Thảo luận:Nguyễn Ngọc Loan/Lưu 1

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Năm sinh trong bài không hợp nhau (khi thì nói 1930, khi thì 1931). Nguyễn Hữu Dng 03:10, ngày 07 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Phiên bản tiếng Anh có 1931. Tôi đang tìm nguồn khác để chú thích. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 04:15, ngày 07 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Ok, mới đầu thì bài tiếng Anh đề "1931?", nhưng Jimmyvanthach kiếm được hồ sơ ở IMDb của Nguyễn Ngọc Loan nói rõ ràng 1931 [1] và dời dấu hỏi đó. [2] Nhiều khi IMDb có lỗi về những người không nổi tiếng về phim hay TV, cho nên bạn Lê Thy có biết bạn lấy ngày "11 tháng 12 năm 1930" từ đâu không? – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 04:24, ngày 07 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Ngày sinh của Nguyễn Ngọc Loan lấy từđây Lê Thy 04:22, ngày 08 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Hãy đừng quá e dè trong việc sử dụng tiếng Việt[sửa mã nguồn]

Tiếng Việt không có nhiều từ có tính trung hòa như các ngôn ngữ phương Tây. Muốn gò bó tiếng Việt, bắt nó phải là "politically correct" thì rất là khó. Có nhiều danh từ tiếng Việt attach emotion trong đó, như là mày, tao, nó, chúng nó, tên trộm, kẻ cướp, thằng lưu manh, v.v. Nếu muốn tránh các từ này đi để được tiếng là "dung hòa", thì ta phải gì để gọi kẻ cướp hay thằng lưu manh? Người đi cướp giật? Người không được lương thiện?

Danh từ "người lính" dùng để chỉ những người professional, có training, đánh trận có danh dự. Quân "giải phóng" miền Nam hoàn toàn không theo các quy luật này. Trận Mậu Thân, họ mặc thường phục, trà trộn với người dân. Dùng từ "người lính" để chỉ những tên này là sự sỉ nhục cho những người lính thực sự.

Hochiminh cc 02:05, ngày 11 tháng 5 năm 2006

"The Viet Cong" = Tên Việt Cộng[sửa mã nguồn]

Nếu căn cứ vào context của Adams, ta có thể dịch "the Viet Cong" thành "tên Việt Cộng" được, vì nội dung của lời nói là dụng ý binh vực cho tướng Loan.

Gọi Việt Cộng là lính thì không đúng. Việt Cộng, theo nghĩa của báo chí và sách vở Tây Phương, là "guerillas", tức là quân du kích. Quân du kích thì không theo protocols lính chính quy phải theo. Trong khi lính chính quy mặc quân phục rõ ràng, có rules of engagement, và tránh gây thương vong cho dân thường, Việt Cộng trà trộn trong dân chúng, đặt bom, ám sát, khủng bố người dân. Chúng nó không phải là lính.

Hochiminh cc 01:42, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Cách dịch "the Viet Cong"[sửa mã nguồn]

Xin giữ thái độ trung lập, không nên gọi là tên Việt cộng hay tên Ngụy quân...Lê Thy 01:48, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Nhưng Việt Cộng không phải là "người lính". Cần phải phân biệt khái niệm này rõ ràng. Người lính mặc quân phục, không trà trộn vào dân chúng, và mục đích là tiêu diệt kẻ thù, chứ không phải giết hại hay khủng bố dân chúng.
Vả lại, theo context của Adams, vì ông ta đang binh vực tướng Loan, nên dùng chữ "tên Việt Cộng" là đúng. Nếu còn thắc mắc, xin cứ việc gửi thư hỏi ông Adams xem ông ta muốn gọi tên Việt Cộng là "tên Việt Cộng" hay là "người lính" Việt Cộng.
Hochiminh cc 01:54, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Adams chết hai năm rồi. Nguyễn Hữu Dng 02:19, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi đã đọc phần thảo luận tôi không phản đối "khái niệm Việt Cộng không phải là lính " của thành viên Hochiminh cc. Nhưng tôi phản đối thái độ không trung lập như cách gọi tên Việt Cộng, thằng lính Ngụy... Lê Thy 01:58, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy đây là trích nguyên văn của phát biểu của một người, ta chỉ nên giữ chính xác thay vì giữ trung lập. Nguyễn Hữu Dng 02:01, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Nhưng có cách khác nào để dịch "the Viet Cong" không? Tên Việt Cộng nghe rất miệt thị. Adam có ý miệt thị không? Nếu sau này có những nguyên văn gọi thằng Mỹ, thằng Ngụy thì có nên đưa lên không? Lê Thy 02:08, ngày 11 tháng 5 năm 2006
Vâng, tôi nghĩ là dĩ nhiên rồi. Hình như đã có đồng thuận đây là lối duy nhất có thể dùng từ ngữ miệt thị tại đây. Tôi không rõ Adams có ý miệt thị hay không, nhưng rõ ràng Adams gọi Lém là "Việt Cộng", không phảI "người lính". Nguyễn Hữu Dng 02:14, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ, nếu bỏ trong ngoặc kép, thì muốn viết sao cũng được, vì đó là theo nguyên văn LỜI NÓI của một người. Đồng ý với lời nói đó hay không là tuỳ đọc giả. Tuy nhiên không nên dùng chữ thiếu trung lập khi viết về chi tiết hay bàn thảo vấn đề. CxKiên 02:35, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Nếu giữ nguyên văn tiếng Anh của Adam thì không có gì phải thảo luận. Vấn đề là dịch sang tiếng Việt. Dịch "the Viet Cong" thành tên Việt Cộng nghe rất miệt thị. Adam là môt phóng viên quốc tế, tôi nghĩ ông giữ thái độ trung lập và không có ý miệt thị ai. Lê Thy 02:47, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
"người Việt Cộng [đó]" sẽ trung lập hơn? --Á Lý Sa (thảo luận) 03:09, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
  1. Ở đâu định nghĩa rạch ròi Viet Cong không phải là lính mà chỉ là du kích?
  2. Lính không chính quy không phải là lính?

--Á Lý Sa (thảo luận) 03:09, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

1. Ở đây: "The Viet Cong,..., was an insurgent (partisan) organization fighting the Republic of Vietnam during the Vietnam War." (Source: Wikipedia)
Vậy thì "insurgent" là gì:
An insurgency is an armed revolt or insurrection against an established civil or political authority, such as a constituted government or an occupation by an invading force. Persons engaging in insurgency are called insurgents, and may engage in regular or guerrilla combat against the armed forces of the established regime.
Keyword: guerrilla -- đánh du kích. Việt Cộng, dùng theo nghĩa của Mỹ, là 1 đám du kích, không phải là lính chính quy.
Hochiminh cc 06:49, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Những giải thích đó vẫn không thấy được việc cho rằng Viet Cong là tập hợp không chứa lính (dù có nói Viet Cong là du kích). --Á Lý Sa (thảo luận) 10:17, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
2. Đúng thế. Lính không chính quy thì không tuân theo các quy luật của lính chính quy. Lính chính quy thì không commit các hành động như ném lựu đạn vào khách sạn, nhà hàng, rạp chiếu phim, vì collateral damage (dân thường bị sát hại) sẽ rất lớn lao. Guerrilas, như Việt Cộng, thì không quan tâm đến chuyện đó. Họ đi đánh trận mà không mặc quân phục, không lo là dân thường có thể bị sát hại vì lẫn lộn với họ. Vì thế, không thể gọi họ là "những người lính" được. Những người lính chính thức chịu nhiều hy sinh và thiệt thòi nhiều hơn.
Hochiminh cc 06:49, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Ở đâu định nghĩa/quy định chữ "lính" chỉ được dùng để gọi lính chính quy, cấm dùng cho lính không chính quy? --Á Lý Sa (thảo luận) 10:17, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Việt Cộng là tên gọi do bên đế quốc Mỹ đặt ra để gọi những người Cộng sản Việt Nam đã chiến đấu chống lại họ và VNCH cũng đã sử dụng lại từ này để nói về những người chiến đấu chống lại họ. Còn động cơ và cách thức "chiến đấu" như thế nào thì miễn bàn (theo thái độ trung lập) vì người dân Việt Nam hiểu theo một kiểu, còn phe đối lập (VNCH) thì lại có ý kiến chủ quan của họ. Do vậy, nên dịch thành "người Việt Cộng", còn người đọc từ hai phía sẽ tự hiểu theo cách của họ "Việt Cộng" nghĩa là gì. Casablanca1911 03:20, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Đọc thêm "...Viet Cong (Việt Cộng) was the general name used by South Vietnamese and allied soldiers in Vietnam, as well as by much of the English language media to refer to the armed insurgents fighting against the Republic of Vietnam during the Vietnam War. The name was derived from a contraction for the Vietnamese phrase Việt Nam Cộng Sản, or "Vietnamese Communist..." tại trang en:Viet Cong. Casablanca1911 04:12, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi đồng ý với ý kiến của Á Lý Sa ở phía trên về cách dịch the Viet Cong thành "người Việt Cộng [đó]". Trong bài Thảm sát Sơn Mỹ tôi cũng đã dịch tử tiếng Đức ra như vậy (người Việt Cộng, du kích Việt Cộng). Cho tới nay chưa ai phản đối. Phan Ba 05:32, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Không đúng. "Người Việt Cộng đó" dịch ra tiếng Anh là "That Viet Cong man", và như vậy là deriviation từ lời nói nguyên gốc của Adams. Nếu dịch là "Tên Việt Cộng", dịch ngược lại tiếng Anh sẽ thành "The Viet Cong", và như vậy thì chính xác với lời của Adams hơn.
Điều quan trọng ở đây là bạn phải giữ đúng cái tone của tác giả. Không thể thêm mắm thêm muối vô để diễn đạt ý của mình được. Adams có thể là 1 "Viet Cong hater", và nếu đúng vậy, ta phải chấp nhận điều đó.
Hochiminh cc 06:42, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy "the man" và "the Viet Cong" giống nhau, tại sao một chữ thì dịch là "người", một chữ thì dịch là "tên" ? Casablanca1911 06:49, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bạn hãy tra từ điển xem "the man" dịch ra tiếng Việt là gì, và "the Viet Cong" dịch ra tiếng Việt là gì. Một từ dịch ra là "người đàn ông", một từ dịch ra là "tên Việt Cộng". Hai từ tiếng Anh hoàn toàn khác nghĩa nhau, dịch ra hai từ tiếng Việt cũng hoàn toàn khác nhau. Chỉ có mình bạn là muốn hai từ dịch ra y như nhau. Bạn còn than phiền gì nữa??? Hochiminh cc 06:54, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Theo thảo luận bên trên, không chỉ có mình Casablanca1911 dịch thành "người Việt Cộng", có cả Á Lý Sa và Phan Ba. Như vậy có thể thấy kết luận "Chỉ có mình bạn là muốn hai từ dịch ra y như nhau" của Hochiminh cc là sai. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:12, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Xin cho tôi biết cuốn từ điển nào dịch "the Viet Cong" là "tên Viet Cong"? Từ điển trực tuyến tại đây: [3] ghi chữ the là mạo từ I dislike the man:tôi không thích người này. Phan Ba 07:07, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bạn có tìm được từ điển nào dịch được câu "I dislike this Viet Cong" hay không? "The man" và "The Viet Cong" là 2 từ khác nhau. Bạn không thể nào áp dụng cách dịch "the man" vào cách dịch "the Viet Cong" được.
Bạn dịch "The Thief of Baghdad" qua tiếng Việt là gì? "Người đi ăn trộm thành Baghdad" hay là "Tên Trộm Thành Baghdad"?
Once again, you have to depend on the context. Bởi vì context của ông Adams là bảo vệ tướng Loan, "the Viet Cong" nên dịch là "tên Việt Cộng" cho đúng. Ông Adams có thể khinh miệt Việt Cộng, nhưng từ điển Wikipedia không nhất thiết là thế. Nếu bạn dẫn lời Hitler nói về dân Do Thái, bạn cũng phải chấp nhận ngôn từ đúng theo hoàn cảnh.
Hochiminh cc 07:35, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi hỏi bạn là cuốn từ điển nào dịch "the Viet Cong" như bạn viết phía trên thì bạn lại hỏi ngược lại tôi câu hỏi đó? Phan Ba 07:52, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Theo thảo luận này của Hochiminh cc thì kết luận của Hochiminh cc rằng "Bạn hãy tra từ điển xem "the man" dịch ra tiếng Việt là gì, và "the Viet Cong" dịch ra tiếng Việt là gì. Một từ dịch ra là "người đàn ông", một từ dịch ra là "tên Việt Cộng"" là không đúng do cách dịch của Hochiminh cc được thành viên này cho là dựa trên văn cảnh chứ không dựa trên từ điển. Như vậy có thể kết luận sự tự mâu thuẫn giữa các lời bàn luận bên trên và bên dưới của Hochiminh cc. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:42, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bạn dựa vào đâu để khẳng định ông Adams khinh miệt người khác khi "bảo vệ" một người? --Á Lý Sa (thảo luận) 07:38, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bạn có hiểu chữ "could" nghĩa là gì không? Bạn có chứng minh được là Adams *không* miệt thị Việt Cộng không?
This is all speculation. You can't question me what both you and I đon't know.
Hochiminh cc 07:48, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
OK, tôi không hiểu chữ "could" theo cái hiểu của bạn. Vì tôi không chứng minh Adams miệt thị hay không miệt thị, tôi không có quyền gán cho ông ta cái tôi không chứng minh được. --Á Lý Sa (thảo luận) 07:57, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Theo thảo luận này thì văn cảnh mà Hochiminh cc nói đến là một thứ cả Hochiminh ccÁ Lý Sa đều không biết. Do chúng ta không biết văn cảnh là gì, chúng ta không thể dịch theo văn cảnh. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 07:51, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Xin bạn cho dẫn chứng "the Viet Cong" dịch là "tên Việt Cộng", hiện tôi vẫn chưa tìm thấy từ điển nào viết như vậy. Casablanca1911 07:04, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

thằng VC hay tên VC có lẽ hơi nặng, nhưng người VC tôi chưa nghe qua. Gã Việt cộng có nặng lắm không, hay xái nó đi cho xong việc? CxKiên 07:43, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Bạn có biết nghĩa của từ Việt Cộng theo đúng nghĩa trung lập chưa, mà dùng từ như vậy. (Tôi không đề cập đến cách hiểu của riêng bạn về từ này). Bạn đọc thử en:Viet Cong xem bên đó nói thế nào (cho khách quan). Chẳng nhẽ bạn gọi tất cả những người trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là "gã", "tên" à ? Casablanca1911 09:18, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Cách dịch The thief/the robber/the murder[sửa mã nguồn]

OK. Vậy thì "the thief" dịch ra tiếng Việt là gì? Hay là "the robber", "the criminal", "the convict"?

