Thảo luận Thành viên:Tazadeperla /Lưu 1
Thêm đề tàiHoan nghênh
[sửa mã nguồn]Trungda (thảo luận) 03:07, ngày 1 tháng 4 năm 2010 (UTC)
Bài viết chất lượng không cao vì chả có cái nguồn nào và cách trình bày chưa được wiki hóa, và mặc dù công ti Liên Thành có được đề cập trong SGK Việt Nam nhưng với tình trạng môn sử không được đầu tư nhiều như hiện nay thì chắc ít người để tâm nhớ những chi tiết nhỏ như vậy. Bạn hãy bổ sung nguồn gốc cho bài bằng những tài liệu đáng tin cậy thỏa mãn Wikipedia: Thông tin kiểm chứng được. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 18:48, ngày 1 tháng 4 năm 2010 (UTC)
- Cảm ơn góp ý của bạn. Ðây là lần đầu tôi tập viết một đề mục ở Wiki. Thực ra, tài liệu chính mà tôi có là một bản photo Liên Thành Thông Giám của ông Hồ Tá Khanh, con của cụ Hồ Tá Bang xuất bản tại Pháp. Quyển này chỉ in có 2'000 bản, do đó tính kiểm chứng của nó rất hạn chế.
Tôi cho là bản đó có thể tạm xài được, vấn đề là bạn nên nêu rõ tên sách, năm xuất bản và nơi xuất bản, và trang mấy luôn nếu cần. Bạn có thể hỏi Thành viên: Trungda thử về mấy tài liệu sử VN. Và chắc là bạn cũng biết là theo Wikipedia: Quyền tác giả thì chúng ta không được chép nguồn nguyên xi mà phải paraphase nó. Hy vọng chất lượng bài viết sẽ được cải thiện đáng kể. Chúc vui. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 19:41, ngày 1 tháng 4 năm 2010 (UTC)
À, bạn nhớ ký tên sau mỗi thảo luận. Xem Wikipedia: Chữ ký. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 19:41, ngày 1 tháng 4 năm 2010 (UTC)
Liên Thành Thương Quán
[sửa mã nguồn]Tôi không biết google nó tìm từ theo kiểu gì, nhưng nghĩ 1 cách đơn giản có lẽ mục từ này đang còn ít người biết+ ít khi được tìm+ mục từ này mới+có nhiều trang hay liên quan đến các từtrong cụm từ "liên thành thương quán" hơn nên khi tra google nó sẽ không trả kết quả này lên các trang đầu. Hi vọng sau 1 thời gian nữa nó phổ biến hơn thì sẽ được lên các trang đầu :).
Mà tôi thấy các trình duyệt có nhớ trang mà, khi muốn vào bạn chỉ cần gõ từ vi sau đó bạn chọn trang bách khoa toàn thư này. Sau vào mục tìm kiếm gõ Liên thành thương quán thì sẽ ra mục từ này ngay, như thế bạn đỡ mất công vào google để vào Dục Thanh rồi lại mới vào đây được.
P/s: Nhớ kí thi thảo luận nhé bạn.--Павел Корчагин (thảo luận) 03:54, ngày 6 tháng 4 năm 2010 (UTC)
Thư dự án Chiến tranh thế giới thứ hai
[sửa mã nguồn]Mời bạn tham gia dự án Chiến tranh thế giới thứ hai |
||
---|---|---|
Thân chào bạn, Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng Dự án Chiến tranh thế giới thứ hai trên Wikipedia Tiếng Việt với một hệ thống hướng dẫn tổng quát đối với các loạt bài thuộc lĩnh vực Chiến tranh thế giới thứ hai - một mảng đề tài về lịch sử rất hấp dẫn. Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ phía bạn đối với trang dự án. Ngay bây giờ, bạn có thể đăng ký làm thành viên mới hoặc góp ý đề xuất trực tiếp tại trang thảo luận. Hân hoan đón chào bạn tại Dự án! Để biết thêm chi tiết, mời bạn vào trang nhà của dự án hay hỏi trực tiếp các thành viên khác. |
--عبقور*=talk-butions 08:08, ngày 8 tháng 4 năm 2010 (UTC)
- Chiến tranh chớp nhoáng là một bài hậu phương của dự án CTTG2 và chắc chắn sẽ được chú ý tu bổ khi đã yên ổn ở các mặt trận khác (bạn không biết chứ dự án ta dạo này tấn công ghê lắm, đâu có dừng chân tại chỗ), mời bạn làm theo hướng dẫn đầy đủ tại trang dự án (lưu ý việc gắn {{Thành viên dự án Chiến tranh thế giới thứ hai}} vào trang cá nhân), thân mến --عبقور*=talk-butions 09:35, ngày 17 tháng 4 năm 2010 (UTC)
- Tazadeperla nhớ ký tên sau mỗi thảo luận nhé !--Prof MK (thảo luận) 02:04, ngày 19 tháng 4 năm 2010 (UTC)
- Và bạn cũng đừng tạo nhiều đề mục chỉ để thảo luận một vấn đề, rất rối mắt và khó nhìn, cứ đặt dấu : hoặc :: hoặc :::... như trang này là được rồi. Mình chưa xem kĩ nên không có ý kiến, từ từ đã bạn nhé --عبقور*=talk-butions 04:49, ngày 19 tháng 4 năm 2010 (UTC)
- Tazadeperla nhớ ký tên sau mỗi thảo luận nhé !--Prof MK (thảo luận) 02:04, ngày 19 tháng 4 năm 2010 (UTC)
- Ý kiến nhỏ tí thôi, bạn nhớ hạn chế xen những từ tiếng Anh khi thảo luận nhé. Chúc vui. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 18:24, ngày 25 tháng 4 năm 2010 (UTC)
Tác chiến chiều sâu
[sửa mã nguồn]- Bài đó chưa ai tạo mà, mình thì đang bận phân loại và tu bổ hệ thống bài viết CTTG2, chắc chưa viết được đâu --عبقور*=talk-butions 14:43, ngày 26 tháng 4 năm 2010 (UTC)
- Hình như bạn đang dịch từ en:Deep battle? --عبقور*=talk-butions 11:15, ngày 30 tháng 4 năm 2010 (UTC)
- Thực ra, tôi chỉ dùng en:Deep Battle như là một nguồn thông tin tham khảo, vì thực sự là tác giả của bài viết này cũng không hiểu về học thuyết đủ sâu. Tazadeperla (thảo luận) 14:24, ngày 30 tháng 4 năm 2010 (UTC)
- Trang của bạn có khoá đâu mà đặt cái biển kia làm chi? --عبقور*=talk-butions 10:27, ngày 1 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Thực ra, tôi chỉ dùng en:Deep Battle như là một nguồn thông tin tham khảo, vì thực sự là tác giả của bài viết này cũng không hiểu về học thuyết đủ sâu. Tazadeperla (thảo luận) 14:24, ngày 30 tháng 4 năm 2010 (UTC)
- Hình như bạn đang dịch từ en:Deep battle? --عبقور*=talk-butions 11:15, ngày 30 tháng 4 năm 2010 (UTC)
- Lúc mới vào wiki, cũng có một thành viên giúp mình cải bảng ấy để khỏi bị làm phiền do sửa đổi mâu thuẫn. Bạn cứ viết đi. Mình đang dịch một cuốn sách nghiên cứu của David M. Glantz về quân đội Liên Xô trong Chiến tranh thế giói thứ hai, trong đó có một chương về nghệ thuật quân sự Xô Viết. Hy vọng nó sẽ rất có ích khi dùng làm tài liệu tham khảo. --Двина-C75MT 05:06, ngày 24 tháng 5 năm 2010 (UTC)--
- Trong hình này, bạn nên dùng cụm từ "nhóm hỏa lực chế áp". Trong đó "chế áp" = "khống chế" + "áp đảo". Đó là thuật ngữ quân sự. Còn từ "đàn áp" thuờng chỉ dùng lĩnh vực trong chính trị - xã hội. --Двина-C75MT 05:29, ngày 24 tháng 5 năm 2010 (UTC)--
- Thời kỳ sau CM tháng 10, ở nước Nga Xô Viết và Liên Xô có một thứ bệnh mà chính V. I. Lenin đã chỉ ra là "bệnh ngứa thích nói cách mạng suông". Tại tập 45 và 52, ông đã chỉ ra căn bệnh này. Báo cáo đặc biệt của Khruschev mặc dù phê phán tệ sùng bái cá nhân Stalin và một số hậu quả của nó nhưng lại không chỉ ra được ba hậu quả nguy hiểm nhất của nó về đối nội là: tệ cơ hội ninh hót, tệ bè phái mất đoàn kết và tệ độc đoán, mất dân chủ trong Đảng. Thư của Lenin (được coi là di chúc) đã chỉ ra rằng tệ mất dân chủ trong Đảng Bolshevich là nguy cơ lớn nhất của Đảng này và không ai có thể bội nhọ được những người cộng sản trừ phi họ tự bôi nhọ chính mình. Việc không khắc phục đựoc ba điểu yếu chết người trên đây đáng lẽ có thể làm cho Liên Xô sụp đổ sớm hơn nhưng nó đã được điều chỉnh hai lần thành công và một lần thất bại. Lần thứ nhất là trong Chiến tranh Xô-Đức, lần thứ hai là cuộc cải cách của Khruschev. Nhưng cả hai lần này đều làm không triệt để. Lần thứ ba, Gorbachov có động cơ tốt nhưng chọn sai thời điểm, sai đối tượng và kết quả là thất bại. Hậu quả để lại còn nặng nề hơn nữa bởi những sai làm trong lãnh đạo suốt ngần ấy năm còn bị nhưng thế lực bài Nga lợi dụng để phủ nhận giai đoạn lịch sử này của người Nga. Đó là những điều mà tôi nhận thấy không phải vì đọc sách đỏ mà là trong cuộc nói chuyện với chính những người Nga không phải là cộng sản hiện nay. Vì vậy, nếu chỉ nhìn riêng từ một góc quân sự hoặc riêng số phận của từng con người thì sẽ là không đủ để có một bwusc tranh toàn cảnh về nền quân sự Xô Viết với các mối quan hệ nội tại của nó cũng như với các lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ. --Двина-C75MT 01:40, ngày 31 tháng 5 năm 2010 (UTC)--
