Trung và Đông Âu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trung và Đông Âu là một thuật ngữ địa chính trị bao gồm các quốc gia Baltic, Trung Âu, Đông ÂuĐông Nam Âu (hầu hết Balkan), thường có nghĩa là các nhà nước cựu cộng sản thuộc khối phía ĐôngHiệp ước Warszawa tại châu Âu, cũng như Nam Tư cũ. Các tài liệu học thuật thường dùng cách viết tắt tiếng Anh CEE hoặc CEEC cho thuật ngữ này.[1][2][3] Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cũng sử dụng thuật ngữ "Các quốc gia Trung và Đông Âu (CEECs)" cho một nhóm gồm một số quốc gia này. Thuật ngữ này đôi khi được sử dụng cho "Đông Âu".[4][5][6][7][8]

Các tiểu vùng của châu Âu theo EuroVoc:
  Trung và Đông Âu
"Khối phía Đông" và Nam Tư trước 1989 chồng lẻn biên giới hiện nay.

Định nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ CEE bao gồm các quốc gia Khối phía Đông (Hiệp ước Warszawa) ở phía tây biên giới Liên Xô cũ sau Thế chiến II; và các nhà nước độc lập tại Nam Tư cũ; và ba quốc gia Baltic – Estonia, Latvia, Lithuania (không gia nhập SNG).

Các quốc gia CEE được phân chia tiếp dựa theo tình trạng gia nhập của họ vào Liên minh châu Âu (EU): Tám quốc gia gia nhập trong làn sóng đầu tiên vào ngày 1 tháng 5 năm 2004 (Estonia, Latvia, Litva, Cộng hòa Czech, Slovakia, Ba Lan, HungarySlovenia), hai quốc gia gia nhập trong làn sóng thứ hai vào ngày 1 tháng 1 năm 2007 (RomaniaBulgaria) và quốc gia gia nhập trong làn sóng thứ ba vào ngày 1 tháng 7 năm 2013 (Croatia). Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2008, quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường tiên tiến đã hoàn thành đối với cả 10 quốc gia gia nhập EU vào năm 2004 và 2007.[9]

Các quốc gia CEE gồm các nước xã hội chủ nghĩa cũ, phía đông của Áo, Đức (phần phía tây), và Ý; phía bắc của Hy LạpThổ Nhĩ Kỳ (phần châu Âu); phía nam của Phần LanThụy Điển; và phía tây của Belarus, Moldova, NgaUkraina:

Quốc gia  Liên minh châu Âu  NATO Ghi chú
 Albania Ứng cử viên đang đàm phán Quốc gia thành viên
 Ba Lan Quốc gia thành viên Quốc gia thành viên [10][11]
 Bắc Macedonia Ứng cử viên đang đàm phán Quốc gia thành viên [10][11]
 Bosnia và Herzegovina Ứng cử viên Kế hoạch hành động thành viên
 Bulgaria Quốc gia thành viên Quốc gia thành viên [10][11]
 Croatia Quốc gia thành viên Quốc gia thành viên [10][11]
 Cộng hòa Séc Quốc gia thành viên Quốc gia thành viên [10][11]
 Estonia Quốc gia thành viên Quốc gia thành viên [10][11]
 Hungary Quốc gia thành viên Quốc gia thành viên [10][11]
 Kosovo Nộp đơn Quốc gia được công nhận cục bộ
 Latvia Quốc gia thành viên Quốc gia thành viên [10][11]
 Litva Quốc gia thành viên Quốc gia thành viên [10][11]
 Montenegro Ứng cử viên đang đàm phán Quốc gia thành viên
 Romania Quốc gia thành viên Quốc gia thành viên [10][11]
 Serbia Ứng cử viên đang đàm phán negotiating Kế hoạch hành động đối tác cá biệt
 Slovakia Quốc gia thành viên Quốc gia thành viên [10][11]
 Slovenia Quốc gia thành viên Quốc gia thành viên [10][11]
 Abkhazia Nhà nước được công nhận cục bộ
 Armenia Kế hoạch hành động đối tác cá biệt Quốc gia thành viên của SNGCSTO
 Artsakh Nhà nước được công nhận cục bộ
 Azerbaijan Kế hoạch hành động đối tác cá biệt Quốc gia thành viên SNG
 Belarus Quốc gia thành viên của SNG và CSTO
 Gruzia Nộp đơn Đối thoại tăng cường
 Moldova Ứng cử viên Kế hoạch hành động đối tác cá biệt Quốc gia thành viên của SNG
 Nga Quốc gia thành viên của SNG và CSTO
 Nam Ossetia Nhà nước được công nhận cục bộ
 Transnistria Nhà nước được công nhận cục bộ
 Ukraina Ứng cử viên Đối thoại tăng cường