Hochiminh cc 07:29, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

"The thief" trên Wikipedia sẽ được dịch là "người ăn cắp". Tương tự cho các từ khác. Xem thêm về các tiêu chuẩn của Wikipedia trước khi thảo luận. --Á Lý Sa (thảo luận) 07:32, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Vậy thì "murderer" phải dịch thành "người giết người" (chứ không được dùng "kẻ giết người" vì "kẻ" là từ miệt thị)? "the terrorist" = "người khủng bố" (cùng lý do)?
Hãy ngưng tìm cách hãm hại tiếng Việt thêm nữa. Mỗi ngôn từ có lý do của nó. Tùy vào context mà dịch, chứ không phải là để làm hài lòng bất cứ ai.
Hochiminh cc 07:45, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Như thế nào là "hãm hại tiếng Việt"? Hay không đúng ý chủ quan của bạn là "hãm hại tiếng Việt"? Nói về context, thì câu hỏi "Bạn dựa vào đâu để khẳng định ông Adams khinh miệt người khác khi "bảo vệ" một người?" bạn vẫn chưa trả lời được. --Á Lý Sa (thảo luận) 07:50, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Bạn không check lại câu hỏi của bạn sao? Vậy thì bạn hỏi để nàm gì? Here you go, my answer from above:
Bạn có hiểu chữ "could" nghĩa là gì không? Bạn có chứng minh được là Adams *không* miệt thị Việt Cộng không?
This is all speculation. You can't question me what both you and I đon't know.
Hochiminh cc 07:53, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Oh, bạn thật là nhanh nhảu đấy. Ok, tôi đã đọc và trả lời bạn bên trên rồi đấy nhé. Nhưng bạn vẫn không trả lời 2 câu hỏi ở đây của tôi. --Á Lý Sa (thảo luận) 08:01, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
"người ăn trộm" (Google 461 hits)/người trộm cắp (Google 252 hits), "người cướp giật" (Goolge: 202 hits), "phạm nhân" (156.000 hits), "tù nhân" (274.000 hits). Bạn vẫn chưa trả lời câu hỏi bên trên của tôi về cuốn từ điển. Phan Ba 07:38, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi biết bạn có tra từ điển "I hate the man". OK. Nhưng bạn có tìm được từ điển nào dịch câu "I hate the Viet Cong" không? "The man" và "the Viet Cong" khác nhau hoàn toàn. Bạn không thể áp dụng dịch thuật của "the man" qua "the Viet Cong".
Tôi cũng có thể nói là vì "the terrorist" dịch ra là "tên khủng bố", cho nên dịch "the Viet Cong" thành "tên Việt Cộng" thì cũng không có gì tệ lắm.
Hochiminh cc 07:51, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng có thể dịch "the terrorist" là "người khủng bố" cho nên dịch "the Viet Cong" là người Việt Cộng cũng không tệ lắm. Bạn vẫn chưa trả lời câu hỏi về quyển từ điển của tôi. Tôi không tìm được quyển từ điển nào dịch "the Viet Cong" nên tôi thấy dịch là "người Việt Cộng" cũng không tệ lắm. Phan Ba 08:00, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Vậy dịch "the winner" là gì, tên chiến thắng à ? Nếu chúng ta không xác định được chủ ý của Adams thì tốt nhất là dịch "The Vietcong" thành Việt Cộng thôi.Lecoeurl (thảo luận) 06:03, ngày 24 tháng 1 năm 2008 (UTC)lecoeurl[trả lời]

An ninh Quân đội[sửa mã nguồn]

Trong chế độ Sài Gòn tổ chức cao nhất phụ trách an ninh trong quân đội gọi là Tổng Nha An ninh Quân đội hay là Tổng Cục An ninh Quân đội và người đứng đầu là Tổng Gíam đốc hay là Cục trưởng? Thành viên nào biết vui lòng chỉ giúp. Lê Thy 04:28, ngày 08 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi không rõ cái này, nhưng tôi gần như chắc chắn là VNCH không có "Tổng Cục" hay "Cục", mà chỉ có các "Tổng Nha" hay "Nha". Bên dân sự có Tổng Nha Quan Thuế, cái này thì chắc chắn. Avia (thảo luận) 10:02, ngày 16 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Avia nói đúng! Lực lượng An ninh Quân đội ban đầu là một Nha, đứng đầu là một Đại tá Giám đốc; sau 1964 được nâng lên thành Tổng Nha, đứng đầu là một Chuẩn tướng Tổng giám đốc.Bring Vietnam to the world 00:48, 22 tháng 8 2006 (UTC)

Hãy chứng minh thái độ không trung lập của Adams[sửa mã nguồn]

Trước khi dùng các từ có ý miệt thị như "tên", đề nghị Hochiminh cc chứng minh rằng trong câu đó ông Adams thực sự có miệt thị. Đề cao một người Việt Nam Cộng hòa không đồng nghĩa với việc hạ thấp những người Cộng sản. Tôi chưa thấy bất cứ tài liệu nào nói rằng ông Adams có thái độ đó tại bất cứ thời điểm nào trong đời.

Nếu không có bằng chứng, không có lý do gì mà chúng ta không sử dụng một từ trung lập.

Tmct 07:55, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tóm tắt về các ý kiến dịch "the Vietcong": Do các thành viên không ai chứng minh được thái độ cá nhân của ông Adams, nên chúng ta nhất thiết phải sử dụng từ trung lập không hàm ý thái độ. Do đó, các từ như "tên", "gã", "thằng"... tự động bị loại do trong tiếng Việt các từ này có hàm ý xấu hoặc thiếu lịch sự.

Dưới đây là thống kê về các cách dịch trung lập:

  • Người Việt Cộng:
  1. Á Lý Sa
  2. Casablanca1911
  3. Phan Ba
  4. Tmct
  5. Lê Thy
  • ....?

Tmct 08:16, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi vẫn ủng hộ một từ trung lập. Nhưng vấn đề ở đây là không có từ trung lập nào thích đáng. "Người lính" không đúng, vì Việt Cộng không theo tiêu chuẩn đánh trận của lính chính quy (mặc đồng phục, có cấp hàm, tránh thương tổn cho dân thường...) Gọi là "người Việt Cộng" cũng không ổn, vì ngôn ngữ hàng ngày không ai dùng từ đó. Giống như bạn muốn nói "người giết người" thay cho murderer, "người khủng bố" thay cho terrorist. Hoàn toàn nghe không ổn. Hochiminh cc 08:28, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Mời bạn tra Google cụm "người Việt Cộng" để thấy rằng có không ít người dùng từ này.
Bạn không thể lấy "murderer" và "terrorist" ra làm ví dụ so sánh, vì hai từ này và từ "Việt Cộng" đơn giản là không thuộc cùng một loại để mà so sánh.
Ngoài ra, bạn hãy thử đọc bài Vietcong Doctor's Diary of War, Sacrifice xem chữ Vietcong ở đây có tí ti hàm ý xấu nào không? hay là trong nội dung hoàn toàn chỉ có sự kính trọng khi nói về "người Việt Cộng" ấy.
(Tmct 08:42, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC))[trả lời]

Hãy dịch "Terrorist" và "Murderer" sang tiếng Việt[sửa mã nguồn]

Cứ theo các tiêu chuẩn mà các bạn đề nghị, thì bạn dịch "murderer" và "terrorist" sang tiếng Việt như thế nào? "Người giết người"? "Người khủng bố"?

Tôi không nghĩ có bạn nào ở đây mà cả gan dám nhận đại là "người giết người" là cách dịch đúng. Còn "người khủng bố"? Bạn có nghe ai nói từ này bao giờ chưa? Hay là nó mới chỉ xuất hiện lần đầu, tại nơi đây thôi?

Hãy ngừng tìm cách vo tròn bóp méo tiếng Việt. Dịch thuật không phải là điều dễ dàng. Tiếng Việt không phải lúc nào cũng "politically correct" (tại sao chúng ta vẫn gọi American Indians là "mọi da đỏ"? Họ không phải là mọi, và họ có nền văn minh riêng). Hãy ngưng tìm cách biến tiếng Việt thành tiếng Anh hay tiếng Pháp, và hãy hiểu nó trước khi tìm cách biến thể nó cho vừa lòng...mình bạn mà thôi.

Hochiminh cc 08:23, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

"tại sao chúng ta vẫn gọi American Indians là "mọi da đỏ"?"
Tôi sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy từ "mọi da đỏ" từ miệng một người Việt. Không có chữ "chúng ta" ở đây đâu. Chúng tôi chỉ dùng từ "người da đỏ".
Tmct 18:36, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Bạn cần xác định lại thái độ trung lập với đối tượng đề cập tới. Thái độ trung lập là nói đến đánh giá mang tính chất chính trị của những phe phái, đảng phái đối lập có thể trong một nước hay nhiều nước với nhau. Còn những người làm việc "khủng bố", "cướp giật", "giết người"...luôn luôn không được chấp nhận, nghĩa là mọi người không chấp nhận sự tồn tại những "loại" như vậy trong xã hội loài người, do đó cả trên Wikipedia này nữa. Nếu bạn đòi hỏi mọi người phải có thái độ ôn hoà, trung lập với những người này, thì có lẽ, về sau, bạn sẽ lại đòi hỏi tiếp thái độ trung lập cho "động vật" nữa. Không được gọi là con gà, con vịt, con mèo, con...mà chỉ được gọi là mèo, gà, chó, vịt v.v...Casablanca1911 08:40, ngày 11 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng ở VN, quả thật trước đây có dùng từ "mọi da đỏ", sau bỏ đi vì tránh sự kỳ thị. Còn nguyên hai từ thì tôi nghĩ cứ dùng "kẻ khủng bố" và "kẻ giết người". Ngay trong văn phong của Adams cũng đã hàm ý không trung lập rồi, nhưng cũng nên giữ nguyên ý đó. Bring Vietnam to the world 00:53, 22 tháng 8 2006 (UTC)

Người Việt Cộng vs. Thành viên Việt Cộng[sửa mã nguồn]

Cách dịch "the Viet Cong" thành "thành viên Việt Cộng" là đúng và trung hòa. Tại sao phần sửa đó bị đổi lại?

Tôi thấy phần thảo luận mấy ngày qua không đi đến đâu cả. Vẫn có người không hài lòng với cách dịch "the Viet Cong" thành "người Việt Cộng". Vậy thì hãy dùng "thành viên Việt Cộng" cho mọi người hài lòng.

Thành viên VC còn trung hòa hơn Người VC rất nhiều. Anh ta là thành viên VC -- đúng, vì đó là sự thật không thể chối cãi.

Nếu đã tránh các danh từ có emotion trong đó, như là tên, thằng, kẻ, v.v. thì cũng nên tránh dùng danh từ "Người". Danh từ "người" vẫn có dụng ý thiên vị vì nó dùng để gọi những người được cho là cao cả, như Hồ Chí Minh. Sẽ có người không đồng ý gọi anh chàng VC này là người vì họ cho rằng anh ta là 1 tên khủng bố, trà trộn vào hàng ngũ nhân dân để đặt bom, ném lựu đạn, gây thương vong cho dân chúng.

Thảo luận bao giờ thì chấm dứt? Take a pick, and go with it!

Bác

Từ "người" chỉ được dùng với ý nhấn mạnh cao cả khi được viết hoa thành "Người". Bạn có thể tra từ điển Anh-Việt để biết "man" được dịch như thế nào. Nếu bạn không hiểu tính trung lập của chữ "người" thì vốn tiếng Việt của bạn không đủ để tiếp tục bàn luận về việc dùng từ ngữ.
Thực ra có thể nói rằng thảo luận đã kết thúc với kết quả được chọn là "người Việt Cộng", không có lựa chọn trung lập thứ hai được nhiều thành viên chấp nhận, mời bạn xem phần thống kê ở trên.
Ý kiến phản đối của bạn không được tính, vì như tôi đã nói, việc bạn hiểu sai tính trung lập của chữ "người" (không viết hoa) cho thấy khả năng sử dụng Việt ngữ của bạn còn hạn chế.
Tmct 19:25, ngày 12 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi xem Google, và không thấy ai dùng từ "người Việt Cộng" (whole string, and not a substring).
Lý do mà bạn claim là có người dùng từ này là bởi vì Google returns những từ như là "người Việt Cộng Sản", "người Việt cộng đồng [Oregon, for example]". Nếu ai đó còn nghi ngờ thì hãy search Google 1 lần nữa, dùng search key ""người Việt Cộng" trong dấu ngoặc kép.
Bác 20:12, ngày 12 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Đây là dẫn chứng tạm để bạn hiểu thêm về tiếng Việt, trong các bài dưới đây, tác giả dùng ngữ "người Việt Cộng" đứng độc lập, không là một phần của một ngữ khác:
  1. [4] Báo Người Việt Online
  2. [5] Báo Lao động
  3. [6] Giải khăn sô cho Huế.
Vậy là đủ. Chúng tôi sẽ không tranh luận tiếp với bạn về chữ "người Việt Cộng" cho đến khi trình độ tiếng Việt của bạn tăng thêm đáng kể.
Tmct 21:43, ngày 12 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tóm lại, phần tranh luận này vẫn chưa kết thúc. Lý do như sau:
1. Cái chứng minh mà đa số thành viên đưa ra để justify cho từ "người Việt Cộng" là dùng Google, nhưng Google trong trường hợp này không đáng tin cậy, vì kết quả search (hits) đưa ra các từ có "người Việt Cộng" là substring (người Việt Cộng Sản", "người Việt cộng đông...", chứ không phải toàn bộ term. Bác 20:12, ngày 12 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Xin xem 3 dẫn chứng ở trên. Tmct 21:43, ngày 12 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
2. Các thành viên vẫn không lý giải được là tại sao trong tiếng Việt, có những danh từ dùng chữ "người" là không hợp lý, như là "người khủng bố" (terrorist) hay là "người giết người" (murderer). Bác 20:12, ngày 12 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Xin lưu ý chúng ta đang thảo luận về chuyện dịch "The Vietcong". Hai từ trên không nằm trong các lựa chọn cho việc dịch "The Vietcong", do đó nằm ngoài chủ đề thảo luận. Tmct 21:43, ngày 12 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi không nói là tôi rành hết tiếng Việt, nhưng tôi không mắc phải những lỗi căn bản như là nói "được cấm" thay vì bị cấm, "được bỏ tù" thay vì "bị bỏ tù", "được giết" thay vì "bị giết". Vì vậy, nếu tôi dốt tiếng Việt, thì các người dùng chữ như là "được cấm" còn dốt nát hơn tôi, và vì thế, không thể chấp nhận từ ngữ họ đề nghị, như là từ "người Việt Cộng".
Bác 20:12, ngày 12 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Như tôi đã nói, bạn không giỏi nên không nên chê người khác dốt. Còn việc Arisa sai một lỗi tiếng Việt, kể cả nếu loại ý kiến Arisa thì vẫn còn ý kiến thuận của ít nhất 4 thành viên khác - những người mà bạn không thể chứng minh là "dốt tiếng Việt". Tmct 21:43, ngày 12 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Theo Arisa: "sửa đổi ở vấn đề đã/đang thảo luân được xem là phá hoại, lặp lại có chủ ý sẽ được cậm"[sửa mã nguồn]

Tôi yêu cầu mọi người giám định lại sự trung hòa của admin Arisa, hoặc ít ra cũng phải xem lại khả năng lý luận của admin này. Anh/Chị này đổi lại một thay đổi bình thường, vin lý do là "sửa đổi ở vấn đề đã/đang thảo luân được xem là phá hoại".