- Tôi cũng đang bận với Dự án CTTG 2. Chắc đến cuối năm mới xong. Hy vọng tác chiến chiều sâu của bạn sẽ làm sáng tỏ nghệ thuật quân sự Xô Viết trong khi chúng ta thực hiện dự án này. --Двина-C75MT 01:42, ngày 31 tháng 5 năm 2010 (UTC)--
Vấn đề bản quyền đối với Tập tin:Panzer division 1941 organization chart revised.png
[sửa mã nguồn]Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Panzer division 1941 organization chart revised.png. Hình này được ghi nhận là chưa xác định tình trạng bản quyền của hình, điều này là yêu cầu bắt buộc của quy định về hình ảnh của Wikipedia. Nếu bạn không chỉ ra được tình trạng bản quyền trên trang mô tả của hình, sử dụng thẻ quyền thích hợp, nó có thể bị xóa một lúc nào đó trong vòng bảy ngày tới. Nếu bạn còn tải lên các tập tin khác, hãy kiểm tra lại xem bạn đã ghi nguồn và ghi thẻ cho nó chưa. Bạn có thể xem danh sách tập tin bạn đã tải lên tại liên kết này
Đây là thông báo tự động từ TVT-bot. Để có được sự trợ giúp về các quy định sử dụng hình ảnh, mời xem Wikipedia:Các câu hỏi về bản quyền tập tin hoặc nhắn tin cho người chủ con bot này hoặc một bảo quản viên Wikipedia. Cảm ơn sư hợp tác của bạn. 01:22, ngày 12 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Mời bạn tham gia Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Đề nghị rút sao, sắp hết hạn 1 tháng rồi.Porcupine (thảo luận) 04:39, ngày 24 tháng 5 năm 2010 (UTC)
- Bạn đọc bài viết, nếu cảm thấy bài chưa đạt Wikipedia:Tiêu chuẩn bài viết chọn lọc thì thêm {{OK}} cùng ý kiến của bạn về bài viết. Nếu thấy bài viết đạt những tiêu chuẩn trên thì thêm {{OK?}} cùng ý kiến của bạn. Nếu bạn không biết hoặc phân vân nên chọn OK hay OK? thì có thể thêm {{YK}} cùng ý kiến của bạn.Porcupine (thảo luận) 08:40, ngày 24 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Thông tin về cơ cấu biên chế chuẩn của một sư đoàn xe tăng Đức tại Tập tin:Panzer division 1941 organization chart revised.png cần được điều chỉnh. Khảo sát mô hình chuẩn của Sư đoàn xe tăng 5 (Đức) thuộc Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) tại thời điểm tháng 1 năm 1943 đóng ở Viazma, mặt trận phía Đông, có thể thấy nó bao gồm:
- 3 trung đoàn xe tăng 13, 14 và 31 (3 trung đoàn chứ không phải 1).
- Trung đoàn pháo tự hành 116 hoặc lữ đoàn
- Tiểu đoàn xe bọc thép trinh sát 5
- Tiểu đoàn súng phòng không 288
- Tiểu đoàn chống tăng 53
- Tiểu đoàn xe bọc thép công binh 89
- Tiểu đoàn thông tin 77
- Đơn vị hậu cần bảo đảm xe tăng 85.
Ở mặt trận phía Đông, các sư đoàn xe tăng Đức đạt mô hình chuẩn đầu đủ nhất vào các năm từ 1941-1943. Từ 1944 trở đi, chỉ có các sư đoàn xe tăng cận vệ (Panzergrenadier) và SS đạt mô hinh này. --Двина-C75MT 01:22, ngày 1 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
- Anh có thể xem ở đây về TO&E của các Sư đoàn Xe tăng - Thiết giáp của Ðức Quốc xã trong các thời kỳ. Một điều nữa, khảo sát của anh so ra không chính xác ở chỗ hai trung đoàn 13-14 là 2 trung đoàn bộ binh cơ giới hoá (Panzergrenadier - tức là bộ binh được chở bằng xe thiết giáp bán xích), chỉ có trung đoàn 31 là trung đoàn tăng (xem ở đây.
- Có lẽ tại cách dịch. Bộ binh cơ giới là infantery mot. Từ điển Đức Việt cho kết quả grenadier = lính ném lựu đạn (nghĩa đen), tôi hiểu là pháo thủ, nghĩa khác là lính cận vệ. Không có nghĩa nào cho kết quả là bộ binh. --Двина-C75MT 04:36, ngày 1 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
- Từ tiếng Đức nguyên thuỷ là Schützen. Chỉ tới năm 1942, Hitler mới ra lệnh đổi thành Grenadier, một từ cũ mang tính lịch sử của quân đội Đức thời Frederick Đại đế. Hồi đó, cấu trúc quân đội rất khác: gồm bộ binh mang súng trường, kỵ binh, pháo binh, bộ binh ném lựu đạn - grenadier chỉ loại lính này. Tazadeperla (thảo luận) 05:01, ngày 1 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Mình vừa tạm rời Không chiến tại Kuban để góp phần nhỏ làm rõ một vài vấn đề đối với M. N. Tukhachevsky. Hy vọng sẽ có sự thống nhất giữa Tác chiến chiều sâu của bạn với tác giả đầu tiên của học thuyết ấy. --Двина-C75MT 17:06, ngày 31 tháng 5 năm 2010 (UTC)--
- cảm ơn bạn vô cùng về bài viết này. Nhưng về phần "ý kiến" thì tôi không dám vì nói thật tôi khá dốt về quân sự. Chắc ý kiến của các thành viên chuyên về quân sự Minh Tâm và bác Dieu là thích hợp hơn cả. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:57, ngày 5 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Tôi đã đề cử bài này vào vòng sơ tuyển chọn ứng cử viên bài chọn lọc của Dự án chiến tranh thế giới thứ hai tại đây. Minh Huy sẽ mở biểu quyết trong vài ngày tới. --Двина-C75MT 05:50, ngày 9 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
p/s: Bạn nên nhớ ký tên sau mỗi thảo luận. --Двина-C75MT 05:50, ngày 9 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
Zhukov
[sửa mã nguồn]Không biết Tazadeperla có lầm không khi nói bài Zhukov sử dụng quan điểm và trích dẫn từ 1 nguồn của Cố Vân Thâm. Trong số 132 chú thích của bài, chưa đến 10 chú thích lấy từ sách Thập đại tùng thư mà tôi thấy khi viết bài, bác Tâm sử dụng nguồn chủ yếu là hồi kí của các nguyên soái LX cùng thời như Vasilevsky, Rokossovssky, Stemenko và một tác phẩm của Albert Axell. Nguồn Cố Vân Thâm là do tôi và Sholokhov đưa vào chỉ để bổ sung 1 số chi tiết nhỏ trong bài thôi.--Prof MK (thảo luận) 05:27, ngày 9 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Tôi đồng ý với bạn rằng không phải ai sinh ra cũng tài giỏi ngay được. Nhưng đây là bài viết về tiểu sử một con người. Do đó phần giới thiệu có thể làm cho ai dó không ưa ông này phát tức lên. Nhưng lời mở đầu giống như lời giới thiệu một cuốn sách. Chắc bạn đã đọc nhiều sách, không biết bạn có để ý đến "lời giới thiệu" hay "lời tựa" của các cuốn sách không. Nó tương tự như những cái mà bạn vừa trao đổi với Prof MK. Do đó, viết như vậy không có gì là quá đáng. Còn một loạt các tướng lĩnh của đồng minh cũng có nhiều công lao to lớn không kém như trong chiến tranh thế giới thứ hai như Eisenhower, Montgomery, Mac Arthur và nhiều người khác. Các bài viết về họ trên vi.wiki hiện nay cũng chưa đánh giá hết những công lao đó của họ. --Двина-C75MT 11:10, ngày 9 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
- Anh Minh Tâm ạ, có lẽ quan điểm của tôi nhìn vào các bài viết về một con người thì cần phải chân thực như là về "người", trong đó có cái tiến trình học hỏi, tiến trình tình cảm, tiến trình sống của họ nữa. Nếu chúng ta cố ý không nhìn thấy các tiến trình đó, thì bài viết chỉ là một lát cắt ngang, thành phiến diện, thành một bài hát ca ngợi mà thôi.
