Thảo luận Wikipedia:Bạn có biết/2016/Tuần 14

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xem các bài viết đã được chọn: 12
Không có chú thích nào cho thông tin thú vị. Việt Hà (thảo luận) 12:51, ngày 3 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Không có chú thích nào cho thông tin thú vị. Việt Hà (thảo luận) 12:51, ngày 3 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Bài này thuộc tuần 13, và tôi đã đọc nhưng ko chọn được ý gì. Việt Hà (thảo luận) 19:11, ngày 3 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Bài chưa viết xong.--Trungda (thảo luận) 18:14, ngày 3 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Bài chuyên ngành hẹp và quá ít chú thích. Việt Hà (thảo luận) 19:36, ngày 3 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Chỉ có 1 chú thích. Nội dung đáng chú ý thuộc phần Intro nhưng ko có chú thích nào.Việt Hà (thảo luận) 19:36, ngày 3 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Thông tin thú vị trong bài chưa được chú thích (hy vọng người dịch cập nhật chú thích từ bài bên en.wp sang). Việt Hà (thảo luận) 19:38, ngày 3 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Nguồn trong bài nhìn chung đa phần từ báo mạng Việt Nam, khá yếu, cố vợt vậy. Việt Hà (thảo luận) 20:49, ngày 3 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Bài này cần được sửa kỹ hơn về văn phong dịch, đặc biệt tại các phần cuối như phần "Ứng dụng". Có thể để giữa tuần xem xét lại.Việt Hà (thảo luận) 19:44, ngày 3 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Thông tin thú vị về kỹ thuật úm gà nhưng nguồn rất yếu. Văn phong bài nhiều chỗ ko bách khoa, cần sửa thêm. Việt Hà (thảo luận) 20:00, ngày 3 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Kích thước thân thể chưa tới 60cm nhưng có thể nhảy xa trên không tới 5m. Nhưng thông tin này chưa có chú thích.--Trungda (thảo luận) 18:33, ngày 3 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Vua Chăm Po Klong Garai không những đánh đổ sự chiếm đóng nước mình mà còn thống trị lại Đế quốc Khmer chỉ bằng một trận đánh này. Nhưng bài có quá ít chú thích.--Trungda (thảo luận) 18:30, ngày 3 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Quá ít thông tin nhân vật.--Trungda (thảo luận) 17:46, ngày 3 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Đề cử[sửa mã nguồn]

Yêu cuồng si[sửa mã nguồn]

  • ... Adam Levine từ chối nhận thù lao trong vai diễn điện ảnh đầu tiên với Yêu cuồng si?
  • ... để tiết kiệm chi phí, một vài cảnh phim trong Yêu cuồng si được quay vào buổi khuya bằng máy ghi hình cầm tay?
  • ... Adam Levine nhận được vai diễn điện ảnh đầu tiên trong Yêu cuồng si sau khi bàn bạc với đạo diễn thông qua Skype?
  • ...một vài cảnh phim trong Yêu cuồng si được quay vào buổi khuya bằng máy ghi hình cầm tay để tiết kiệm chi phí?
Đồng ý chọn ý 2 vì sát với chủ đề nhất.Việt Hà (thảo luận) 18:52, ngày 3 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Trần Ngọc Trà[sửa mã nguồn]

Nên thay cụm từ "lấy le" bằng cụm từ khác (như là "nhằm tạo ấn tượng") thì thích hợp hơn với văn phong bách khoa.
Wikipedia dù sao cũng là trang bách khoa thư, không phải là trang báo, vì thế nên dùng cách diễn đạt bên dưới hơn.--Trungda (thảo luận) 17:45, ngày 3 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Cả 2 ý đều đặt nhân vật chính của bài xuống hàng thứ yếu. Có thể đổi lại thành:

Nguyễn Thị Kim Ngân[sửa mã nguồn]