Vấn đề ở đây là "đã/đang thảo luân" rất là mập mờ. Admin này muốn nói gì? Thảo luận vẫn *đang* tiếp diễn, hay đã xong rồi? Nếu đã xong rồi thì HacTo có quyền dispute. Nếu chưa xong thì tại sao lại đổi thay đổi của người ta? Đáng lẽ giữ nguyên phần sửa đổi của HacTo và Talk với người này, mời họ vào trang thảo luận, Arisa đã hối hả xóa phần thay đổi (appears to be harmless) ngay lập tức. Đây có phải là hành động thiên vị, hay hồ đồ, bộp chộp, không xứng đáng với thái độ dung hòa đáng lẽ phải có của 1 admin hay không?

HacTo là member mới, history sửa đổi chưa có, mà chưa gì mà admin Arisa đã accuse HacTo là phá hoại? Tại sao lại tố cáo vội vàng như thế?

"Lặp lại có chủ ý sẽ được cấm" -- Có phải admin thích dọa nạt người khác để suppress sửa đổi? Sửa đổi ở Wikipedia phải được tôn trọng. Không phải vì ai nói ý kiến khác mình là đã vội vàng dọa nạt, cấm cản để chặn họng nó lại. It only works under totalitarian societies like Vietnam, not in Wikipedia.

Hơn nữa, người Việt mình nói "bị cấm" chứ không ai nói "được cấm". Với cách dùng tiếng Việt thiếu hiểu biết như vậy, những người như Arisa lại muốn thay đổi trang này theo ý mình, dùng những từ ngữ không ai nói đến, như là "người khủng bố". Như vậy có phải là vì những người thiếu hiểu biết tiếng Việt chiếm đa số, Wikipedia phải chiều theo ý họ hay không?

Be objective, everyone!

Bác 17:33, ngày 12 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

1. Nếu đang trong thảo luận thì phải đợi thảo luận xong mới được sửa theo kết quả thảo luận. Đó là tôn trọng người khác.
2. Nếu đã thảo luận xong, nhưng ai đó có phản đối gì thì hãy thảo luận tiếp chứ không được sửa đổi cho khác với kết quả của thảo luận. Đó cũng là tôn trọng người khác.
Do đó, nếu tự ý sửa đổi một vấn đề đã hoặc đang được thảo luận là "phá hoại".
Arisa không "chặn họng" bạn hay ai khác trong phần thảo luận (nơi để nói). Arisa chỉ chặn các thay đổi độc tài không tôn trọng ý kiến người khác. Đấy chính là nhiệm vụ của người quản lý.
Arisa cũng không thay đổi trang theo ý kiến cá nhân, mà là sửa lại một thay đổi phá hoại. Đó cũng là nhiệm vụ của người quản lý. Tôi không thấy có hành động nào thiếu trung lập ở đây.
Với cách dùng tiếng Việt thiếu hiểu biết như vậy
Bạn đã chứng tỏ vốn tiếng Việt hạn chế của mình khi hiểu sai ý nghĩa của chữ "người". Theo tôi, với trình độ Việt ngữ như vậy, bạn không nên chê người khác.
Tmct 19:54, ngày 12 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi không nói là tôi rành hết tiếng Việt, nhưng tôi không mắc phải những lỗi căn bản như là nói "được cấm" thay vì bị cấm, "được bỏ tù" thay vì "bị bỏ tù", "được giết" thay vì "bị giết". Vì vậy, nếu tôi dốt tiếng Việt, thì các người dùng chữ như là "được cấm" còn dốt nát hơn tôi, và vì thế, không thể chấp nhận từ ngữ họ đề nghị, như là từ "người Việt Cộng".
Bác 20:23, ngày 12 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Quả thật tôi phải công nhận mệnh đề đầu tiên của câu trả lời bên trên của bạn là hoàn toàn chính xác, khi bạn không nhận ra sự tinh tế của chữ "được" và chữ "bị", khi ép buộc một trong hai phải luôn luôn được dùng khi cấu tạo từ. --Á Lý Sa (thảo luận) 04:40, ngày 13 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Trong tiếng Việt, "người Việt Cộng" không phải là từ chấp nhận được[sửa mã nguồn]

Một số thành viên nói rằng "Người Việt Cộng" là từ hợp lý để dùng trong từ điển bách khoa Wikipedia vì Google search hiện ra nhiều hits có từ "Người Việt Cộng" trong đó, chứng tỏ là có người dùng nó.

Tuy nhiên, tôi search Google, dùng term "người Việt Cộng" trong ngoặc kép (để force Google search cho 3 từ liên tiếp cùng nhau). Tôi được 154 hits. Trong 154 hits này, chỉ có chừng 5 bài viết dùng từ "người Việt Cộng" như là 1 danh từ riêng biệt, nhưng lại ở phần cuối của kết quả tìm kiếm. Điều này, cộng thêm sự hiện diện ít ỏi của nó, chứng tỏ rằng các cách dùng đó không được phổ biến. Những hits có từ "người Việt Cộng" trong đó là 1 phần của các từ sau:

"người Việt Cộng sản" "người Việt Cộng đồng" "người Việt Cộng tác" ""người Việt Cộng hòa" ...

Cho dù là có website dùng chữ "người Việt Cộng", so với 154 kết quả, thì các websites đó là thiểu số, và kết quả search Google không phải là chứng minh có thể tin cậy được.

Vấn đề đặt ra ở đây là:

Từ điển bách khoa phải dùng ngôn ngữ rõ ràng, và không được sáng chế thêm từ ngữ. Như tôi đã nói, tiếng Việt không có các từ như là "người khủng bố" hay "người giết người", và vì vậy, không thể dùng từ "người Việt Cộng" trong 1 trang quan trọng như từ điển bách khoa Wikipedia này.

Chúng ta đã có 1 từ trung lập khác, là "thành viên Việt Cộng". Từ này phổ thông, trung lập, không gây tranh cãi. Tại sao lại không chấp nhận được? Trừ phi các thành viên ở đây vẫn còn sự thiên vị, và nếu họ vẫn thiên vị, họ nên thấy hổ thẹn vì che giấu sự thiên vị đó.

Bác 20:23, ngày 12 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Thống kê của bạn sai. Về kết quả Google, những bài dưới đây nằm trong phạm vi 25 link đầu khi tra "người Việt Cộng", trong các bài đó từ "người Việt Cộng" không phải là một phần của một từ nào khác.
  1. [7] Báo Người Việt Online.
  2. [8] Báo Lao động.
  3. [9] Giải khăn sô cho Huế. (Văn học)
Vậy là đủ cho "tính phổ thông" của "người Việt Cộng, do từ này đã được dùng trên các tờ báo nổi tiếng và trong cả một tác phẩm văn học (... cũng nổi tiếng? Thành viên Cao Xuân Kiên vừa mới nhắc đến tác phẩm này cách đây vài tiếng đồng hồ)
Ngoài ra, nếu bạn muốn dùng kết quả Google để khẳng định "tính phổ thông" thì xin mời tra "thành viên Việt Cộng". Kết quả của tôi là : 0 hit.
Tuy nhiên nếu muốn, bạn vẫn có thể tổ chức bỏ phiếu giữa các cách dịch "người Việt Cộng" và "thành viên Việt Cộng". Nhưng xin nhớ không nên dùng các Thành viên con rối để tăng số phiếu bầu.
Tmct 22:01, ngày 12 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi đã xem các websites bạn đưa ra. Website nguoi-viet.com chỉ đề cập đến từ "người Việt Cộng" có 1 lần duy nhất, mặc dù trong bài, họ có nhắc đến từ "Việt Cộng" ít nhất cũng là 5 lần. Website Laodong.com dùng từ "Việt Cộng" hai lần, nhưng 1 lần trong đó thì họ không dùng từ "người Việt Cộng" một cách đơn lẻ, mà dùng trong nhóm từ "những người Việt Cộng". Website dactrung.net dùng từ "Việt Cộng" 25 lần, nhưng chỉ có 1 lần là dùng từ "người Việt Cộng".
Điều này có nghĩa là từ "người Việt Cộng" không phải là một từ phổ biến, như tôi đã nói. Bạn nói là các trang này (3 trang trong tổng số 154 trang do Google.com tìm được) là top 25. Tại sao lại top 25 mà không phải là top 10, hay top 5, top 15 hay top 23? Google đưa ra 20 hits mỗi trang. Tại sao bạn lại không tính top 20? Kết luận: cái ranking của bạn không có tiêu chuẩn nào mà bạn có thể dựa trên đó mà kết luận rằng nó là popular ranking. Vì thế, argument của bạn là gượng ép và không hợp lý.
Còn về việc từ "thành viên Việt Cộng" không có trong Google, thì tôi muốn nói với bạn 1 điều. Tôi chưa bao giờ đồng ý với bạn (hay với bất kỳ ai khác trong phần thảo luận này) là tôi muốn dùng Google.com để chứng minh rằng từ "thành viên Việt Cộng" là từ phổ biến. Chỉ có bạn và một số thành viên khác đem Google ra để thuyết phục tôi, nhưng cuối cùng lại không đủ thuyết phục vì chỉ có 154 hits dùng từ "người Việt Cộng" như là 1 substring, và chỉ có khoảng 3 websites dùng từ này một cách nguyên vẹn. Như vậy, Google, 1 search engine phần lớn được dùng để tìm kiếm trong các websites viết bằng tiếng Anh chứ không phải tiếng Việt, không phải là 1 công cụ de-facto đủ để chứng minh từ này phổ biến hay từ khác phổ biến.
Vả lại, bây giờ, khi bạn đọc từ "thành viên Việt Cộng", bạn có hiểu ngay nghĩa của từ này hay không? Chắc chắn là bạn hiểu ngay. Khi bạn đọc từ "thành viên Việt Cộng", bạn có cảm thấy yêu, ghét, hận thù, hay muốn embrace (hôn hít) người đó hay không? Tôi nghĩ là không (I hope I'm right). Vì thế, từ "thành viên Việt Cộng" có tính trung lập và có ý nghĩa rõ ràng, không thể chối cãi được.
Tôi có thể sẽ đề nghị bỏ phiếu cho từ "thành viên Việt Cộng", nhưng tôi phải chắc chắn là cuộc bỏ phiếu phải công bằng. Bạn nói là tôi có thể mở account ma, nhưng bạn có chắc chắn rằng các thành viên khác không mở account ma không? Bạn có chứng minh được những thành viên với các tên gọi như là Arisa, A Lý Sa, A Đô La, A Nhà Ta, Casablanca, A Cá Tra, v.v. và v.v. đó sẽ không bao giờ làm thế hay không? Mà bạn có chứng minh được là tôi là Hochiminh_cc hay Bác Hồ hay không? Những sự trùng lặp tình cờ (co-incidental) không thể warrant thành một chứng cớ. Nếu bạn là admin, bạn đáng lẽ phải hiểu điều đó hơn ai hết hơn là lặp lại cái lời "răn đe" đầy tính khôi hài đó ở đây với tôi.
Bác 01:42, ngày 14 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Lưu ý là từ Việt Cộng hầu như chỉ để cho người sống ngoài Việt Nam dùng gọi. Còn người trong nước cũng như các phương tiện truyền thông trong nước, hầu như không dùng bao giờ, đơn giản là họ dùng từ MTDTGPMN, chính xác hơn. Chẳng ai là người trong nước tự gọi mình hay anh em, người quen của mình là Việt Cộng, (ví dụ: tôi là Việt Cộng, hay anh ấy là Việt Cộng, hay chúng tôi là Việt Cộng v.v...), may ra họ có thể sử dụng từ "người Cộng sản". Do vậy, Viet Cong hầu như sử dụng trong bài viết ngoại ngữ (Anh, Pháp v.v...). Còn dịch ra Việt Cộng thì phần lớn được sử dụng bởi những người "bất đồng chính kiến" với chính phủ Việt Nam hiện tại, dĩ nhiên là những báo điện tử đó sẽ không mang tính trung lập và không dùng từ "người Việt Cộng. Như thế có thể hiểu lý do từ "người Việt Cộng" tại sao lại có ít hits.

Khi có người thứ 3 (chú ý là tôi đã dùng từ "người" trong trường hợp này, không có ý mỉa mai hay đề cao ai cả) ngoài cuộc nhận xét về những người trong cuộc thì trong ngôn ngữ Tiếng Việt, từ "người" là từ được sử dụng khách quan nhất khi nói đến những người trong cuộc.

Cùng câu trên, nếu tôi sử dụng:

Khi có thành viên thứ 3 ngoài cuộc nhận xét về những thành viên trong cuộc...Các bạn cũng thấy là câu này rất lủng củng, không ai sử dụng như vậy. Do đó từ "thành viên" không phải là trung lập.

Do vạy, từ "thành viên Việt Cộng" không phải là từ trung lập.

Casablanca1911 02:48, ngày 13 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Thật là nhảm nhí. Bạn tự đặt ra 1 câu với từ "thành viên", rồi tự kết luận là câu nghe lủng củng, rồi từ đó, kết luận là từ "thành viên" không được trung lập? Lý luận của bạn không những kỳ khôi, mà nó còn trẻ con lắm.
Nếu từ "thành viên" nghe không hợp tai trong câu của bạn, thì đó chỉ có nghĩa là nó lủng củng trong cái câu của bạn. "Lủng củng" và "không hợp tai" thì hoàn toàn không phải là "không trung lập", okie?
Kết luận của bạn, "từ "thành viên Việt Cộng" không phải là từ trung lập" là kết luận vội vàng, dựa trên cảm tính và sự thiên vị. Tôi đề nghị bạn nên đọc thêm Wikipedia thay vì tìm cách sửa đổi nó.
Còn nếu bạn có ý muốn trở thành 1 người quản lý Wikipedia tiếng Việt, tôi sẽ là một trong những người bỏ phiếu chống. Nếu bạn đã là 1 trong những người quản lý Wikipedia tiếng Việt rồi, thì ôi thôi, God bless us.
Trở lại vấn đề, bạn không chứng minh được từ "thành viên Việt Cộng" là từ không trung lập. Cách chứng minh của bạn rất là gượng ép.
Bác 01:13, ngày 14 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tự nó từ Việt Cộng là một từ có tính miệt thị do người chống cộng gọi người theo Cộng Sản, Cộng sản nằm vùng hay MTDTGPVN, v.v... Thành viên Mặt trậm khômh dùng chữ này để gọi chính họ. Do đó mà cụm từ người Việt Cộng nghe không lọt tai. Tuy nhiên, tôi nghĩ và tìm hoài nhưng không sao tìm ra từ nào cho trung lập. Từ thành viên thì luộm thuộm quá. Tôi muốn bỏ phiếu chống từ người Việt Cộng, nhưng chống mà không đề cử được lời giải thì không có ích gì cả.CxKiên 11:03, ngày 13 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Edit CxKiên 07:06, ngày 14 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Đối với những người VNCH thì tự từ Việt Cộng là có tính miệt thị do người chống Cộng gọi, tôi cũng đồng ý với ý kiến này, tương tự như từ lính nguỵ do bên MTDTGPMNVN gọi những người lính Việt Nam bên phe đối lập. Nhưng như vậy, không có nghĩa là sẽ không dùng từ "người lính nguỵ". Còn với những người không phải là bên VNCH, những người trung lập, hay ở những bài viết trên Wikipedia thì khi sử dụng từ, họ sẽ chẳng bao giờ có ý định sử dụng từ có tính miệt thị cho một bên nào cả. Casablanca1911 12:30, ngày 13 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Những người Cộng Sản nghĩ là từ "Việt Cộng" có tính miệt thị, nhưng theo tôi, khi phía miền Nam dùng từ này, họ không hề có ý miệt thị trong đó. Từ "Việt Cộng" thực ra chỉ là 1 từ Hán Việt, ghép lại từ các từ "Việt Nam Cộng Sản", theo thứ tự Hán Việt thì chỉ đơn thuần là "Những người Việt theo Cộng Sản" mà thôi. Trong khi đó, khi phía Cộng Sản gọi chính phủ miền Nam và nhân dân miền Nam là "ngụy", họ có ngụ ý khinh miệt rõ ràng. Từ "ngụy", tiếng Hán Việt, hàm ý chính quyền miền Nam là không phải chính quyền có thực chất.
Tôi không muốn nói ở đây là ai đúng và ai sai. Nhưng nếu bạn không thiên vị, thì bạn có thể thấy là phía Cộng Sản có thái độ miệt thị với miền Nam trong việc gọi miền Nam là ngụy. Phía miền Nam, dùng từ Việt Cộng, thì không có ý miệt thị gì. Chỉ có những người theo Cộng Sản và không hiểu Hán Việt, nên mới tự cho đó là từ miệt thị mà thôi. Cho đến tận bây giờ, 31 năm sau, bạn mà dùng từ Việt Cộng mà gọi anh cán bộ nào ở Việt Nam, thì chắc chắn bạn sẽ bị công an phường bắt bớ.
Bác 01:20, ngày 14 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi sẽ phân tích lại một số cách hiểu sai về ngôn ngữ tiếng Việt của Thành viên Bác:

  • Về sử dụng từ "thành viên":

Theo như bạn viết ở trên: "Từ "Việt Cộng" thực ra chỉ là 1 từ Hán Việt, ghép lại từ các từ "Việt Nam Cộng Sản", theo thứ tự Hán Việt thì chỉ đơn thuần là "Những người Việt theo Cộng Sản" mà thôi..." thì "Việt Cộng" là đại từ chỉ cá nhân hay nói về một tổ chức, một đoàn thể. Nó tương tự như từ "lính ngụy" vậy. Bạn có bao giờ thấy người ta viết là "thành viên lính ngụy" chưa ? Bạn sẽ là người phát minh cho ngôn ngữ Việt đấy.