- Khi tôi đọc về Chiến tranh Thế giới thứ 2, dĩ nhiên tôi cóp nhặt khá nhiều chi tiết về Zhukov, dù chưa góp lại thành một bức tranh hoàn chỉnh. Dầu sao, tôi cũng thấy thấp thoáng một tiến trình của Zhukov từ một sĩ quan kỵ binh cấp chiến thuật trở thành một vị tướng ở cấp điều hành chiến dịch, rồi trở thành một vị soái tròn trĩnh ở cấp chiến lược như thế nào. Tôi cho rằng nếu lột tả thành công tiến trình đó một cách vững chắc, thì mới có thể coi là có một bài viết đủ chất lượng. Thân mến. Tazadeperla (thảo luận)
Bài chọn lọc
[sửa mã nguồn]Ồ, không có gì... Tôi cũng làm như các thành viên khác thôi, khuyến khích bạn bè viết bài tốt. Hồi tôi mới vào wiki cũng được các bạn bè động viên như vậy. Riêng về Zhukov, trước khi sửa, bạn nên tham khảo từ nguồn các bạn bè phương Tây của ông ấy: Tổng thống Hoa Kỳ Eishenhower và con trai John Eisenhower, Thống chế Anh Montgomery, Đại tướng Hoa Kỳ Lucius Dubignon Clay, thiếu tướng Anh Tony Le Tissier.. Tôi không bênh ai cả nhưng rất ghét những chuyện bịa đặt kiểu Anthony Beevor. Chính ông này cũng bị các đồng nghiệp phương Tây phản đối. Đây là bài nhạy cảm. Bạn nên thận trọng. --Двина-C75MT 11:01, ngày 9 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
Ngày giờ của Chiến dịch Bagratyon
[sửa mã nguồn]Thành viên:Tazadeperla căn cứ vào đâu để bảo rằng năm 1944, Liên Xô dùng lịch khác ? Để rồi yêu cầu phải theo ngày giờ do Phương Tây áp đặt ??? -Двина-C75MT 10:36, ngày 10 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
Bạn nên nhớ cho rằng Người Anh, người Mỹ, không hề có mặt tham gia tất cả các trận đánh ở Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Vì vậy, đừng đem luận điểm và nguồn của Phương Tây ra áp đặt cho Liên Xô. Cũng như người Nga không bao giờ đem nguồn của mình áp đặt cho Mặt trận Thái Bình Dương và Mặt trận phía Tây vì họ cũng không tham chiến ở những chỗ đó, (trừ Chiến dịch Mãn Châu diễn ra trên đất liền và chiến dịch này cũng không hề có quân Anh, Mỹ tham gia.. --Двина-C75MT 10:43, ngày 10 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
Tôi chẳng đem nguồn của ai ra để áp đặt ai cả, tôi chỉ sử dụng những nguồn mà tôi cho là đáng tin cậy anh Minh Tâm ạ. Anh hiểu "đáng tin cậy" là như thế nào chứ ? Hơn nữa, anh cũng cần có thai độ tôn trọng đối với các nguồn phương Tây, chỉ vì lý do duy nhất tính đa chiều bảo đảm cho sự khách quan của Wiki. Tazadeperla (thảo luận) 21:54, ngày 10 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Không cứ phải đa chiều mới khách quan. Khách quan chính là tôn trọng cái nó vốn có chứ không phải tôn trọng cái đã được xào nấu lại. Hơn nữa, Người Nga mở chiến dịch Bagratyon chứ không phải phương Tây và tôi có hơn 100 nguồn khẳng định điều đó. --Двина-C75MT 03:51, ngày 11 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
- Tôi vẫn tôn trọng nguồn của phuwong Tây đối với những gì diễn ra ở mặt trận Tây Âu, mặt trận Ý, mặt trận Thái Bình Dương (trừ Mãn Châu và Bắc Triều Tiên). Không bao giờ tôi dẫn nguồn Nga cho những sự kiện ở đây vì một lẽ rất đơn giản, người Nga không tham chiến ở đó. Nếu họ viết về những sự kiện ở nơi họ không có mặt cũng chỉ là "bắc chõ nghe hơi". Đối với các nước đồnng minh Phương Tây cũng vậy thôi. --Двина-C75MT 03:55, ngày 11 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
- Thôi, tôi không có sửa ngày giờ chiến dịch Bagration của anh đâu mà. Tôi cũng không tìm thấy một nguồn Tây Phương nào hợp lý hơn nguồn của anh. Tôi nghi ngờ xác thực của lịch Nga ở chỗ hồi đó LX có 2 lịch: lịch Julian do Nhà thờ Chính thống giáo của Nga ban hành và lịch chính thức đã đổi sang Gregorian. Hai lịch này lệch nhau 12 hoặc 13 ngày tuỳ năm. Tazadeperla (thảo luận) 07:08, ngày 11 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Chiến dịch Bagration
[sửa mã nguồn]Tôi đã hiểu bạn qua việc sửa chữa bài này. Tuy nhiên, nó cần một đống nguồn. Tôi đã từng làm upgreat nên biết rõ việc này. Liệu bạn có đủ nguồn không ? Có cần trợ giúp không ? Tôi rất lo vì dự kiến đưa bài này ra tranh cử FA. --Двина-C75MT 13:25, ngày 14 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
- Cảm ơn anh Minh Tâm. Hiện tôi chỉ có đúng mấy bản tiếng Anh. Nguồn chính chỉ dựa vào quyển của Zaloga vì nó ngắn gọn. Tôi còn quyển Nhớ lại và suy nghĩ của Zhukov nhưng định sửa xong dàn mới xem và chỉnh sửa. Nếu anh có bản của Stemenco thì tốt quá, vì hầu hết các tác giả Phương Tây đều đánh giá rất cao quyển sách của ông này. Tazadeperla (thảo luận) 14:06, ngày 14 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Tôi có đủ cả: Zhukov, Vasilevsky, Stemenko, Rokossovsky, Bagramyan, Rotmistrov, Samsonov, Isaev, David M. Glantz, Steven J. Zaloga, William M. Connor, Walter Scott Dunn, Harold Steven Orenstein, Guderyal, Mellenthin, Tippenskirk, John Erickson đều nói về chiến dịch này và cùng một số nguồn nữa chưa kiểm định lại. Bạn cứ sửa đi. Tôi sẽ hiệu đính và bổ sung đầy đủ nguồn sau. --Двина-C75MT 14:37, ngày 14 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
- Bạn vui lòng bổ sung thông tin (miêu tả) Tập tin:Belorusia Front Offensive Phases.png không? Thí dụ phần miêu tả, và quan trọng hơn là nguồn gốc. Tất nhiên là tôi tin bạn vẽ nhưng nguồn gốc nào để bạn dựa vào vẽ lại (thông tin kiểm chứng được) cũng cần đề cập, thân mến. Lưu Ly (thảo luận) 09:30, ngày 17 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Những thông tin bạn cấp cho tôi nên ghi vào mục "nguồn gốc" của hình. Thank. Lưu Ly (thảo luận) 01:40, ngày 19 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Bạn vui lòng bổ sung thông tin (miêu tả) Tập tin:Belorusia Front Offensive Phases.png không? Thí dụ phần miêu tả, và quan trọng hơn là nguồn gốc. Tất nhiên là tôi tin bạn vẽ nhưng nguồn gốc nào để bạn dựa vào vẽ lại (thông tin kiểm chứng được) cũng cần đề cập, thân mến. Lưu Ly (thảo luận) 09:30, ngày 17 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Anh Minh Tâm có thể giúp tôi bổ sung nguồn đối chiếu từ Vasilevsky và Stemenco cho các con số chính được không? Cảm ơn anh nhiều. Tazadeperla (thảo luận) 00:42, ngày 19 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Nguồn đối chiếu từ Vasilevsky, Stemenco và cả Zhukov nữa, tôi sẽ bổ sung sau khi bạn sửa xong. Một số thông tin của Zaloga cũng sẽ được điều chỉnh.
