan, tạo ra những sản phẩm vô cùng tinh xảo và đẹp mắt, đồng thời đưa nghề truyền thống này đạt được đỉnh cao của sự hoàn thiện nghệ thuật[40][41].

Mây tre đan Ngọc Động[sửa | sửa mã nguồn]

Làng mây tre đan Ngọc Động thuộc xã Hoàng Đông, Thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là một trong những làng nghề mây tre đan nổi tiếng tại Việt Nam[42][43]. Đây là làng nghề tồn tại khá lâu đời với những sản phẩm không phải từ nguyên liệu tre, nứa như các làng nghề khác, mà nó được hình thành từ cây mây và cây giang. Xuất phát từ hai loại cây này, những nghệ nhân đã cho ra những sản phẩm như: ghế mây, khau, lọ, đĩa, bát,… với nhiều mẫu mã và chủng loại khác nhau[44]. Làng này là nơi sản xuất ra bộ bàn ghế mây đặt tại nhà sàn Bác Hồ, đại sứ quán Dân chủ Cộng hòa Triều Tiên cũng đã đặt một bộ salon cho chủ tịch Kim Nhật Thành[45][46].

Mây tre đan Bao La[sửa | sửa mã nguồn]

Làng mây tre đan Bao La[47] nổi tiếng sản xuất hàng mây tre đan với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ[48] của Hợp tác xã Mây tre đan Bao La. Mây tre đan nổi tiếng với sản xuất các sản phẩm thúng tre[49]. Hàng đan bằng tre, nứa của Bao La vừa đẹp vừa bền và nổi tiếng với câu ca truyền khẩu: “Thúng mủng Bao La đem ra đựng bột. Chiếu Bình Định tốt lắm ai ơi. Tạm tiền mua lấy vài đôi. Dành khi hiếu sự trải côi giường Lào”.

Mây tre đan Liên Khê[sửa | sửa mã nguồn]

Mây tre đan Liên Khê thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên là một trong những làng nghề mây tre đan xuất khẩu nổi tiếng[50][51]. Làng nghề được hình thành từ những năm 90 của thế kỉ 20 và phát triển cho tới ngày nay[52][53]

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Các sản phẩm làng nghề Việt Nam sử dụng mây và tre đan được ghi nhận với sự phong phú và đã tìm thấy thị trường xuất khẩu ở nhiều nước trên toàn thế giới, bao gồm Ấn Độ. Từ năm 2018 cho đến nay, việc xuất khẩu mây tre đan từ Việt Nam sang Ấn Độ đã liên tục tăng trưởng. Tuy nhiên, việc mở rộng vào thị trường này đang đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam, bởi Việt Nam là "người mới" trong lĩnh vực này và còn phải đối mặt với nhiều vấn đề trong sản xuất nội địa.[54]