  • Về cách hiểu từ "ngụy" :

"Ngụy" đúng là một từ có nghĩa tiêu cực, cả từ "lính ngụy" nữa. Nhưng bạn đã viết "...phía Cộng Sản gọi chính phủ miền Nam và nhân dân miền Nam là "ngụy"..." thì bạn đã có sai lầm khủng khiếp về nhận thức chính trị của Chiến tranh Việt Nam cũng như con người Việt Nam. Nếu bạn vẫn thảo luận với suy nghĩ cá nhân theo cách áp đặt như vậy thì e rằng thảo luận về vấn đề trung lập sẽ không chấm dứt được (không chỉ là thảo luận với tôi)

Lại còn "...bạn mà dùng từ Việt Cộng mà gọi anh cán bộ nào ở Việt Nam, thì chắc chắn bạn sẽ bị công an phường bắt bớ...", cái này gọi là đứng trên bờ một cái hồ, rồi cứ khuyên người khác đừng xuống bơi ở đó vì lý do là chắc chắn sẽ bị cá mập ăn thịt. Chắc bạn nghĩ là ở Wikipedia này có nhiều trẻ con thích nghe truyện cổ tích !

  • Về cách dùng từ "người":

Như bạn đã viết "lính ngụy" là từ có nghĩa miệt thị, nghĩa xấu, nhưng người ta vẫn sử dụng từ "người lính ngụy" đấy thôi, thế thì có cớ gì, từ "Việt Cộng" là một từ không có ý gì cả (như bạn hiểu), lại nhất định không được phép dùng ghép với từ "người". Lý luận của bạn rất mâu thuẫn.

  • Về chức danh "quản lý":

Được chức danh người "quản lý" không phải là mục đích tham gia Wikipedia của tôi. Nếu bạn cảm thấy mình bị ức chế, bị "bắt nạt" quá mà phải lôi từ "người quản lý" ra để gây áp lực thì xin mời, bạn có thể tự ứng cử mình làm người quản lý, mọi người sẽ bỏ phiếu cho bạn. Hy vọng bạn đạt được mong muốn đó.

  • Về vấn đề "trẻ con":

Tôi thực sự lấy làm buồn cho bạn thì chỉ có việc thảo luận với trẻ con thôi, mà bạn cũng không thể làm sáng tỏ được vấn đề mà phải nói sang các chủ đề khác chẳng liên quan gì. Cũng may cho bạn là còn có một đứa trẻ con còn chịu đựng để thảo luận với bạn, chứ cách hiểu và sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt như vậy thì đúng là người lớn cũng không thể hiểu nổi.

Casablanca1911 11:38, ngày 14 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi mạn phép góp ý chút. Theo tôi không nên câu nệ ngôn từ hoặc phải dịch sát nghĩa từ mà bỏ ý. Trong trường hợp này tôi xin đưa yếu tố tham khảo như:
  • nên dịch là "tên Việt Cộng" nếu người phát biểu là đối phương (VNCH)
  • còn người ủng hộ thường dùng là "anh Giải phóng" hoặc "Cách mạng"
  • Trung lập theo tôi biết thì vẫn dùng "lính Việt Cộng" hoặc "anh Việt Cộng"

Bring Vietnam to the world 19:28, 22 tháng 8 2006 (UTC)

Phóng viên chiến trường Úc[sửa mã nguồn]

Lâu lắm rồi, tôi có xem trên TV Úc về 1 phóng viên Úc quay phim tướng Loan bắn VC tại Saigon. Ông này sau đó bị bắn chết trong vụ đảo chính hụt ở Thái Lan năm ? 1986. Theo ông này kể lại, thì tướng Loan hôm đó nghe tin người bạn đồng nghiệp cảnh sát và cả gia đình ông này, trong đó có hai đứa bé con đỡ đầu của tướng Loan, bị VC giết chết trưa hôm đó. Khi nghe Bảy Lốp bị bắt gần khu vực nhà người bạn bị giết này, ông Loan không chịu nồi nên quyết định bắn Bảy Lốp. Tôi hiện đang truy lùng tài liệu này. Sẽ post lên sau. CxKiên 15:42, ngày 16 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

General Nguyen Ngoc Loan, the South Vietnamese soldier in the picture, passed away in 1998. Neil Davis, the heroic Australian war correspondent killed on assignment in Thailand, set out the background to the killing when interviewed for David Bradbury's 1980 documentary Frontline. The Vietcong shot by General Loan had, not long before this picture was taken, led a team of communist terrorists in a killing spree, killing the whole family of a South Vietnamese officer in the process - including his 80 year old mother, his wife and his small children. How often is the background of this photo explained to you? Eddie Adams, the Pulitzer winning photographer who took that picture, apologised in person to General Loan and his family for the irretrievable damage it did to his honor. When General Loan died, Adams praised him as a hero of a just cause. Xem [10] CxKiên 15:48, ngày 16 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Đề nghị dịch là "tay Việt Cộng"[sửa mã nguồn]

Tôi cũng nghĩ là dịch "tên Việt Cộng" thì nặng ý miệt thị, nhưng dùng từ "người Việt Cộng" thì quá gò ép, nghe không xuôi chút nào. Tôi đề xuất dịch là "tay Việt Cộng". Từ này hàm ý coi thường, nhưng tôi nghĩ là phù hợp vì:

  1. đây là lời một phóng viên chiến trường,
  2. nhắc lại bối cảnh thời chiến (mặc dù nói sau chiến tranh), nghĩa là có thể "xù xì", chứ không trau chuốt,
  3. nói về đối phương (đay là trích dẫn nguyên văn, lời phải có cảm xúc nhất định, không thể trung lập 100%).

Avia (thảo luận) 02:53, ngày 17 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Đồng ý. CxKiên 04:20, ngày 17 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Đối phương ở đây là ai vậy ? Việt Cộng đâu phải là đối phương của phóng viên này. Nên nhớ rằng nhờ bức ảnh và đoạn trích dẫn này mà phong trào phản chiến tại Việt Nam ở Mỹ đã lên cao hơn. Búc ảnh này là tin tức tại chỗ nên phóng viên chụp chưa chắc đã biết thông tin liên quan đến về người Việt Cộng này ngay lúc đó. Nếu VC là đối phương của Adams thì liệu ông chụp bức ảnh này để phô trương sức mạnh của VNCH chăng ? Casablanca1911 06:25, ngày 17 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Adams chụp bức ảnh này với tư cách là một phóng viên, ông ta thấy có việc xảy ra thì phải chộp ngay, để đưa tin, chúng ta đừng mất công bình luận ông ta "đứng về phe nào". Còn khi nói lại chuyện này Adams biện hộ cho tướng Loan, nên có thể thấy ông ta nhìn VC như nhìn đối phương vậy. Avia (thảo luận) 07:18, ngày 17 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Còn lúc này thì Avia đang biện hộ cho Adams đây nên có thể thấy ông ta nhìn VC như nhìn đối phương vậy. :D Casablanca1911 07:51, ngày 17 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi đồng ý với cách diễn dịch của Avia. Bổ sung thêm, tôi thấy ở miền Nam trước đây, người ta thường dùng "cán binh Việt Cộng", "lính Việt Cộng"..., nếu không có ý miệt thị. Và nữa, theo tôi biết thì chi tiết hơn Bảy Lốp là lính biệt động thành, chứ không nói chung là đặc công". Thái Nhi 06:40, ngày 17 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
"lính Việt Cộng" với "người lính Việt Cộng" có khác nhau không nhỉ ? Casablanca1911 06:50, ngày 17 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Copy lại phần bỏ phiếu chọn cách dịch:

Xin lưu ý là phần copy này không hợp lý, vì trước đây mọi người bỏ phiếu chọn "Người Việt Cộng" là so với các phương án "tên VC", "lính VC", v.v..., còn phương án "tay VC" tôi mới đưa ra, nếu bỏ phiếu thì phải bỏ lại từ đầu chứ. Avia (thảo luận) 07:18, ngày 17 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
  • Người Việt Cộng:
  1. Á Lý Sa: lần 2. "Tay" dùng theo kiểu này khi chỉ đến người có khả năng trong một lãnh vực nào đó (tay chơi [tay có khả năng ăn chơi], tay săn ảnh [...], tay ác ôn [tay (chuyên) làm chuyện ác ôn],...), còn "tay Việt Cộng" gượng với chữ "tay", và có vẻ chưa có ai dùng bao giờ. Và "tay" dùng như vậy không hẳn có ý chê bai. --Á Lý Sa (thảo luận) 11:52, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
  2. Casablanca1911(bỏ phiếu lần 2)
  3. Phan Ba (bỏ phiếu lần 2)
  4. Tmct (bỏ phiếu lần 2)
  5. Lê Thy(bỏ phiếu lần n)
  • Tay Việt Cộng:
  1. Avia (thảo luận) 07:18, ngày 17 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]
  2. CxKiên 07:56, ngày 17 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi phản đối "tay Việt Cộng". Vì như CxKiên đã nói, từ này có hàm ý coi thường. Nhưng do không ai có thể chứng minh được thái độ của ông Adams như thế nào khi nói câu này. Cho nên chúng ta không thể dùng một từ có hàm ý thái độ. Chúng ta chỉ nên bỏ phiếu giữa các từ không có hàm ý thái độ mà thôi. Tmct 08:04, ngày 17 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi đề nghị dẹp luôn phần dịch này - nếu đà này kéo hoài, hết chỗ bàn thảo! Còn không thì dịch "một" Việt Cộng cũng OK. "the" = "một". CxKiên 08:24, ngày 17 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Có lẽ nên chấm dứt ở đây và bắt đầu đếm số phiếu vì phần thảo luận này đã để quá lâu rồi. Casablanca1911 08:29, ngày 17 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi đã nói ở trên là nếu đếm phiếu thì phải bỏ phiếu lại chứ không copy bảng phiếu cũ được. Avia (thảo luận) 09:53, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Xin kết thúc phần thảo luận "the Viet Cong": Tôi nghĩ dịch là người Việt Cộng là cách dịch tạm ổn và cũng dung hòa rồi. Xin các thành viên để dành thời gian cho những việc khác. Còn không nữa thì bỏ phần dịch tiếng Việt, chỉ trích nguyên văn tiếng Anh của Adam Lê Thy 02:38, ngày 19 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Câu:"How do you know you wouldn't have pulled the trigger yourself?"

Dịch:"Liệu bạn có chắc là chính bạn sẽ không siết cò [để kết liễu viên tướng]?",

Không rõ là có đúng ý phóng viên không.

Casablanca1911 06:50, ngày 17 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Theo tôi dịch: "Làm sao bạn biết được nếu chính là bạn, bạn sẽ không bóp cò [để kết liễu Bảy Lốp]?" CxKiên 07:59, ngày 17 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi đã viết "...để kết liễu viên tướng", nhầm tai hại! Cám ơn bạn CxK đã sửa lại. Avia (thảo luận) 09:56, ngày 18 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Việt Cộng[sửa mã nguồn]

Theo tôi biết Việt Cộng là người Việt theo cộng sản, xấu hay tốt, miệt thị hay không là tùy theo ý mỗi bên thường dùng. Không nên dùng từ này với người lạ người ta sẽ nghĩ là bị miệt thị.

Sau năm 1975 một thời gian, từ Việt Cộng được chỉ những người đã tham gia chiến tranh Việt Nam và là đảng viên cộng sản, kể cả bên dân sự, từ này có ý tự hào.

Hiện nay, trong chốn thân tình, hoặc trong các cuộc họp, diễn thuyết của "phe ta" vẫn có dùng từ "Việt Cộng" với ý tự hào.

Meomeo 02:16, 17 tháng 8 2006 (UTC)

Tù binh được hưởng các quyền lợi theo Công ước Genève về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh chiến tranh.

Người đang theo một tổ chức, quân đội, có tuyên chiến, có quân phục bị bắt tất nhiên được xem là tù binh.

Người không mặc quân phục như du kích sau này cũng được xem là tù binh khi bị bắt (trước đó lính chiếm đóng bắn thường dân cầm súng chống lại họ)

Meomeo 02:16, 17 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi nghĩ kô có lí do gì ta để từ tù binh ở đây cả (Bảy Lốp) vì qua bài viết trên đay kô phải là tù binh,nếu viết thế là kô đúng!--*khi người ta trẻ* (thảo luận) 15:48, ngày 9 tháng 3 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng xin bỏ từ hành hình vì không có phiên tòa nào ở đây cả,không có phán quyết nào đua ra là Bảy Lốp bị hành hình cả,trong trường hợp này NNL không có đủ tư cách để hành hình Bảy Lốp--*khi người ta trẻ* (thảo luận) 15:52, ngày 9 tháng 3 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Bốn câu hỏi[sửa mã nguồn]

  1. Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan (1930–1998) ... người cầm súng bắn thẳng vào đầu chiến sĩ đặc công Bảy Lốp trong Sự kiện Tết Mậu Thân 1968 gây xôn xao dư luận.
  2. Tướng cảnh sát miền Nam Nguyễn Ngọc Loan bắn chết tù binh cộng sản Nguyễn Văn Lém ngay trên đường phố.
  3. Trong sự kiện Tết Mậu thân 1968, tướng Nguyễn Ngọc Loan đã cầm súng bắn thẳng vào đầu tù binh Nguyễn Văn Lém (bí danh Bảy Lốp), một đặc công Việt Cộng với hai tay đang bị trói, tại Thị Nghè (Sài Gòn
  4. Khi nghe Bảy Lốp bị bắt gần khu vực nhà người bạn bị giết này, ông Loan không chịu nổi nên quyết định xử bắn tại chỗ.
  5. Từ đó Nguyễn Ngọc Loan trở thành một biểu tượng của sự dã man tàn bạo.
  6. Không lâu sau bức ảnh tai hại đó, ... tướng Loan bị loại ngũsống bằng chế độ dành cho cấp tướng lĩnh.

