Ruthenia Đỏ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ruthenia Đỏ
Ruś Czerwona (tiếng Ba Lan)
Червона Русь(tiếng Ukraina)
—  Vùng lịch sử  —
Hình nền trời của Ruthenia Đỏ
Bản đồ từ thế kỷ 18 của "Ukraina, vùng đất người Cossack", thể hiện tên Ruthenia Đỏ (Russia Rubra) màu vàng
Bản đồ từ thế kỷ 18 của "Ukraina, vùng đất người Cossack", thể hiện tên Ruthenia Đỏ (Russia Rubra) màu vàng
Ruthenia Đỏ trên bản đồ Thế giới
Ruthenia Đỏ
Ruthenia Đỏ
VùngTrung và Đông Âu (bộ phận của phần đông nam Ba lan và phần tây Ukraina)
Thủ phủPrzemyśl sửa dữ liệu

Ruthenia Đỏ, hay Rus' Đỏ(tiếng Latinh: Ruthenia Rubra; Russia Rubra; tiếng Ukraina: Червона Русь, chuyển tự Chervona Rus'; tiếng Nga: Красная Русь, chuyển tự Chervonnaya Rus'), là một thuật ngữ được sử dụng từ thời Trung cổ để chỉ các thân vương quốc phía tây nam của Kiev Rus', là PeremyshlBelz. Hiện nay khu vực bao gồm một bộ phận của Tây Ukraina và các phần lân cận của miền đông nam Ba Lan. Khu vực đôi khi cũng bao gồm một phần của Tiểu Ba Lan, Podolia, Ukraina hữu ngạnVolyn. Khu vực có trung tâm tại Przemyśl (Peremyshl) và Belz, các thành phố chính là Chełm, Zamość, Rzeszów, KrosnoSanok (nay thuộc Ba Ln), và LvivTernopil (nay thuộc Ukraina).

Tên gọi Ruthenia Đỏ lần đầu tiên được nhắc đến trong một biên niên sử Ba Lan năm 1321, là bộ phận của Ruthenia được Kazimierz Vĩ đại hợp nhất vào Ba Lan trong thế kỷ 14. Khi Rus' tan rã, Ruthenia Đỏ bị tranh giành giữa Đại công quốc Litva, Vương quốc Ba Lan, Vương quốc HungaryVương quốc Galicia–Volyn. Sau Chiến tranh Galicia–Volyn, trong khoảng 400 năm hầu hết Ruthenia Đỏ trở thành một phần của Vương quốc Ba Lan với vị thế tỉnh Ruthenia.

Một số ít người dân tộc Ba Lan đã sống từ đầu thiên niên kỷ thứ hai ở các vùng phía bắc của Ruthenia Đỏ. Từ ngoại danh "người Ruthenia" thường dùng để chỉ các thành viên của sắc tộc Rusyn và/hoặc Ukraina.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Dân tộc học[sửa | sửa mã nguồn]

người Lemko trong trang phục dân gian từ Mokre, gần Sanok
Trang phục dân gian Pogórzanie

Các cư dân đầu tiên được biết đến tại phần phía bắc của Ruthenia Đỏ là người Lendia[2]người Croat Trắng,[3] trong khi các phân nhóm của người Rusyn như người Boykongười Lemko thì sống ở phía nam.

Con dấu công tước của Vladislaus II của Opole (Władysław Opolczyk): "Ladislaus Dei Gracia Dux Opoliensis Wieloniensis et Terre Russie Domin et Heres" (khoảng 1387)

Sau đó Walddeutsche ("người Đức Rừng"), người Do Thái, người Armeniangười Ba Lan cũng là một bộ phận cư dân.[4] Theo Marcin Bielski, mặc dù Bolesław I Dũng cảm cho định cư người Đức trong khu vực nhằm phòng thủ biên giới chống lại Hungary và Kiev Rus' nhưng những người định cư lại trở thành nông dân. Maciej Stryjkowski mô tả các nông dân Đức gần Rzeszów, Przemyśl, Sanok, và Jarosław là các nông dân tốt. Kazimierz Vĩ đại cho định cư người Đức trên biên giới của Tiểu Ba Lan và Ruthenia Đỏ để thắt chặt lãnh thổ đã giành được với phần còn lại của vương quốc. Khi xác định cư dân Ba Lan hậu kỳ Trung cổ, thuộc địa hóa và di dân Ba Lan đến Ruthenia Đỏ, Spiš và Podlachia[5] (được người Ukraina gọi là Mazury—các di dân nông dân nghèo, chủ yếu từ Mazowsze[6]) cần được xem xét.