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, ước tính, xuất khẩu mây, tre, cói, thảm trong tháng 10/2023 đạt 60 triệu USD, tăng 13,6% so với tháng 9/2023; nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng của năm 2023 lên 589,69 triệu USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2022[55].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ MEDIATECH. “Mây tre đan là gì? Các sản phẩm mây tre đan”. baothaibinh.com.vn. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2023.
  2. ^ “Mây tre đan mang lại thu nhập khá cho người dân vùng cao”. truyenhinhnghean.vn. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2023.
  3. ^ “Các làng nghề nhộn nhịp sản xuất đầu năm”. www.qdnd.vn. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2023.
  4. ^ “Kết nối cung cầu nguyên liệu, tạo cơ hội xuất khẩu mây tre đan”. chinhphu.vn. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2023.
  5. ^ Chi Chi. “Sản phẩm đan lát thủ công sáng tạo và bắt mắt”. Báo điện tử Tuổi trẻ Thủ đô. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2023.
  6. ^ “Ngành mây tre đan xuất khẩu- Tìm nguồn cung ổn định”. ipc1.gov.vn. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2023.
  7. ^ a b “Đi tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm nghề mây tre lá”. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2023.
  8. ^ “Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để ngành mây tre đan phát triển bền vững”. angiang.gov.vn. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2023.
  9. ^ “Làng nghề Việt Nam”. langnghevietnam.vn. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2023.
  10. ^ a b “Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu mây tre lá trị giá 500 triệu USD”. dantri.com.vn/. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2023.
  11. ^ a b c “Mây, tre "made in Vietnam" nhiều cơ hội ở trời Tây”. plo.vn. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2023.
  12. ^ a b “Sản phẩm mây tre lá thiếu vùng nguyên liệu đạt chuẩn”. nongnghiep.vn. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2023.
  13. ^ “Sáng tạo những sản phẩm mây tre thân thiện với môi trường”. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2023.
  14. ^ Làng nghề cổ truyền huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, 2011, tác giả: Văn Duy và Lê Xuân Lựa.
  15. ^ “Làng nghề cổ truyền huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập 9 tháng 1 năm 2016.
  16. ^ Địa chí Thủy Nguyên, Nhà xuất bản Hải Phòng, 2015, HĐND và UBND huyện Thủy Nguyên, trang 523 và 779.
  17. ^ Đan Đức Hiệp (6 tháng 10 năm 2014). “Quyết định số 2018/QĐ-UBND về việc Sử dụng tên địa danh va xác định bản đồ tên địa lý tương ứng với tên địa danh vùng sản xuất sản phẩm đặc sản, làng nghề để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể” (PDF). haiphong.gov.vn. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2016. Truy cập 2 tháng 2 năm 2014.
  18. ^ “Vài nét về làng mây tre đan Chính Mỹ”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2016. Truy cập 9 tháng 1 năm 2016.
  19. ^ “Đề án đẩy mạnh phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2016. Truy cập 9 tháng 1 năm 2016.
  20. ^ “Nỗ lực làm giàu từ nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh”. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  21. ^ a b “Ngôi làng nổi tiếng với nghề mây tre đan truyền thống”. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  22. ^ “Làng nghề mây tre đan Phú Vinh: Một thế kỷ, một tinh hoa”. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  23. ^ “Mây tre đan Phú Vinh: Gìn giữ tinh hoa cha ông đất Việt”. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  24. ^ “Đỉnh cao nghệ thuật đan mây tre ở Việt Nam”. laodongthudo.vn. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2023.
  25. ^ “Làng nghề mây tre đan Phú Vinh”. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  26. ^ “Khám phá "đỉnh cao nghệ thuật" đan mây tre tại làng nghề cổ Phú Vinh”. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  27. ^ “Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến”. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  28. ^ “Những nghệ nhân của làng nghề mây tre đan 300 tuổi”. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  29. ^ “Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến đã trở thành thương hiệu”. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  30. ^ “Bắc Giang: Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, Việt Yên - trăn trở giữ hồn tre Việt”. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  31. ^ “Du lịch giữa mùa dịch: Về Bắc Giang chớ quên thăm làng nghề mây tre đan Tăng Tiến”. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  32. ^ “Nét đẹp dân gian: Mây tre đan Tăng Tiến”. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  33. ^ “LÀNG NGHỀ - NGHỆ NHÂN Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến”. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  34. ^ “Hành trình vẻ đẹp: Giữ hồn mây tre đan Ninh Sở”. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  35. ^ “Mây tre đan Ninh Sở tìm đường vượt khó”. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  36. ^ “Mây tre đan Ninh Sở dùng nội lực và sức hấp dẫn vươn mình xuất ngoại”. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  37. ^ “Ký sự Hà Nội: Làng nghề mây, tre đan Ninh Sở”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  38. ^ “Giữ hồn mây tre đan Ninh Sở”. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  39. ^ “LÀNG NGHỀ ĐAN SONG, MÂY, TRE, GIANG NINH SỞ”. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  40. ^ “Làng nghề mây tre đan Thạch Cầu – Nam Trực Nam Định”. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2023.
  41. ^ “Giữ nghề truyền thống trên đất Thạch Cầu”. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2023.
  42. ^ MEDIATECH. “Gìn giữ nghề mây tre đan Ngọc Động”. truyenhinhdulich.vn. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2023.
  43. ^ nghiệp, Vietnam Business Forum-Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-Doanh (8 tháng 5 năm 2015). “Công ty Mây tre Xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam: Thành công nhờ tư duy đột phá”. Vietnam Business Forum – Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-Doanh nghiệp. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2023.
  44. ^ “Làng nghề truyền thống mây giang đan Ngọc Động - Duy Tiên”. www.duytien.gov.vn. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2023.
  45. ^ tv.danviet.vn. “Hà Nam: Làng mây tre đan Ngọc Động với "hồn xưa vóc mới". danviet.vn. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2023.
  46. ^ Nhập, Việt Nam Hội (15 tháng 6 năm 2023). “Phát triển làng nghề gắn với du lịch ở tỉnh Hà Nam”. Việt Nam Hội Nhập. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2023.
  47. ^ Account, SuperUser (21 tháng 1 năm 2009). “Làng nghề Đan lát mây tre Bao La”. thuathienhue.gov.vn. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2023.
  48. ^ “Thủ công mỹ nghệ”, Wikipedia tiếng Việt, 16 tháng 2 năm 2023, truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2023
  49. ^ “Thúng”, Wikipedia tiếng Việt, 31 tháng 12 năm 2022, truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2023
  50. ^ “Mây tre đan Liên Khê”. doingoaihungyen.vn. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2023.
  51. ^ “Mây tre đan Liên Khê - nét đẹp mộc mạc và tinh tế”. Cổng thông tin điện tử Thành phố Huế. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2023.
  52. ^ dựng, Báo Xây (23 tháng 3 năm 2019). “Mây tre đan Liên Khê - Nét đẹp mộc mạc và tinh tế”. Báo Xây dựng. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2023.
  53. ^ “Hàng thủ công mỹ nghệ "lột xác" nhờ thiết kế”. nhandan.vn/. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2023.
  54. ^ “Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm mây, tre đan của làng nghề Việt Nam sang Ấn Độ” (PDF). Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2023.
  55. ^ Thương, Báo Công (7 tháng 11 năm 2023). “10 tháng năm 2023, xuất khẩu mây, tre, cói, thảm đạt gần 600 triệu USD | Báo Công Thương”. Báo Công Thương điện tử, kinh tế, chính trị, xã hội. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2023.