Câu dẫn bài cho thấy ông Nguyễn Ngọc Loan đã bắn một "chiến sỹ đặc công"? Có chắc chắn là đó là chiến sỹ đặc công? Ông ta có biết đó là chiến sỹ đặc công không? Khi bị bắt anh Bảy Lốp khai mình là chiến sỹ đặc công và bị bắn vì lý do đó. Có bao nhiêu trường hợp tương tự? Khi bắt được chiến sỹ đặc công thì cảnh sát miền nam thường làm gì cho đúng quy trình?

Ghi chú bức hình: Nguyễn Ngọc Loan bắn chết "tù binh cộng sản"? Có chắc đó là tù binh cộng sản không? Theo quy định của pháp luật miền nam hồi đó, người thế nào thì được quy định là tù binh và sau năm 1973 thì được trao trả? Nếu không bị bắn liệu anh Nguyễn văn Lém có được trao trả không?

Câu sau lại nhấn mạnh cảnh cầm súng bắn thẳng vào đầu và tay bị trói với lời giải thích là xử bắn, xử bắn kiểu đó là xử bắn kiểu gì? Xử bắn ai? Nhân danh ai mà xử bắn? Hay là bắn để trả thù?

Bức ảnh "tai hại" là tai hại với ai? "Loại ngũ" hay "giải ngũ" hay "về hưu". Sống bằng chế độ dành cho cấp tướng? Có chắc ông ta chỉ sống bằng chế độ dành cho cấp tướng? Biết đâu ông ta còn có nguồn khác? Đã "bị loại ngũ" mà lại được hưởng chế độ cấp tướng?

Tại sao người ta lại xem Nguyễn Ngọc Loan là một biểu tượng của sự dã man tàn bạo. Phải có lý do gì khác thường chứ cầm súng bắn vào đầu người trong chiến tranh Việt Nam thì vô khối, hay do bị bắn khi trói nên bị xem là tàn bạo? Có nhiều cách giết người còn ghê hơn nữa như mổ bụng chẳng hạn, hoặc đập đầu, hoặc chôn sống, hoặc nhấn nút thả bom, những cách đó sạch sẽ hơn hay do ít được chụp ảnh nên người ta không xem đó là tàn bạo dã man và không nâng lên thành biểu tượng của tàn bạo? Mà cũng không rõ là biểu tượng này là biểu tượng ở Mỹ, ở miền Bắc hay là biểu tượng chung của chiến tranh Việt Nam đối với thế giới?

Cách viết bài về 2 người đều đã chết Nguyễn văn Lém và Nguyễn Ngọc Loan không tới nơi làm người đọc phân vân. Chỗ cần giải thích thì không thấy, chỗ cần nêu thực trạng xảy ra thì lại giải thích theo tư liệu hiện nay gây lầm lẫn.

Xin hỏi bốn câu sau khi đọc bài này:

  1. Ai bắn ai?
  2. Ai là ai?
  3. Tại sao bắn?
  4. Xét xử thế nào ?

"Tướng" Nguyễn Ngọc Loan bắn hay "cá nhân" Nguyễn Ngọc Loan bắn?

Bắn "đặc công Việt Cộng" hay bắn "tù binh cộng sản" hay bắn "đặc công Bảy Lốp" hay bắn "tù binh Nguyễn văn Lém".

Có việc giết cả gia đình cảnh sát nào đó gần cầu Thị Nghè luôn cả trẻ con không? Ai giết? Anh Lém có gì liên quan không?

Lý do bắn? Theo như bài này thì có ai đó giết trẻ em và anh Lém đã bị Nguyễn Ngọc Loan nghi ngờ và trả thù cho con đỡ đầu? Theo tư liệu hiện nay anh Nguyễn văn Lém tại sao bị bắt và bắn? Bài này không viết gì về anh Lém cả như vậy nghĩa là làm sao? Không có anh Lém thì làm sao có bài này? Gia đình anh Lém nghĩ sao khi xem bức ảnh này? Có xin phép gia đình Anh để đăng hay không? Liệu việc nêu một thông tin đích danh một liệt sỹ đã có nghi vấn giết trẻ em như vậy có đúng mực không?

Chính quyền miền nam xử lý việc này ra sao? Có vẻ là đấu đá nội bộ hoặc xoa dịu dư luận chứ không kết tội? Tại sao không kết tội và đưa ra tòa án binh khi có đủ chứng cứ giết tù binh? Việt Nam Cộng hòa giết tù binh thì quân Giải phóng cũng có quyền tương tự chứ? Có qua có lại chứ?

Meomeo 04:33, 17 tháng 8 2006 (UTC)

  1. Không lâu sau bức ảnh tai hại đó, ... tướng Loan bị loại ngũsống bằng chế độ dành cho cấp tướng lĩnh.
Câu này là do tôi viết, vì vậy tôi giải thích những ý trong câu.
tai hại là với tướng Nguyễn Ngọc Loan, vì với đoạn phim và bức ảnh lan truyền khắp thế giới thì làn sóng phản đối sự tàn bạo của chiến tranh theo kiểu tướng Loan bùng phát mạnh mẽ.
loại ngũ vì không lâu sau đó tướng Loan bị đạn bắn gãy chân, không còn đủ sức khỏe tiêu chuẩn để phục vụ trong quân đội. Cạnh đó, các chức vụ do tướng Loan nắm giữ đều bị thay thế. Vì vậy, dù được thăng quân hàm, nhưng chỉ còn ngồi chơi xơi nước.
sống bằng chế độ dành cho cấp tướng lĩnh thì có ghi, còn sống bằng các phương thức khác thì tôi không có tài liệu chắc chắn nên không đưa vào đây. Chế độ dành cho tướng lĩnh thời VNCH khá cao, đủ sống dư dả, hơn nữa, trừ khi bị tước quân hàm, còn lại thì dù còn tại ngũ hay không thì vẫn được cấp tiêu chuẩn này.
Bring Vietnam to the world 01:11, 22 tháng 8 2006 (UTC)
Cảm ơn đã giải thích, câu văn này không phù hợp với văn cảnh các câu trên làm người đọc hiểu nhầm từ "tai hại", từ này nên xóa bỏ hoặc chua rõ là tai hại cho tướng Loan, từ "loại ngũ" tôi vẫn chưa hiểu, xuất ngũ, giải ngũ hay về hưu thì đúng hơn, từ loại có nghĩa là thải, bỏ đi vì lý do nào mà bị Quân đội thải, loại có phải vì bức ảnh? Sống bằng chế độ dành cho cấp tướng còn có nghĩa khác, có thể thay bằng "được hưởng chế độ dành cho cấp tướng" hoặc cụ thể hơn là "được hương lương hưu thiếu tướng".
Ngoài ra tôi vẫn chưa biết cách xử lý của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với tướng Loan, người đã bắn chết người trên đường phố Sài gòn trong lúc có chiến tranh. Tại sao không xét xử? Nên nhớ là họ có giam đến 40.000 tù binh sau Tết Mậu thân ở đảo Phú Quốc, trong đó có đến 900 sỹ quan (báo Tuổi Trẻ) số lượng này tương đương 6 đến 7 sư đoàn chính quy, vậy mà tướng cảnh sát lại bắn tù binh mà không bị xét xử. Vụ này lại ầm ỷ làm sao che dấu được? Nếu bạn giải thích dùm tôi xin cảm ơn.
Meomeo 02:31, ngày 22 tháng 8 năm 2006
Tôi giải thích thêm nhé!
  • Tôi dùng từ loại ngũ vì sau đó không lâu thì tướng Loan bị trúng đạn và gãy chân, phải đi chữa trị. Trong tời gian đó, tổng thống Thiệu đã thay mọi vị trí do tướng Loan nắm. Khi trở về, do thương tật và các vị trí đảm nhiệm đã bị thay thế, dù tướng Loan vẫn còn trong quân đội, nhưng trên thực tế chỉ ngồi chơi xơi nước.
Tôi không biết cụ thể vì sao tướng Loan không bị xử án, nhưng có lẽ bạn cũng biết những lập luận để bào chữa cho việc này rồi.
Bring Vietnam to the world 05:49, 24 tháng 8 2006 (UTC)

Tại sao tướng Loan bị xem là một biểu tượng của sự dã man tàn bạo ư? Bạn Meomeo nói rất đúng: cầm súng bắn vào đầu người trong chiến tranh Việt Nam thì vô khối. Theo hiểu biết của tôi thì tiếng xấu về tướng Loan chủ yếu là ở phương Tây, nơi mà người ta hết sức tôn trọng nhân quyền, tôn trọng cả trong chiến tranh, nên đã bị sốc nặng trước cảnh bắn tù binh đối phương ngay trên đường phố. Còn những vụ chặt đầu mổ bụng thì đơn giản là không có ai chụp ảnh cả!! Avia (thảo luận) 08:28, 24 tháng 8 2006 (UTC)

Đề nghị xóa[sửa mã nguồn]

Nếu sau hai tuần mà không ai quan tâm đến bài này hoặc có ý kiến gì khác tôi đề nghị xóa các câu chưa rõ ràng về Nguyễn văm Lém và Nguyễn Ngọc Loan.

Đề nghị các bạn có quan tâm đọc 3 bài đăng trên báo Tuổi trẻ về nhà tù ở Phú Quốc, nơi giam đến 40.000 tù binh trên khắp các chiến trường nhất là sau Tết Mậu thân, trong đó có 900 sỹ quan, có thể nó giúp các bạn suy nghĩ thêm về bài này.

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=156992&ChannelID=89

Meomeo 07:42, 21 tháng 8 2006 (UTC)

Meomeo có thể viết thử những gì sẽ được sửa, bỏ và thêm tại đây để mọi người quyết định.
Còn câu "...X giết tù binh thì Y cũng có quyền tương tự" thì chỉ là một ý kiến và có một nhận định sai: "giết người" không phải là một "quyền". Hơn nữa, không vì một người xả rác tại chỗ công cộng mà mọi người nên làm theo. Tôi mong là Meomeo sẽ không mang khái niệm đó vào trong bài.
Mekong Bluesman 20:56, 21 tháng 8 2006 (UTC)
Trả lời Mekong, chiến tranh vốn không có luật lệ nhưng dần dần người ta thấy có nhiều điều bất tiện và đặt ra một số lệ, luật như "không chém sứ", điều này được tuân thủ, nhưng vẫn có chuyện chém sứ bêu đầu như thường, khi đó bên kia có quyền chém sứ mà không cần phải áy náy về quy tắc "không chém sứ". Người ta đã dùng đạn đum đum (loại đạn có mũi hình chữ thập làm xé toạc vết thương), thấy rất hiệu quả nhưng khi đối phương cũng dùng đạn đum đum gây thương tích nặng cho thương binh của mình thì cả hai bên đưa ra luật "không dùng đạn đum đum", nếu có một bên vi phạm tất bên kia cũng có quyền vi phạm, tương tự ngày nay là vũ khí hóa học và hạt nhân. Hai bên đều đã phê chuẩn công ước đối xử nhân đạo đối với tù binh, hàng binh chiến tranh thì đều phải giữ, nếu không bên kia có quyền vi phạm, đó là chuyện đương nhiên thôi, chẳng lẽ anh giết tù binh hoài mà lại bắt tôi nuôi tù binh, tất nhiên trước đó phải tố cáo ầm ỷ cả lên và giết là ngầm cho lính của mình vô tư giết tù binh chứ ai lại công khai vi phạm công ước Genève.
Giết người và giết tù binh là khác nhau, ra trận thì giết địch, giết đối phương chứ không phải là giết người, Mekong cần phân biệt rõ "giết địch" thì lập công còn "giết người" là có tội.
Luật máu trả bằng máu: luật này có ở nhiều nước Hồi giáo hiện nay còn ngày xưa thì nó phổ biến khắp nơi. Nếu ngày nay tài xế tông chết người, đặc biệt là em bé thì có quyền bỏ chạy đến đồn công an gần nhất để tự thú và xin được bảo vệ. Nếu anh ta ở đó thì dân ào ra đánh chết cũng khó mà xét xử họ tội giết người, tất nhiên người dân không có quyền giết nguời nhưng thực tế là vì tình thương, vì lửa giận họ nổi nóng đánh chết người tài xế thì tính thế nào?
Chuyện xả rác không có tương đồng với chuyện tù binh, mình xả rác đâu đủ làm người khác phải sợ để không dám xả rác, nó còn kích thích mọi người xả đầy ra và tất cả cùng hứng chịu, còn giết tù binh "có qua có lại" là một lời đe dọa có hiệu quả với kẻ thù một mất một còn của mình, chính nhờ tính hiệu quả này mà các bên đều phải tuân thủ luật chơi. Đây không phải là khái niệm đâu, đây là luật và quy tắc chiến tranh tại sao không đem vào bài được?
Meomeo 03:04, 22 tháng 8 2006 (UTC)
Có thể tôi thuộc vào nhóm người/thế hệ "phản chiến" nên tôi hoàn toàn không thấy sự khác biệt giữa "giết người", "giết tù binh" và, ngay cả, "giết địch".
Còn "luật máu trả bằng máu" thì tôi đã sống trong các xã hội không chấp nhận lối nhìn này nên tôi có "dị cảm" rất lớn với tính chất sơ khai của nó. Còn đánh người chết (ngay cả khi người đó đã làm người khác chết) là một tội lớn trong nhiều luật pháp mà tôi biết -- thương, giận, ghét, thù... các cảm xúc lúc đó khó có thể là bào chữa tại toà án. Vì ai cũng muốn thi hành luật theo ý mình nên đã có ý kiến là tướng Loan giết Lém vì "luật máu trả bằng máu", vì ai cũng muốn mình là người thi hành luật thì xã hội tạo ra các thẩm phán và các toà án để làm gì?!
Sau khi đã đưa ra lối nhìn đối lập ... tôi muốn nói thêm là Meomeo có thể viết ra đây các sửa, bỏ hay thêm cho bài này mà Meomeo định làm không?
Mekong Bluesman 04:22, 22 tháng 8 2006 (UTC)
Mekong có quyền có quan điểm không phân biệt giết ngườigiết địch. Nhưng các trùm phát xít cũng có quyền cho rằng họ là quân nhân chỉ tuân lệnh cấp trên, họ không giết người mà là tuân lệnh cấp trên để bào chữa trước tòa án quốc tế Nuremberg. Đã là trùm mà còn vậy huống gì lính thường. Họ không bắn người thì người bắn họ và đồng đội của họ do đó tôi cùng quan điểm họ giết địch chứ không giết người.Tôi đồng tình với việc xét xử theo luật hơn là tự xử máu trả bằng máu nhưng tôi cũng thông cảm với những người đó khi họ bốc đồng và nóng nảy, tôi nghĩ tòa án cũng có du di cho những người thiếu kiềm chế.
Tôi không đưa ra lối nhìn đối lập. Tôi chả đối lập với bất kỳ ai. Nhưng tôi không muốn một số nội dung đọc xong không hiểu có ý nói cái gì? Nếu không có ai giải thích thì tôi đề nghị tạm xóa các nội dung đó. Ví dụ "sống bằng chế độ dành cho cấp tướng lĩnh" có thể dẫn đến suy nghĩ ông này thanh liêm làm đến tướng cảnh sát mà không biết tham nhũng để đến nổi phải sống bằng lương hưu.
Meomeo 04:53, 22 tháng 8 2006 (UTC)
Tôi thì nghĩ "sống bằng chế độ dành cho cấp tướng lĩnh" là một lối sống có nhiều tiền (ngược lại với "sống bằng chế độ dành cho cấp lính thấp"), và khi có nhiều tiền như vậy thì vấn đề tham nhũng không là một factor nữa. Mekong Bluesman 07:08, 22 tháng 8 2006 (UTC)
  1. Về chuyện tham nhũng, có lẽ bạn Meomeo suy diễn xa quá. Câu trên "sống bằng chế độ dành cho cấp tướng lĩnh" chỉ ghi nhận ông ta có lãnh lương hưu, chứ KHÔNG nói ông ta có hay không có khoản thu nhập khác.
  2. Câu trên ghi nhận một sự kiện (fact). Nếu bạn có dẫn chứng trái ngược (rằng ông Loan KHÔNG lãnh lương hưu), mời bạn đưa ra để bàn luận, nếu không thì thôi. Wikipedia cung cấp thông tin, sự kiện, con số v.v... chứ không suy diễn, bình luận theo ý riêng.