Trong nửa sau của thế kỷ 14, người Vlach đến từ phần đông nam dãy núi Karpat và nhanh chóng định cư trên khắp miền nam Ruthenia Đỏ. Mặc dù trong thế kỷ 15, người Ruthenia đã có được chỗ đứng, nhưng mãi đến thế kỷ 16, cư dân Wallachia ở dãy núi Bieszczady và Hạ Beskid mới bị Ruthenia hóa.[7] Từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 16, Ruthenia Đỏ trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng, dẫn đến hơn 200 thị trấn mới được xây dựng theo mô hình của Đức (hầu như không được biết đến trước năm 1340, khi Ruthenia Đỏ là Vương quốc Galicia-Volyn độc lập).[8]

Lịch sử chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

1199 đến 1772[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ Tiểu Ba Lan và Ruthenia năm 1507 (Polonia Minor; Russia); của Martin Waldseemüller[9]

Vào sơ kỳ Trung cổ, khu vực này là một phần của Kiev Rus' và từ năm 1199 là Vương quốc Galicia–Volyn độc lập.

Khu vực nằm dưới quyền kiểm soát của Ba Lan vào năm 1340, khi Kazimierz Vĩ đại đoạt lấy nó.[10][11] Trong thời gian trị vì từ năm 1333 đến năm 1370, Kazimierz Vĩ đại đã thành lập một số thành phố, đô thị hóa các miền nông thôn.[12]

Tên gọi tiếng Ba Lan Ruś Czerwona (nghĩa là " Rus Đỏ") được sử dụng cho lãnh thổ trải rộng đến sông Dniester, tập trung tại Przemyśl (Peremyshl). Từ thời gian cai trị cùa Władysław Jagiełło (mất 1434) tỉnh Przemyśl được gọi là tỉnh Ruthenia (województwo ruskie), trung tâm là Lwów. Tỉnh gồm có năm khu vực: Lwów, Sanok, Halicz (Halych), Przemyśl (Peremyshl) và Chełm. Thị trấn Halych được dùng để đặt tên cho Galicia. Trong thập niên 1340, ảnh hưởng của Vương triều Ryurik kết thúc; hầu hết khu vực chuyển sang cho Kazimierz Vĩ đại, còn Kiev và nhà nước Volyn rơi vào quyền kiểm soát của Đại công quốc Litva. Khu vực thuộc Ba Lan được phân chia thành một số tỉnh, và một thời kỳ người Đức đông tiến và người Ba Lan định cư xen kẽ với người Ruthenia bắt đầu. Người Armenia và người Do Thái cũng di cư đến khu vực. Một số lâu đài được xây dựng vào thời gian này, và các thành phố Stanisławów (nay là Ivano-Frankivsk) và Krystynopol (nay là Chervonohrad) được hình thành.

Vào tháng 10 năm 1372, Władysław Opolczyk bị giáng làm bá tước hành cung. Mặc dù ông được giữ lại hầu hết các lâu đài và của cải của mình ở Hungary, nhưng ảnh hưởng chính trị của ông bị suy yếu. Để đền bù, Opolczyk được phong làm thống đốc Galicia của Hungary. Ở vị trí mới này, ông góp phần vào sự phát triển kinh tế của các vùng lãnh thổ được giao phó. Mặc dù Opolczyk chủ yếu cư trú tại Lwów, nhưng đến lúc cuối thời kỳ cai trị thì ông dành nhiều thời gian hơn ở Halicz. Xung đột nghiêm trọng duy nhất trong thời gian ông làm thống đốc đó là liên quan đến việc ông tiếp cận Giáo hội Chính thống Đông phương, điều này đã khiến các boyar Công giáo địa phương tức giận. Trong thời kỳ Ba Lan cai trị, 325 thị trấn được thành lập từ thế kỷ 14 đến nửa sau thế kỷ 17, hầu hết là trong thế kỷ 15 và 16 (lần lượt là 96 và 153).[13]