- Về bản đồ, bạn nên làm theo cách vẽ của Lưu Ly khi bạn ấy Việt hóa bản đồ này thành tấm bản đồ tương tự ở bên phải đây. Rất chính xác và cũng không đến nỗi rườm rà. Nếu bạn có thể làm được như vậy với bản đồ này, giá trị chất lượng sẽ được nâng cao rất nhiều, tính bách khoa được thể hiện đầy đủ. --Двина-C75MT 02:59, ngày 19 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
- Về việc bạn cho rằng bản đồ rườm rà, tôi thấy lập luận này xa lạ đối với người có kiến thức quân sự như bạn. Bản đồ quân sự là loại bản đồ có tính chuyên ngành sâu và tính bách khoa cao, càng chi tiết càng tốt, không giống như các bản đồ sơ lược mô phỏng trong sách giáo khoa phổ thông. --Двина-C75MT 04:31, ngày 19 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
- Anh Minh Tâm ạ, tôi vẫn nghĩ Wiki dành cho đối tượng ai đọc cũng được, nên nó cần đơn giản. Có thể thôi anh ạ. Tazadeperla (thảo luận) 06:44, ngày 19 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Tuy nhiên, để dành cho đối tượng am hiểu, anh có phiền không nếu tôi đưa bản đồ chi tiết và cao cấp hơn, có độ phân giải cao hơn vào bài? --Двина-C75MT 07:31, ngày 19 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
- Dĩ nhiên là tôi không phiền anh Minh Tâm ạ, wiki là của mọi người mà. Nhưng mà bản đồ của anh rất tuyệt. Tôi sẽ Việt hoá nó theo gợi ý của anh. Tazadeperla (thảo luận) 08:49, ngày 19 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Rất đẹp. Tôi không tin vào mắt mình nữa! Khâm phục lòng dũng cảm của Tazadeperla. Để các BQV khỏi soi mói đến "thời gian tạo ra tác phẩm", bạn nên bổ sung thông tin này. Wiki khe khắt về bản quyền đến mức Việt hóa chưa đủ mà còn phải vẽ lại nó (đương nhiên là không ai chịu làm thế cả). Bạn nên là mấy việc sau đây để khỏi bị truy nguyên bản quyền:
- Thay đổi màu sắc cho khác (một chút) so với bản gốc.
- Những tên con sông, kênh đào, các thị trấn nhỏ cũng nên được Việt hóa (chắc chắn bạn biết tiếng Nga). Để làm đựoc điều này. Lưu Ly phải bỏ ra hai tuần.
- Bổ sung dấu thanh tiếng Việt.
- Đóng góp của bạn rất có giá trị cho wiki tiếng Việt về hình ảnh. --Двина-C75MT 12:40, ngày 21 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
- Cảm ơn góp ý của anh. Quả thực, tôi luôn là người cầu toàn, nên chắc chắn là sẽ phải làm cho nó hoàn chỉnh hơn. Có điều, tôi chỉ gắng thôi, vì tôi dốt tiếng Nga anh Minh Tâm ạ. Giá tôi biết tiếng Nga như anh... :-) Tazadeperla (thảo luận) 10:23, ngày 22 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Tác chiến chiều sâu
[sửa mã nguồn]Xin gửi lời chúc mừng nhiệt liệt đến Tazadeperla. Bài viết Tác chiến chiều sâu của bạn đã được đưa vào Danh sách dự kiến đề cử của Chủ đề chiến tranh thế giới thứ hai tại mục Bài viết kỳ này - số 14. Xem tại đây và tại đây. --Двина-C75MT 07:35, ngày 20 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
Cảm ơn anh Minh Tâm vì sự đề cử của anh. Với bài này, tôi vẫn sẽ tiếp tục củng cố nó ở phần "Học thuyết sau Chiến tranh TG thứ 2", vì tôi nhận ra rằng học thuyết vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hiện đại hoá đang diễn ra của Quân đội Nga, cho dù thời thế đã thay đổi, khi vũ khí chính xác và không quân đang thay thế lực lượng xe tăng - cơ giới hoá trong những cuộc chiến tranh tương lai. Như anh biết, Quân đội Việt Nam chịu ảnh hưởng của "Tác chiến chiều sâu" rất nhiều, nên tôi sẽ gắng chắt lọc ra những điểm quan trọng.Tazadeperla (thảo luận) 08:53, ngày 20 tháng 6 năm 2010 (UTC)
Các thị xã, thị trấn, sông, hồ, vịnh trong bản đồ Chiến dịch Bagration
[sửa mã nguồn]Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới theo tọa độ:
Phần trên vĩ tuyến 54
[sửa mã nguồn]- Ô 20-22 Đông, 56 Bắc
- Thị xã: Lyepaya
- Thị trấn: Rushava, Prikulye, Skuodas, Ilakyai.
- Ô 22 - 24 đông, 56 Bắc
- Sông: Lyelupe
- Thành phố: Elgava
- Thị trấn:
- Hàng dọc 1: Skunda, Seda.
- Hàng dọc 2: Letskava.
- Hàng dọc 3: Brotseny, Sandus, Mazheykai, Vyekshnai.
- Hàng dọc 4: Aytse
- Hàng dọc 5: Gardzne, Dobele
- Hàng dọc 6: Eleya
- Ô 24-26 Đông, 56 Bắc
- Sông: Tây Dvina, Yeshava, Mushp, Memlye.
- Thị trấn:
- Hàng dọc 1: Baldonye, Yeshava, Bauska, Yonishkenis
- Hàng dọc 2: Vetsmuyzha, Skaystkalne
- Hàng dọc 3: Lyelvarde, Skrivery
- Hàng dọc 4: Rostini, Krustpils, Akniste
- Ô 26-28 Đông, 56 Bắc
- Hồ: Lubana, Rezna
- Sông: Aivyekste, Dubna, Utroya.
- Thị xã: Rezerkne
- Thị trấn: Madona, Vilyane.
- Ô 28-30 Đông, 56 Bắc
- Sông: Lzha, Yssa, Sinyaya, Velikaya, Loknaya
- Thị xã: Opochka, Nevel
- Thị trấn: Cebezh, Idritsa
- Ô 30-32 Đông, 56 Bắc
- Sông: Lovat, Kunaya
- Hồ: Dvinye
- Thị xã: Valikye Luky, Tolopez
- Thị trấn: Lokvna, Novosokolniky, Stary Toropa
- Ô 32-34 Đông, 56 Bắc
- Sông: Tây Dvina, Mezha, Volga
- Thị trấn:
- Dọc 1: Andreapol, Tây Dvina
- Dọc 2: Nyelidovo
- Dọc 3: Molodoy Tud, Olenino
- Ô 20-22 Đông, 54-56 Bắc
- Vịnh: Kurish
- Sông: Minya, Yura, Neman
- Hồ:Darzeynen
- Thành phố: Kenigsberg
- Thị xã: Memen, Tinzit, Insterburg
- Thị trấn:
- Dọc 1: Krants
- Dọc 2: Palanga, Labyau
- Dọc 3: Kretinga
- Dọc 4: Plunge
- Dọc 5: Retevas
- Ô 22-24 Đông, 54-56 Bắc
- Sông: Venta, Dubytsa, Nevenzhis
- Thị xã: Syaulyai, Kaunas, Suvanky
- Thị trấn:
- Dọc 1: Telshysai, Shilale, Taugaze, Gumbynen
- Dọc 2: Skaudvile, Goldan
- Dọc 3: Kurshenai, Kelme, Floryanitsky, Ratseynyai, Yurbarkash, Kibartai
- Dọc 3: Radeylishkis, Kedainyai, Vilkavishkis, Maryampolye, Pryenai, Drushkiniskay.