Avia (thảo luận) 07:10, 22 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi xin lỗi vì đọc không kỹ, thực ra ông Loan sống bằng chế độ cho tướng lĩnh đương chức, chứ không phải chế độ hưu. Avia (thảo luận) 09:50, 22 tháng 8 2006 (UTC)

Không hiểu Avia có bao giờ nghe câu "Hiện nay có rất nhiều cán bộ công nhân viên không sống bằng lương cho dù họ có lĩnh lương" chưa?

Nếu muốn cung cấp thông tin ông Loan có lãnh lương hưu thì nên dùng câu "được hưởng lương hưu cấp tướng" như tôi đã đề xuất, nó vừa thể hiện thông tin CÓ lãnh lương hưu vừa không làm ai có thể dẫn đến suy nghĩ khác như tôi đã nêu bên trên.

Ngoài ra trong thảo luận bên trên, tôi không hề khẳng định một người sống bằng lương hưu là tham nhũng hay không tham nhũng. Có người tham nhũng quá trời nhưng không đưa về cho vợ con mà chỉ nuôi bồ nhí, đến già chắc cũng sống bằng lương hưu thôi (Avia có thể đọc báo để biết thêm về ông tướng hải quân Trung Quốc này). Nhưng cũng có người không thèm xài lương hưu mà vẫn là người thanh liêm, lương hưu họ đem làm từ thiện.

Meomeo 09:27, ngày 22 tháng 8 năm 2006

Nếu thật sự ông Loan sống bằng lương hưu, có nguồn hẳn hoi, chẳng hạn từ cơ quan thuế vụ thì rất tốt, nói chung ai cũng thích các cán bộ, công chức trong sạch, dù họ là người của nước nào hoặc phe nào thì cũng dễ được cảm tình của người khác.
Nên viết sao cho giới bình dân chúng tôi có thể đọc và hiểu theo một nghĩa thôi.

Trả lời Mekong, suy nghĩ như bác thì ngây thơ quá bác ạ. Em xin thưa, tham nhũng 50.000 đồng của các anh cảnh sát giao thông là tham nhũng do lương thấp, ai cũng biết, nhưng chỉ là tham nhũng cò con. Còn tham nhũng 50.000 USD mà lương thấp được à? Do nghèo à?

Sống bằng "chế độ" thì cho dù chế độ của Mỹ cũng có hạn mức thôi bác ạ, tất nhiên là tướng thì phải có dư dã chút ít rồi. Vấn đề là mấy ông có chịu sống bằng "chế độ" hay không ấy chứ bác. Gặp phải ai các bác cũng nói họ sống bằng chế độ lương hưu chắc lắm kẻ mừng chảy nước mắt.

Meomeo 09:27, ngày 22 tháng 8 năm 2006

Tôi là một người đang sống bằng "chế độ lương hưu"...
Tôi có thể (nhưng không chắc) có một số tiền nhiều hơn một ông tướng (trung bình) của Việt Nam trong thời kỳ giữa thập niên 1960 (dù là của bên nào) nhưng tôi chắc là khả năng mua của tôi với số tiền tôi có hiện nay không đứng cùng hàng với khả năng mua của các ông tướng đó với số tiền lương (tạm thời không xem đến vấn đề tham nhũng) họ có lúc đó (dù là của bên nào). (Khi tôi còn nhỏ, còn ở tại Việt Nam, mua một con gà thì xé tờ 1 đồng Đông Dương đưa cho người bán, phần còn lại thì mua các đồ ăn khác!) Các ông tướng của Hoa Kỳ, Anh, Pháp thì tôi chỉ mong tôi có số tiền hưu như họ.
Tôi cũng không hiểu tại sao chúng ta thảo luận đến vấn đề tham nhũng của các ông tướng (nhất là tại châu Á vào lúc đó)?
Mekong Bluesman 20:10, 22 tháng 8 2006 (UTC)

Chuyện tham nhũng ở VN rất quen thuộc, nhưng cái đó bàn ở bài Tham nhũng thì hợp hơn. Avia (thảo luận) 09:43, 22 tháng 8 2006 (UTC)

Các bạn cho tôi thời gian để tìm lại tài liệu. Tôi nhớ đã từng đọc một bài viết có tựa là "Phóng sự thời chiến tranh" do một phóng viên ngoại quốc phỏng vấn tướng Loan sau 1968. Theo thông tin đó thì tướng Loan không phải về hưu mà làm công việc văn phòng, chức vụ hữu danh vô thực. Theo những nhân chứng mà tôi biết, riêng chế độ dành cho cấp tướng VNCH hồi hưu là đã khá cao. Còn chuyện tham nhũng thì tôi không nhớ, hờm hờm đâu đó là ông này có buôn thuốc phiện thời còn làm bên không quân, nhưng không chắc lắm. Hoặc như trong phim Biệt động Sài Gòn thì nói ông này hùn không vốn vào một số công ty. Tuy nhiên, độ tin cậy rất thấp.Bring Vietnam to the world 19:36, 22 tháng 8 2006 (UTC)
Tại sao cuộc thảo luận về đề nghị xóa lại biến thành cuộc thảo luận về tham nhũng? Có ai giải thích cho tôi được không? Mekong Bluesman 20:10, 22 tháng 8 2006 (UTC)
Dễ hiểu quá mà, trong bài có từ sống và từ lương. Nếu Mekong gặp một người Việt Nam và hỏi anh thu nhập bao nhiêu và người ta trả lời 4 triệu, Mekong biết người đó tạm đủ sống. Nhưng nếu người đó nói lương họ 4 triệu thì Mekong hãy kính nể và dè chừng, ông to đấy, gần gần lương Chủ tịch nước rồi đấy. Chuyện này là do Thái Nhi dùng nhầm từ "sống bằng lương" khiến tôi tưởng ông Loan sống bằng lương mà Avia lại tham gia thảo luận và đẩy sang chuyện tham nhũng. Theo tôi nghĩ đây là bài về cá nhân tướng Loan thì cách sống của ông cũng nên quan tâm, nếu có đủ tư liệu, nó giúp người đọc hiểu hơn về con người thật của ông ấy.Ngoài ra, trong Tự điển Bách khoa này, các vị đủ tiêu chuẩn đưa vào, nếu cuối đời đều được viết là sống bằng chế độ lương hưu thì thật là may mắn cho dân tộc Việt.Meomeo 04:30, 23 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi không ghi sống bằng "lương", Meomeo ạ. Có thể tôi ghi hơi mơ hồ làm bạn hiểu không rõ ràng như tướng Loan sống bằng lương hay bằng XXX. Nhưng ý của tôi là sau khi bị thất sủng thì tướng Loan vẫn được hưởng các chế độ ưu đãi dành cho tướng lĩnh đương chức. Bạn có thể sửa để diễn giải rõ ý.

Và đưới đây là một đoạn trích (dịch) của bài báo "Chân dung một kẻ chuyên chế hết thời" (Portrait of an Aging Despot), của Tom Buckley, đăng trên Harper Magazine, tháng 4-1972. Hy vọng có thể góp được chút gì.

Loan đã được thăng chức vào hàng tướng 2 sao thực thụ chỉ cách nay vài ngày. Ông ta nhún vai chặn lời chúc mừng của tôi:

“Đó chỉ là trò hề”, ông ta nói, “Tôi không có quân lính và không có nhiệm vụ gì cả. Tôi đảm trách việc lập kế hoạch dài hạn, có thể cho cuộc chiến tranh kế tiếp. Tôi đòi về hưu nhưng họ không cho, nên họ cho tôi 2 sao và thêm vài đồng tiền lẻ. Tôi có thể sống bằng lương của mình, vợ tôi không phàn nàn, nhưng tôi có thể kiếm được 1 công việc béo bở trong kinh doanh. Tôi có thể kiếm nhiều gấp 2 lần. Dù gì tôi cũng đã học 1 khóa quản lý tại MIT”

Bring Vietnam to the world 06:09, 23 tháng 8 2006 (UTC)

Trả lời Mekong: Tôi có dự định cắt chứ không phải là xóa câu dẫn đề Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan (1930–1998) là Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia kiêm Giám đốc Nha An ninh Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, phụ trách Đặc ủy Trung ương Tình báo, người cầm súng bắn thẳng vào đầu chiến sĩ đặc công Bảy Lốp trong Sự kiện Tết Mậu Thân 1968 gây xôn xao dư luận . vì 2 lẽ:
  1. Đây là bài bách khoa về một vị tướng, không phải bài phóng sự về một vị tướng, hay bài về một sự kiện. Vì thế nó phải được viết như bài về các vị tướng khác. Tôi đã vào xem lại các bài về các vị tướng khác của cả hai bên trong vi.wikipedia để xem các vị đó được viết như thế nào, có một số vị được dẫn đề rất khô khan: sinh ngày, quê quán, cấp bậc và chức vụ thế thôi nhưng cũng có vị thì được nêu chiến tích quan trọng nhất hoặc nhận định nổi bậc nhất về họ.
  2. Theo tôi cần làm rõ là lúc đó ai bắn ai, vì rằng bức ảnh không cho thấy người bị bắn là ai, người bị bắt không có đeo biển như là "Việt Cộng ... Bảy Lốp ... XX 10002.." như các bức ảnh thông thường vẫn thấy khi bị công an, cảnh sát bắt, chứng tỏ người bị bắt chưa có hồ sơ gì cả mà bài cũng chưa nói hoàn cảnh bắt, cách khai báo, giấy tờ tùy thân mà người bị bắt đang sở hữu, thì làm sao biết đó là tù binh? Làm sao biết lúc bắn đó là bắn chiến sỹ biệt động hay bắn đặc công? Cần chú ý người bị bắt đang mặc áo sơ mi carô chứ không phải quân phục. Muốn làm tù binh thì phải khai rằng mình đang tiến hành hoạt động chiến tranh, có sự điều hành của tổ chức cấp trên, và đang có cuộc chiến giữa hai bên. Không như một số bạn tưởng, ai cũng làm tù binh được đâu. Đây là luật chung, đừng vì thành kiến mà phong chức "tù binh" lung tung. Cứ nghĩ xa một chút, có ông nào đó mặc quân phục hẳn hoi, quăng trái lựu đạn rồi xin làm "tù binh" có được hay không?
Nhưng sáng nay đọc bài chú thích: Phạm Phong Dinh (2005). Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan: Một Đời Tận Tụy với Nước Non. Bạn Già Không Quân VNCH. Được truy cập ngày 8 tháng 4, 2006 thì tôi không còn dám thảo luận về đề tài này nữa. Xin lỗi các bạn nhé. Ông tướng này là người khó hiểu quá, không như tôi hình dung ban đầu. Xin kính nhi viễn chi vậy.
Tôi biết Mekong sẽ thắc mắc tại sao bây giờ tôi mới đọc chú thích? Đơn giản là vì kinh nghiệm, cứ mở phải trang nước ngoài mà trang đó có mùi chính trị thì sẽ gặp bức tường lửa, nếu không gặp bức tường lửa thì còn tệ hơn, sau đó máy không tắt được, chạy chậm hoặc rất chập chờn, nói chung là sau một thời gian phải nhờ chuyên viên vi tính cài lại hệ điều hành windown. Tôi nghĩ nhiều người cũng gặp phải trường hợp này như tôi. Đó là lý do tôi rất ngại mở các trang chú thích từ bên ngoài.
Meomeo 04:32, 25 tháng 8 2006 (UTC)
Meomeo nên hỏi các cách đi vòng qua tường lửa để có thể đọc thêm. Đọc nhiều nguồn trước khi viết bài cho Wikipedia, như Meomeo sẽ tự tìm thấy, là một điều gần như là một quy định tại Wikipedia. Mekong Bluesman 06:12, 25 tháng 8 2006 (UTC)
Tôi thử sửa thế này được không: Ông bị dư luận phản chiến thế giới chỉ trích mãnh liệt sau khi bức ảnh của phóng viên Adams công bố cảnh ông cầm súng bắn thẳng vào đầu một người bị bắt ngay trên đường phố Sài Gòn trong sự kiện Tết Mậu Thân 1968.Bring Vietnam to the world 04:44, 25 tháng 8 2006 (UTC)
Tôi nghĩ như Thái Nhi đề nghị bên trên là rõ rồi. Tôi chỉ muốn nói là tại Bắc Mỹ tuy đa số phản ứng là đến từ thành phần chống chiến tranh nhưng quan trọng nhất là có rất nhiều người không chống đã thay đổi lối nhìn của họ. Mekong Bluesman 06:12, 25 tháng 8 2006 (UTC)

Tội ác rành rành như vậy, ông ta được vinh danh là 1 anh hùng ư? Vậy sao ko vinh danh những lính Mỹ đã gây ra vụ thảm sát Sơn Mỹ, đã giết hại hơn 500 phụ nữ trẻ em, làm anh hùng luôn một thể? Sao ko trao huân chương cho những phi công Mỹ ném bom nhà thờ, bệnh viện, trường học ở Hà Nội để đánh dấu sự nghiệp 1 đời? Sao ko tung hô chiếc máy chém man rợ đã kết liễu hàng ngàn người Cộng Sản? Trớ trêu thay, miền nam Việt Nam được sự bảo trợ của Mỹ vì những mưu đồ lợi ích của riêng Mỹ chứ ko phải vì tự do dân chủ như bao người hàng mơ ước. Cho đến nay, người VN trong nước vẫn coi ông Loan và quân đội VNCH là những tên bù nhìn, tội phạm chiến tranh, tay sai đế quốc, chứ ko phải những người anh hùng đấu tranh vì tự do dân chủ. Đơn giản, dư luận phán xét rất trực quan. Tự do dân chủ ko thấy đâu, chỉ thấy máy chém, tra tấn, xử bắn trên đường phố cho dù đó là Cộng Sản. Thử hỏi những người CSản có vợ con, gia đình bị bom Mỹ giết hại mà xem. Khi họ bắn rơi B52 trên bầu trời Hà Nội, họ đâu có xử tử phi công Mỹ giữa thanh thiên bạch nhật. Họ nén lòng hận thù để giam giữ phi công đó, rồi chờ ngày thả ra. Những "tên Cộng sản" như vậy đáng được vinh danh anh hùng hơn những người như ông Loan gấp vạn lần. Bản thân tôi vốn không ưa gì Cộng Sản, nhưng tôi phục họ vì sự ngoan cường cho 1 lý tưởng họ đã chọn. Trong nước hiện nay ko có cái gọi là đàn áp ngôn luận, hơn nữa dù có đàn áp, thì thực tế lịch sử là không thể phủ nhận. Không gì mạnh bằng lòng dân.