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, "Các nước Trung và Đông Âu (CEEC) là một thuật ngữ của OECD để chỉ nhóm các nước bao gồm Albania, Bulgaria, Croatia, Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Romania, Cộng hòa Slovak, Slovenia và ba quốc gia Baltic: Estonia, Latvia và Litva."[11]

Thuật ngữ "Trung và Đông Âu" (viết tắt CEE) đã thay thế thuật ngữ Đông-Trung Âu trong bối cảnh các quốc gia đang chuyển đổi, chủ yếu là do chữ viết tắt ECE không rõ ràng: nó thường là viết tắt của Ủy ban Kinh tế Châu Âu thay vì Đông-Trung Âu.[12]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Inotai, András (Autumn 2009). “BUDAPEST—Ghost of Second-Class Status Haunts Central and Eastern Europe”. Europe's World. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2012.
  2. ^ Z. Lerman, C. Csaki, and G. Feder, Agriculture in Transition: Land Policies and Evolving Farm Structures in Post-Soviet Countries, Lexington Books, Lanham, MD (2004), see, e.g., Table 1.1, p. 4.
  3. ^ J. Swinnen, ed., Political Economy of Agrarian Reform in Central and Eastern Europe, Ashgate, Aldershot (1997).
  4. ^ Mälksoo, Maria (4 tháng 5 năm 2019). “The normative threat of subtle subversion: the return of 'Eastern Europe' as an ontological insecurity trope”. Cambridge Review of International Affairs. 32 (3): 365–383. doi:10.1080/09557571.2019.1590314. ISSN 0955-7571. S2CID 159184190.
  5. ^ Twardzisz, Piotr (25 tháng 4 năm 2018). Defining 'Eastern Europe': A Semantic Inquiry into Political Terminology (bằng tiếng Anh). Springer. tr. 18. ISBN 978-3-319-77374-2.
  6. ^ Hall, Derek (tháng 7 năm 1999). “Destination branding, niche marketing and national image projection in Central and Eastern Europe”. Journal of Vacation Marketing (bằng tiếng Anh). 5 (3): 227–237. doi:10.1177/135676679900500303. ISSN 1356-7667. S2CID 154698941.
  7. ^ Zarycki, Tomasz (2014). Ideologies of Eastness in Central and Eastern Europe. doi:10.4324/9781315819006. ISBN 9781317818571. S2CID 129401740.
  8. ^ “Eastern promise and Western pretension – DW – 09/07/2018”. dw.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2022.
  9. ^ Unleashing Prosperity: Productivity Growth in Eastern Europe and the Former Soviet Union, World Bank, Washington (2008), p. 42
  10. ^ a b c d e f g h i j k l “CEE countries”. 9 tháng 8 năm 2011.
  11. ^ a b c d e f g h i j k l m Directorate, OECD Statistics. “OECD Glossary of Statistical Terms - Central and Eastern European Countries (CEECs) Definition”. stats.oecd.org.
  12. ^ “UNECE Homepage”. www.unece.org.