Bước tới nội dung

Phan Văn Vĩnh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phan Văn Vĩnh
Chức vụ
Nhiệm kỳtháng 12 năm 2014 – tháng 4 năm 2017
Tổng cục phóĐỗ Kim Tuyến, Đồng Đại Lộc, Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Huy Đức, Nguyễn Công Sơn, Trần Trọng Lượng, Trần Văn Vệ, Nguyễn Phi Hùng, Nguyễn Phong Hòa, Lê Tấn Tảo, Nguyễn Duy Ngọc (11 người)[1]
Tiền nhiệmchức vụ thành lập
Kế nhiệmTrần Văn Vệ (tạm quyền)
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳtháng 4 năm 2011 – tháng 12 năm 2014
Tiền nhiệmPhạm Quý Ngọ
Kế nhiệmchức vụ bãi bỏ
Nhiệm kỳtháng 9 năm 2010 – tháng 3 năm 2011
Tiền nhiệmPhạm Quý Ngọ
Giám đốc Công an tỉnh Nam Định
Nhiệm kỳ – 28 tháng 9 năm 2010
Kế nhiệmĐặng Văn Sinh
Thông tin cá nhân
Danh hiệuAnh hùng lực lượng vũ trang nhân dân(Đã bị tước)
Sinh19 tháng 5, 1955 (69 tuổi)
thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam(Bị khai trừ)
Binh nghiệp
Phục vụCông an nhân dân Việt Nam
Cấp bậccựu Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam

Phan Văn Vĩnh (sinh ngày 19 tháng 5 năm 1955) là cựu Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam, chính trị giaAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Nam Định,[2] Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an (Việt Nam) (Tổng cục II), Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương Việt Nam. Sau khi nghỉ hưu, ông bị tước bỏ danh hiệu công an nhân dân, bị khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam và chịu án tù do phạm tội bảo kê đường dây đánh bạc hàng ngàn tỉ đồng lúc đương chức.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Phan Văn Vĩnh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1955 tại thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Ngày 16 tháng 9 năm 1978, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 2000, khi đang là Phó Giám đốc Công an tỉnh Nam Định, ông được Chủ tịch nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.[3]

Có nhiều giai thoại về việc Phan Văn Vĩnh "mưu trí" phá án giai đoạn trước năm 2000, như việc ông cho đốt đống rơm nhà kẻ tình nghi trộm thóc hợp tác xã, lợi dụng chữa cháy để tìm tang vật vụ án; bắt cóc tội phạm trùm bao giải rút lên đầu và đặt anh ta nằm ngang trên đường ray xe lửa để buộc anh ta phải cung khai, hay đưa tiền cho đầu gấu giang hồ để chúng dạt sang vùng khác tạm lánh khỏi tỉnh Nam Định (3 nhà văn Minh Chuyên, Nguyễn Kế Nghiệp, Nguyễn Hồng Lam làm chứng).[4]

Tháng 5 năm 2005, ông là Đại tá Công an nhân dân, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Phó Giám đốc Công an tỉnh Nam Định.[5]

Ngày 25 tháng 4 năm 2007, Đại tá Phan Văn Vĩnh, Giám đốc Công an tỉnh Nam Định, được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng thăng quân hàm Thiếu tướng.[6]

Từ năm 2007 đến năm 2011, Phan Văn Vĩnh là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định.[7]

Tháng 1 năm 2012, Phan Văn Vĩnh là Thiếu tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm, Bộ Công an (Việt Nam) (Tổng cục VI).[8] Trong thời gian này, ông là Trưởng ban chỉ đạo chuyên án điều tra vụ thảm sát do Lê Văn Luyện gây ra tại Bắc Giang.[7]

Phan Văn Vĩnh cũng là Trưởng ban chuyên án vụ bắt giữ "bầu" Kiên.[9]

Tháng 5 năm 2012, Phan Văn Vĩnh là Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an.[10]

Từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 4 năm 2017, ông là Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an Việt Nam.[11]

Tháng 4 năm 2017, Phan Văn Vĩnh nghỉ hưu.[11]

Ngày 06 tháng 4 năm 2018, Phan Văn Vĩnh bị bắt tạm giam 4 tháng vì liên quan tới đường dây đánh bạc trên Internet.[7] Cùng ngày, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông

Phan Văn Vĩnh cũng bị khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sáng ngày 30 tháng 11 năm 2018, Phan Văn Vĩnh bị Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ tuyên án (sơ thẩm) phạt 9 năm tù và 100 triệu đồng với tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" trong vụ án đường dây đánh bạc ngàn tỉ xuyên Việt Nam trên mạng Internet sau 13 ngày xét xử sơ thẩm công khai và 5 ngày nghị án.[12]

Ngày 10/9/2019, Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Vĩnh, nguyên Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an về tội "Ra quyết định trái pháp luật" theo quy định tại Khoản 2 Điều 371 Bộ luật hình sự năm 2015. Quyết định khởi tố bị can trên đã được VKSND tối cao (Vụ 6) phê chuẩn.

Ngày 6 tháng 4 năm 2018, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố theo điều 356 Bộ luật hình sự với tội danh "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và bắt tạm giam 4 tháng đối với Phan Văn Vĩnh để điều tra hành vi liên quan đến đường dây đánh bạc xuyên quốc gia với số tiền lên tới hàng ngàn tỉ đồng.[7] Ông Vĩnh đã ký và trình một số văn bản cho Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC do Nguyễn Văn Dương (bị can cầm đầu trong đường dây đánh bạc) là chủ tịch HĐQT được hoạt động dưới danh nghĩa đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an.[13] Cùng ngày, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông.[14]

Phan Văn Vĩnh cũng bị khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 10/9/2019, Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Vĩnh, nguyên Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an về tội "Ra quyết định trái pháp luật" theo quy định tại Khoản 2 Điều 371 Bộ luật hình sự năm 2015. Quyết định khởi tố bị can trên đã được VKSND tối cao (Vụ 6) phê chuẩn. [15]

Phong tặng

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử thụ phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]

Huân huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ngô Trang (ngày 29 tháng 11 năm 2016). “Phó giám đốc Công an Hà Nội làm Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát”. Báo VnEconomy. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ “Danh sách Đại biểu Quốc hội khóa XII”. Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2012.
  3. ^ a b A.L (ngày 7 tháng 4 năm 2018). “Ông Phan Văn Vĩnh có bị tước danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân?”. Báo Lao động. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2018.
  4. ^ Nguyễn Hồng Lam (ngày 7 tháng 4 năm 2018). “Cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh và những giai thoại phá án cực kỳ thông minh”. VTC. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2018.
  5. ^ Tường Minh (ngày 18 tháng 5 năm 2005). “Chủ tịch nước Trần Đức Lương gặp mặt các đại biểu Anh hùng và những điển hình tiên tiến trong lực lượng CAND: Tạo nguồn động lực to lớn để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao”. Báo Công an nhân dân. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2018.
  6. ^ “Quyết định số 514/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về việc thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng đối vớiđồng chí Phan Văn Vĩnh, Giám đốc Công an tỉnh Nam Định, Bộ Công an”. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2018.
  7. ^ a b c d “Bắt tạm giam ông Phan Văn Vĩnh 4 tháng”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 6 tháng 4 năm 2018.
  8. ^ “Toàn cảnh vụ thảm sát ở Bắc Giang”. VietNamNet. ngày 10 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2018.
  9. ^ “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng điều động 3 Tướng Bộ Công an”. ngày 9 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2017.
  10. ^ Tá Lâm (ngày 24 tháng 5 năm 2012). “Nước mắt của vị tướng công an”. VnExpress. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2018.
  11. ^ a b Ban Thời sự (ngày 6 tháng 4 năm 2018). “Cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát bị bắt, khám nhà 4 tiếng”. VnExpress. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2018.
  12. ^ Xuân Tùng, Bảo An (TTXVN). “Vụ đánh bạc nghìn tỷ qua mạng: Ông Vĩnh, Hóa lĩnh án 9-10 năm tù”. Vietnam+. ngày 30 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2018.
  13. ^ “Lý do khiến cựu tổng cục trưởng cảnh sát Phan Văn Vĩnh bị bắt”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 8 tháng 4 năm 2018.
  14. ^ “Khám nhà, bắt tạm giam ông Phan Văn Vĩnh 4 tháng”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 6 tháng 4 năm 2018.
  15. ^ “Vì sao cựu tướng Công an Phan Văn Vĩnh vướng vòng lao lý?”. VOV. 6 tháng 4 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2021.