Chiến tranh là căn bệnh trầm kha của loài người. [Một sinh viên cấp tiến trong nước - Sài Gòn 12/11/2006]

Xin lỗi vì phải xóa phần phát biểu không có yêu cầu cụ thể để sửa nội dung bài. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 14:30, ngày 19 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

  • Lính VNCH họ tàn ác với tù binh chúng tôi như thế. Trong khi đó lúc họ bại trận, nhà nước ta đối xử hết sức nhân đạo với tù binh của họ. Nhà nước đã không nỡ giết họ mà còn đưa họ đi học tập cải tạo với mục đích dạy dỗ họ biết lao động để sau này khi họ về sống với gia đình thì họ biết trồng ngô, sắn, lúa, khoai mà sinh sống. Nhà nước VN còn cao thượng gây sức ép với chính phủ Mỹ để mang họ sang Mỹ định cư nữa.

Có nhiều ông thiếu úy chỉ được đi cải tạo có 2 năm thôi, sau này các ông ấy cằn nhằn nhà nước sao không cho các ông được ở trong trại cải tạo thêm 1 năm nữa để Mỹ nó xếp vào diện H.O. Diện H.O là diện được cải tạo tốt, tối thiểu 3 năm nên Mỹ nó tin tưởng sang bên đó sẽ làm việc tốt, Mỹ nó mới cho đi. Mấy ông mới cải tạo có 2 năm Mỹ nó đâu dám nhận, sợ sang đó không biết lao động chỉ ăn eo phe thôi.

Khi đưa họ đi học tập cải tạo ở miền Bắc, nhân dân miền Bắc nhìn thấy họ đi từng đoàn lên trại cải tạo thì nhân dân họ căm phẫn muốn giết họ. Thực ra nhà nước cố tình đưa họ đi học tập cải tạo là để bảo vệ an ninh cho họ mà thôi. Sau khi giải phóng, nhân dân nổi lên giành lấy chính quyền, nhiều người dân họ căm giận muốn giết hết đám tù binh ngụy. Trên đường đi vào trại cải tạo, nhân dân miền Bắc trông thấy họ thì ai cũng cầm đá ném họ vì họ là những kẻ có nợ máu với nhân dân. Nhưng nhờ nhà nước bảo vệ họ nên không ai bị thương cả. Cũng may mắn cho họ, nhờ nhà nước cải tạo họ tốt mà Mỹ muốn nhận họ.

Hong Gam 207.233.67.67 21:19, ngày 26 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Xin lỗi vì phải xóa phần phát biểu không có yêu cầu cụ thể để sửa nội dung bài. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 14:30, ngày 19 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

/*/*/*// Nếu là một thầy tu thì ai cũng lắc đầu kết án người cầm súng bắn trong tấm hình đó. Là một tên Việt Cộng thì tất nhiên hầu hết cũng có hành động tương tự để bảo vệ phe chính trị của mình.

Đối với tôi, một người dân, nạn nhân của chiến tranh và đã từng sống với những người mặc quân phục và áo giáp như thế, tôi đã được họ bảo vệ sinh mạng và nhất là trong dịp Tết Mậu Thân tôi đã được sống còn và hạnh phúc là nhờ những người như thế; và nhờ những hành động tương tự như thế (mà ông Adams không chụp được). Chẳng lẽ các đồng chí bắn giết dân chúng tôi, mà các chiến sĩ chúng tôi cứ phải khoanh tay...tuân theo "công ước Giơ Ne Vơ"

Do đó, ngay từ lần đầu tiên được nhìn tấm ảnh đó trong sách báo Mỹ trong trại tị nạn, TÔI RẤT THÍCH TẤM HÌNH ĐÓ. Tấm hình đó nói lên sự anh hùng của người mặc áo giáp. Quan trọng hơn nó nói lên CÔNG BÌNH THẮNG BẠO LỰC. Bởi vì như phóng viên Adams đã nói, tấm hình đó chỉ nói lên một nửa. Một nửa khác chính là những người mặc áo giáp và quân phục như thế nói lên ý nghĩa chính nghĩa chống hung tàn.

Quý vị có thể không hiểu hay không muốn hiểu, dân Mỹ và những thằng nhà báo Mỹ càng không hiểu nhiều bằng chính những người dân miền Nam nạn nhân của CS nằm vùng và những tên khủng bố VC như thế.

Nếu tên Ném hay Nốp hay Nà đó là dân thường thì tôi không bàn cãi làm chi. Nhưng rõ ràng chính VC cũng thừa nhận tất cả những tên đó đều là đặc công Việt Cộng. Đặc công VC thì tôi thấy không thể tha thứ được, chúng đã làm cho dân thành phố chúng tôi sống trong kinh hồn với những vụ đặt bom đẫm máu ở cầu Thị Nghè, nhà hàng Mỹ Cảnh, khách san Olympic... Mấy tên phản chiến mất dạy ở Mỹ nó không biết thì không có gì tôi cần tranh luận với nó. Nhưng đối với người dân miền Nam trong chiến tranh, ai cũng hiểu rõ điều đó. Chính bởi vì VC tàn ác và man rợ như thế nên hồi tết Mậu Thân nó vào SG và Huế đều không được dân chúng ủng hộ (và nổi dậy như kế hoạch tấn công của VC).

Tôi còn nhớ hồi Mậu Thân ở SG, gia đình tôi phải bồng bế nhau chạy loạn. Hầu hết mọi người phải chạy loạn, VC đi đến đâu là tàn sát, điêu linh và tang thương đến đó; chúng pháo kích bừa bãi vào nhà dân để gây hỗn loạn hầu chúng dễ tấn công. Khi VC cảm thấy khó khăn, không đánh nổi VNCH thì chúng nổi lửa đốt nhà dân và phe VNCH lo chữa cháy hầu chúng dễ dàng chạy trốn. Chúng tôi phải bỏ nhà cửa để chạy đến vùng kiểm soát của quân đội VNCH. May mắn là trời đã cứu chúng tôi bằng cách giúp cho quân đội VNCH tiêu diệt cộng quân trong thành phố.

Cho nên tôi rất thích nhìn tấm hình đó. Nó nói lên ý chí chống cộng và của người dân miền Nam và nó càng nói lên sự căm thù của dân miền Nam trong thành phố chúng tôi quyết liệt như viên đạn bay ra ghim thẳng vào đầu những kẻ man rợ như tên VC mặc áo ca rô đó.

Nhiều người bên phe VC không thích tấm hình đó, họ có thể chửi rủa ông Loan trong trang web này... Đã là chiến sĩ thì họ có nhiệm vụ phải giết kẻ thù. Đó là nhiệm vụ, nếu ông Loan để tên đặc công VC đó đào thoát thì người dân chúng tôi sẽ kết án ông Loan không hoàn thành nhiệm vụ. Cả hai kẻ bắn và bị bắn đều là hai kể thù đối địch nhau. Như vậy thì nếu tôi không bắn đồng chí thì đồng chí cũng bắn tôi, hoặc sẽ bắn tôi. Tôi thấy không cần phải tranh luận nhiều về việc ông Loan bắn hay không bắn cả. Nhưng đề nghị độc giả nên tìm hiểu kẻ bị bắn đó là tên khủng bố VC hay chỉ là dân thường (như cái nhìn đần độn của bọn phản chiến Mỹ)? Và kẻ bị bắn đó đã giết hại biết bao nhiêu người dân vô tội? Tôi còn nhớ, khủng bố VC đã đặt bom ở nhà hàng Mỹ Cảnh giết chết và làm thương vong hàng trăm người dân tp SG. Vụ VC cho nổ bom xập cầu Thị Nghè được tổ chức ngay khi rạp chiếu bóng gần đó vừa tan show, khán giả ùn ùn kéo nhau đi qua cầu...Như vậy những tên đặc công VC như tên mặc áo ca rô đó không đáng tôi chết hay sao các đồng chí? Nếu ông Loan và tất cả mọi chiến sĩ cứ chờ các đồng chí mang "công ước Giơ Ne Vơ" vào đây nó chuyện chắc VC nó chiếm sạch miền Nam hồi Mậu Thân rồi. Nó tấn công và giết hại người dân chúng tôi, tóm cổ được nó sao lại không có quyền giết nó hả các đồng chí??? Có "công ước" nào cho phép đưa người ta vào trại tập trung rồi bỏ đói cho chết trong đó không?

LeKhaPhieuBat207.233.67.128 18:29, ngày 9 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Xin lỗi vì phải xóa phần phát biểu không có yêu cầu cụ thể để sửa nội dung bài. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 14:30, ngày 19 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]


TRẢ LỜI (Nhiều đồng chí VC sinh ra sau chiến tranh nên không biết được những đau thương và cùng cực của những nạn nhân do cuộc chiến tranh "GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VÀ THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC" đó thì tôi không thể nào giải thích hơn cho họ hiểu nếu họ cố tình không muốn tìm hiểu những thống khổ và bế tắc của những con người bị sinh ra ở một đất nước lúc nào cũng muốn "anh hùng" theo kiểu VN hồi đó!!! Quý vị không muốn thông cảm với lý tưởng tự do không chấp nhận chế độ CS của chúng tôi thì đừng bàn tới chuyện xóa bỏ hận thù làm chi cho mệt. Không ai có thể tin vào đất nước nào nếu nó chỉ biết chà đạp tự do và nhân phẩm con người để xây dựng cái gọi là "độc lập và thống nhất tổ quốc". Người dân miền Nam chúng tôi không muốn theo CS, nhưng CS Bắc Việt đã không để cho chúng tôi tự do sống dưới một chế độ không CS, như vậy chẳng còn con đường nào khác là phải hận thù những kẻ cướp nước, cướp nhà, cướp tài sản và hạnh phúc cũng như tương lai của gia đình chúng tôi. Các đồng chí giết Mỹ thì tôi không có ý kiến, nhưng khủng bố đặt bom phá cầu Bình Lợi, nhà máy điện Thủ Đức, đặt bom giết hại người dân ở nhà hàng Mỹ Cảnh ở Sài Gòn hay chôn sống người dân vô tội ở Huế thì làm sao dân miền Nam chúng tôi không hận thù các đồng chí được? "Giải phóng" cái gì mà VC pháo kích bừa bãi vào nhà dân để gây xáo trộn an ninh, quân Bắc Việt vào miền Nam tịch thu tài sản người dân và đuổi dân đi kinh tế mới?? Chúng tôi không thể sống trong một đất nước độc lập và thống nhất man rợ kiểu đó!)

Ai bắn ai? Tại sao bắn? Xét xử thế nào?

-Bàng quang nhất thì khi hai kẻ thù chạm mặt nhau, người này cầm súng bắn người kia là lẽ đương nhiên. Tôi chưa cần nói tới trách nhiệm của ông Loan là phải tiêu diệt VC. Bắt được một tên khủng bố VC đâu phải dễ, vậy lỡ để nó chuồn mất thì người dân chúng tôi sẽ kết án ông Loan không hoàn tất nhiệm vụ. Nếu tôi là ông Loan thì tôi cũng cầm cái "đùi chó" dí vào gáy nó mà bóp. Đó là lý đo tại sao bắn? Vì chính người VN đã gây chiến phá hoại hạnh phúc của nhau, chính người VN đã gây hận thù cho nhau đến nỗi không thể nào tha thứ cho nhau nổi nữa! Tôi xác nhận rằng không thể nào tha thứ cho nhau được nữa!!!

-Nói rằng cá nhân ông Loan bắn hay tướng Loan bắn thì tôi chẳng cần trả lời điều đó. Có thể VC coi đó là hành động của cá nhân ông Loan (nghĩa là đối với VC thì tướng VNCH không thể bắn VC như thế, mà chỉ có tướng VC mới có thể làm như thế hay sao?). Dù sao theo luật pháp của VNCH, thì VC sẽ không được bảo vệ (vì nó võ trang phá hoại an ninh xã hội); cho nên bất cứ cá nhân nào trong xã hội đều có thể giết và có quyền giết VC như thế cả, không cần phải là quân đội. Luật pháp VNCH quy định chỉ có tòa án mới có quyền xử tử kẻ khác, nhưng đối với VC thì quân đội hay người dân đều có quyền giết nó vì luật pháp VNCH không bảo vệ nó (Điều 1 của hiến pháp Đệ Nhị Cộng Hòa là loại bỏ CS ra ngoài vòng pháp luật, đó là luật pháp trong thời chiến, cần thiết phải như thế). Chẳng lẽ lính VNCH ra trận gặp VC, còn phải đợi tòa án tuyên bố xử tử nó rồi mới được giết nó sao? Ông Loan bắn tên khủng bố VC đó ngay trên trận địa.

Trong trận Tết Mậu Thân đó có sự kiện VC tấn công vào Hàng Xanh Thị Nghè, SG, 1 tên VC mò vào nhà "Chị Ba Hàng Xanh" bắt chị mang đồ ăn trên bàn thờ cúng xuống cho chúng ăn. Chị Ba Hàng Xanh mời VC lên bàn ngồi, rồi chị cầm dao phay bổ dưa hấu. Chờ tên VC lơ đãng, chị đã vung tay chém chết tên VC đó. Vụ giết người này, không những Chị Ba Hàng Xanh không bị truy tố trước pháp luật mà chị còn được đài phát thanh SG tuyên dương chị là người dân anh hùng.

-Ông Loan bắn (cả cá nhân ông Loan bắn và 1 chiến sĩ của quân đội VNCH bắn) tên đặc công VC.