- Ô 24-26, 54-56 Bắc
- Sông: Shveltoy, Vilnya, Neman, Merzhic
- Thành phố: Vilnyus
- Thị xã: Utena
- Thị trấn:
- Dọc 1: Panevezhis, Yonava, Alitus
- Dọc 2: Kupishkis, Ukmege, Evye, Verena.
- Dọc 3: Podrodzhe, Mayshegola, Ostrovek, Oshmyani.
- Ô 26-28 Đông, 54-56 Bắc
- Sông: Deshna, Berezina
- Hồ: Naroch
- Thị xã: Daugapinsk, Vileyka, Molodechno
- Thị trấn:
- Dọc 1: Zarasai, Shvenchenys, Mukhalisky
- Dọc 2: Vidzy, Poshtavy, Svir, Smorgoy.
- Dọc 3: Kraslava, Krivichy, Krasnoye,
- Dọc 4: Druya, Sharkoshina, Parafianovo, Budslav.
- Dọc 5: Drissa, Klubokoye, Podsvile, Lakshiny, Logoysk, Ostroshasky Gorodok
- Ô 28-30 Đông, 54-56 Bắc
- Sông: Drissa, Obol, Ulla.
- Hồ: Netserlo, Lukomskoya, Palik
- Thị xã: Plosk, Lepel, Borisov.
- Thị trấn:
- Dọc 1: Disna, Begoml, Smolevichi.
- Dọc 2: Vetriko, Ushachi.
- Dọc 3: Chashniki, Kholopeniki, Krupky, Ozdyatichi, Chernyaevka
- Dọc 4: Ulla, Beshenkovichi.
- Dọc 5: Sirotin, Shumilino, Gnezdilovichi, Senno, Novo Byalitsa, Toloshin, Kurgan.
- Ô 30-32 Đông, 54-56 Bắc
- Sông: Mezha, Bắc Dvina, Kasplya, Luchetsa, Dniepr, Shozh.
- Thành phố: Vitebsk
- Thị xã: Orsha, Mogilev
- Thị trấn:
- Dọc 1: Bogushevsk, Shklov.
- Dọc 2: Usviaty, Surazh, Lyozno, Dubrovno, Gorky, Chausy.
- Dọc 3: Velich, Rudna, Krasnoye, Bayevo
- Dọc 4: Ilino, Demidov, Monastyrshina, Mstislavsk, Gusino,
- Ô 32-34 Đông, 54-56 Bắc
- Sông: Obsha, Vop, Dniepr, Ugra, Desna, Ostyor.
- Thành phố: Smolensk
- Thị xã: Yarshevo, Yelnia.
- Thị trấn:
- Dọc 1: Zharkovsky, Lomonosovo, Prechistoye, Dukhovshina, Kolodnaya, Khislavichi.
- Dọc 2: Belyi, Pochinok.
- Dọc 3: Antinino, Kholm Zhikovsky, Safonovo, Izdeshkovo, Dorogobyzh, Ushakovo, Ekimovichi.
Tazaza cố gắng giúp nhé! Còn vùng giữa hai vĩ tuyến 52-54 và dưới vĩ tuyến 54, đến mai mình sẽ dịch tiếp. --Двина-C75MT 11:08, ngày 24 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
- Cảm ơn anh Minh Tâm nhiều. Sẽ cho vào rồi update. Tạm thời up lên cho anh xem công phu đã :-) Tazadeperla (thảo luận) 18:11, ngày 24 tháng 6 năm 2010 (UTC)
- Đáng khâm phục công sức của bạn. Dự án WW2 sẽ có một bản đồ quân sự vào loại tốt nhất, cho đáng với danh hiệu dự án chọn lọc. Sau đây là phần còn lại dưới vĩ tuyến 54 Bắc:
Phần dưới vĩ tuyến 54
[sửa mã nguồn]- Ô 18-20 Đông, 52-54 Bắc
- Sông: Visla, Drvenitsa
- Thị xã: Elbing, Marieelburg (sát trên vĩ tuyến 54 Bắc); Gruzenda, Vroslavek
- Thị trấn:
- Dọc 1: Gchev (sát trên vị tuyến 54 Bắc); Nove.
- Dọc 2: Marienverder, Lipno, Kutno
- Dọc 3: Tolbysmit (trên vĩ tuyến 54 Bắc), Doytsh-Ailau, Bronitsa
- Dọc 4: Pilau (trên vĩ tuyến 54 Bắc, sát vĩ tuyến 20 Đông), Osterode, Serpts, Plotsk, Lovik.
- Ô 20-22 Đông, 52-54 Bắc
- Sông: Omulev, Narev, Vkra, Livets, Visla
- Hồ: Shpirding
- Thành phố (thủ đô): Warsawa
- Thị xã: Allenshtein
- Dọc 1: Mlava
- Dọc 2: Modlin
- Dọc 3: Puntusk, Serosk
- Dọc 4: Myshinets, Volomin
- Dọc 5: Ostrozhenka, Ruzhan, Otebug
- Dọc 6: Ostruv-Mazovesky, Minsk-Mazovesky
- Ô 22-24 Đông, 52-54 Bắc
- Sông: Bobr Narev, Tây Buk
- Thị xã: Grodno, Byelostok, Brest
- Thị trấn:
- Dọc 1: Stavisky, Zambrov, Chizev, Sedltse
- Dọc 2: Grayevo, Osovets, Tsekhanovets
- Dọc 3: Avgustov, Surazh, Lositse
- Dọc 4: Livsk, Cerafimoviche, Sokolka, Cheremkha, Byala-Podlyaskaya
- Dọc 5: Zagorany, Belovezh.
- Ô 24-26 Đông, 52-54 Bắc
- Sông: Neman. Moluad, Shara,
- Kênh đào: Dniepr-Bug
- Thị xã: Lida, Baranovichi
- Thị trấn:
- Dọc 1: Skydel, Mosty, Svisloch, Shereshevo
- Dọc 2: Ostryna, Volkovysk, Pruzhan, Kobril
- Dọc 3: Ruzhan, Bereza.
- Dọc 4: Molchad, Slonim, Ivanchevichi, Droghichin.
- Dọc 5: Novogrudok, Terekhany
- Ô 26-28 Đông, 52-54 Bắc
- Sông: Bobrik, Tsna, Lan, Maroch, Sluch
- Thành phố: Minsk
- Thị xã: Baranovychi Slusk.
- Thị trấn:
- Dọc 1: Lubcha, Korelychi, Turech.
- Dọc 2: Ivenets, Smoyatsy, Gorodeya, Nesvizh, Gantsevychi
- Dọc 3: Dzerzhinsk, Uzda, Kopyl, Timkovychi, David-Gorodok
- Dọc 4: Volma, Samokhvadovychi, Pgost, Starobin, Pukhovychi, Mikashevychi, Zhitkovichi, Turov.
- Ô 28-30 Đông, 52-54 Bắc
- Sông: Drut, Svisloch, Bolma, Ptich, Berezina, Oressa, Pripyat
- Hồ: Chervonoye
- Thành phố: Bobruysk.
- Thị xã: Mozyr
- Thị trấn:
- Dọc 1: Pukhovychi, Stary-Doroghi, Prussy, Kobtsevychi, Pyotrikov.
- Dọc 2: Berezino, Svisloch, Osipovychi, Grusha, Glussk, Karpilovka, Kopatkevychi.
- Dọc 3: Klichev, Timovka, Knyshevychi, Goduny, Ozarychi, Kalinkovychi
- Dọc 4: Belyinychi, Dobysno, Parychi, Shatsilki
- Ô 30-32 Đông, 52-54 Bắc
- Sông: Bessed, Sozh, Dniepr
- Thành phố: Mozhilev, Gomen
- Thị xã: Krichev, Zhlobin, Rechitsa, Novozybkov
- Thị trấn
- Dọc 1: Bykhov, Selets-Kholopeev, Novobykhov, Rogachev.
