Trúc đen

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trúc đen
Trúc đen trong vườn Bambouseraie de Prafrance tại Générargues, tỉnh Gard, Languedoc-Roussillon, Pháp
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Vực (domain)Eukaryota
Giới (regnum)Plantae
Liên ngành (superphylum)Spermatophyta
(không phân hạng)Angiospermae
Lindley[1] [P.D. Cantino & M.J. Donoghue][2]
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Poales
Họ (familia)Poaceae
Phân họ (subfamilia)Bambusoideae
Liên tông (supertribus)Bambusodae
Tông (tribus)Bambuseae
Phân tông (subtribus)Shibataeinae
Chi (genus)Phyllostachys
Loài (species)P. nigra
Phân loài (subspecies)P. n. var. nigra, P. n. var. nigra
Danh pháp hai phần
Phyllostachys nigra
(Lodd. ex Lindl.) Munro

Trúc đen, tên khoa học Phyllostachys nigra, là một loài thực vật trong chi Trúc, tông Tre, phân họ Tre, họ Hòa thảo.

Đặc điểm sinh học[sửa | sửa mã nguồn]

Lá trúc đen
  • Thân ngầm mọc tản, đường kính bình quân 1,5 cm; thân khí sinh rỗng, hình trụ thẳng, mọc tán, đường kính 2-4 cm cao 6-7 m, màu tím lục hoặc tím đen bóng. Cây non thân khí sinh có màu tím đen hoặc vàng nâu, xanh lục nhạt; cây trưởng thành toàn bộ thân khí sinh có màu tím đến tím đen, bóng[3]. Vòng mo thân là một đường gờ mảnh, màu vàng đốm nâu nhạt, đáy rộng 9 – 10 cm, tai hình sợi.
  • hình trái xoan dài 8–12 cm, rộng 1-1,2 cm, đầu lá nhọn, đuôi thuôn.
  • Sinh sản bằng thân rễ
  • Mùa măng vào mùa xuân, khoảng tháng 2-5.

Phân bổ[sửa | sửa mã nguồn]

Trúc đen mọc ở các vùng núi cao trên 1.300 m, gần khe suối, nơi có độ ẩm cao.[3]

Sử dụng trong đời sống[sửa | sửa mã nguồn]

Trúc đen được sử dụng làm cây cảnh. Thân trúc đen sau khi khô vẫn giữ màu đen bóng, rất được ưa chuộng làm bàn ghế.[4]

Lá dùng làm thuốc chữa cảm cúm, thân làm cần câu, măng ăn được. Người dân bản Khoang (Sa Pa, Lào Cai) lấy thân, là trúc đen này về kết hợp với một số loại cây rừng khác làm thuốc chữa bệnh phong thấp và bệnh hậu sản[3]

Tình trạng bảo tồn[sửa | sửa mã nguồn]

Sắp bị đe dọa tuyệt chủng trong tương lai gần bởi các yếu tố đe dọa (bị chặt mà không có tái sinh, quá trình đô thị hóa, xói mòn đất, sụt lở đất...) dẫn đến sụt giảm số lượng cá thể.[3]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lindley, J (1830). Introduction to the Natural System of Botany. London: Longman, Rees, Orme, Brown, and Green. xxxvi.
  2. ^ Philip D. Cantino & James A. Doyle, Sean W. Graham, Walter S. Judd, Richard G. Olmstead, Douglas E. Soltis, Pamela S. Soltis, & Michael J. Donoghue (2007). “Towards a phylogenetic nomenclature of Tracheophyta”. Taxon. 56 (3): E1–E44.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ a b c d Phạm Thành Trang – Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. “Phyllostachys nigra - Trúc đen, loài thực vật cần bảo tồn”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2010. Chú thích có tham số trống không rõ: |accessmonthday= (trợ giúp)
  4. ^ “Phyllostachys nigra (Black Bamboo)”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2010.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]