"Câu dẫn bài cho thấy ông Nguyễn Ngọc Loan đã bắn một "chiến sỹ đặc công"? Có chắc chắn là đó là chiến sỹ đặc công? Ông ta có biết đó là chiến sỹ đặc công không?" Nhưng tác giả lại viết: "Người không mặc quân phục như du kích sau này cũng được xem là tù binh khi bị bắt (trước đó lính chiếm đóng bắn thường dân cầm súng chống lại họ)" Chính tác giả đã tự trả lời câu hỏi đó. Bây giờ tôi xin hỏi lại tác giả, kẻ bị bắn đó có phải là VC không? Ông Loan có biết kẻ đó là khủng bố hay không thì xin quý vị hỏi ông Loan. Nhưng tôi biết và xác nhận kẻ bị giết đó chính là khủng bố VC vì báo chí VC và những tổ chức khủng bố VC đã xác nhận kẻ bị giết đó thuộc đơn vị của họ, báo chí VC đã đăng tải thông tin đó và thừa nhận kẻ bị giết trong tấm hình của họ là LIỆT SĨ. Tôi thấy có nhiều đồng chí bắt bẻ chúng tôi bằng nhiều câu hỏi ngớ ngẩn như thế để nhằm lý luận cho những chủ quan của phe mình. Nó không phải là khủng bố VC sao quý vị gọi nó là Anh Hùng Liệt Sĩ? Là VC có nghĩa là you là người VN theo lý tưởng CS, hoặc you tham gia hàng ngũ võ trang hoặc chính trị tuyên truyền của VC (chẳng hạn như tôi, sau 75 bon chen đi học khóa Đối Tượng Đoàn TNCS HCM thì tôi cũng là VC), còn you nuôi chứa và bảo vệ VC thì chưa chắc you đã phải là VC, nhưng đó là you thân cộng và tiếp tay cho VC nên luật pháp VNCH có quyền truy tố you. Tạ Vinh là thương gia Ba Tàu nhập cảng sắt ở SG. Hắn không là VC nhưng bị đưa ra tòa án quân sự và kết án xử tử vì hắn đưa sắt vào mật khu bán cho VC. (chính Nguyễn Cao Kỳ bắn hắn ở Pháp Trường Cát trước Chợ Bến Thành). Những tội danh dính líu tới VC thường bị đưa ra tòa án quân sự. Tên sinh viên (VC nằm vùng) bắn chết Lê Khắc Sinh Nhật ở trường Luật cũng bị đưa ra tòa án quân sự và tử hình. Nếu đồng chí Lém có được ông Loan tha chết thì chắc chắn sẽ được đưa ra tòa án quân sự và có lẽ cũng được đi theo đồng chí Nguyễn Văn Trỗi mà thôi. Kết Luận: Cùng là người VN với nhau, chúng tôi không muốn hận thù ai cả. Chúng tôi chỉ không chấp nhận chế độ CS mà thôi. Chúng tôi có thể chấp nhận VC sinh hoạt chính trị nếu họ không võ trang khủng bố chúng tôi. Nhưng vì họ đặt nặng việc khủng bố bắt ép người dân miền Nam phải theo chúng và tiếp tay cho chúng cướp chính quyền. Chúng nhận vũ khí của Nga Tàu để gây xáo trộn an ninh, pháo kích và khủng bố người dân chúng tôi. Cho nên chống cộng, và chỉ chống VC thôi (chúng tôi không chống Trung Cộng hay Nga Cộng), là một lựa chọn bắt buộc của chúng tôi để mưu cầu tự do hạnh phúc trong xã hội chúng tôi. Không cần lý luận nhiều, VC khủng bố người dân chúng tôi và gọi chúng tôi là tay sai ngoại bang... như thế; làm sao chúng tôi không thể hận thù những kẻ cố tình hận thù với chúng tôi? Khi VC đã gieo hận thù với chúng tôi rồi, thì còn nói chuyện "công ước Geneve" làm chi nữa? Chúng tôi là dân, chỉ hiểu quyền sống bình yên của người dân chứ đâu biết gì cao siêu về chính trị như các đồng chí mà các đồng chí "giáo dục" chúng tôi về "công ước Geneve" hay "thiên đường CS" ở đây!. Tây nó không tàn ác với chúng tôi như CS thì chúng tôi ở lại miền Nam với Tây, chúng tôi chẳng hề gây hận thù với người Bắc Việt mà họ lại mang vũ khí của Nga Tàu vào Nam gây tang thương và hận thù cho gia đình chúng tôi như thế!

KKK_VN207.233.67.194 01:22, ngày 10 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Xin lỗi vì phải xóa phần phát biểu không có yêu cầu cụ thể để sửa nội dung bài. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 14:30, ngày 19 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

hận thù quá ![sửa mã nguồn]

Đọc phần thảo luận tôi mới thấy rằng sự hận thù của các ông đối với CS thật quá sâu. Tôi sinh ra và lớn lên ở miền Bắc nhưng chưa bao giờ nghe thấy quanh mình thái độ thù địch đó đối với đối phương cả. Với người Mỹ đã không còn là kẻ thù nữa thì với người Việt, những người đã ở " phía bên kia" thì lại càng không còn gì cả. Anh em họ hàng tôi có nhiều người đã từng là đối phương của nhau nhưng hiện giờ đều vui vẻ cả, có nhắc đến chuyện cũ cũng chỉ là phân tích cho nhau cái Tactic của cuộc chiến chứ không như các ông đưa hận thù vào thảo luận đâu. Với cách phân tích bình luận của các ông thì tôi có cảm tưởng rằng các ông đang lên án khủng bố nhưng cũng lại đang cổ súy cho khủng bố. Các ông thích nhìn bức ảnh đó ư ??????? Tôi phản đối! Tôi thấy nghẹn cổ khi phải xem lại cảnh WTC và tôi cũng gần thấy thế khi xem bức ảnh này. Kreative VN 10:27, ngày 18 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Xin lỗi vì phải xóa phần phát biểu không có yêu cầu cụ thể để sửa nội dung bài. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 14:30, ngày 19 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bổ sung vào bài viết "Bức ảnh gây chấn động dư luận thế giới"[sửa mã nguồn]

Denkeoquan (thảo luận) 06:46, ngày 14 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Phần viết của Denkeoquan đã bị xóa vì không phục vụ trực tiếp vào bài Nguyễn Ngọc Loan. Denkeoquan có thể cải tiến bài viết bằng những sửa đổi hay đề nghị sửa đổi cụ thể. Xem lịch sử phần này. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 19:15, ngày 21 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bức ảnh gây chấn động dư luận thế giới[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ nên xóa đoạn từ: Sau này, Neil Davis tường thuật lại...nên quyết định xử bắn tại chỗ, vì nó không có dẫn chứng cụ thể.

Eset (thảo luận) 15:40, ngày 25 tháng 6 năm 2008 (UTC) Đoạn này lấy dẫn chứng từ bài Saigon Execution, nhưng bài viết đó lại nêu ra rằng:Chưa có tư liệu xác thực đáng tin cậy...trách nhiệm với người bị hại, có quá mâu thuẫn không.--Eset (thảo luận) 05:52, ngày 29 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hàm Phong là ai?[sửa mã nguồn]

Đề nghị xóa bỏ câu này: "Tuy nhiên, Hàm Phong cho rằng: "Việc những người lính bắn vào nhau là chuyện xảy ra trong chiến tranh, khi cả hai bên đều cầm súng đạn trong tay. Còn hành động giết tù binh bị trói tay không thể tự vệ thì là một hành động dã man tàn bạo, không xứng đáng với quân hàm cấp tướng. Những người Mỹ sẽ bắn vào người được cho là đặc công khi biết trước đó anh này đã bắn tan xác 1,2 hoặc 3 người lính Mỹ; nhưng đó là người lính đặc công với súng đạn hoặc ít nhất cũng có thể tự vệ bằng tay chân tự do. Người lính Mỹ có tự trọng sẽ không giết tù binh chỉ vì: nghe nói anh này thế nọ thế kia....". Chẳng biết Hàm Phong là ai. Nếu không có ai sửa chửa và thêm thông tin trong vòng 1 tuần thì tôi sẽ xóa bỏ câu này. Lê Sơn Vũ (thảo luận) 02:19, ngày 15 tháng 1 năm 2009 (UTC).[trả lời]


Từ trần[sửa mã nguồn]

Ở đoạn cuối cần thay cụm từ "từ trần" thành "chết" cho trung lập hơn một tý. ( (thảo luận) 03:32, ngày 16 tháng 3 năm 2010 (UTC))[trả lời]

Saruman xóa nguồn không nêu lý do[sửa mã nguồn]

  • Spalter, Anne Morgan (2005). “Image Canon – Historic Images: Execution of a Viet Cong Guerrilla – 1968”. Visual Thinking / Visual Computing. Khoa Khoa học máy tính tại Đại học Brown. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2006. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)

Xin cho tôi hỏi nguồn này có gì mà lại phải xóa?--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 07:59, ngày 12 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Kiểm chứng nguồn Adams, in the documentary An Unlikely Weapon (2009), directed by Susan Morgan Cooper[sửa mã nguồn]

Ai kiểm chứng hộ đoạn dịch "Chúng tao biết mày là ai rồi thằng khốn" (We know who you are, fucker) trong phim tài liệu đó hộ với?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 14:34, ngày 29 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Nghiên cứu gốc và nguồn không đáng tin[sửa mã nguồn]

Đầu tiên là nghiên cứu gốc:

Tuy vậy, dù người đặc công mặc áo dân sự thì cũng không thể tự ý xử bắn như vậy, bởi Công ước Genève về đối xử với thường dân cũng có điều khoản cấm giết hại thường dân nếu họ không còn khả năng gây nguy hiểm[3].

Nêu hoài cho cái thành viên viết đoạn này nên mệt quá, tôi tóm tắt là cái công ước này không viết để điều chỉnh một mình ông Loan, vì vậy không thể dùng nó mà suy ra hành vi của ông Loan là sai. Nếu không có một nguồn đáng tin nào làm việc này thì nó là một dạng WP:TTH.

Cái thứ hai là nguồn không đáng tin

  • ethongluan.org xin nêu ra số đọc giả, số phóng viên, trụ sở, ban biên tập để chứng minh nguồn này đáng tin cậy
  • datviet.com xin nêu ra số đọc giả, số phóng viên, trụ sở, ban biên tập để chứng minh nguồn này đáng tin cậy

Nếu không, tôi sẽ lịch sự để đó 7 hôm và xóa béng mấy cái nguồn này đi. Và sau 10 hôm là các thông tin này đi.--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 15:04, ngày 29 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Bạn đặt nhãn {{mâu thuẫn}} 2 hôm là đủ.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 15:06, ngày 29 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Có người cho đó là không lịch sự, và vừa xóa vừa cáo buộc tôi tùm lum đó bạn ạ.--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 15:10, ngày 29 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Cái quy định do chính BQV Thái Nhi đặt ra mà, ai cáo buộc bạn tìm TN bảo thôi anh bỏ cái luật đó đi, nó không giúp ích Wiki mà xong. =))  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 15:19, ngày 29 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Không sao, tôi nghĩ tôi cũng có thời gian. Cứ để cho người ta có thời gian sửa cũng là một điều hay.--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 15:28, ngày 29 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Nếu đã áp dụng thì nên áp dụng công bằng cho tất cả những nguồn khác. Nếu không thì lại là sự kiểm duyệt, dễ dãi với 800 tờ báo trong nước, mà khó khăn với từng báo tiếng Việt tại nước ngoài. Thử hỏi có mấy tờ báo nước ngoài mà được dùng làm nguồn ? Như tại đây có rất nhiều bài dùng những nguồn từ những trang báo rất nhỏ trong số 800 tờ báo trong nước, như báo Tiền Giang, hay những trang còn nhỏ hơn... Nhưng sao lúc đó Gandalf Tóc Trắng không hỏi về "số đọc giả, số phóng viên, trụ sở, ban biên tập". Về số đọc giả thì lại càng khó, rất nhiều trang báo mạng không thể chứng minh số lượng này, ngoại trừ dùng các công cụ thống kê như alexa. 37.24.147.192 (thảo luận) 17:37, ngày 29 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Vấn đề ở đây báo chí trong nước đa số cóp lẫn nhau nên thực ra báo này báo kia thông tin cũng chỉ là một. Ngoài ra Wikipedia tiếng Việt trước đây hiện tại đã quy trách nhiệm thông tin báo trong nước nói chung cho cơ quan nhà nước Việt Nam (vì Việt Nam không có báo nào báo tư nhân tự xuất bản) nên tạm coi nó đáng tin cậy ở mức nào đó. Dĩ nhiên, nếu bạn thấy thông tin nào đáng trang cãi, vẫn có quyền đòi 2 nguồn hàn lâm hoặc là bị xóa.--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 16:25, ngày 30 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Vi phạm bản quyền[sửa mã nguồn]

https://www.google.com.vn/search?q=Chi%E1%BA%BFc+tr%E1%BB%B1c+th%C4%83ng+%C4%91%E1%BA%A3o+m%E1%BB%99t+v%C3%B2ng%2C+n%C3%A3+rocket+v%C3%A0+x%E1%BA%A3+%C4%91%E1%BA%A1i+li%C3%AAn+xu%E1%BB%91ng+b%E1%BB%99+ch%E1%BB%89+huy+c%E1%BB%A7a+Loan%2C+r%E1%BB%93i+bay+th%E1%BA%B3ng+v%E1%BB%81+ph%C3%ADa+Bi%C3%AAn+H%C3%B2a.+4+vi%C3%AAn+%C4%91%E1%BA%A1i+t%C3%A1+tr%E1%BB%A3+l%C3%BD+ch%E1%BA%BFt+t%E1%BA%A1i+ch%E1%BB%97&ie=utf-8&oe=utf-8&aq=t&rls=org.mozilla:en-US:official&client=firefox-a&channel=rcs&gfe_rd=cr&ei=bV6HU_HECouOOrDEgYAG

Đoạn này vi phạm lồ lộ ra luôn nhé, xin lỗi không thể lịch sự được; nếu cần tôi treo tiêu bản nhé?--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 16:23, ngày 29 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Tôi thử viết lại xem có được chưa ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:50, ngày 29 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]
Đã ổn, giờ tôi đi đâu cũng thấy vài đoạn cóp chép kiểu này riết nản quá.--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 01:34, ngày 30 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Có khả năng là người viết "tham" quá, muốn lấy hết cả các chi tiết nhỏ nhặt mà không biết bỏ nhỏ, lấy lớn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:35, ngày 30 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Mâu thuẫn[sửa mã nguồn]

Tôi cho rằng thông tin "Chúng tao biết mày là ai rồi, thằng khốn!" là một thông tin đáng tranh cãi. Tôi áp dụng biện pháp giải quyết mâu thuẫn, yêu cầu Saruman đưa ra hai nguồn hàn lâm để kiểm chứng cho thông tin. Tôi nhắc lại là hai nguồn hàn lâm uy tín, yêu cầu không được dùng nguồn mập mập mờ mờ.--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 17:36, ngày 30 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Theo nguồn trích lại có vẻ như xuất phải từ câu tiếng Anh "We know who you are, fucker" (tìm Google sẽ thấy). Cá nhân tôi chưa xem phim nên chưa dám khẳng định, do nguồn trích từ phim nên phải lấy phim làm nơi kiểm chứng trước.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 19:56, ngày 30 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]


Tại đây, Nguyễn Ngọc Loan vấp phải nhiều sự phản đối của nhiều người xung quanh. Thậm chí có người xịt sơn lên quán dòng chữ "Chúng tao biết mày là ai rồi, thằng khốn!"'[1]

Đem vào cho đúng quy trình, ai tìm được số phút bổ sung xin cứ mang vào lại.--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 16:18, ngày 14 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]

  1. ^ Adams, in the documentary An Unlikely Weapon (2009), directed by Susan Morgan Cooper