- Dọc 2: Chausy, Blagovychi, Propoysk, Gorky, Chechersk, Buda-Koshelevo, Duravychi,
- Dọc 3: Khodos, Dobrush, Terekovka
- Ô 32-34 Đông, 52-54 Bắc
- Sông: Oster, Iput, Unecha, Snov.
- Thị xã: Roslav, Klintsy, Unecha
- Thị trấn:
- Dọc 1: Kostyukovychi, Belynkovychi, Klimovo.
- Dọc 2: Khotimsk, Surazh, Semenovka.
- Dọc 3: Mglin, Starobud,
- Dọc 4: Sesha, Kletnya, Pogar
- Ô 18-20 Đông, dưới 52 Bắc
- Sông: Vilavka, Pilitsa.
- Thành phố: Lodz,
- Thị xã: Petrokov
- Ô 20-22 Đông, dưới 52 Bắc
- Sông: Pilitsa
- Thị xã: Radom
- Thị trấn ‘’(từ trái sang phải)’’: Tomatsuv-Mazovesky, Skenyevitse, Magnushev, Zvolen, Solets, Demblin, Yuzefun, Pulavy, Opole.
- Ô 22-24 Đông, dưới 52 Bắc.
- Sông: Vepsh
- Thị xã: Lyublin.
- Thị trấn ‘’(từ trái sang phải)’’: Luluv, Raznyn, Parchev, Vishnitse, Zeml, Volodava, Domachevo.
- Ô 24-26 Đông, dưới 52 Bắc
- Sông: Pripyat, Stokhod, Styr
- Thị xã: Koven
- Thị trấn:
- Dọc 1: Malorita, Rashno, Turiyon, Verda.
- Dọc 2: Kamen-Kashirsk, Soloby
- Dọc 3: Lyubeshov, Manevychi, Kolky.
- Ô 26-28 Đông, dưới 52 Bắc
- Sông: Goryl, Lva, Stviga, Ubort
- Thị trấn ‘’(từ trái sang phải)’’: Dubrovitsa, Sarny, Vysotsk, Smolin, Rokitno
- Ô 28-30 Đông, dưới 52 Bắc
- Thị trấn: Lenchitsy
- ’’(các vị trí còn lại khuất)’’
- Ô 30-32 Đông, dưới 52 Bắc
- Thị trấn: Loev, Shorc
- ’’(các vị trí còn lại khuất)’’
- Ô 32-34 Đông, dưới 52 Bắc
- Sông: Dessna
- Thị trấn: Kholmy
- ’’(các vị trí còn lại khuất)’’
- Bạn nên sửa lại ngày bắt đàu chiến dịch: 22 tháng 6 năm 1944.
- Rất cảm ơn bạn về món quà. Tôi thấy rất cần bản đề có độ phân giải cao cho bài để các thành viên và độc giả am hiểu về quân sự nghiên cứu. Còn phần tôi, tôi có đủ một tập bản đồ tiếng Nga về chiến tranh Xô-Đức gồm hơn 60 tấm, tấm nào cũng có độ phân giải cao trên 3.000 px và biết tiếng Nga nên tôi được tất. Một lần nữa, chân thành crm ơn bạn đã rất cố gắng giúp đỡ cho dự án. --Двина-C75MT 05:54, ngày 26 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
P/s Giải quyết xong Dniepr và Ukraina, tôi sẽ bổ sung nguồn cho Chiến dịch Bagration và viết các bài chi tiết. --Двина-C75MT 05:58, ngày 26 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
Bình chọn Ứng cử viên bài viết chọn lọc
[sửa mã nguồn]Đề nghị các thành viên dự án WW2 cho ý kiến bình chọn ứng cử viên BVCL của dự án tại đây. --Двина-C75MT 09:03, ngày 27 tháng 6 năm 2010 (UTC)--
Re: Zhukov
[sửa mã nguồn]Chính vì tôi không để bụng chuyện gì nên chúng ta mới có thể trao đổi thống nhất với nhau mấy điều sau đây:
- Trước hết, tôi không bao giờ lấy dẫn chứng từ Cố Vân Thâm. Hình như một số thành viên sau này thêm vào. Lúc đó tôi đã Upgreat xong phần của mình nên không để ý.
- Tôi không tìm thấy bất kỳ một tài liệu nào chứng tỏ G. K. Zhukov đã từ học ở Đức và tôi không hề viết đoạn nào như thế. Cùng với việc này, tôi cũng đã bác bỏ ý kiến cho rằng G. K. Zhukov đã từng làm cố vấn quân sự cho Chính phủ Tôn Trung Sơn (Cái này chắc chắn là do Cố Vân Thâm "thấy người sang bắt quàng làm họ").
- Bạn chỉ có cuốn của Otto Chaney (đầy đủ là Otto Preston Chaney) thì hơi ít; còn tôi thấy cần phải dựa vào một loạt sách khác (trừ Cố Vân Thâm), kể cả hai cha con Eishenhower, bản Zhukov của Otto Chaney (bản gốc 1971) tái bản tại Oklahoma năm 1996. Bản "Marshal Zhukov, the man who beat Hitler" của Alberr Axell (mới nhất) cho Person Education in năm 2003. Bản Marshal Zhukov, the great strategy của đại tá Aman Sethi (Ấn Độ).
- Trong giai đoạn làm việc chung với Stalin, có hai cuốn đáng chú ý và tôi đều có: của A. M. Vasilevsky và của S. M. Stemenko. Tất cả đều đã được dẫn ra trong bài. Ngoài ra còn có một số bản khác của Liên Xô cũ nhưng họ thiên về ca ngợi nhiều nên tôi rất ít dùng.
- Về cuộc tập trận (không phải ở "Quân khu Minsk" mà là "Quân khu đặc biệt miền Tây") thì nó cũng được mô tả ở tập đầu của "Nhớ lại và suy nghĩ", diễn ra sau "Chiến dịch Khal Khingol" và trong thời kỳ "Chiến tranh Xô-Phần" chứ không phải trước chiến dịch này. Điều này cho thấy bạn bị lẫn lộn về thời gian lịch sử; giống như trước đó bạn đã nhầm lẫn về việc Liên Xô dùng lịch khác trong thảo luận bài Chiến dịch Bagration.
- Anh có thể viết phần chân dung con người, nhưng phần chân dung chính trị thì khá phức tạp. Nếu không gắn nó với những rối ren chính trị của Liên Xô sau khi I. V. Stalin chết và giai đoạn giao thời giữa Khruchev và Brezhnev, sẽ khó cho việc đánh giá đầy đủ hoặc sẽ đặt chân dung Zhukov biệt lập với thế giới.
- Tôi cũng không đồng ý rút ngắn bài viết. Những yếu tố chi tiết rất cần thiết để làm cho các bài kiểu như bài này có giá trị của một nguồn hạng 2. Nếu viết vắn tắt lại như kiểu sách giáo khoa (cái này tôi thấy khá rõ trong bài Chiến dịch Bagration sẽ làm cho bài viết chỉ còn lại là một nguồn hạng 3. Bài viết về lý thuyết quân sự khác hẳn với bài viết về chân dung nhân vật hay các diễn biến lịch sử. Ở những chỗ này, dài ngắn phụ thuộc vào phạm vi đề cập của vấn đề, không phụ thuộc vào số lượng câu chữ. Rốt cuộc, những vấn đề cơ bản nhất sẽ bị cắt bỏ và từ một "nguyên soái", Zhukov chỉ còn là một ông tướng tầm thường đúng như các mô tả trên en.wiki mà tôi đã từng đọc.
- Cuối cùng, tôi chỉ lưu ý rằng cuộc đời G. K. Zhukov gắn liền với gia đình và bản thân thì ít mà gắn liền với lịch sử thì nhiều. Việc viện dẫn những đánh giá của người khác đối với ông là rất cần thiết.
--Двина-C75MT 01:34, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)--
Đôi điều trao đổi lại
[sửa mã nguồn]- Trước hết, tôi không phải là người khởi thảo bài này. Những đoạn mở đầu mà anh nêu ra đều do Thái Nhi viết. Tôi chỉ Upgreat bài này theo lời mời của các thành viên WW2. Tôi chưa bao giờ coi Zhukov là nhà lý luận quân sự chuyên nghiệp nhưng những chiến dịch do ông tiến hành chính là sự chứng minh cho hai vấn đề tác chién chiếu sâu và nghệ thuật chiến dịch. Trong hồi ký của Zhukov (chắc anh đã đọc) đều đề cập đến một số vấn đề lý luận quân sự nhưng cách phân tích gắn với thực tế chứ không sa vào kinh viện. Ngoài ra, hơn 130 bài viết của ông trên Tạp chí quốc phòng sau đó đổi thành Tạp chí quân sự (Liên Xô cũ) từ năm 1951 cho đến cuối đời đề cập rất nhiều đến lý luận quân sự (kể cả việc viện dẫn Klauzvich, Monker...) những tài liệu này thế hệ hiện nay khó tiếp cận và cũng chưa được biên tập lại thành sách.