Ruthenia là vùng đất phải chịu các cuộc xâm lấn lặp đi lặp lại từ người TatarĐế quốc Ottoman trong các thế kỷ 16 và 17 và chịu tác động từ Khởi nghĩa Khmelnytsky (1648–1654), Chiến tranh Nga-Ba Lan 1654–1667 và các cuộc xâm chiếm của Thụy Điển thời Đại hồng thủy (1655–1660); người Thụy Điển quay trở lại trong Đại chiến phương Bắc đầu thế kỷ 18. Ruthenia Đỏ bao gồm ba tỉnh: Ruthenia có thủ phủ là Lviv và các bộ phận là Lviv, Halych, Sanok, Przemyśl và Chełm; tỉnh Bełz tách Lviv và Przemyśl khỏi phần còn lại của tỉnh Ruthenia; và tỉnh Podolia có thủ phủ tại Kamieniec Podolski.

Tỉnh Ruthenia
  • Đất Chełm (Ziemia Chełmska), Chełm
    • Huyện Chełm, (Powiat Chełmski), Chełm
    • Huyện Ratno, (Powiat Ratneński), Ratno
  • Đất Halych (Ziemia Halicka), Halicz
    • Huyện Halicz, (Powiat Halicki), Halicz
    • Huyện Kolomyja, (Powiat Kołomyjski), Kołomyja
    • Huyện Trembowla, (Powiat Trembowelski), Trembowla
  • Đất Lwów (Ziemia Lwowska), Lwów
    • Huyện Lwów, (Powiat Lwowski), Lwów
    • Huyện Żydaczów, (Powiat Żydaczowski), Żydaczów
  • Đất Przemyśl (Ziemia Przemyska), Przemyśl; Diện tích là 12.000 km2, và trong thế kỷ 17 được chia thành 5 phân vùng (hạt, powiaty).
    • Huyện Przemyśl (Powiat Przemyski), Przemyśl
    • Huyện Sambor, (Powiat Samborski), Sambor
    • Huyện Drohobycz, (Powiat Drohobycki), Drohobycz
    • Huyện Stryj, (Powiat Stryjski), Stryj
  • Đất Sanok (Ziemia Sanocka), Sanok
    • Huyện Sanok (Powiat Sanocki), Sanok:
Làng Markowa, khoảng 150-200 km về phía đông nam của Kraków. Các ngôi nhà Thượng Lusatia thế kỷ 18 và 19 gợi lên những ngọn núi của Sachsen.[14]
Dãy núi Bieszczady
Tỉnh Bełz
  • Huyện Belz, (Powiat Bełzski), Bełz
  • Huyện Grabowiec, (Powiat Grabowiecki), Grabowiec
  • Huyện Horodło, (Powiat Horodelski), Horodło
  • Huyện Lubaczów, (Powiat Lubaczowski), Lubaczów
  • Đất Busk, (Ziemia Buska), Busk

1772 đến 1918[sửa | sửa mã nguồn]

Ruthenia Đỏ (ngoại trừ Podolia) bị Đế quốc Áo chinh phục vào năm 1772 trong Phân chia Ba Lan lần thứ nhất, duy trì là bộ phận của đế quốc này cho đến năm 1918.[15] Giữa Thế chiến I và II, khu vực thuộc về Cộng hòa Ba Lan thứ hai. Khu vực này hiện đang bị chia cắt, với phần phía tây thuộc miền đông nam Ba Lan (xung quanh Rzeszów, Przemyśl, Zamość và Chełm) và phần phía đông của nó (xung quanh Lviv) thuộc miền tây Ukraina.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