  • ... Bà Nguyễn Thị Kim Ngân là nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và là người đầu tiên thực hiện quy định tuyên thệ khi nhậm chức?
    Thông tin này hợp hơn nếu đưa xuống mục Tin tức. Việt Hà (thảo luận) 06:33, ngày 31 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Mục tin tức cũng không thể đưa tin này, trên thực tế không ai đưa được tất cả các tin chủ tịch quốc hội hay lưỡng nghị viện từng nước được. Đưa tin này lên thì đòi hỏi phải đưa luôn cả tin bầu chọn chủ tịch quốc hội hoặc Hạ viện, Thượng viện nước khác, gây gánh nặng quá tải cho phần Tin tức của Trang Chính. Việc bà là phụ nữ đầu tiên đứng đầu Quốc hội Việt Nam có lẽ phù hợp ở mục Bạn có biết này (nếu các bạn phụ trách đánh giá là ổn). --minhhuy (thảo luận) 06:55, ngày 31 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Để ở mục này thì thú vị hơn, ngày mai khi có chủ tịch nước mới để mục tin tức cũng không muộn. Bên lề một chút, chủ tịch nước cũng có thông tin rất thú vị là "tuy được bầu vào ngày 1 tháng tư, nhưng chủ tịch nước lại tuyên thệ vào ngày 2 tháng tư vì chính quyền sợ trùng ngày cá tháng tư"Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 07:49, ngày 31 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Thông tin này tràn ngập báo mạng, báo in, truyền hình trong và ngoài nước hôm nay, ngày mai và có thể nhiều ngày sau đó. Tại sao chúng ta nghĩ mọi người sẽ cần vào Wiki để đọc tin này? Nó thú vị nhưng ko lạ, nên dường như ko thích hợp với mục BCB tuần 14 vốn giới thiệu sớm nhất là thứ 2 tuần tới. Việt Hà (thảo luận) 11:41, ngày 31 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Trước hết cần phải nói rằng Bản thân bài đủ mọi điều kiện để lên mục có biết. Còn lạ hay không thì còn tùy thuộc vào từng người cũng như số bài được đề cử trong tuần thành công. Cũng có những thông tin thú vị hoặc rất rất thú vị với một nhóm người, nhưng đối với đại đa số thì cần phải xem lại. Nói chung cũng chỉ là ước lệ về nhận xét và không có gì là chắc 100% cả.Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 11:47, ngày 31 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Cũng có thể vì ngoài bắc gần "mặt trời" hơn nên những thông tin dạng này được dân chúng đón nhận nhiệt tình. Nhưng chắc gì trong nam hay hải ngoại thông tin này được đón nhận hay quan tâm nhiều bằng Minh Béo hay Hoài Linh nhập viện... Vì vậy có thể những thông tin này "lạ" với vùng miền và cả lứa tuổi nữa. Tôi hỏi các nhân viên của tôi về bà Ngân thì họ không ... rành bằng Minh Béo đâu dù họ từ 20 đến 30. Khi tôi hỏi những anh bạn người Bắc same tuổi thì họ mới bàn luận về ông Quang, ông Phúc, bà Ngân. Và việc nhân vật này là "phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam" theo tôi thì đáng quan tâm lắm lắm, nhất là cho giới trẻ. Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 11:52, ngày 31 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Thực ra không cần phải suy xét xa xôi như vậy, chúng ta cứ nên đánh vào giá trị bài viết trong bản thân bách khoa toàn thư này thay vì dựa theo tình hình xã hội (đó là nhiệm vụ của mục Tin tức). Hãy xem như, chúng ta không hề biết về sự kiện đang xảy ra ngoài kia, việc chọn đưa bài viết này lên Bạn có biết chỉ đơn giản vì đây là bài được mở rộng nhiều trong tuần (?) và có thông tin đủ thú vị (theo tiêu chí hiện tại khi chọn lựa bài cho mục này của dự án chúng ta), như vậy tôi nghĩ là đủ rồi. Tất nhiên bài nào mang tính chất thời sự thì có thể đưa vào mục Tin tức thay vì BCB, nhưng lý do không đưa thì tôi đã nói ở trên. --minhhuy (thảo luận) 13:10, ngày 31 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Đồng ý với MinhHuy. Nhưng cũng xin nói thêm rằng: mục BCB và Ngày này năm xưa không quan trọng lắm vì trên phiên bản di động của WP (xem [1]) không có 2 mục này. Mà theo thống kê truy cập trang chính [2], thì với lượng truy cập trung bình mỗi ngày 67 ngàn lượt như hiện nay, thì hết gần 55 ngàn lượt là truy cập phiên bản di động và không nhìn thấy 2 mục này. Đề nghị BQV nào có thể thay đổi giao diện phiên bản di động để 2 mục này cũng có thể xuất hiện! Ngoài ra, xin hỏi thêm là có ai biết vì sao mà lượng truy cập trung bình WP đã giảm gần 20 ngàn lượt từ đầu tháng 3 không?--2A02:908:1A0:91A0:1DEE:2D0E:1766:4B26 (thảo luận) 21:34, ngày 2 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Tôi tag @Mxn:, là người bảo quản chính trang chính di động của Wikipedia tiếng Việt. --minhhuy (thảo luận) 03:35, ngày 4 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    @2A02:908:1A0:91A0:1DEE:2D0E:1766:4B26: Ngày xưa phần mở rộng MobileFrontend hiển thị tất cả các đề mục được đánh dấu với ID mp-… trên Trang Chính, nhưng hình như hiện nay nó chỉ hiển thị hai đề mục đầu tiên (theo thứ tự xuất hiện trong mã nguồn). Nếu Tin tức không quan trọng bằng Bạn có biết thì có thể gỡ Tin tức khỏi trang chính di động. – Nguyễn Xuân Minh 💬 08:27, ngày 4 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Thắc mắc: Bạn @Mxn: cho tôi hỏi: Tôi thấy WP tiếng Nga và một số WP khác đưa đầy đủ các mục lên phiên bản di động, sao Wikipedia tiếng Việt không làm như vậy. --- Vdongold |✆ talk ✉ mail 16:20, ngày 8 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Nếu chọn ý này thì bỏ "nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên", chỉ dùng vế sau:

(Vấn đề là ko rõ có phải thực sự là người đầu tiên hay ko (so với thế giới), hay chỉ là chủ tịch Quốc hội đầu tiên?) Việt Hà (thảo luận) 19:08, ngày 3 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

@Trình Thế Vân: Điều 70 khoản 7 thuộc chương V trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 hiến định Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp [3]. Đây là một trong những điểm mới của bản Hiến pháp 2013 so với tất cả các bản Hiến pháp trước đó [4], và được áp dụng lần đầu tiên với trường hợp đầu tiên khi bà Ngân nhậm chức [5][6]. Với chính thể Việt Nam cộng hòa thì tôi không rõ. Nếu cần sửa lại trên bản tin của BCB, có thể sửa cụm "đầu tiên ở Việt Nam" thành "đầu tiên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Việt Hà (thảo luận) 06:48, ngày 8 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Tôi đã sửa 1 chữ trong cụm "đầu tiên Việt Nam" thành "đầu tiên của Việt Nam". Việt Hà (thảo luận) 07:08, ngày 8 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
@Việt Hà: Ý tôi muốn nói là còn những chính thể khác trong lịch sử Việt Nam, chính khách nhậm chức có tuyên thệ hay không? hay là suốt chiều dài lịch sử, bà Ngân thực sự là người đầu tiên làm việc này?-- Trình Thế Vânthảo luận 07:32, ngày 8 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Thủy điện ở lưu vực sông Mê Kông[sửa mã nguồn]

Ý 2 thì bình thường quá, hoặc có thể liên kết cụ thể đến bài Hạn hán miền Nam Việt Nam năm 2016, nếu có nguồn đủ mạnh?

Thủy chiến Tonlé Sap[sửa mã nguồn]

Hội chứng[sửa mã nguồn]

Khỉ mốc miền Đông[sửa mã nguồn]