- Tôi dĩ nhiên tôn trọng Thái Nhi, vì anh ấy bỏ thời gian ra dịch hồi ký của Zhukov. Trong số các TV của dự án CTTG2, tôi kính trọng anh, nên thực sự cách tôi viết cũng là cách tôi chia sẻ ý nghĩ. Đừng để bụng nếu tôi bóc ra những hạt sạn không phải của anh.
- Những đoạn người khác thêm vào sau khi tôi upgreat xong không liên quan đến tôi, kể cả những sai lầm về việc cho rằng Zhukov đã học quân sự ở Đức. Cái này tôi đã nói rồi.
- Tôi đọc nhiều về nghệ thuật quân sự Xô viết, nên tôi hơi khó chịu khi thấy chi tiết ngụ ý phủ nhận lịch sử xương máu của môn nghệ thuật này.
- Đối với nhận xét về trận Khal Khingol, tôi không rõ anh nói Zhukov ấu trĩ về quân sự hay người viết. Nhưng chiến thuật gọng kìm xe tăng thì chắc chắn là sớm hơn nguwofi Đức trong Chiến tranh Ba Lan tahsng 9 năm 1939.
- Dĩ nhiên là người viết không hiểu về lý luận quân sự. Những ai biết về nó, chắc chắn hiểu khái niệm hợp thành và hợp đồng quân binh chủng xuất phát từ lâu trước đó, không phải do Zhukov sáng tạo ra, cũng không chờ tới "sau này" mới định nghĩa thành khái niệm.
- Đoạn Kiev "Zhukov nhìn thấu suốt toàn cục, lại hiểu rõ tư tưởng quân sự của người Đức..." Tôi chưa bao giờ viết như thế này.
- Well, câu này thực sự chướng tai. Đó là điều mất vài quyển sách để chứng minh, chứ không nói khơi khơi như thế được. Mà cũng chưa chắc chứng minh nổi, vì khái niệm toàn cục cũng có nghĩa là chiến lược, còn thấu suốt nghĩa là khả năng dự báo.
- Những dự báo có căn cứ trước trận Kursk là chính xác và nhiều tài liệu đã đề cập đến, tôi dẫn ra đây e quá dài dòng.
- Việc chuyển Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 cho PDQ Pribaltic 1 ban đầu đã không được I. V. Stalin dồng ý trong cuộc họp ngày 11 tháng 7 của Đại bản doanh. Lúc này, Rotmistrov vẫn chỉ huy Tập đoàn quân này. Ngày 29 tháng 7, I. V. Stalin mới đồng ý chuyển giao TĐQXTcv5 cho Bagramyan "vì lợi ích chiến dịch Memen-Klaipeda" (nguyên văn lời Stalin). Còn Zhukov thì đồng ý với Vasilevsky về mục tiêu cô lập TĐQ 16 (Đức) ở Kurlandia, hệ quả của chiến dịch này. Rotmistrov chỉ huy tập đoàn quân này đến ngày 14 tháng 8, khi ông được bổ nhiệm lên chức vụ cao hơn: "Phó tư lệnh Bộ tư lệnh tăng-thiết giáp" chứ không phải mất chức. Tướng V. T. Volsky thay Rotmistrov chỉ huy TĐQXTcv5. Viết lại điều này chẳng có gì khó.
- Anh đưa ra một chi tiết thú vị khi chuyển giao thì Rotmistrov. Tôi ghét phải nói rằng cách viết cho tôi suy nghĩ rằng Rotmitrov tham gia chiến dịch Memen.
- Về chiến dịch Đông Phổ, và nói chung là tất cả các chiến dịch mà Zhukpov chỉ đạo, tôi chỉ viết rất sơ lược về chiến dịch và tập trung vào việc chỉ đạo chiến dịch, những người viết thêm vào sau đó và sửa đổi quá nhiều đã biến các đoạn này thành tường thuật chiến dịch. Vì thế mà vai trò chỉ huy, chỉ đạo của Zhukov bị chìm xuống.
- Cách chọn lọc chi tiết của anh là đúng. Sao anh không lên tiếng về những rườm rà sau đó?
- Về câu hỏi bài viết này dành cho ai, tôi nói: nó giành cho các nhà quân sự chuyên nghiệp. Wiki là trang bách khoa, không phải là báo hay tạp chí. Nếu muốn tìm những bài ca ngợi Zhukov thì nên tìm trong các bài báo, tạp chí, tuyên truyền.
- Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn ở góc độ quân sự thuần túy thì chỉ đánh giá được một mặt của Zhukov, còn nhiều thứ khác đan xen cùng với vấn đề quân sự. Cũng như một chiến dịch, thành quả về quân sự chỉ là tiền đề cho các thành quả về chính trị. Không ai đem quân đội ra đánh nhau chơi. Các hoạt động quân sự, dù lớn, dù nhỏ đều phục vụ cho mục đích chính trị.
- Tôi không phản đối nhưng sửa đổi hợp lý nhưng cần gắn kết sự kiện đơn lẻ với toàn cục.
- Việc trong một bài viết có một hai câu đánh giá không phải là không bách khoa. Đối với các tướng lĩnh Anh, Hoa Kỳ, Đức... Tôi cũng vẫn làm như thế khi họ đạt được những thành công. Wiki không POV đến nỗi vô hồn.
--Двина-C75MT 05:39, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)--
Tập đoàn quân xung kích
[sửa mã nguồn]Xin cảm ơn bạn đã tham gia giải thích giúp tôi về phần này. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:06, ngày 6 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Lại xin cảm ơn bạn lần nữa vì đã giải thích giúp tôi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:53, ngày 7 tháng 7 năm 2010 (UTC)
Re: Tukhachevsky
[sửa mã nguồn]Bài viết tuyệt hay, tôi cho rằng Taza đã thành công khi "tưởng niệm 1 vị tướng muốn và đã sống lâu hơn cái chết của ông ta".--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 06:51, ngày 9 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Bạn nên chuyển bản nháp ấy tới Thành viên:Tazadeperla/Nháp, đó không gian bài viết mà, sao lại nháp được --عبقور*=talk-butions 03:41, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Tôi đã chuyển Taza đến Thành viên:Tazadeperla/Bản nháp Zhukov. --Двина-C75MT 04:27, ngày 11 tháng 7 năm 2010 (UTC)--
Công nhận nhìn khiếp thiệt, nhưng hẳn Cận vệ phải được trang bị tốt hơn đơn vị "thường" chứ, tôi thấy cái danh "cận vệ" cũng oách lắm rồi. À mà ở quyển đó có cho biết lực lượng xe tăng cận vệ khác xe tăng "thường" như thế nào không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:47, ngày 12 tháng 7 năm 2010 (UTC)
Taza bị David M. Glantz "lỡm" rồi nhé :D. Từ năm 1960 đến năm 1962, Zhukov không thể trực tiếp tổ chức lại lục quân Liên Xô mà chỉ đề xuất biện pháp tổ chức lại lục quân qua 12 bài tiểu luận khoa học quân sự đăng trên tạp chí "Quân sự Xô Viết" từ tháng 11 năm 1960 đến tháng 3 năm 1962 thôi. Bác Dieu2005 đang có ý kiến tại bình chọn đấy. --Двина-C75MT 09:59, ngày 13 tháng 7 năm 2010 (UTC)--
- Cảm ơn anh đã góp ý điểm này. Anyhow, tôi đang đọc để viết lại phần này một tí, chỉ vì học thuyết mới công bố năm trước của Nga chỉ mới liên quan đến hạt nhân, nên ngoài chuyện Nga đang bỏ sư đoàn để tổ chức lữ đoàn theo kiểu Mỹ thì tôi chưa có tài liệu gì mới. Tazadeperla (thảo luận) 11:08, ngày 13 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Nga không bỏ tổ chức sư đoàn để tổ chức lữ doàn mà ngược lại, tổ chức dưới sư đoàn là lữ đoàn. Mỗi lữ đoàn tổ chức theo kiểu gồm 4 tiểu đoàn bộ binh cơ giới (dùng các loại BMP và BMD) được tăng cường thêm các tiểu đoàn xe tăng, pháo phản lực, tên lửa phòng không tầm ngắn, các tiểu đoàn hỏa lực mặt đất, phòng hóa, chống phóng xạ... Quân số một lữ đoàn có thể lên đến 9.000 người (nhiều hơn cả một sư đoàn bạch binh). Còn về bài con ở chiến dịch Bagration thì tôi làm được, hiềm một nỗi chưa thể làm tốc lực ngay vì còn chưa giải quyết xong các bài con ở Trận sông Dniepr. Trận này quy mo lớn hơn Bagration và có nhiều chiến dịch giằng co rất găng. --Двина-C75MT 11:51, ngày 13 tháng 7 năm 2010 (UTC)--