  • "Monumenta Poloniae Historica"
  • Akta grodzkie i ziemskie z archiwum ziemskiego. Lauda sejmikowe. Tom XXIII, XXIV, XXV.
  • Słownik geograficzny Królestwa Polskiego (Digital edition)
  • Lustracja województwa ruskiego, podolskiego i bełskiego, 1564-1565 Warszawa, (I) edition 2001, pages 289. ISBN 83-7181-193-4
  • Lustracje dóbr królewskich XVI-XVIII wieku. Lustracja województwa ruskiego 1661—1665. Część III ziemie halicka i chełmska. Polska Akademia Nauk - Instytut Historii. 1976
  • Lustracje województw ruskiego, podolskiego i bełskiego 1564 - 1565, wyd. K. Chłapowski, H. Żytkowicz, cz. 1, Warszawa - Łódź 1992
  • Lustracja województwa ruskiego 1661-1665, cz. 1: Ziemia przemyska i sanocka, wyd. K. Arłamowski i W. Kaput, Wrocław-Warszawa-Kraków. 1970
  • Aleksander Jabłonowski. Polska wieku XVI, t. VII, Ruś Czerwona, Warszawa 1901 i 1903.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ "The dominant population of Galicia, or Red Rus', called itself “Rusyn” ... and was considered by Russophile authors to be Russian, or, more specifically, Little Russian. That view began to gain ground after the publication in the Russian Empire of a Russian translation of Pavol Šafárik's Slovanský národopis in 1843." (Serhii Plokhy, Lost Kingdom: The Quest for Empire and the Making of the Russian Nation, New York, Hachette, p. 168.
  2. ^ Rozwałka, Andrzej (2008). “Pobuże region as an object of research and protection of the archaeological heritage from the period of Early Middle Ages”. Trong Zięba, Maciej St. (biên tập). Our Bug. Creating conditions for development of the border areas of Poland, Ukraine and Belarus through enhancement and preservation of natural and cultural heritage (PDF). Catholic University of Lublin. tr. 109. ISBN 978-83-7363-508-1. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2011.
  3. ^ Magocsi, Paul Robert (1983), Galicia: A Historical Survey and Bibliographic Guide, University of Toronto Press, tr. 56–58, ISBN 9780802024824
  4. ^ "were mainly Germans, Poles, Armenians and Jews, but also Karaims, Crimean Tatars, Greeks or Wallachians [in:] "Kwartalnik historii kultury materialnej: t. 47, PAN. 1999. p. 146
  5. ^ Vierteljahrschrift für Sozial- und Wirtschaftsgeschichte, 1992
  6. ^ M. H. Marunchak. The Ukrainian Canadians, 1982
  7. ^ Czajkowski, 1992; Parczewski, 1992; Reinfuss, 1948, 1987, 1990
  8. ^ Kwartalnik historii kultury materialnej: t. 47, PAN. 1999. p. 146
  9. ^ „Karte von Germania, Kleinpolen, Hungary, Walachai u. Siebenbuergen nebst Theilen der angraenzenden Laender“ von des „Claudii Ptolemaei geographicae enarrationis libri octo“, 1525, Strassburg
  10. ^ H. H. Fisher, "America and the New Poland (1928)", Read Books, 2007, p. 15
  11. ^ N. Davies, God's playground: a history of Poland in two volumes, Oxford University Press, 2005, pp. 71, 135 [1]
  12. ^ Anna Beredecka, NOWE LOKACJE MIAST KRÓLEWSKICH W MAŁOPOLSCE W LATACH 1333–1370
  13. ^ A. Janeczek, Town and country in the Polish Commonwealth, 1350-1650, in: S. R. Epstein, Town and Country in Europe, 1300-1800, Cambridge University Press, 2004, p. 164
  14. ^ Franciszek Kotula. Pochodzenie domów przysłupowych w Rzeszowskiem. "Kwartalnik Historii Kultury Materialnej" Jahr. V., Nr. 3/4, 1957, S. 557
  15. ^ K. Kocsis, E. K. Hodosi, Ethnic Geography of the Hungarian Minorities in the Carpathian Basin, Simon Publications, 1988, p. 84