- Về điểm hiện đại hoá của quân đội Nga hiện tại thì chắc anh không cập nhật rồi. Anh có thể xem ở đây hoặc ở đây. Hình thức chỉ huy sẽ thay đổi từ 4 cấp hiện tại (Quân khu - Tập đoàn quân - Sư đoàn - Trung đoàn) thành 3 cấp (Quân khu - Chỉ huy chiến dịch - Lữ đoàn). Nội dung của nó nghĩa là từ đây lữ đoàn sẽ là đơn vị chiến thuật cao nhất (có ban tham mưu), được sử dụng làm viên gạch để lập các đơn vị cấp chiến dịch thay cho Sư đoàn. Điều này nhằm bảo đảm sự linh động, đáp ứng cho một dải xung đột rộng từ chống khủng bố tới chiến tranh toàn diện. Tazadeperla (thảo luận) 15:06, ngày 13 tháng 7 năm 2010 (UTC)
Re: Bismarck
[sửa mã nguồn]Thú thật với bạn là tôi ko phải là người thiết lập bài này. Vì vậy, tôi sẽ copy tất cả những góp ý của bạn sang trang của La communista (thảo luận · đóng góp), nhưng vẫn giữ nguyên trong trang tôi. Lúc thành viên này viết bài, thành viên này có dịch từ en.wiki, nhưng đúng là thiếu chi tiết vì hoặc là ko dịch hết hoặc là lúc đấy en.wiki chưa mở rộng. Cám ơn góp ý của bạn! Còn phần mở đầu tôi đã làm theo kiểu tóm tắt 1 vài thông tin từ năm 1850 đến năm 1890, tôi nghĩ nếu có những sự ca ngợi về tài ngoại giao của ông thì phải đưa vào phần "Di sản" chứ? Vì phần "Di sản" của bản tiếng Việt còn ngắn nên tôi nghĩ khen chê thì đưa hết vào đó!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 00:16, ngày 14 tháng 7 năm 2010 (UTC)
Cái giàu có và bảo thủ là sự thật hiển nhiên, chứ ko phải là nhận định. Tôi nghĩ nếu người đọc đã đọc phần đầu rồi thì sẽ ko đọc tất cả các phần sau, mà chỉ đọc 1 số phần mà mình yêu thích thôi, bạn ạ!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 09:33, ngày 15 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Bạn có thể tham khảo bài Sự kiện năm 1956 ở Hungary, ở phần đầu họ viết rất chi tiết. Tuy nhiên, dù gì thì cái chi tiết "nhà giàu" cũng là vặt và có thể bỏ. Dù sao thì bài Bismarck vẫn chưa nằm trong tình trạng ổn định, vì tôi bận và thành viên khởi tạo nó cũng bận (tôi có kêu gọi viết bổ sung)! Thân mến! :))--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 01:52, ngày 16 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Hiện giờ tôi ko sửa nữa vì tôi chưa có thời gian, nếu có tôi sẽ sửa đổi lớn lao ở bài viết này! p/s Bạn ạ, WP cũng khá dân chủ, nhưng đối với các bài viết chọn lọc thì ko vừa đâu nhá! Bạn cứ xem tất cả các đề cử chọn lọc đi là sẽ thấy ngay thôi :))--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 15:44, ngày 17 tháng 7 năm 2010 (UTC)
Viết tắt
[sửa mã nguồn]Theo tôi, bạn không nên viết tắt PDQ, TĐQ, Cụm TĐQ... dù có mở ngoặc báo trước. Một số thành viên không quen sẽ không hiểu được. Ngya cả thuật ngữ Phương diện quân đối với họ cũng còn lạ lẫm. Vả lại, bài mới có 78KB, chưa đến nỗi dài. --Двина-C75MT 11:01, ngày 16 tháng 7 năm 2010 (UTC)--
Tác chiến chiều sâu
[sửa mã nguồn]Tôi không hiểu lý do bạn đã yêu cầu rút đề cử cho bài Tác chiến chiều sâu vào danh sách chọn lọc. Tôi chưa đọc qua nội dung bài nhưng tôi thấy về mặt hình thức nó có đầy đủ thông tin và chứng tỏ người viết đã bỏ công nghiên cứu về đề tài với những nguồn tham khảo rất hàn lâm. Tôi cũng chưa thấy ai đưa ý kiến nào phản đối mạnh về bài này. Xin bạn hãy xét lại đề nghị - cả mấy tuần qua chúng ta chưa có bài chọn lọc nào, phần lớn cũng là do tôi đã tìm quá nhiều khuyết điểm trong các bài đã được đề cử. NHD (thảo luận) 05:57, ngày 20 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Đồng ý với ý của anh NHD. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:44, ngày 20 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Tôi biết là có nhiều bài từng đã được chọn lọc có nội dung quá sơ sài và có nhiều bài đáng lẽ không nên được chọn lọc, nhưng đó có thể là do chúng được chọn lọc từ thời xa xưa, lúc dự án này mới hình thành và chưa có thủ tục chính thức để chọn bài. Tôi nghĩ nếu ta chọn những bài xứng đáng hơn, như bài tác chiến chiều sâu, ta sẽ có những ví dụ tốt hơn để các người viết noi gương theo. Một bài được chọn lọc không nhất thiết sẽ bị "đông đá" như bạn tưởng, mục đích đưa lên trang chính là để nhiều người đọc nó hơn và giúp cải thiện nó. NHD (thảo luận) 06:54, ngày 20 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Đây là một khuyết điểm mà tôi đang cố gắng khắc phục. Bạn hãy xem những đề cử gần đây, hầu hết đều không thành công. Bạn cũng lưu ý rằng các đề cử không phải được chọn lọc bằng biểu quyết mà bằng đồng thuận. Vấn đề ở đây là quá ít thành viên quan tâm vào việc chọn bài cho nên dẫn đến lơ là. Nếu bạn thấy bài nào đang được đề cử có khuyết điểm thì bạn có thể lên tiếng phản đối và nó sẽ không được chọn trừ khi các khuyết điểm đó được khắc phục. Tôi hiểu rõ việc bài chọn lọc không phải là vinh dự to lớn gì (chỉ có một số thành viên nhỏ tuổi hiếu thắng mới có ý nghĩ này). NHD (thảo luận) 17:13, ngày 20 tháng 7 năm 2010 (UTC)
- Tôi biết là có nhiều bài từng đã được chọn lọc có nội dung quá sơ sài và có nhiều bài đáng lẽ không nên được chọn lọc, nhưng đó có thể là do chúng được chọn lọc từ thời xa xưa, lúc dự án này mới hình thành và chưa có thủ tục chính thức để chọn bài. Tôi nghĩ nếu ta chọn những bài xứng đáng hơn, như bài tác chiến chiều sâu, ta sẽ có những ví dụ tốt hơn để các người viết noi gương theo. Một bài được chọn lọc không nhất thiết sẽ bị "đông đá" như bạn tưởng, mục đích đưa lên trang chính là để nhiều người đọc nó hơn và giúp cải thiện nó. NHD (thảo luận) 06:54, ngày 20 tháng 7 năm 2010 (UTC)
Chiến dịch Mãn Châu
[sửa mã nguồn]Trong bài có 2 chú thích bị lỗi, Taza kiểm tra lại nhé.--Prof MK (thảo luận) 15:01, ngày 23 tháng 7 năm 2010 (UTC)
Đây là một bài chọn lọc mà tôi cho rằng có vấn đề về bố cục và nội dung, rất mong được Tazadeperla hiệu đính.--Prof MK (thảo luận) 15:14, ngày 22 tháng 9 năm 2010 (UTC)